Quantcast
Channel: Đàn Chim Việt »ĐIỂM SÁCH
Viewing all 82 articles
Browse latest View live

Hồ Chí Minh, Lâm Đức Thụ và Cụ Phan Bội Châu

$
0
0

Vi Thanh HCM

Ngày nay, khi nói về Hồ Chí Minh, sách vở và báo chí của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đều tập trung đánh bóng ông, cả thêu dệt những chuyện không có về ông . Trái lại, những chuyện thật về ông, họ bỏ qua hoặc giấu nhẹm đi vì những chuyện này không có tác dụng đề cao lãnh tụ cộng sản .

Sự thật về Hồ Chí Minh chỉ được phơi bày trung thục, đầy đủ, khi chế độ công sản Hà Nội sụp đổ, báo chí, xuất bản trả lại cho tư nhân và quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận được tôn trọng .

Hôm nay, sau khi đọc qua bản thảo quyển “ Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước ” do Ông Vy Thanh biên soạn, nhà Sự Thật Thật ở Californie, Huê kỳ, xuất bản, chúng tôi ghi lại 2 chuyện quan trọng về Hồ Chí Minh mà tài liệu chánh thức của Hà Nội không hề nhắc tới .

Chuyện thứ nhứt là vụ Hồ Chí Minh âm mưu với Lâm Đức Thụ bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lấy tiền .

Vụ thứ hai là 2 bức thư do Hồ chí Minh viết từ nhà tù Hồng Không bằng chữ hán gởi cho Lâm Đức Thụ van xin Lâm Đức Thụ tìm cách giải cứu ông sớm ra khởi tù .

Vụ Hồ Chí Minh bán Phan Bội Châu cho Pháp đã có nhiều người nói qua . Nay chúng tôi nhắc lại với vài nhận xét riêng, tưởng không thừa lắm .

Vụ khám phá 2 bức thư thủ bút của Hồ Chí Minh sẽ giúp xác nhận tác giả “ Ngục Trung Nhựt kỳ ”, chấm dứt một vụ “ cướp tác quyền ” – cộng sản là phải “ cướp ” – trong văn học từ hơn nửa thế kỷ nay .

Hồ Chí Minh âm mưu với Lâm Đức Thụ bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp

Tác giả “ Hồ Chí Minh tại Trung quốc ”, Văn Nghệ, Californie, Huê kỳ, 1999, Ông Tưởng Vỉnh Kính nhận xét về Hồ Chí Minh :

“ Hồ Chí Minh tiến hành các hoạt động xâm nhập, phân hóa, và trừ khử những người không cùng chí hướng với ông ta . Mà Phan Bội Châu là một nhà cách mạng dân tộc không cộng sản, lãnh tụ Quang Phục Hội, không cùng chí hướng với Hồ Chí Minh . Vậy Hồ Chí Minh có trừ khử Phan Bội Châu đúng là việc làm tâm huyết theo chủ trương của ông ” .

Kể lại âm mưu của Hồ chí Minh cấu kết với Lâm Đức Thụ đưa Cụ Phan Bội Châu vào tô giới Pháp để bị Pháp bắt dẩn độ về Việt nam, Tưởng Vỉnh Kính trích dẩn Cụ Hoàng văn Chí trong quyển “ Từ Thực dân đến Cộng sản ” (From colonialism to communism,1964, Chân Trời Mới, Sài gòn, 1966) :

“Giữa lúc phong trào Quang Phục Hội đang gặp khó khăn, nhưng chưa tan rã hẵn, thì Cụ Phan Bội Châu bị ông Nguyễn Ái Quốc lập mưu bán cho Pháp lấy 10 vạn đồng, hồi ấy một con trâu trị giá 5 đồng . Cụ Phan vốn biết ông Nguyễn Ái Quốc là Cộng sản, nhưng Cụ cho rằng Cộng sản cũng nhiệt tình yêu nước như Quốc gia, nên cụ quý trọng và hoàn toàn tín nhiệm ông Nguyễn . Cụ theo lời Nguyễn Ái Quốc đến một địa điểm ở Thượng Hải, mà Cụ không biết là thuộc tô giới Pháp . Cụ bị cảnh sát Pháp bắt và đưa về Việt Nam để xử tội . Giới cách mạng Việt nam ở Trung quốc đều biết rõ việc này, và một người đồ đệ của ông Nguyễn Ái Quốc đã thuật lại với chúng tôi rằng, sau vụ này ông Nguyễn Ái Quốc đã giải thích hành động của ông như sau: Cụ Phan đã già lẫn, không còn ích lợi cho cách mạng; việc Pháp bắt Cụ và xử án Cụ tất nhiên sẽ gây phong trào phản đối trong quốc nội, rất có lợi cho tinh thần cách mạng; sau hết, tiền nhận được của Pháp sẽ dùng để đưa thêm thanh niên trong nước xuất ngoại.

Việc này, ông Nguyễn Ái Quốc đồng mưu với Lâm Đức Thụ (tên thật là Nguyễn Công Viễn), một thời là đại diện cho Cụ Phan ở Hồng-Kông, và sau theo Cộng sản . Hai người chia đôi tiền nhận được của Pháp “ (trg 38 – 39) .

Lời tường thuật của Cụ Hoàng văn Chí rất đáng tin là thật vì Cụ tham gia kháng chiến chống thực dân giành độc lập cho Việt nam từ 1946 tới 1954 ở Miền Bắc . Trong thời gian theo kháng chiến, Cụ là thư ký của Phạm văn Đồng nên khi Cụ nói “ Một người đồ đệ của Nguyễn Ái Quốc đã thuật lại với chúng tôi rằng …thì đó không ai khác hơn là Thủ tướng Phạm văn Đồng ” .

Về vụ Cụ Phan Bội Châu bị Tây bắt, Mai văn Bộ trong “ Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh ”(Trẻ, Tp Hồ chí Minh, 2007), nhận xét “ Chúng tôi không chép lại bức thư thứ ba của Cụ Phan Bội Châu gởi Lâm Đức Thụ vì tên này làm chỉ điểm cho mật thám Pháp, chắc hẳn có can dự trong việc Pháp bắt cụ Phan (trg 423) .

Hồ Chí Minh liên hệ vô cùng mật thiết với Lâm Đức Thụ chắc chắn ông không tránh khỏi can dự vào vụ bán Cụ Phan Bội Châu . Lập luận của Mai văn Bộ nhằm bênh vực Hồ Chí Minh nhưng thật ra lại hàm ý tố cáo Hồ Chí Minh cũng là kẻ đồng phạm .

Hồ Chí Minh liên hệ mật thiết và xưng em với Lâm Đức Thụ cũng dễ hiểu bởi Lâm Đức Thụ vốn là một gương mặt quan trọng nổi cợm trong các Tổ chức tiền thân công sản hoạt động cách mạng việt nam lúc bấy giờ . Tên thật là Nguyễn Công Viễn, Lâm Đức Thụ là thành viên của Tâm Tâm Xã ra đời ở Quảng châu năm 1923 với 7 người đầu tiên như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Giản Khanh, Đặng Xuân Hồng, Trần Quốc Húy, Lê Cầu và Nguyễn Công Viển (Dương Trung Quốc, Việt nam những sự kiện lịch sử 1919-1945, Giáo Dục, Hà nội, 2002, trg 52) .

Vĩnh Sinh trong “ Việt nam và Nhật bản, Giao lưu văn hóa ” (Văn Nghệ, Tp Hồ chí Minh, 2001, trg 242) thuật lại là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để qui cho Lâm Đức Thụ là kẻ chủ mưu . Vậy trong vụ bán Cụ Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh chỉ là kẻ tòng phạm?

Theo “ Phan Bội Châu niên biểu ”, Nguyễn Khắc Ngữ chú thích, Sài gòn, 1973, trang 209-210, Cụ Phan Bội Châu và Cụ Nguyễn Hải Thần tới yết kiến Tưởng Giới Thạch và Lý Tế Thâm nhơn Trường Hoàng Phố vừa thành lập . Hai vị chỉ huy Hoàng Phố rất vui lòng nhận lời yêu cầu của 2 Cụ gởi thanh niên Việt nam tới học nên Cụ Phan Bội Châu, sau đó, thảo luận với các đồng chí trong Quang Phục Hội giải tán Hội để cải tổ thành Việt nam Quốc dân đảng cho gần với Trung hoa Quốc dân đảng . Cụ liền biên soạn Chương trình và Đảng cương cho Việt nam Quốc dân đảng .

Sau 3 tháng, Chương trình và Đảng cương in xong, Nguyễn Ái Quốc từ Mạc-tư-khoa tới Quảng châu và nhiều lần nhắc Cụ thay đổi …

Nguyễn Ái Quốc nhắc Cụ Phan Bội Châu thay đổi bỏ Quang Phục Hội, chắc nhắc bằng thư vì ông tới Quảng châu ngày 11/11/1924 (Biên niên tiểu sử, tập I, Hà nội, 1993, trg 206), hoặc nhờ những người quen biết cả hai bên như các Cụ Hồ Tùng Mậu hay Hồ Học Lãm chuyển thư.

Và Cụ Phan Bội Châu chắc phải biết Lý Thụy, Tống văn Sơ chính là Nguyễn Tất Thành, nghĩa là Nguyễn Ái Quốc từ ngày 14/02/1925 .

Khi tới Quảng châu, Hồ Chí Minh thành lập Chi bộ Việt nam của Hội Liên hiệp các Dân tộc bị áp bức và gởi thư mời Cụ Phan Bội Châu tham dự lễ ra mắt. Tháng 6/1925, Cụ nhận được thư mời đi Quảng châu. Trong thư gởi cho Nguyễn Ái Quốc trước kia, Cụ đã có ý muốn đi Quảng châu gặp Nguyễn Ái Quốc để thảo luận tình hình chánh trị Việt Nam và nhứt là nghe ý kiến của Nguyễn Ái Quốc. Cụ tỏ ra rất quí Nguyễn Ái Quốc, hoàn toàn không có ý đề phòng kẻ gian, theo cách ứng sử lương thiện của nhà nho . Nên Cụ không ngần ngại đi Quảng châu thì lúc sắp lên tàu, Cụ bị một nhóm người tập kích và dẩn vào tô giới pháp để cụ bị Pháp bắt, đưa về Hải phòng và giải về Hà nội.

Lý Thụy là bí thư Hội Liên hiệp các Dân tộc bị áp bức và Chủ tịch Chi bộ Việt nam . Có thể hiểu Hồ Chí Minh lập hội này chỉ để có điều kiện mời Cụ Phan Bội Châu, đưa cụ vào bẩy cho Pháp bắt .

Sau khi cụ Phan bị Pháp bắt giải về Việt nam, Hồ Chí Minh bèn tóm thâu hết nhân sự, tài sản và tổ chức Việt nam Quốc Dân Đảng của Cụ Phan tại Trung quốc ! Và sau đó, Hồ Chí Minh thành lập Việt nam Thanh Niên Đồng Chí Hội !

Cũng theo Hoàng văn Chí, nhân vụ bán cụ Phan Bội Châu thành công, Lý Thụy và Lâm Đức Thụ tiếp tục hợp tác làm ăn . Thanh nìên từ Việt nam bí mật qua học trường Hoàng Phố, lúc về, ai không chịu theo Thanh niên Đồng chí hội, Hồ Chí Minh thông báo tên tuổi cho Lâm Đức Thụ ở Hồng Kông để Thụ báo tin cho mật thám Pháp đón bắt . Hai người lại chia nhau tiền thưởng của Pháp .

Nhưng chỉ trong một thời gian, hai “ lái thanh niên ”- tiếng chỉ Lý Thụy và Lâm Đức Thụ- không còn người để bán nữa vì, ở Việt nam, thấy đưa thanh niên đi mà không thấy trở về nên ngưng không gởi đi học Hoàng Phố nữa . Một số thanh niên học xong không chịu gia nhập Thanh niên Đồng chí hội, chọn ở lại theo Trung hoa Quốc dân đảng hoặc gia nhập quân đội Tưởng Giới thạch vì được tin những người về trước đây bị Lý Thụy chỉ điểm cho Pháp bắt .

Chuyện Hồ Chí Minh cấu kết với Lâm Đức Thụ bán cho Pháp những thanh niên Việt Nam yêu nước để lấy tiền, không chỉ riêng Cụ Hoàng văn Chí viết lại, mà những đảng viên kỳ cựu của Việt nam Quốc dân đảng, lúc di cư vào Nam, cũng thường kể lại .

Hết tiền không thể sống ở Hồng Kông được nữa, Lâm Đức Thụ xin Pháp trợ cấp và về Nam vang, sau cùng về quê quán Thái bình . Kịp lúc Việt Minh nổi lên, Thụ hoảng sợ, bèn bí mật gặp Hồ chí Minh vừa lên làm Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa . Dĩ nhiên, Hồ Chí Minh hứa bảo vệ cho Thụ, bảo Thụ hảy về sống yên ổn ở làng quê và căn dặn Thụ tuyệt đối không được tiết lộ những hoạt động của hai người ở Hồng Kông trước đây .

Vâng lời Hồ Chí Minh, Lâm Đức Thụ về Kiến xương sống yên ổn được vài năm . Tới 1950, khi quân đội Pháp kiểm soát tới Huyện thì cán bộ cộng sản Việt Minh bắt Lâm Đức Thụ bỏ vào rọ đem thả trôi sông cho mò tôm .

Hồ chí Minh xử lý như vậy rất đúng vì nếu không, Lâm Đức Thụ sẽ chạy theo Pháp, với tư cách nhơn chứng, sẽ tố cáo những hành động cực kỳ bỉ ổi của Hồ chí Minh . Vừa để chạy tội cho chính mình . Kẻ nói trước có lẽ phải !

Vậy mà trong “ Hồ Chí Minh Toàn Tập ” và “ Hồ Chí Minh Biên Niên Tiểu Sử ”, 10 tập, không có một chữ nào về Phan Bội Châu trong 2 năm 1924-1925, và sự liên lạc giữa cụ Phan và Nguyễn Ái Quốc ! Cả trong 2 tập hồi ký « Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch ” và “ Vừa đi đường vừa hể chuyện ”, Hồ Chí Minh không có một chữ về Cụ Phan Bội Châu, bậc tiền bối cách mạng ái quốc, cũng không nhắc lại sự hợp tác với Lâm Đức Thụ và nhứt là viết thư van xin Lâm Đức Thụ tìm cách cứu thoát khỏi nhà tù . Hơn nữa, đối với Lâm Đức Thụ, chẳng những là “ đồng chí ” (vì sau khi Hồ Chí Minh rời Quảng Châu tháng 4/1927, Đồng Chí Hội được giao lại cho Hồ Tùng Mậu, rồi Lâm Đức Thụ .Thụ triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc Đồng Chí Hội ở Hương Cảng từ ngày 1-19/5/1929 . Có 17 đại biểu đã đến tham dự đại hội : 4 từ Tổng bộ , 2 từ Xiêm , số còn lại đều từ Việt nam … Đến năm 1930 , Đồng Chí Hội mới được đổi tên thành đảng CSVN), mà còn là bạn với nhau từ thuở nhỏ, hai gia đình giáo hảo với nhau nhiều đời và Lâm Đức Thụ cùng vợ, Bà Lương Huệ Quần, giới thiệu Bà Tăng Tuyết Minh cho Hồ Chí Minh, tổ chức đám cưới cho 2 người (Tăng Tuyết Minh, Hoàng Tranh, sử gia, Viện phó Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, Diễn Đàn, 9-2001, Paris, trg 17-20).

Đúng là người cộng sản chỉ có mục tiêu . Tình cảm, ơn nghĩa, lẽ phải, …là những biểu hiện ủy mỵ tiểu tư sản như “ Giáo lý của người cách mạng ” dạy (Serge Netchaïev) .

Sau ngày 30/6/1925, Cụ Phan Bội Châu bị mật thám Pháp bắt ở Thượng Hài, các đồng chí của Việt nam Quốc dân đảng của Cụ ở Trung quốc đều rất phẫn nộ trước việc cấu kết hèn hạ giữa Lý Thụy và Lâm Đức Thụ bán đứng Cụ Phan cho Pháp, cùng tẩy chay Lý Thụy làm cho Lý Thụy không thể hoạt động được nữa, phải lên tiếng thanh minh .

Về phần Cụ Phan Bội Châu, trong Phan Bội Châu Niên biểu, thấy Cụ không hề nhắc một chữ đến Lâm Đức Thụ, và cũng không hề biết là Lâm Đức Thụ và Lý Thụy cấu kết để bán Cụ cho mật thám Pháp. Cụ quá lương thiện !

Nhận xét về Hồ Chí Minh, Tưởng Vĩnh Kính viết:

“ Mỗi một hành động của ông Hồ Chí Minh đều nhằm phục vụ ý đồ của chính ông ; và thường thì ông nắm phần chủ động trong mọi tình huống . Ông có một nguyên tắc cơ bản, bất cứ điều gì thích hợp với nhu cầu của ông, ông sẽ không ngần ngại lợi dụng mọi cơ hội để kết hợp và tranh thủ ; bất cứ cái gì làm trở ngại cho sự phát triển thực lực của bản thân ông, ông sẽ dùng mọi cách để bài trừ hoặc tiêu diệt .

Ông tuyệt đối cần ngoại viện, nhưng không muốn cho cá nhân hoặc đảng phái nào khác nhận ngoại viện .

Ông cũng cần tranh thủ quần chúng, nhưng không muốn cá nhân hoặc đảng phái nào khác tranh thủ quần chúng .

Ông lớn mạnh không phải từ những hô hào về chủ nghĩa cộng sản . Ông đã dùng rất nhiều tên giả, lấy chủ nghĩa dân tộc để ngụy trang, lợi dụng tất cả những cơ hội có lợi để bảo tồn và phát triển lực lượng của bản thân ông.

Bởi vậy, mỗi hành động của ông đều cho thấy ông là một người theo cơ hội chủ nghĩa, chỉ biết lấy sự sinh tồn, lợi hại của bản thân mình làm mục tiêu chính ”.

Nhận xét của Tưởng Vĩnh Kính xác nhận thêm tại sao trong kháng chiến Việt Nam, Hồ Chì Minh chủ trương giết tất cả những người yêu nước không cộng sản. Cả những người cộng sản trí thức và lưong thiện.

Thế mà Hồ Chí Minh vẫn bị Mao-Lê Duẫn hạ bệ sát ván từ 1963 . Nhưng Hồ vẫn chịu phép ép mình dưới áp lực của Lê Duẩn để được yên thân, làm vua Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, an hưởng tuổi già, chết mồ cao, mã đẹp, đảng sùng bái. Nói Hồ Chí Minh đi làm cách mạng yêu nước không đúng. Trên báo Thanh niên số ngày 20/12/1926, phát hành tại Quảng châu, Hồ Chí Minh viết “ Cái danh từ Tổ quốc là do các chánh trị gia đặt ra để đè đầu nhơn dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản . Thực ra, chẳng có Tổ quốc, cũng chẳng có biên giới ” .

Tóm lại, khi tìm hiểu con người thật của Hồ Chí Minh “ tìm đường cứu nước ”, người ta sẽ thấy, không riêng gì cộng sản, mà bất cứ một thế lực nào mạnh, cả thổ phỉ, miển có thể ban cho Hồ chí Minh quyền lực lớn thi ông chạy theo phục vụ . Vì hoài bảo của ông là làm vua, làm quan để phục hận cho cha và bản thân lúc trẻ .

Tác giả Ngục Trung Nhựt ký

Trong “ Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước ” (sđd, trang 193-199 ), tác giả Vy Thanh có công sưu tầm được 2 bức thư thủ bút bằng chữ Hán của Lý Thụy-Tống Văn Sơ, tức Hồ Chí Minh, viết từ nhà tù Hồng-Kông năm 1931 gởi Lâm Đức Thụ, xưng em với Lâm Đức Thụ, “ em Lý Thụy-Tống Văn Sơ cầu khẩn anh Lâm Đức Thụ tìm mọi cách giúp cho em ra khỏi trại giam ”. Anh Lâm Đức Thụ có nhận lời giúp đỡ em Lý Thụy-Tống Văn Sơ . Thụ nhờ luật sư người Anh, ông Frank Loseby, can thiệp và em Lý Thụy của ông quả nhiên được thả sau đó .

Hồ Chí Minh sợ bi Nhà đương cuộc Anh tại Hương Cảng vì kết tội không được nên trục xuất ông ra khỏi biên cảnh để ông phải lên tàu làm công . Mà một khi đã lên tàu, thì nếu không sa vào tay của Việt Nam Quốc Dân Đảng phản động, thì cũng phải vào tay bọn đế quốc. Đàng nào thì cũng chỉ có chết mà thôi (Lời của Hồ chí Minh, Tưởng Vĩnh Kính, sđd, trg 123) .

Hai bức thư do chính tay Lý Thụy – Tống văn Sơ, tức Nguyễn Sinh Côn, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh viết từ nhà tù là tài liệu để so sánh với bút tự của trang Ngục Trung Nhật ký sẽ giúp ta khám phá ra đâu là sự thật vế tác giả tập thơ tù .

Cẩn thận, chúng tôi đem hỏi một Giáo sư dạy văn chương Hán Nôm ở Đại học Văn khoa Sài gòn trước 1975 những bức thư này có phải do một người viết hay không? Ông trả lời “Tôi không biết môn giảo tự nhưng tôi nghĩ một người chỉ biết qua dạng tự cũng có thể nói ngay những bức thư này hoàn toàn không phải do một người viết” .

Chúng tôi đem hỏi thêm một vị Phật tử tỵ nạn ở Thụy Điển. Sau khi đối chiếu bản thủ bút trang bìa Ngục Trung Nhật Ký với các bức thư của Hồ chí Minh, cũng quả quyết hoàn toàn không phài của một người viết, tức không phải của Hồ chí Minh .

Xin mời bạn đọc so sánh các bản thủ bút dưới đây : 1 trang Ngục Trung Nhật ký của Hồ Chí Minh và 2 bức thư của Lý Thụy – Tống văn Sơ cũng chính là Hồ Chí Minh để xem có phải tất cả đều do Hồ Chí Minh viết hay không ? Nhận xét của bạn đọc sẽ trả lời ai là tác giả Ngục Trung Nhật ký ? Có phải Hồ Chí Minh không ?

1 – Thủ bút trang cuối của Ngục Trung Nhật Ký, trích “ Mai Văn Bộ , Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh ”, Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2007 , trang 283 :
Nowy obraz

2 – Trích 2 bức thư của Lý Thụy-Tống văn Sơ trong Vy Thanh (sđd, trang 193-196), gởi Lâm Đức Thụ ;

Nowy obraz (1)

Hồ Chí Minh vốn chuyên nghề chỉ điểm (có ăn lương), cho Nga, cho Tàu cộng, cấu kết chặt chẽ với Lâm Đức Thụ, một việt gian tay sai của Tây, để bán những người yêu nước – ông hoàn toàn không phải một chánh khách – nên con người của ông là một bóng đen dày mịt lại được phủ thêm nhiều lớp tuyên truyền gian dối của cộng sản . Quyển biên khảo “Hồ chí Minh tìm đường cứu nước? ” của Vy Thanh cũng chỉ có thể đem lại vài tia sáng lóe lên ném vào bóng đen ấy chớ vẫn chưa đủ đánh tan bớng đen để một Hồ Chí Minh thiệt hiện nguyên hình . Nhưng phải nhìn nhận công trình biên khảo của tác giả Vy Thanh rất quí, một đóng góp rất giá trị giúp ngưòi đọc nhìn lại một giai đoạn lịch sử đất nước với cái nhìn của Sự thật Thật .

Nowy obraz

Rất tiếc đọc xong quyển sách, ngưòi đọc cố gắng nhớ lại sự việc tác giả ghi lại trong sách để thấy “ Hồ Chí Minh tìm đướng cứu nước ”, lại không thấy mà chỉ thấy “ Hồ chí Minh tìm đường bán nước ” .

Vậy ngày nay đảng cộng sản Hà Nội dạy đảng viên “ Sống, làm việc và học tập theo gương Hồ Chí Minh ” là tìm đường bán nước thì có gì sai quấy đâu .

(Paris, cuối Hè 2015)

© Nguyễn văn Trần

© Đàn Chim Việt


Quà quí Hà Nội

$
0
0

 

Là hai trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, Hà Nội và Sài Gòn cũng là hai trung tâm, hai lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh cho độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và dân chủ hóa đất nước.

Lực lượng dân chủ Hà Nội được tập hợp bởi những nguồn sáng tư tưởng và những hào kiệt thời đại, những Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang, Hoàng Minh Chính của chiều hôm qua và Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang A, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Đăng Quang . . . của sáng hôm nay. Lực lượng dân chủ Sài Gòn phần lớn được qui tụ trong câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng.

Hào kiệt Hà Nội kêu gọi biểu tình chống Tàu Cộng gây hấn xâm lược thềm ngôi nhà Việt Nam ngoài biển biển Đông, thành viên câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cùng người dân yêu nước Sài Gòn liền rầm rộ xuống đường giơ cao bảng chữ lên án Tàu Cộng xâm lược, bất chấp sự đàn áp, chặn phá của công an nhà nước cộng sản và côn đồ xã hội đen.

Hào kiệt Hà Nội, hào kiệt Sài Gòn cùng hào kiệt cả nước theo tiếng gọi của trái tim tự động và mau lẹ dồn về Đồng Tháp, đến với người đàn bà nồng nàn yêu nước Bùi Thị Minh Hằng khi nhà nước cộng sản Việt Nam theo đuổi học thuyết vô sản mất tính người, phản dân tộc, phản tiến bộ đã vô cớ bắt giam và lén lút xử án trái tim yêu nước Bùi Thị Minh Hằng.

Tối tăm và tham lam, chính quyền cộng sản Hà Nội lén lút và hối hả chặt đốn hàng ngàn cây cổ thụ của lịch sử Hà Nội, tàn phá màu xanh của hồn thiên nhiên, của tâm linh con người Hà Nội, hủy hoại màu xanh làm nên vẻ đẹp vĩnh hằng Hà Nội, lập tức thành viên câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng Sài Gòn mạnh mẽ lên tiếng cùng hào kiệt Hà Nội lên án và chặn đứng tội ác với thiên nhiên, với lịch sử, với văn hóa, với tình yêu Hà Nội.

Trong tình cảm gắn bó máu thịt và trong vị thế cùng có vai trò quyết định đến vận mệnh đất nước giữa Hà Nội thủ đô của hôm nay và kinh kì của ngàn năm văn hiến với Sài Gòn thủ đô của một thời lịch sử, sáng 30.9.2015 câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng Sài Gòn đã được đón tiếp một hào kiệt Hà Nội và được nhận món quà quí từ Hà Nội.

Hào kiệt Hà Nội đến với câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng Sài Gòn là nhà văn Nguyễn Nguyên Bình. Thường nhiều người chỉ biết Nguyễn Nguyên Bình là nhà văn, con gái rượu của lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh mà ít người biết chị có vốn Hán văn uyên thâm đã dịch nhiều tác phẩm văn học đồ sộ của nền văn học đương đại Trung Quốc và nay chị còn giữ vai trò vừa là trợ lí, vừa là thư kí riêng của một nhân vật lịch sử và một nhân cách văn hóa, lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.

Quà là tinh túy của mảnh đất Bắc lắng đọng phù sa cổ sông Hồng: Trà Thái Nguyên. Và quí hơn cả, quà còn là tâm hồn Tràng An và trí tuệ Bắc Hà trong hai tập sách:

event2

PHẢI TRÁI SỰ ĐỜI. Tập sách là tiếng nói chính trực về vận mệnh đất nước, về thân phận người dân Việt Nam hôm nay của lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, vị tướng xông pha của một thời trận mạc, vị tướng kiên trung bảo vệ giá trị Việt Nam trên mặt trận ngoại giao và nay dù đã trăm tuổi đời vẫn là vị tướng lẫm liệt trên mặt trận vô cùng gian khó với tà quyền bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và giành lại những giá trị làm Người cho người Dân Việt Nam.

ĐẶT BÀN TAY LÊN VIỆT NAM. Tập chính luận của nhà văn Nguyễn Nguyên Bình

Đặt bàn tay lên Việt Nam, tôi thề:
Không bao giờ viết tên Việt Nam vô ích
Nếu ngày nào bạn thấy tôi bội ước
Phản lại Nhân dân – Tổ quốc
Thì bàn tay này, bạn hãy chặt đi

Xin cảm ơn chị Nguyễn Nguyên Bình đã mang hào khí Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đến với Sài Gòn, đến với câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Cảm ơn tình cảm thân yêu trìu mến của lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh dành cho lớp người đi sau ở phương Nam ruột thịt đang gắng gỏi tiếp bước những hào kiệt của hôm qua và hôm nay vì những giá trị Việt Nam.

Thành viên câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng Sài Gòn cũng mong Hà Nội sẽ có một câu lạc bộ Trần Độ như Sài Gòn đã có câu lạc bộ Lê Hiều Đằng.

© Đàn Chim Việt

Nhật Tuấn còn mãi trong tôi

$
0
0
Tác giả Phạm Đình Trọng (bên phải) và nah2 văn Nhật Tuấn

Tác giả Phạm Đình Trọng (bên phải) và nah2 văn Nhật Tuấn

Truyện đầu tiên của Nhật Tuấn tôi đọc là truyện ngắn “Trang 17” đăng trên báo Văn Nghệ hội Nhà Văn Việt Nam hồi cuối những năm 70 thế kỉ trước. Từ đó cái tên Nhật Tuấn đọng lại bền vững trong trí nhớ, trong tình cảm của tôi.

Tôi không nhớ lần đầu gặp Nhật Tuấn ở đâu, khi nào nhưng tôi vẫn nhớ cuốc điện thoại có lẽ là đầu tiên Nhật Tuấn gọi cho tôi. Gần trưa, tôi đang đi xe máy trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Tân Bình (đoạn đường Cách Mạng Tháng Tám này về sau đổi tên là đường Trường Chinh) thì điện thoại réo nhạc. Nhật Tuấn gọi tôi đến nhậu với anh. Tôi hỏi có chuyện gì vậy. Nhật Tuấn bảo: Tôi vừa đọc Nỗi Ngán Ngẩm Thường Ngày của ông. Được lắm! Dạo đó Nhật Tuấn còn ở cuối đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp. Từ chỗ tôi tới đó chưa đến 30 phút chạy xe máy nhưng tôi không tới được.

Đó là cuối năm 2009, giới trí thức thức tỉnh đang vô cùng lo lắng cho vận mệnh đất nước khi đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam cho Tàu Cộng vào khai thác bô xít ở Tây Nguyên, biến một vùng đất Tây Nguyên hiềm yếu thành lãnh địa riêng của Tàu Cộng. Từ nỗi lo lắng đó, trang mạng boxitevn.net vừa ra đời. Bài Nỗi Ngán Ngẩm Thường Ngày tôi mới gửi email tối hôm trước cho giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người khai sinh và đang còn phải làm cả việc biên tập bài cho trang boxitevn.net. Qua cuộc điện thoại của Nhật Tuấn tôi mới biết bài của tôi đã được đăng và biết được sự  đón nhận của người đọc.

Mãi mấy năm sau tôi mới có bữa nhậu với Nhật Tuấn ở căn nhà cô đơn núp dưới bóng cây giữa bát ngát màu xanh những lô cao su non trên triền đất đỏ Tân Hưng, Tân Uyên, Bình Dương. Nhà văn Phạm Thành từ Hà Nội vào Sài Gòn rủ tôi đi thăm Nhật Tuấn. Chiếc ô tô bảy ghế do em họ Phạm Thành lái đang ngập ngừng dò đường giữa những lô cao su bạt ngàn thì Nhật Tuấn đi chiếc xe máy màu trắng ra đón.

Lá rụng rải đầy mảnh sân. Lá khô phủ dày đáy bể bơi nhỏ kiệt nước trong sân. Hoa giấy nở rực trước nhà. Trong nhà khá đủ tiện nghi. Đồ nấu nướng đã chuẩn bị sẵn. Bạn văn cả nước, bạn văn từ nước ngoài đến Sài Gòn thường đều tìm đến thăm Nhật Tuấn nên Nhật Tuấn đã quá thuần thục với thao tác làm bữa ăn tiếp khách. Buổi trưa nắng gắt, van nước được mở ra cho những tia nước từ dàn ống phun nước xuống mái tôn. Chúng tôi cụng li dưới mái tôn đầu nhà được những tia nước làm mát như vậy. Nhật Tuấn trách tôi: Ông ở ngay Sài Gòn mà hôm nay mới đến đây. Tôi bảo: Hôm nay Phạm Thành phải về ngay nhưng thế nào tôi cũng có đêm ngủ lại đây với anh.

Đại hội IX hội Nhà Văn Việt Nam họp vào giữa tháng bảy năm 2015 ở Hà Nội. Cuối tháng sáu, trên facebook, Nhật Tuấn đều đặn đưa ảnh chụp những nơi anh dừng chân trên hành trình hướng ra Bắc. Ngày 29 tháng sáu, Nhật Tuấn đưa ảnh anh chụp ở Nha Trang. Tôi liền comment chọc anh: Nhà văn “Đi Về Nơi Hoang Dã” rời miền hoang dã trên đường về kinh dự đại hội nhà văn của đảng, ứng cử vào ban chấp hành hội Nhà Văn tiêu tiền của dân viết nịnh đảng. Không ngờ Nhật Tuấn giận dữ nổi xung: Ông Trọng ơi, ông giỡn chơi hay thật vậy? Tại sao gắp lửa bỏ tay người vậy? Tôi về dự đại hội hồi nào? Tôi viết nịnh đảng ở đâu? Ông thử nói coi.

Đó, con người Nhật Tuấn đó.

Nhật Tuấn vào hội Nhà Văn Việt Nam từ năm 1978 nhưng trước sự đánh mất những giá trị văn hóa của hội Nhà Văn Việt Nam, Nhật Tuấn đã xa lánh, không bén mảng đến mấy đại hội gần đây của hội Nhà Văn Việt Nam.

Nhật Tuấn có mặt trong cuộc đời từ ngày 7 tháng chín năm 1942. Cuộc đời ngày càng đảo điên, mọi giá trị đảo lộn. Những giá trị làm người cũng không được nhìn nhận, không còn có trong cuộc đời. Có phải vì thế mà ngày 6 tháng mười năm 2015, Nhật Tuấn lại đột ngột, lặng lẽ xa lánh luôn cả cõi đời!

Nhật Tuấn không còn trong cõi đời nhưng Nhật Tuấn còn mãi trong tôi. Nhật Tuấn còn mãi trong văn chương Việt Nam, còn mãi trong lịch sử văn học Việt Nam.

© Phạm Đình Trọng

© Đàn Chim Việt

 

Thân phận bút mực trong con chữ Đỗ Trường

$
0
0
truong2
Đỗ Trường sinh ra cốt để làm người. Làm người khó lắm ai ơi! Chả thế mà thi hào Trần Tế Xương (Tú Xương) từng chúc tết mọi người: “Sao được cho ra cái giống người”. Đến tuổi “tứ thập nhi bất hoặc” (40), Đỗ Trường – “đỗ” lại bến trần gian là nước Đức dân chủ tự do thịnh vượng, tích lũy nghiệm sinh đã “trường vốn”, đã có một mái gia đình hạnh phúc, vợ đẹp con khôn, nhà riêng, nghề nghiệp ổn thỏa, mới thấy sao lòng mình vẫn khôn nguôi, vẫn “đoạn trường” ? Thân tại Đức mà tâm tại Việt Nam: nỗi niềm tha phương khiến Đỗ Trường thao thức mỗi canh trường…
Trong một đêm tuyết trắng gần như đã nuốt chửng thành phố Leipzig – quê hương thứ hai của ông, không ngủ được, Đỗ Trường cầm lấy bút và viết, chả biết thể loại gì, viết như ma ám, như thể trái tim ông đã bị thương từ lâu nay chợt ứa máu. Ông không muốn thành một nhà văn, chỉ muốn làm một con người cầm bút. Đỗ Trường đã bước vào một đoạn trường mới có tên là văn chương…
Đỗ Trường hiểu rằng, phải đi từ gốc CHÂN, mới đạt được THIỆN và MỸ. Ông trút hết sự thật lòng mình với trang giấy. Đỗ Trường đã viết câu thơ của nhà thơ Nga Maiacovxki lên trang mở màn của máy vi tính: “Anh có thể dối em tất cả nhưng trong thơ anh không thể dối”. Ông làm thơ, viết đoản văn, tùy bút, cảm nhận văn chương, bình thơ, bình văn, cốt chép lại lòng mình mong tìm tri âm tri kỷ. Ông trộn các thể loại vào nhau như người trộn men vào cơm rượu.
Đỗ Trường viết văn bí mật như người đi vào một thành phố bị chiếm. Chao ôi, những trang giấy trắng này đã bị sự dối trá chiếm đóng từ muôn nơi, trong đó có quê hương của ông tàn tạ những chân trời. Ông hân hoan trao sự thật lòng mình cho trang giấy như người vợ đêm tân hôn trao cho chồng sự trinh trắng cả tâm hồn và thể xác…
Những bài báo, những tùy bút, bài thơ, bài bình thơ bình văn của Đỗ Trường bỗng được in trên các tờ báo của người Việt. Độc giả và bạn bè tiếp nhận ông như tiếp nhận một người thân yêu lưu lạc bỗng mới quay về. Không, Đỗ Trường đã lưu lạc trong chính tâm hồn mình, đã nhốt chính mình trong gan ruột, nay nhờ chữ nghĩa giải thoát mình ra khỏi xà lim của sợ hãi và cô độc.
Gần hai năm từ ngày Đỗ Trường bí mật viết văn trong chính ngôi nhà của mình mà vợ con ông không hề biết. Bỗng nhiều cú điện thoại từ quê nhà của mấy người anh chị em gọi cho bà xã ông, rằng chị (em) can chú ấy đừng viết văn nữa, công an tìm đến nhà anh (nhà em) đe dọa đủ thứ, rằng Đỗ Trường ăn nhầm phải bom nguyên tử hay sao mà viết lách rất là phản động trên các báo Việt Kiều…Bà vợ ông (ĐT) thề rằng không phải ông xã em viết đâu, Đỗ Trường nào đó, chưa bao giờ em thấy ông ngồi viết lách cả… Công an bên nhà họ nhầm đấy!
Cho đến khi ông anh vợ và ông anh của Đỗ Trường phải gửi tờ báo của Việt kiều bên Pháp sang Đức có in bài và ảnh của Đỗ Trường thì vợ ông mới tin là chồng mình dám bí mật cả gan viết văn. Lúc này, Đỗ Trường mới khai thật là ông sang đến tận nước Đức tự do mà còn phải viết văn trộm, lén viết khi ngồi bán hàng. Cho hay, công an Việt Nam đã quá thành công khi cấy con vi rút sợ hãi vào hồn của toàn dân Việt, trong đó có cả bà con Việt kiều đang sống trong các nước Âu Mỹ văn minh!
Đỗ Trường đã làm khổ vợ mình bằng nghề viết văn trộm, như thế ông vừa đi ăn trộm ái tình bị bắt quả tang phải đứng trước quan tòa của bà vợ tốt đẹp hết lòng vì chồng con. Vợ ông bảo: nếu anh thương em và các con thì đừng viết văn nữa, để lâu lâu cả nhà ta còn về thăm quê hương. Hoặc là vì vợ con, vì bệnh sợ công an Việt Nam quá mức dù cả nhà đã có quốc tịch Đức, vì những chuyến thăm quê an toàn, hoặc là phải nhốt mình vào lô cốt của sợ hãi và cô đơn, Đỗ Trường đêm nằm bóp trán day dứt !
Nhưng Đỗ Trường vẫn “ngoại tình” với văn chương, vẫn quyết lòng nói thật với trang giấy, “mảng vui quên hết lời em dặn dò”. Và đòn trừng phạt của xứ nói dối đã giáng xuống Đỗ Trường, ông bị cấm về thăm quê hương mình! Trong dịp tết Ất Mùi vừa qua, Đỗ Trường mới được sứ quán Việt Nam tại Đức cấp visa về nước. Nhưng ngày 7-3-2015, từ Hà Nội, Đỗ Trường ra sân bay Nội Bài bay vào Sài Gòn thì bị công an tịch thu hộ chiếu, vé máy bay, điện thoại, giam ông 10 tiếng đồ hồ rồi trục xuất ông về lại Đức chỉ vì ông dám cả gan nói lên sự thật…
Đỗ Trường có một cuộc đời xê dịch hiếm có. Ông sinh tại Hà Nội, học cấp một cấp hai tại Hà Nội, học cấp ba tại Nghĩa Hưng, Nam Định, học đại học ở Tây Nguyên, đi lao động xuất khẩu tại Đông Đức và giờ định cư tại Leipzig Cộng Hòa Liên Bang Đức. Quê mẹ ông ở đầu con sông Ninh Cơ – chi nhánh của Sông Hồng – họ Đặng làng Hành Thiện, cha ông ở gần cuối sông Ninh Cơ, huyện Trực Ninh, Nam Định. Trên dòng sông Ninh Cơ (sông của riêng Nam Định) này có một loài hoa di động là hoa bèo bồng (bèo Nhật Bản, Nam Kỳ gọi là hoa lục bình). Hoa bèo bồng tim tím tuyệt đẹp nhưng luôn luôn phải vừa đi vừa nở…
Không hiểu sao, sau mỗi lần đọc tác phẩm nào đó của Đỗ Trường, tôi cứ hình dung ra ông chính là loài hoa bèo bồng trên cạn, vừa đi vừa chạy trốn vừa nở hoa. Không biết đóa bèo bồng cô đơn này có kịp nở hoa khi bị công an Việt cộng trục xuất khỏi quê hương mình ép phải lên máy bay về Đức để làm nghề viết văn trộm hay không ?
Thưa độc giả kính mến, quý vị không chỉ đang cầm trên tay một tập sách phê bình văn chương, mà quý vị đang cầm trên tay một tấm lòng của một người con nước Việt đã bỏ chạy khỏi sự dối trá mà sự dối trá vẫn đuổi bắt ông, vẫn muốn trục xuất ông ra khỏi vương quốc sự thật, trục xuất ông ra khỏi tình thương mến của độc giả…
Tôi yêu quý Đỗ Trường, đến xứ tự do vẫn còn phải lén viết văn (viết văn trộm). Tôi quý một tác giả đã hình thành phong cách riêng, đã trải hết thân phận chữ nghĩa ra trang giấy bằng cả tấm lòng. Đưa mắt vào trang sách của ông, tôi tin rằng quý độc giả sẽ tìm thấy tri âm tri kỷ, tìm thấy gã đàn ông 55 tuổi, đẹp trai, vẫn tiếp tục tập làm người, tập làm nhà văn, tập làm một đám mây tự do bay về thăm đất nước đau thương của mình, bất kể công an cấm đoán…

© Đàn Chim Việt

Chu Văn Keng- Thơ và đời

$
0
0

Không phải, chỉ đến khi nhà xuất bản đề nghị viết lời giới thiệu cho thi tập Thơ Và Đời, tôi mới biết đến nhà thơ Chu Văn Keng. Mà tôi đã đọc và quen biết tên tuổi ông đã khá lâu, trên các trang báo mạng người Việt ở Đức, và đặc biệt các trang của nhà thơ Trần Nhương, Nguyễn Nguyên Bảy, lục bát.com, tác phẩm mới… trong nước.

Xét về nội lực cũng như như nghệ thuật sáng tạo, thơ Chu Văn Keng thật sự chưa có bứt phá, tìm tòi và bất chợt có những câu, những bài vụt sáng lên như các nhà thơ cùng sống ở miền Đông nước Đức, như An Giang, Thu Hà… Nhưng thơ ông, ngoài chất trữ tình, còn đọng lại khá sâu sắc trong lòng người đọc bởi tính xã hội, thời sự cao. Và cùng với họ, Chu Văn Keng đã đặt viên gạch đầu tiên cho dòng văn học đích thực của người Việt ở miền đông nước Đức.

CVKeng-T.COM

Nhà thơ Chu Văn Keng sinh năm 1950, trong một gia đình thuần nông, thuộc huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Sau khi tốt nghiệp khoa toán, trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, ông trở thành người lính, và có những năm tháng dài lăn lộn nơi chiến trường, trong cuộc chiến đau thương nhất của dân tộc. Hết chiến tranh, tưởng rằng sẽ bình yên. Nhưng không! Những người lính và trí thức như ông lại luẩn quẩn trong cái bế tắc chung của xã hội.

Với cái bi đát, bần cùng ấy, làm thuê, cuốc mướn nơi xứ người là lối thoát duy nhất còn mở ra cho ông. Vì vậy, buộc Chu Văn Keng khoác ba lô lên đường vào thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Hiện ông đang làm việc và cư ngụ tại thành phố Berlin, CHLB Đức.

Đọc Chu Văn Keng, ta có thể thấy, thơ ông được chia thành hai mảng, tình yêu và trào phúng rất rõ rệt. Sở trường là thơ lục bát, nhưng thơ thất ngôn, bát ngôn, tứ tuyệt cũng như thể thơ tự do của ông để lại dấu ấn khá đậm nét.
Và thơ trào phúng của ông gây cho tôi rất nhiều cảm hứng khi đọc. Có lẽ, thể thơ này hiện nay rất ít người viết, nên nó trở thành quí hiếm chăng?

*Gánh cả hai đầu nỗi nhớ.

Nếu không có cuộc thiên di dài dằng dặc bằng nửa sau của cuộc đời, thì có lẽ Chu Văn Keng không dính vào cái nghiệp viết lách này. Chính một chốn đôi quê đó, buộc người thi sĩ phải bổ đôi tâm hồn. Berlin hay Hà Nội, đứng bên nào cũng cảm thấy không cân. Cho nên, sự giằng xé ấy, chỉ có những trang viết mới giải tỏa được cái day dứt trong lòng thi nhân.

Đã từng là người lính cầm súng bảo vệ chế độ, nhưng Chu Văn Keng đã kịp nhận ra, ngay sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Cuộc sống thực như trong mơ ấy, không chỉ cho riêng ông, mà của cả trăm ngàn người Việt đang cư ngụ trên đất nước tự do dân chủ này: “Tôi nay sống thực như mơ/ Nước Đức, xin được ngàn lần tri ân“ (Không đâu hơn đất nước này). Tuy là thế, nhưng nỗi nhớ quê, nhớ Hà Nội luôn đau đáu trong ông, dù nó có biến dạng và đổi thay đi rất nhiều. “Dẫu Một Chút Buồn, Hà Nội Mãi Dấu Yêu“ là một trong những bài thơ hay trong tập Thơ Và Đời của ông. Từ một vài hình ảnh của thiếu nữ dạo chơi trên hè phố, hay một thiếu phụ ở nơi bán mua, Chu Văn Keng đã nhận ra cái mất, cái nhạt nhòa vắng lặng của Hà Nội, và con người:

“Hà Nội ngày về
Tiếng sấu rụng không âm thầm rụng nữa
Đêm đâu còn tĩnh mịch tiếng rao khuya
Đáy không gian không chỉ tiếng chuông chùa
———————-
Cô thiếu nữ
Đến từ miền chiêm trũng
Dạo phố phường sao khỏi bước thấp cao
————————
Người thiếu phụ đi Vespa bóng nhoáng
Mua vịt rồi quyết không mua húng Láng
Người Hà Nội chỉ ăn “húng Hà Nội” thôi!!!
———————–
Mai xa rồi ta trở về quê mới
Dẫu một chút buồn Hà Nội mãi dấu yêu…“
Về lại quê mới, nhưng nỗi nhớ tuổi thơ, nhớ thương quê cũ vẫn treo lơ lửng, thường trực trong ông. Cái mang mang hoài tưởng ấy, đã được Chu Văn Keng hình tượng hóa một cách độc đáo qua bài bát ngôn tứ tuyệt “Tự Họa“. Có thể nói, thơ tứ tuyệt là thể thơ khó viết, bởi sức dồn nén không chỉ của ngôn từ, mà của cả ý tưởng, tâm trạng của nhà thơ. Và quả đúng vậy, Chu Văn Keng đang chắt lọc, dồn nén chặt vị ngọt hương quê vào chính tâm khảm mình, để rồi một lúc nào đấy tự“bùng nổ“ thành thơ chăng? Tôi nghĩ, Tự Họa là một bài thơ như vậy. Nó tiêu biểu về tình yêu quê hương, đất nước trong tập thơ này của ông:

“Ta chắt lọc từ đất quê vị ngọt
Men tuổi thơ thành ly rượu say nồng
Lơ lửng đưa ta cùng trời cuối đất
Đến tàn say thu quạnh bến bờ đâu?“

Chu Văn Keng viết khá nhiều thơ tình theo thể lục bát. Một thể loại có thể nói, là sở trường của ông. Tuy nhiên, lục bát là thể thơ dễ ghép vần, nhưng khó hay và hay nhòe lẫn vào thơ của những người đi trước. Do vậy, tìm kiếm được một bài thơ lục bát hay, nhất là về tình yêu đôi lứa, quả thật, khó lắm thay. Bài Em Đi là một trong những bài thơ tình lục bát hay, mà trong thời gian gần đây, tôi đã được đọc. Có thể nói, bài thơ này đã vượt sáng lên so với những bài lục bát khác trong thi tập Thơ Và Đời của Chu Văn Keng. Bài thơ diễn tả tâm trạng của nhà thơ trong cuộc chia ly. Ông đã nhân cách hóa hình ảnh để diễn tả, bộc lộ tâm trạng của mình, làm cho người đọc cảm thấy rờn rợn, xót xa.

Thật vậy, em ra đi, giấc mơ của anh cũng bị đóng lại “Chiêm bao khóa lại“. Tuy tâm trạng của thi nhân bị khóa lại, nhưng chính cụm từ này, là một chiếc chìa mở tung cánh cửa của bài thơ, dẫn sự cảm nhận, nỗi đau ấy, đến với người đọc. Với cụm từ “Chiêm bao khóa lại“ hoàn toàn cũ rích này, nếu đứng độc lập, nó ngây ngô và không tìm thấy tí tẹo nào thơ ca thi phú ở trong đó. Nhưng tác giả đã đặt nó đúng trong văn cảnh, nó trở thành nghĩa mới, cụm từ mới, làm cho câu thơ và cả bài thơ bất ngờ hay đến lạ lùng:

“Em đi mang cả trùng dương
Chiêm bao khóa lại, lời thương bỗng thừa
Còn đâu ngày nắng đêm mưa
Cơn đau xót… ngỡ người xưa trở về
Bóng chiều thổn thức bờ đê
Dây diều ai bứt mà quê tím lòng
Trời xanh mây trắng mây hồng
Có nghe heo hắt, bòng bong rối bời
Mái chèo tắt nhịp à ơi
Bỏ thuyền ai lặng giữa đời… Em đi!“

Gần đây, một số người viết đã chịu khó tìm tòi, dụng công làm mới hình thức thơ lục bát mang tính thủ pháp (như ngắt nhịp, xuống dòng). Nhưng do nội lực chưa tới, dẫn đến ngắt nhịp, xuống dòng một cách tùy tiện, mang đến cảm giác khó chịu cho người đọc. Tuy nhiên, cũng với thủ pháp nghệ thuật này, có một số nhà thơ như: Luân Hoán, Tùy Anh, Bành Thanh Bần…đã sử dụng rất thành công.

Đọc thơ lục bát Chu Văn Keng, ta thấy ông vẫn trung thành hình thức cũ, (trên sáu, dưới tám) nhưng ngôn từ cũng như nội dung hoàn toàn mới lạ. Ông đã đưa thế sự, đất nước con người đương đại vào trong thơ. Đây là cái nhìn khác, một nhân sinh quan mới. Bài “Nhà Báo Nhà Thơ“ Chu Văn Keng viết tặng Trần Nhương và Nguyễn Nguyên Bảy là những nhà thơ, nhà báo đang lăn lộn trước bất công của xã hội, nỗi đau của con người, đã chứng minh điều đó. Và ta có thể thấy, thơ lục bát của ông đang dần đến độ chín:

“Gọi là một chút lòng thành
Tặng hai nhà báo song hành nhà thơ
Sáng tâm kẽ tóc chân tơ
Gom bao thế sự đói no vui buồn (*)
Báo thơ là cớ khởi nguồn
Buồn vui trần thế lệ tuôn trong lời
Tuyên ngôn lẽ sống ở đời
Dấn thân một thuở nguyên tươi tuổi già
Cuối thu bóng ngả chiều tà
Tinh khôi còn chút phù sa đắp bồi…“

Vâng! Nếu nghĩ, văn thơ cộng đồng người Việt ở Berlin và miền đông nước Đức được uốn, định hướng đến cùng một dòng chảy, thì có một nhánh sông nhỏ Chu Văn Keng, hình như đã tuột ra khỏi dòng chảy ấy.

*Ung nhọt trong xã hội, và thân phận con người

Trào phúng là thể thơ châm biếm, đả kích, động chạm tới nhiều mặt xã hội và con người. Cho nên, có ít nhà thơ đủ dũng khí đi theo đến tận cùng dòng thơ này. Tuy nhiên, ngoài những nhà thơ quen thuộc ở hải ngoại như Tú Lắc, Đồ Ngông, Thanh Hoàng… Gần đây tôi được đọc rất nhiều thơ trào phúng của hai thi sĩ Thái Bá Tân và Thanh Sơn Bành Thanh Bần ở trong nước. Tôi nghĩ, đây là hai thi sĩ hàng đầu về tài năng cũng như can đảm viết thơ trào phúng của Việt Nam hiện nay. Và khi đọc thi tập Thơ Và Đời, dường như nó hằn đọng thêm trong tôi dấu ấn rõ rệt nét thơ trào phúng Chu Văn Keng. Tuy tài năng và can đảm ở mức độ nông sâu, nặng nhẹ khác nhau. Nhưng có thể nói, Chu Văn Keng đã góp phần làm phong phú thêm dòng thơ trào phúng trong giai đoạn èo uột, nghèo nàn hiện nay.

Thật vậy, khi đọc Chu Văn Keng, ta thấy cái tình yêu thi ca của ông đã hòa vào nỗi đau của dân tộc. Có lẽ, Chu Văn Keng là một trong số ít nhà văn, nhà thơ đang sống ở Berlin dám xông thẳng vào những vấn đề nhức nhối của xã hội và đứng hẳn về phía những người dân mất ruộng, mất đất nơi quê nhà. Sự can đảm ấy, như một luồng khí mới, nóng hổi tính thời sự thổi vào hồn thơ ông.

Thơ trào phúng Chu Văn Keng, dường như chủ yếu viết về những quan tham. Hình ảnh chúng hiện lên, khi thì lưu manh, dối trá lúc thì bần tiện, đê hèn. Có thể nói, Nhớ Hồ Xuân Hương là bài tiêu biểu trong mảng thơ trào phúng của Chu Văn Keng. Nó không chỉ gây tiếng cười thâm sâu, mà ông còn mượn hình ảnh, chí khí của nữ sĩ Hồ Xuân Hương tát thẳng vào bộ mặt bẩn thỉu ấy:

“Thơ bà nức tiếng thiên tào
Dám đem “cái ấy“ tát vào mặt quan
Lạ thay cái lũ tục tần
Biết đau mà vẫn giả đần làm ngơ“.

Chuyện Làm Quan cũng là một trong những bài thơ khá hay vẽ về chân dung lũ quan tham của Chu Văn Keng. Dưới ngòi bút của ông, cái thối nát, bẩn thỉu ấy, hiện lên một cách đầy đủ, trung thực:

…Làm quan thân xẻ trăm miền
Phần dành cho vợ, phần khiêng cho bồ
Rồi thì “Miếu Cậu, Đồng Cô”
Toàn là những “Vé” những “Đô” những “Lầu”
Mật ngọt thì lắm ruồi bâu
Dè chừng tai tiếng, lấy đâu bù trì?
Sự đời lắm nỗi thị phi
Thôi thì ta cứ mũ ni mà xài
Đưa tay bịt kín lỗ tai
Phải trái, hay dở để ngoài mặc bay
Sân sau rào kín bằng “Cây”
Hỏi chống tham nhũng sao đây… Hỡi trời!“

Cái sân sau ấy, dù có được rào kín bằng tiền tài, vàng bạc, hoặc dưới mưu mô chước quỉ nào đi chăng nữa, với Chu Văn Keng chúng đã lộ nguyên hình:

“…Làm quan sao “nghèo” quá ta
Nào đâu có thấy Đô la, bạc vàng
Chỉ nguyên “vài mảnh đất xoàng”
Dăm ba khách sạn, làng nhàng vài sao
Tránh voi chẳng xấu mặt nào
Tên mình không đứng, thì sao lo phiền!“ (Chuyện làm quan)

Không chỉ dừng ở mức độ phê phán gây cười, thơ Chu Văn Keng đã được đẩy lên nấc phản kháng rõ ràng. Vịnh Tiền Chùalà một trong những bài thơ như vậy. Chìm trong những câu chữ tưởng như nhẹ nhàng mềm mại, nhưng đằng sau nó là lời cảnh cáo đanh thép, có sức phản kháng mạnh mẽ, rõ ràng:

“…Tiền chùa mấy cũng không vừa
Lòng tham vô đáy, xin thưa… “quan hiền!”
Họp hành hội nghị liên miên
Bàn nhau chia chác, bung biêng rượu chè
Bắt tay phe phái nhóm bè
Đẻ ra cơ chế, dễ bề chia bôi.
Tiền chùa đâu của giời ơi
Mồ hôi nước mắt dân tôi cày bừa
Khen ai khéo vẽ tiền chùa
Để cho bao kẻ làm bùa tiến thân.
Tiền chùa – sở hữu toàn dân
Xin ai chớ có giải ngân làm bừa“.

Với Chu Văn Keng, lũ sâu bọ quan tham dứt khoát phải hủy diệt. Vâng! Đó không phải ý nguyện riêng của nhà thơ, mà là nguyện vọng chung của cả một dân tộc: “…Ngày nay sao lắm “Sâu quan”/ Một bầy nhung nhúc… bất an đêm ngày/ Nay cần có một Minh Quân/ Dùng nhiều “Trảm Sớ” để dân tôn thờ“

Trong cái nhiễu nhương, đảo lộn tùng phèo của xã hội, Chu Văn Keng đã đứng hẳn về phía dân cày, những người mất đất, mất nhà và đang bị đẩy xuống tận cùng của oan trái, khổ đau. Những chính sách đổi mới, những định hướng quái đản đẻ ra những sân gôn, dự án phù phép mộng mị, không chỉ giết chết đất đai cấy trồng, mà còn giết chết bao sinh lực con người cũng như văn hóa hồn quê. Chính sự dồn ép ấy, sẽ đẩy người dân đến đường cùng. Sự quật khởi, đứng dậy của họ là điều khó tránh khỏi. Ta đọc lại đoạn trích trong bài Đất Và Dân Cày để thấy rõ điều đó:

“…Bây giờ có đất trong tay
Định hướng, đổi mới lo thay… mất còn?
Lúa đồng gặt vội, bán non
Sân gôn, dự án… ta còn thi công.
Dân cày ngày một càng đông
Lấy đâu canh tác cấy trồng… mà ăn?
Đường cùng thì phải liều thân
“Phá kho thóc Nhật” Nông dân… xông vào!“

Đọc Chu Văn Keng, ta có thể thấy, thơ của ông là những trang viết sống, bởi nó đi thẳng vào những vấn đề nhức nhối nhất của con người và xã hội. Và nó không chỉ dừng lại những vấn đề xã hội và con người nơi quê nhà, mà còn chọc vào thói hư tật xấu của chính những người Việt cùng sống trên nước Đức. Ông đã vạch trần những kẻ cơ hội, bè đảng, sĩ hão nhưng lại nhu nhược hèn hạ trước thế lực cường quyền. Chuyện Hội Đoàn là bài thơ chọc phá, một trong những hiện thực bỉ ổi đó:

“Người Việt ở Đức lập hội đoàn
Kiếm tìm cơ hội …Những mưu toan
Năm bè bảy mối ngư tranh thực
Xấu mặt cộng đồng liệu có oan?“.

Tuy nhiên, thơ trào phúng của Chu Văn Keng khi đọc tôi thấy chưa được “đã“ lắm, bởi sự đả kích, châm biếm chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, không điểm mặt chỉ tên rõ ràng, cụ thể như thơ trào phúng Thanh Sơn Bành Thanh Bần và Thái Bá Tân.

Dường như, có lần Chu Văn Keng viết, thơ chỉ đơn thuần là nơi ông ghi lại, ký gửi những cảm xúc và chính nó đã giúp ông vượt qua những đắng cay của cuộc đời: “Đem câu thơ thả lưng trời/ Làm mòn mưa nắng gạn đời đục trong/ Bài thơ gửi gắm tiếng lòng / Dẫu đời xô lệch méo tròn…cũng qua“ . Có lẽ, nhà thơ khiêm tốn quá chăng? Với tôi, thơ ông không dừng lại ở những thú vui hay xúc cảm của một cá nhân, mà nó đã hòa chung vào niềm vui cũng như trách nhiệm trước nỗi đau của con người.

Vâng! Chính vì lẽ đó, tôi yêu thi ca Chu Văn Keng là vậy.

Leipzig 12-10- 2015

(Tác giả gửi đăng)

Khi người làm thơ không còn tự trọng

$
0
0

 

Có lẽ, chưa khi nào đạo đức xã hội, con người suy đồi như hiện nay. Sự thối nát ấy, chảy róc từ thượng tầng xuống đến hạ tầng. Thực vậy, khi nóc nhà đã dột, thì cột kèo, rui mè sẽ mục nát. Linh hồn bị hiếp chế, tà khí sinh sôi, nảy nở, giá trị đạo đức đảo lộn tùng phèo.

Tác giả Phan Huyền Thư với sự lùm xùm thơ ca gần đây. Ảnh VietnamNet

Tác giả Phan Huyền Thư với sự lùm xùm thơ ca gần đây. Ảnh VietnamNet

Và chính vì vậy, nạn trộm cắp thơ văn cũng nằm trong sự biến thái chung của toàn xã hội. Nhưng là một ngành đặc biệt, nên việc đạo văn, thó thơ nhiều khi cũng mập mờ, muôn hình, vạn kiểu, chứ không rõ ràng như các vấn nạn trộm cắp khác. Có những câu thơ giống nhau y chang, nhưng chưa chắc đã phải là đạo, và có những câu chẳng hề giống nhau, lại cho là trộm thơ. Cho thật công tâm, ta có thể thấy, câu thơ “Nếu tôi chết hãy đem tôi ra biển“ của nhà thơ Phan Huyền Thư tuy giống câu thơ “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển“ của nhà thơ Du Tử Lê, nhưng không thể nói, Phan Huyền Thư đã đạo câu thơ trên của Du Tử Lê. Bởi, tứ cũng như thể, mạch thơ của hai bài khác hẳn nhau. Hơn nữa, câu thơ “ Khi/ (Nếu) tôi chết hãy đem tôi ra biển“ nếu đứng đơn độc là câu khẩu ngữ bình thường, như: Khi tôi chết hãy đem tôi về quê…hay về đâu đó mà thôi. Và câu thơ này của Du Tử Lê hay, chỉ khi nó được nối tiếp bởi những câu thơ sau và nằm trong tổng thể của cả bài thơ cũng như bối cảnh ra đời của nó (năm1977).

Nếu như nói:“Tức cảnh/ sinh tình“ và nhìn nhận theo cách phân tích của nhà nghiên cứu Thụy Khuê, thì ta có thể thấy câu“Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển“ mới là cảnh (chưa đủ tạo nên một câu thơ). Và nó thực sự là câu thơ chỉ khi có một hay nhiều câu sinh tình tiếp của tác giả: “Đời lưu vong không cả một ngôi mồ/ Vùi đất lạ thịt xương e khó rã/ Hồn không đi sao trở lại quê nhà“.

Tuy về lý không thể gán cho Phan Huyền Thư đạo câu thơ của Du Tử Lê. (Với câu thơ này, đạo hay không đạo, hoặc bị ảnh hưởng chỉ có PHT mới biết được) Nhưng là một nhà thơ có lòng tự trọng, không ai giẫm lên bước chân của người đã đi trước như vậy. Cũng bởi, lòng tự trọng đã bị xói mòn, mới dẫn đến hành động Phan Huyền Thư bê gần như nguyên đai, nguyên kiện bài thơ Buổi Sáng của nữ sĩ Phan Ngọc Thường Đoan, luộc thành tác phẩm của mình. Có thể nói, đây là hành động thó văn một cách điên rồ, trắng trợn của nhà thơ chuyên nghiệp, dù đã có tên tuổi trong xã hội.
Tôi không rõ, cho đến nay sự tranh giành bản quyền bài thơ Tổ Quốc Gọi Tên đã ngã ngũ đi đến hồi kết hay chưa? Với tôi, dù là của anh bộ đội quê ở Nghệ An, hay của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai, thì cũng xin nói thẳng: Đây là một bài thơ tùng phèng, lên gân trống rỗng với từ ngữ nhút nhát nhạt phèo. Nhưng cái điều đáng nói ở đây, bài thơ này được biến tấu (nếu không muốn nói thó ý tưởng) bằng cách thay một vài chữ đồng nghĩa, từ những câu thơ: “Từ nơi đó trong đêm dài yên lặng/ Tôi ngồi nghe sông núi gọi tên mình.“ trong bài Nếu Mai Mốt Tôi Về của nhà thơ Trần Trung Đạo, một thuyền nhân, hiện đang sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Bài thơ này, Trần Trung Đạo viết năm 2000 và được in trong thi tập Thơ Trần Trung Đạo do nhà xuất bản Sông Thu(Hoa Kỳ) ấn hành năm 2004. Năm 2008 tôi đã viết lời bình cho bài thơ này, được in trên Tập San Viên Giác (Đức) và nhiều trang mạng khác. Đây là một bài thơ hay, đã được trình diễn nhiều lần, ở nhiều nơi, kể cả Bỉ và Anh Quốc, nơi Nguyễn Phan Quế Mai sinh sống. Nó đã gây nhiều cảm xúc cho người nghe, đọc, nhất là những người phải sống xa quê, xa Tổ Quốc.

tq

Có thể nói, nếu chiểu theo phương pháp phân tích của nhà nghiên cứu Thụy Khuê, thì Nguyễn Phan Quế Mai đã xào nấu câu thơ “sinh tình“ của Trần Trung Đạo khá trắng trợn. Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai dường như là “con cưng“ của Hội Nhà Văn Việt Nam. Bà đã từng dịch thơ của nhiều ông to bà lớn trong nước sang tiếng Anh. Tập thơ Tổ Quốc Gọi Tên Mình của bà đã được tổ chức ra mắt khá rầm rộ ở Hà Nội. Từ nguyên nhân, bài thơ cũng như lời tựa của tập thơ được luộc nấu lại. Do vậy, để cho văn đàn được trong sạch, nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai nên gạch bỏ bài cũng như lời tựa tập thơ Tổ Quốc Gọi Tên Mình.

Vâng! Sự trộm cắp thơ văn tưởng rằng, chỉ có ở những kẻ có chức quyền, nhiều tiền lắm của cần một chút hư danh, nhưng nay nó đã ngấm dần vào cả những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi, địa vị trong xã hội. Nó làm tôi nhớ đến đoạn văn của mình viết đã khá lâu, và chưa đầy đủ về vấn nạn này:

Không hiểu văn thơ nó có bùa mê thuốc lú gì, khi khố rách áo ôm, cấm thấy bác nào nhòm ngó, ấy vậy mà lúc có tý chức quyền, tiền bạc, lăn xả vào cứ như ma ám. Có bác đánh đùng một phát đẻ đến năm, bảy tập, thơ chẳng ra thơ, vè chẳng ra vè, thế rồi thuê các bình luận gia ùa vào bóng kích. Ông khác chức cao, nhiều tiền hơn, thuê hẳn mấy bác phó lẩy nhạc, cho các em chân dài ca chơi. Thế mới kinh!. Bác nào chập cheng quá, thì thuê người viết. Không thuê được, các bác giở trò luộc nấu. Kẻ thô lỗ bảo hành vi đó là trộm cắp, người lịch lãm hơn gọi là đạo văn, thó văn.“

Leipzig ngày 12-11-2015

© Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

————————————————–
(Chúng ta hãy đọc lại bài thơ NẾU MAI MỐT TÔI VỀ của Trần Trung Đạo và bài tôi đã viết về nó)

NẾU MAI MỐT TÔI VỀ

Có còn nhận ra tôi không
Hỡi thành phố cũ
Những mái ngói xanh rêu
Bức tường vôi loang lổ
Bài thơ xưa ghi dấu một phần đời.

Có còn nhận ra tôi không
Hỡi mơ ước tuổi hai mươi
Bờ bến cũ, ngậm ngùi thân sỏi đá
Tôi về đây, sông xưa, dòng nước lạ
Ngó mây trời mà khóc tuổi hoa niên.

Có còn nhận ra tôi không
Hỡi cây đa cũ trong sân
Nơi tôi đứng những chiều thu lá đổ
Đừng hát nữa đa ơi, bài ca buồn vạn cổ
Tấm thân gầy đau nhức nhối trong đêm.

Có còn nhận ra tôi không
Hỡi những giọt cà-phê đen
Ly rượu đắng cho môi đời bớt nhạt
Khói thuốc bay như mây trời phiêu bạt
Trên con đường nay đã đổi thay tên.

Có còn nhận ra tôi không
Hỡi bè bạn anh em
Ai còn sống và ai đã chết
Ai ở lại lao đao, ai phương trời biền biệt
Giờ chia tay sao chẳng hẹn quay về.

Có còn nhận ra tôi không
Hỡi ghế đá công viên
Những mái lá che tôi thời mưa nắng
Từ nơi đó trong đêm dài yên lặng
Tôi ngồi nghe sông núi gọi tên mình.

Có còn nhận ra tôi không
Hay tại chính tôi quên.

Trần Trung Đạo (2000)

Trật tự thế giới

$
0
0

maxresdefaultTrật tự thế giới (World Order) là tựa đề của một quyển sách xuất bản vào năm 2014 của Tiến Sĩ Henry Kissinger trong đó ông phân tích về tương quan giữa các nước nhìn từ mỗi phía Mỹ, Trung, Nga, Iran và Nhật, cùng những dị biệt trong thế giới quan đã ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của mỗi cường quốc như thế nào. Trong chương cuối tác giả đề cập đến khung cảnh toàn cầu hoá khi mà kỹ thuật điện toán và thông tin lan tràn khắp mọi nơi đã tác động mạnh mẽ đến dư luận, các nhà lãnh đạo và các quyết định chính trị đương thời. Phần trình bày dưới đây tóm tắt quyển sách nói trên nhưng thêm vào đó một số nhận xét riêng của người viết.

Theo TS Kissinger thì trật tự thế giới ngày nay đặt trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia trên căn bản của các hiệp ước và tổ chức quốc tế. Tầm hiệu quả của những thỏa thuận và các cơ quan nói trên lại tùy thuộc nơi cán cân lực lượng giữa các nước lớn. Trật tự thế giới này do Tây Phương xây dựng từ sau Thế Chiến Thứ Hai dựa theo khuông mẫu của hòa ước Westphalian tại Âu Châu vào năm 1648. Để độc giả Á Châu dễ mường tượng ra mô hình Westphalian, giả sử nước Trung Hoa chia thành lục quốc từ thời Chiến Quốc kéo dài mãi cho đến ngày hôm nay vì nhà Tần đã không thống nhất được lục địa; chiến tranh triền miên cho đến khi sáu nước đều kiệt sức, cuối cùng phải ký kết một hoà ước dựa trên thế cân bằng lực lượng để không nước nào còn mưu toan thôn tính và thống lãnh toàn bộ, khi đó nền hoà bình tại Đông Á sẽ tương tợ kiểu mẫu Westphalian. Trở lại với thực tế lịch sử Âu Châu, mô hình Westphalian do ba nước lớn Anh-Pháp-Đức cân sức lẩn nhau để khi một quốc gia trong số này muốn bành trướng thì các nước còn lại liên minh chống trả, qua đó duy trì được trật tự và an ninh thường trực.

Khuông mẫu Westphalian thành hình vì phù hợp với lịch sử và địa lý của Âu Châu, nay tuy được áp dụng như trật tự toàn cầu nhưng không phải lúc nào cũng được các nước lớn như Nga, Trung, Iran tôn trọng. Trái lại những cường quốc này muốn thay đổi mô hình nói trên ít nhất tại những vùng sân sau tức các lãnh thổ sát cạnh biên giới vốn bị xem thuộc về ảnh hưởng truyền thống của họ. Thế giới quan của mỗi nước lớn này được nhào nặng trong hoàn cảnh lịch sử và địa lý khác xa với Âu Châu. Người viết xin đưa ra một thí dụ so sánh Á-Âu: nhà Tần sở dĩ thống nhất được Trung Hoa một phần không ít nhờ vào vùng đồng bằng Trung Thổ mênh mông phù hợp cho vó ngựa chinh phục lục quốc, rồi sau đó nhà Hán tập trung và duy trì quyền lực nơi một chính quyền trung ương nhờ vào giao thông liên lạc thuận lợi. Trái lại Âu Châu bị núi non và sông ngòi ngăn chận nên một nhà nước trung ương dù được thành hình (như dưới thời vua Charlemagne) vẫn không thể tồn tại lâu dài do các phương tiện giao thông bị cách trở, cho nên khối Âu Châu đã không thể tập hợp thành một quốc gia lớn như nước Tàu ngày nay.

Trở lại với tác phẩm, nước Tàu thống nhất 200 năm trước Công Nguyên xây dựng một nền văn minh đồ sộ và lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại; tự đặt tên Trung Quốc như một trung tâm văn hóa và quyền lực độc tôn trong khi các lân bang như Miến, Lào, Việt, Nhật, Hàn… chỉ là chư hầu (satellite nations) man di mọi rợ. Mô hình tập quyền này kéo dài hàng ngàn năm và rất khác biệt với khuông mẫu phân quyền Westphalian của Tây Phương.

Bên cạnh đó, lịch sử của Âu Châu mang đến ý tưởng phân chia giữa nhà nước và giáo quyền. Ngược lại Hồi giáo ra đời vào thế kỷ thứ 6 nhanh chóng chinh phục các vùng lãnh thổ rộng lớn ở Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á và Trung Á. Trong đạo Hồi không phân biệt giữa chính quyền và giáo hội vì cả hai đều là công cụ truyền giảng lời dạy của Đấng Tạo Hóa. Kinh Koran có giá trị tuyệt đối vừa là Hiến Pháp, Luật Pháp và đức tin theo đó mọi tín đồ chỉ có một trách nhiệm duy nhất là chinh phục thế giới và cải tạo người ngoại đạo. Hai thế giới quan đối lập giữa Tây Phương và Hồi Giáo mang đến nhiều hệ lụy thực tế, tác giả đưa ra các trường hợp khi Tây Phương thương thuyết để tìm một giải pháp hòa bình và thăng bằng nhằm giúp các bên tranh chấp có thể tồn tại lâu dài với nhau thì ngược lại Hồi Giáo xem các thỏa ước chỉ là bước tạm dừng để sau đó tiếp tục tiến đến mục tiêu tối hậu khi hoàn cảnh cho phép nhằm tiêu diệt đối phương.

Nước Nga rộng lớn, thưa dân với khí hậu vô cùng nghiệt ngã nên chỉ tồn tại khi có một chính quyền trung ương khắc nghiệt và quyết đoán. Trong lịch sử Nga hai lần là nạn nhân của Âu Châu vì phải gánh chịu những tổn thất kinh hoàng khi bị Napoleon và Hitler xâm lăng; nhưng đồng thời Nga lại là cứu tinh của Âu Châu vì đều đánh bại hai nhà độc tài này để tạo cơ hội cho Âu Châu hồi sinh. Nền văn minh Tây Phương không chinh phục nổi mảnh đất băng giá mênh mông nên người Nga bị Âu Châu xem như kém văn hoá, nhưng kèm theo đó là nổi nghi kỵ sợ hãi vì quân đội Nga dù thô bạo và thô thiển nhưng lại hai lần tiến vào các thủ đô ánh sáng Paris và Berlin. Sau đó trong Chiến Tranh Lạnh Nga lại là mối đe dọa hủy diệt toàn bộ Tây Âu. Ngược lại Nga rút tỉa bài học rằng mô hình trật tự phân quyền theo kiểu Âu Châu chính là mầm móng cho sự yếu đuối và cơ hội để các nhà độc tài – và hôm nay, cho khủng bố Hồi giáo – trổi dậy đe dọa toàn lục địa và cả nước Nga, nên Mạc Tư Khoa phải triệt để ngăn chận hai thế lực, một nhằm khiến nhà nước trung ương của Nga suy yếu và hai để xâm lấn tiến gần đến biên giới quốc gia. Thế giới quan vốn được nhào nặng từ trong lịch sử vô cùng tương phản khiến người Nga phẩn nộ vì sao mỗi lần cứu nguy Âu Châu thì Âu Châu lại quay lưng trở thành thù nghịch, cho nên Mạc Tư Khoa quyết tâm phải tạo ra một vùng trái độn nhằm ngăn ngừa hiểm hoạ từ Tây Phương như đã nhiều lần xảy ra trong quá khứ.

Nhật thường bị đánh giá như một quốc gia hải đảo cô lập và bảo thủ, nhưng trong thực tế Nhật đã hai lần trở thành đại cường nhờ vào chính sách khôn ngoan và vô cùng linh hoạt, có thể thay đổi trong khoảng khắc nên không thể tìm thấy nơi quốc gia nào khác. Vào thế kỷ thứ 17 Nhật là nước đầu tiên du nhập nền văn minh cơ giới của Tây Phương để trở nên hùng mạnh nhất châu Á. Sau khi thua Chiến Tranh Thứ Hai trong hoàn cảnh đất nước tan nát Nhật lại dứt khoát đặt mình dưới sự bảo trợ của của cựu thù Hoa Kỳ, theo đuổi chính sách hiếu hòa từ đó hồi sinh trở thành đại cường kinh tế. Qua hai bài học này khiến Tiến Sĩ Kissinger dự đoán Tokyo sẽ chọn lựa chính sách ngoại giao nào có lợi nhất cho Nhật dựa trên các phân tích về tương quan chiến lược mà không bị gò bó trong một hệ thống, các hiệp ước hay những bảo đảm nào từ bên ngoài.

Hoa Kỳ tự xem như một quốc gia ngoại hạng (exeptional). Người Mỹ quan niệm rằng nền hoà bình đặt trên cán cân lực lượng theo kiểu Westphalian chưa đủ vì đã hai lần sụp đổ qua thế chiến thứ nhất và thứ hai, mà phải kèm thêm hai yếu tố dân chủ và thương mại được tự do phát triễn trong một trật tự thế giới mà Hoa Kỳ góp phần xây dựng. Hoa Kỳ mang trách nhiệm phải duy trì nền trật tự này với các tổ chức như Liên Hiệp Quốc, IMF, World Bank, qua những hiệp ước trao đổi mậu dịch tự do, và nếu cần bằng sức mạnh quân sự áp đảo. Trong thực tế Mỹ phạm quá nhiều sai lầm, nhưng bù lại đã góp phần quyết định cho sự thành hình các khu vực an ninh, thịnh vượng và dân chủ tại Tây Âu, Nhật Bản, Nam Hàn. Nước Mỹ dù được ngưỡng mộ hay bị thù ghét nhưng vẫn là nguồn hy vọng dân chủ tự do của không ít người trên thế giới ngay cả khi chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ bị mâu thuẩn giữa lý tưởng dân chủ và quyền lợi thực tế. Người Mỹ cho rằng hai khái niệm dân chủ tự do nằm trong tế bào DNA của họ nên ngày nào Hoa Kỳ chọn không còn lãnh đạo thế giới (to lead) nước Mỹ sẽ tự đánh mất bản chất ngoại hạn của mình.

Trong chương cuối tác giả phân tích về khung cảnh toàn cầu hoá khi các phương tiện truyền thông đã nhanh chóng tạo ra dư luận áp lực lên những nhà lãnh đạo khiến những người hoạch định chiến lược trở nên bị động trước các biến cố thời sự mà không thể hoạch định kế hoạch lâu dài. Thông tin tuy mang nhân loại gần lại với nhau nhưng nhanh chóng khích động tâm lý cực đoan nhất là khi thế giới quan đã bị nhào nặng từ trong lịch sử với chủ nghĩa dân tộc nước lớn.

Các phân tích của TS Kissinger về thế giới quan và quan điểm chiến lược giữa những nước lớn có giá trị khi họ đối thoại với nhau. Tuy nhiên đối với các nước nhỏ như Việt Nam, Ukraine, Georgia,… lại có cái nhìn rất đơn giản là cá lớn nuốt cá bé dù ngụy trang dưới màu sắc dân tộc hay tôn giáo, cho nên chúng ta không thể nào chấp nhận các loại trật tự quái quắt từ cổ đại nào theo kiểu Tập Cận Bình và Trung Quốc đang cố rao giảng khắp thế giới về biển Đông.

Trước kia khi giao thông còn khó khăn thì các nước nhỏ đều chịu ảnh hưởng độc nhất nơi nền văn hoá của những cường quốc láng giềng. Ngày nay khi truyền thông liên lạc dễ dàng thì dân nước nhỏ có cơ hội hấp thụ những nền văn minh ở xa, chẳng hạn như tại Việt Nam các khái niệm như tự do, dân chủ, bình đẳng trong giới tính và trước pháp luật … vốn không hề có trong Khổng Giáo nhưng nay được du nhập và chấp nhận rộng rãi trong xã hội. Cho nên cách nhìn và mối tương quan truyền thống giữa đại quốc và chư hầu đã lổi thời, nếu có vực dậy cũng chỉ do nước lớn khích động tình tự dân tộc nhằm âm mưu lấn ép lân bang.

© Đoàn Hưng Quốc
© Đàn Chim Việt

Phùng Nguyễn, như chưa hề giã biệt

$
0
0

The only certainty in this life is uncertainty - Thường hằng duy nhất trong đời này chính là sự vô thường

Gửi ban biên tập Da Màu
Các bạn anh Phùng Nguyễn

*

TIỂU SỬ PHÙNG NGUYỄN

Phùng Nguyễn, California May 2015 (photo by Ngô Thế Vinh)

Phùng Nguyễn, California May 2015 (photo by Ngô Thế Vinh)

Nhà văn Phùng Nguyễn, tên thật Nguyễn Đức Phùng, sinh năm 1950 tại Quảng Nam, là anh cả trong một gia đình đông anh em. Học xong tiểu học trong một làng quê, năm 1961 cậu học sinh Nguyễn Đức Phùng thi đậu vào lớp Đệ Thất trường trung học Trần Quý Cáp, Hội An. Ba năm sau đó Phùng theo gia đình vào Sài Gòn 1964.

Có một giai đoạn rất quan trọng mà Phùng Nguyễn đã không ghi trong phần tiểu sử của mình, đó là Phùng đi lính năm 1968, lúc ấy mới 18 tuổi và là một thương phế binh giải ngũ trước 1975. Theo người viết, những năm tháng mặc áo lính tuy ngắn nhưng đã có ảnh hưởng sâu đậm tới bước hình thành phong cách của cả văn nghiệp Phùng Nguyễn về sau này.

*

Phần tiểu sử chính thức mà Phùng Nguyễn tự soạn cho mình chỉ ghi khoảng thời gian từ 1984 khi anh đặt chân tới Hoa Kỳ:

· Sinh quán Quảng Nam, Việt Nam.
· Định cư ở Hoa Kỳ từ tháng 5 năm 1984.
· Tốt nghiệp Cử nhân summa cum laude ngành quản trị kinh doanh và tin học năm 1990 và Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh (MBA) năm 1992 tại California State University (Bakersfield, California).
· Làm việc trong ngành tin học từ năm 1990. Chức vụ sau cùng: Director of Information System (Jaco Oil Company, California).
· Có nhiều sáng tác văn học và tiểu luận xuất hiện trong các tạp chí Văn (USA), Văn Học (USA), Hợp Lưu (USA), Việt (AUS), Thế Kỷ 21 (USA) và các báo mạng như talawas.org, tienve.org, damau.org …
· Đề xuất, thiết kế, xây dựng, và bảo trì ấn bản mạng cho các tạp chí Văn Học, Văn, Hợp Lưu, và Việt từ năm 1997 cho đến 2002.
· Từng đảm nhiệm chức vụ Chủ bút của tạp chí văn học Hợp Lưu (California, USA) từ tháng 6 năm 2002 cho đến tháng 4 năm 2003.
· Đồng sáng lập tạp chí văn chương mạng Da Màu (tháng 7 năm 2006) cùng với nhà văn Đặng Thơ Thơ & nhà thơ Đỗ Lê Anh Đào.
· Biên tập viên và đồng thời phụ trách phần kỹ thuật cho tạp chí Da Màu từ 2006 cho đến nay.
· Sáng lập và xây dựng Thư viện Kệ Sách eBook (kesach.org). Đưa kesach.org vào sinh hoạt từ tháng 5, 2008. Cho đến nay đã xuất bản và ấn hành miễn phí hơn 150 tác phẩm văn chương tiếng Việt trong dạng ebooks trên các hệ thống ấn hành ebook Scribd.com và Smashwords.com
· Phụ trách Blog Phùng Nguyễn: Rừng và Cây trên VOA (Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ).
Sách đã xuất bản:
· Tháp Ký Ức, tập truyện ngắn. Nxb Văn 1988 (California, USA)
· Đêm Oakland và Những Truyện Khác, tập truyện ngắn. Nxb Văn 2001 (California, USA)
Sách dự định xuất bản trong năm 2015:
· Tuyển tập truyện ngắn
· Tiểu luận Phùng Nguyễn
[hết trích dẫn]

*

Blog Rừng & Cây của Phùng Nguyễn trên VOA (Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ) phân tích các sự kiện văn hóa đáng chú ý của Việt Nam và thế giới, cũng là nơi góp mặt của một số các ngòi bút thân hữu trong và ngoài nước.

Bài đầu tiên trên blog là của Phùng Nguyễn: Văn đoàn độc lập Việt Nam: Sự kiện hay Cước chú? posted ngày 16-07-2015, và bài viết cuối cùng Mệnh Trời cũng của Phùng Nguyễn như một di cảo posted ngày 20-11-2015, nhưng anh đã mất 3 ngày trước đó. VOA đã viết một chapeau dẫn nhập thật cảm động cho Mệnh Trời:

“Chủ nhật 22 tháng 11 là ngày phát tang nhà văn Phùng Nguyễn. Nhân dịp này VOA Tiếng Việt xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả một di cảo của nhà văn vừa tạ thế như một lời vĩnh biệt của ông với bạn đọc, bằng hữu cùng những người ngưỡng mộ ông. Đây là blog cuối cùng của ông, nhưng chúng tôi tin rằng những lý tưởng và giá trị nhân bản mà ông và các thi văn hữu của ông bảo vệ và cổ xúy qua cột blog do ông chủ xướng sẽ không bao giờ bị mai một, cho dù Mệnh Trời có như thế nào đi nữa.”

Trước sự ra đi đột ngột của nhà văn Phùng Nguyễn, VOA cũng đã có lời phân ưu:

“Nhà văn Phùng Nguyễn, người phụ trách cột blog “Rừng & Cây” trên VOA Tiếng Việt, vừa đột ngột qua đời ngày 17 tháng 11, 2015 tại bang Maryland, Hoa Kỳ. Tuy thời gian hợp tác với VOA Tiếng Việt chưa lâu, những bài viết nghiêm túc, độc đáo và đặc sắc của nhà văn Phùng Nguyễn cũng như của những thi văn hữu được ông mời cộng tác về đề tài văn học-nghệ thuật cùng những vấn đề liên quan đã thu hút sự chú ý và được đánh giá cao bởi đông đảo bạn đọc tại Viêt Nam cũng như ở nước ngoài. Sự ra đi quá sớm của Ông là một thiệt thòi khó bù đắp không những cho giới văn học mà còn cho những người đọc yêu mến Ông qua cột blog “Rừng & Cây”. Ban Việt ngữ xin thành thực chia buồn cùng tang quyến Nhà văn Phùng Nguyễn trước sự mất mát to lớn này. Sự đóng góp quý báu của Ông sẽ được VOA Tiếng Việt luôn trân trọng.”

Tính ra Blog Rừng & Cây chỉ hoạt động vỏn vẹn được đúng 4 tháng với tổng số 35 bài viết, riêng Phùng Nguyễn viết 16 bài nhưng trước đó anh cũng đã viết nhiều bài tiểu luận rất sắc sảo đăng trên các tạp chí Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Việt, Thế Kỷ 21 và các báo mạng như talawas.org, tienve.org, damau.org…

CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH PHÙNG NGUYỄN

Trong bài Vĩnh biệt Phùng Nguyễn, nhà văn Trần Hoài Thư đã phác họa chân dung Phùng Nguyễn: “Từ Ô Thước rồi đến Talawas rồi Da Màu, những diễn đàn văn học luôn luôn thấy bóng Phùng Nguyễn. Ngày xưa Phùng Nguyễn mang súng thì bây giờ Phùng Nguyễn mang laptop đến mọi nơi mọi chốn. Tôi theo dõi người lữ hành ấy và cảm phục vô ngần”.

Trần Hoài Thư viết tiếp: “Tôi và Phùng Nguyễn dù chỉ gặp nhau một đôi lần nhưng xem như thân thiết trên cuộc hành trình cùng văn chương chữ nghĩa, và cả cuộc sống. Thứ nhất là chúng tôi cùng là dân IT (information Technology). Thứ hai, chúng tôi cùng có mặt trong bộ đồng phục trước 1975. Thứ ba chúng tôi cùng viết chung con đường yêu mến văn chương chữ nghĩa.”

Tối Thứ Bảy, ngày 21 tháng 11, 2015 cũng là ngày phát tang Phùng Nguyễn bên Maryland, tôi eMail cho Trần Hoài Thư:
“Phùng Nguyễn rất ít khi nói về thời gian quân ngũ của mình, nhưng theo tôi biết, Phùng Nguyễn nhập ngũ sau Tết Mậu Thân 68, và sau đó là một thương phế binh phải nằm nhiều tháng trong Tổng Y viện Cộng Hoà cho tới khi giải ngũ, anh Trần Hoài Thư có biết thêm chi tiết gì về giai đoạn người lính sau đó là thương phế binh Phùng Nguyễn không? Tôi đang viết một bài về Phùng Nguyễn.” 

Trần Hoài Thư trả lời tôi ngay trong đêm:
“Anh Ngô Thế Vinh thân, tôi không biết. Chỉ đọc tiểu sử. Anh gắng truy tầm thử xem. Phùng Nguyễn nhập ngũ năm 18 tuổi, lúc là học sinh Trung học…” 

Gặp Phùng Nguyễn mới đây thôi, anh có dáng khoẻ mạnh của một tráng niên, trẻ hơn tuổi, da sậm nắng, khuôn mặt vuông, trán cao, nói cười chừng mực. Có lần sánh vai cùng đi bộ nhanh với Phùng trên bãi biển Huntington Beach, do có phone của Đinh Cường tôi bị bỏ rơi về phía sau. Phùng Nguyễn có ý vừa đi vừa chờ; và tôi chợt nhận ra dáng đi của Phùng hơi lệch về bên phải. Suy đoán, có lẽ Phùng bị polio / sốt bại liệt nhẹ từ hồi nhỏ, một dịch bệnh rất thông thường ở Việt Nam. Chỉ nghĩ vậy thôi nhưng tôi không hỏi thêm. Ở một khi khác cũng đi bộ nhưng lần này trên bãi biển Laguna Beach, trời nắng ấm Phùng mặc quần short, thấy chân phải anh không bị teo nhưng lại có các vết sẹo mổ. Tôi hỏi Phùng, anh chỉ kể rất vắn tắt về một cuộc hành quân vùng sình lầy, tiểu đội anh đạp phải mìn, vài đồng đội chết, riêng Phùng bị thương, gẫy nát hai xương chân bên phải, vết thương khá nặng phải đưa về Tổng Y viện Cộng Hoà để được phẫu thuật chấn thương chỉnh hình [reconstructive surgery] và bó bột, nhưng không may sau đó vết thương nhiễm trùng và kháng thuốc trụ sinh. Phùng phải chịu mổ lại nhiều lần với tháp xương ghép da. Phải nằm lâu nhiều tháng trong bệnh viện, đau đớn vật vã quá mức chịu đựng, đã có lần Phùng xin được cắt chân nhưng bác sĩ không cho. Phùng còn nhớ tên người bác sĩ điều trị “lạnh lùng hầu như vô cảm” ấy trước những cơn đau của anh, bác sĩ ấy tên Thái nhưng cũng chính ông đã cứu giữ được chân của Phùng để không bị tàn phế, và rồi những năm về sau này Phùng cho biết không bao giờ được gặp lại người bác sĩ ân nhân ấy.

Vẫn muốn có thêm tin về người lính Phùng Nguyễn, tôi eMail hỏi Khánh Trường, người Hoạ sĩ Vỉa hè New York [chữ của Mai Thảo], người sáng lập và điều hành tạp chí Hợp Lưu trong 12 năm, trước khi giao chức chủ bút cho Phùng Nguyễn [2002]. Khánh Trường sinh năm 1948 có thể coi là cùng trang lứa với Phùng Nguyễn sinh năm 1950, lại cùng gốc Quảng Nam; Khánh Trường có một quá khứ lính tráng trong binh chủng Dù và hơn một lần bị thương trước khi giải ngũ. Khánh Trường chắc hẳn biết về giai đoạn người lính Phùng Nguyễn. Nhưng không, Khánh Trường trả lời tôi ngay: “Không nghe Phùng Nguyễn nói gì chuyện cũ. Hình như có đi lính, bị thương ở chân, giờ đi không bình thường, để ý lắm mới thấy chàng bước không đều… Bất ngờ quá. Hôm đi viếng Võ Phiến về Phùng Nguyễn có ghé thăm tôi. Rất bình thường. Vậy mà!”

Qua gợi ý của nhà thơ Thành Tôn, tôi liên lạc với anh Trần Trung Đạo bên Boston, tác giả bài thơ Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười, anh cũng là cựu học sinh trường Trần Quý Cáp, và được hồi âm ngay: “Anh Phùng Nguyễn rất ít nói về thời gian anh ở Sài Gòn. Thời ở Trần Quý Cáp, anh Phùng viết khá rõ và đã in trong Tháp Ký Ức. Để tôi tìm hỏi các bạn Trần Quý Cáp của ảnh thử có biết gì không, tôi sẽ thông báo cho anh biết.”

Chưa dừng lại ở đó, qua chị Diệu Chi Nguyễn Mộng Giác, tôi liên lạc được với một người bạn khác của Phùng Nguyễn, anh Huy Văn Trương Văn Hùng, người đã cùng với Phùng Nguyễn tới thăm anh Tạ Chí Đại Trường vào ngày phát tang nhà văn Võ Phiến. Huy Văn đã chụp bức hình Tạ Chí Đại Trường và Phùng Nguyễn bằng chiếc iPhone của Phùng. Hy vọng sẽ còn tìm lại được. Trao đổi với Huy Văn, anh xác nhận một số thông tin mà tôi có về Phùng Nguyễn nhưng vẫn có một khoảng trống 20 năm 1964 – 1984, thời gian Phùng sống ở Sài Gòn.

Được biết anh Huy Văn, cũng là dân IT một thảo chương viên điện toán đồng trang lứa với Phùng Nguyễn, cùng viết cho tạp chí Văn Học và rất thân với gia đình Phùng Nguyễn. Tôi điện thoại hẹn với Huy Văn để cùng tới thăm Mẹ Phùng Nguyễn, hai ngày sau Thanksgiving. Không có địa chỉ, qua hướng dẫn của Hồ Như, khó khăn mới tìm ra ngôi nhà em gái Phùng Nguyễn trong một khu mà các con đường toàn mang tên cá như Bluefin, Stingray, Carp thuộc thành phố Huntington Beach, cũng là nơi bà Mẹ Phùng Nguyễn thường về chơi với con gái. Nhưng rồi cả nhà đều đi vắng.

Mấy ngày sau, qua số điện thoại của Đặng Thơ Thơ cho, tôi được nghe chuyện qua giọng nói nghẹn ngào của người em gái Phùng Nguyễn, và bỗng chốc khoảng trống 20 năm ấy được phần nào lấp đầy.

1964, không sống được trong vùng xôi đậu cộng thêm trận lụt khủng khiếp ở Miền Trung năm đó, bà mẹ Phùng quyết định đưa đàn con vào Nam tìm kế sinh nhai. Phùng là con trai cả mới 14 tuổi đã phải ra đời sớm giúp mẹ nuôi đàn em, ban ngày làm phụ thợ hồ hay trong xưởng mộc, ban đêm cắp sách đi học ở một trường tư thục.

1968, chưa xong trung học tới tuổi 18, Phùng bị động viên vào Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, ra trường là lính truyền tin. Bị thương do mìn bẫy trong một cuộc hành quân năm 1971, phải nằm lâu dài trong Tổng Y viện Cộng hoà cho tới khi đứng lại được trên đôi nạng xuất viện về nhà và được giải ngũ sau đó.

1975, bị kẹt lại sau 75 thương phế binh “Nguỵ” Phùng Nguyễn đã sống vất vưởng thêm 9 năm nữa, làm đủ nghề để kiếm sống cho đến khi cả gia đình được người em gái bảo lãnh sang Mỹ 1984 theo diện di dân. Mấy năm đầu Phùng cũng phải đi làm đủ nghề để mưu sinh: ra đồng thu hoạch bóc hành, phụ bếp nhào bột rửa mâm cho tiệm pizza, buổi tối mới tới trường đi học.

Cây bút phê bình văn học Nguyễn Vy Khanh, cách đây 14 năm đã ghi nhận tính tự truyện/ autofiction trong hai tác phẩm xuất bản của Phùng Nguyễn. Qua những trang sách tự truyện ấy có thể biết thêm về người lính, người thương binh Phùng Nguyễn.

“Anh còn trẻ lắm. Lúc đó anh đang nằm điều trị ở Quân Y viện Cộng hoà. Người ta đang cố gắng chữa cái chân gẫy nát của anh bằng cách hành hạ nó đủ điều, và anh đau đớn đến nỗi cứ van xin họ cắt nó liệng đi cho rồi. Cũng may mà họ không thèm nghe lời anh! Anh nằm chịu trận trên chiếc giường sắt, chân mang khúc bột cứng đờ, tay cắm đầy những mũi kim to tướng nối liền với những ống nhựa lòng thòng, bất lực và tuyệt vọng chờ đợi những cơn đau khủng khiếp sẽ đến với mình ngày hai lần, sáng và chiều, khi những người y tá đến rửa và thay băng cho vết thương. Ngoài việc nằm dài ra đó để nguyền rủa những cơn đau nhức.”

Nếu Phan Nhật Nam viết phóng sự chiến trường với máu mồ hôi và nước mắt, thì có thể nói Phùng Nguyễn đã viết về những mảnh bom mảnh đạn để lại vương vãi trên các trận địa ấy. Phùng Nguyễn viết về những người lính đồng đội thương phế binh quanh anh. Trích đoạn:

“Anh chỉ có việc để giết thì giờ, đánh cờ tướng. Anh có những đối thủ rất đáng gờm, từ hình dạng cho đến tên tuổi. Một tên có tước hiệu Độc Nhãn Hắc Thần, đen trùi trũi và chỉ có một mắt. Điều làm anh ngại nhất không phải là ngón pháo đầu dồn dập khi hắn ra quân mà chính là vì hắn cứ thỉnh thoảng móc con mắt trái bằng đá ra lau chùi ngắm nghía như của gia bảo, cái hốc mắt sâu hoắm đỏ bầm nhìn anh chế riễu trông gớm chết. Còn nhiều biệt hiệu quái đản khác nữa cho những người bạn cờ kỳ dị của anh, những thằng lính trẻ sứt tay gẫy gọng tụ họp ở đây sau khi bị đốn gục trên một chiến trường nào đó, anh không làm sao nhớ hết! Nhưng đáng gờm nhất vẫn là Độc Cô Cầu Bại, một ông Thượng sĩ đứng tuổi không có chân! Ông ngồi bình thản trên chiếc xe lăn cạnh giường bệnh của anh, chiếc mền nhà binh màu cứt ngựa phủ kín hai khúc đùi cụt, khoan thai tấn công anh bằng những nước cờ thâm trầm hiểm ác. Anh thua tối tăm mặt mũi, cho đến một lần hiếm hoi sau đó anh mới có cơ hội để thắng ông. Vậy mà anh để cơ hội ấy trôi qua một cách đáng tiếc khi nhìn thấy những giọt mồ hôi ứa ra từ chân tóc, những ngón tay sần sùi bứt rứt không yên trên chiếc mền nhà binh, và cặp mắt có những tia máu đỏ li ti trên tròng mắt vàng ệch chỉ còn phát ra những tia bồn chồn tội nghiệp. Anh nhấc quân cờ, đi một nước… hớ hênh. Độc Cô Cầu Bại lại thắng anh ván đó, và anh không bao giờ có một cơ hội nào khác.” [Đêm Oakland và những chuyện khác; Cháy Lên Những Ngọn Cỏ Khô. p31-32]

Phùng Nguyễn ra ngoài nước rồi, anh đã nhìn lại cuộc Chiến tranh Việt Nam ấy ra sao? Trích đoạn:

“Hắn [tên Đức người bạn trẻ của Phùng Nguyễn, ghi chú của người viết] sống một mình, không thực sự có trách nhiệm với ai, đi nhiều và đi lúc nào cũng được. Chỉ riêng điều ấy cũng làm tôi ganh tị quá đỗi.” [tôi, là Phùng Nguyễn đang nói về người bạn trẻ của mình] Phùng Nguyễn viết tiếp: “Đối lại, tôi lớn tuổi hơn Đức, đủ lớn để giết người và để bị người giết một cách hợp pháp trước khi Đức có cơ hội tham dự vào cái trò chơi lớn có tên gọi là chiến tranh. Ngoài ra, chỉ việc tôi sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo nàn và đầy rẫy những vết tích của đạn bom cũng đủ làm hắn xốn xang. Ở phía trong bước tường cao của căn biệt thự sang trọng và được tách ra khỏi những nỗi hiểm nghèo đang xảy ra bên ngoài, người ta có quyền có những nhu cầu tinh thần vô cùng xa xỉ. Chẳng hạn như những suy nghĩ phức tạp của mình về chiến tranh… Hoặc người ta thực sự sống với, hoặc người ta suy tưởng về một điều gì đó.” [Đêm Oakland. Câu hỏi. p13]

“Nếu phải tự mô tả mình với cuộc chiến tranh đã qua, tôi thường nghĩ đến một gã thua cạn láng ở ván cờ cuối cùng, lúng túng không biết phải làm gì. Người thắng cuộc thì không chịu xoá bàn làm lại, có ngẩn ngơ đứng đó càu nhàu cũng chẳng ích gì. Thôi thì bỏ đi, tự an ủi mình dù sao cũng đã đánh xong ván cờ, cho dù một cách dở tệ.”

Cũng ít người biết rằng, khi tham dự ván cờ chiến tranh ấy, có phần xương máu của người lính trẻ truyền tin Phùng Nguyễn.

BƯỚC CHÂN VÀO DÒNG CHÍNH

Tới Mỹ theo diện di dân/ immigrants, không được hưởng một thứ trợ cấp nào như những người tị nạn/ refugees, Phùng và cả gia đình đã phải xả thân ngay đi làm với những đồng lương tối thiểu.

Ở tuổi 34 trắng tay, đặt chân tới một tân lục địa, Phùng mới lại bắt đầu cắp sách tới trường. Cậu học sinh trường làng chưa xong bậc trung học, cũng là thương phế binh ấy đã chứng tỏ ngay là một sinh viên xuất sắc. Phùng đã đi những bước vững vàng vào dòng chính với đầy đủ học vị chỉ trong vòng 6 năm: tốt nghiệp cử nhân với hạng tối ưu ngành Tin học và Quản trị Kinh doanh 1990, hai năm sau, Phùng tốt nghiệp Cao học Quản Trị Kinh Doanh/ MBA.
Làm việc trong ngành tin học từ 1990, sau hơn 20 năm, Phùng đã bước lên vị trí Giám đốc Hệ thống Điện toán của Công ty Jaco Oil Company, California.

Bước qua tuổi 60 lục thập nhi nhĩ thuận / đạt đến mức độ hoàn-hảo về tri-hành, và kinh-nghiệm sống, Phùng Nguyễn đứng trước hai lựa chọn: hoặc tiếp tục bước đường sự nghiệp của anh trong dòng chính, hoặc chọn hạnh phúc một gia đình mới mà anh muốn xây dựng. Con người cứng cỏi và đa cảm ấy đã chọn commitment thứ hai/ chữ của Phùng Nguyễn.

Anh chấm dứt hợp đồng với công ty Jaco ở Bakersfield mà anh đã gắn bó hơn 20 năm cùng với bao nhiêu những benefits mà anh đang có để về sống ở Miền Đông. Phùng Nguyễn tìm được hạnh phúc gia đình với quây quần những bạn bè thân thiết nhưng cũng với cái giá mà cá nhân anh phải trả: cái khoảng trống của một chuyên gia còn đầy sinh lực khi bước ra khỏi dòng chính, sống với cái lạnh rất khắc nghiệt không hợp với sức khoẻ của anh và cả những trải nghiệm bất ưng của anh với người bác sĩ tim mạch mới mà anh không mấy tin tưởng. Phùng Nguyễn tâm sự anh không thể cùng một lúc có cả hai chọn lựa và anh chưa bao giờ anh có một ý nghĩ khác về một chọn lựa dứt khoát ấy.

PHÙNG NGUYỄN NHÀ VĂN

In dấu tay Phùng Nguyễn, với dòng chữ: Bút tích "Ước mơ của điều đã đi qua!"  - Phùng Nguyễn, 01-17-2012 (nguồn: collection Phan Nguyên)

In dấu tay Phùng Nguyễn, với dòng chữ: Bút tích “Ước mơ của điều đã đi qua!” – Phùng Nguyễn, 01-17-2012 (nguồn: collection Phan Nguyên)

Nguyễn Xuân Hoàng trong lời tựa cho cuốn Tháp Ký Ức tác phẩm đầu tay của Phùng Nguyễn đã viết: “ Tháp Ký Ức là tập hợp những câu chuyện về số phận của một con người, những khắc hoạ về một mảnh đời thường, chuyện tình yêu, chuyện tuổi thơ, chuyện quê nhà, chuyện quê người. Quá khứ và hiện tại của một lớp tuổi khi rời Sài Gòn ra đi chỉ mới vừa bước qua hai mươi. Truyện của Phùng Nguyễn nhẹ nhàng, thở cái hơi thở bình dị của một cuộc sống vốn không bình an, và được viết bằng một bút pháp đơn giản mà lôi cuốn. Cái đẹp, theo ý nghĩa của văn chương, tràn ngập trên những trang chữ của anh.”

Nguyễn Mộng Giác trong lời bạt cho cuốn Tháp Ký Ức, cũng đã nhận xét: “Truyện ngắn đầu tay của Phùng Nguyễn vượt lên trên những sáng tác của những người ra đi tị nạn cộng sản từ Miền Nam thuộc thế hệ trước anh hay cùng thế hệ của anh, những sáng tác làm nòng cốt cho văn chương hải ngoại. Phùng Nguyễn ôn chuyện cũ như một kỷ niệm đẹp, nhưng anh không dừng ở đó. Anh nâng tấm ảnh cũ lên thành một suy niệm về nhân sinh.”

Tháp Ký Ức, truyện ngắn đầu tiên của Phùng Nguyễn được chủ bút Nguyễn Mộng Giác và tổng thư ký Thạch Hãn Lê Thọ Giáo chọn đăng trên tạp chí Văn Học số Tết Ất Hợi 1995, đã gây ngay sự chú ý với một dư luận xôn xao. Tháp Ký Ức có thể coi như tự truyện của Phùng Nguyễn, với nhân vật xưng “tôi” cũng là tác giả. Đáng chú ý nhất là câu hỏi đầu đời của cậu bé học trò mới 11 tuổi “tranh luận” với cô giáo Tố Quyên của anh, khi cô nói rằng “Hy vọng luôn luôn hướng về tương lai. Nhưng chúng tôi vẫn khăng khăng cho rằng hy vọng có tính cách hai chiều, không phải một chiều như cô đã khẳng định. Nếu quả thật hy vọng chỉ hướng về tương lai thì cuộc sống này buồn quá.” Đó cũng là điều mà nhiều năm sau, Phùng Nguyễn vẫn muốn có dịp gặp lại cô giáo của anh một lần nữa để hỏi cô: “Phải chăng hy vọng chỉ hướng về tương lai? Hay cả hai?”
Trong buổi tiệc tất niên tại toà soạn Văn Học tại nhà riêng Nguyễn Mộng Giác năm đó, các nhà văn Võ Phiến, Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Xuân Hoàng và nhiều bạn văn khác đều có câu hỏi về cô giáo Tố Quyên với tác giả Tháp Ký Ức.

Câu hỏi đó, có lẽ, Phùng Nguyễn vẫn mang theo suốt đời mình chỉ với ước mong làm sao “vượt qua cái khoảng trống ghê rợn nằm giữa một điều đã thực sự qua đi và một điều hãy còn chưa tới.”

Viết về lớp người trẻ, thế hệ 20 – 30 sống ở hải ngoại, Phùng Nguyễn viết: ” Bất kể những khác biệt lớn về tuổi thơ và kinh nghiệm chiến tranh, tôi cho rằng Đức và tôi cùng thuộc về nhóm những kẻ đứng chông chênh trên hai mảnh ván trôi ngược chiều nhau, cố giữ thăng bằng để không rơi vào cái vực đen ngòm của hoang mang bên dưới. Thực ra, cái mảnh ván cứ kéo giật tôi về quá khứ có nhiều cơ hội thành công hơn. Có những điều nằm ở đó sẽ theo đuổi tôi cho đến hết đời. Trong nhiều năm, tôi cứ đi giật lùi nhiều hơn là đi tới.” [Trích dẫn Đêm Oakland. Câu hỏi.]

Tháp Ký Ức, tập truyện, nxb Văn, 1998 gồm 15 truyện, ngoài phần tựa của Nguyễn Xuân Hoàng và bạt của Nguyễn Mộng Giác.

Tháp Ký Ức, tập truyện, nxb Văn, 1998 gồm 15 truyện, ngoài phần tựa của Nguyễn Xuân Hoàng và bạt của Nguyễn Mộng Giác.

Chim Gáy Sau Vườn, vượt qua tính tự truyện là một truyện ngắn đặc sắc cảm động và đầy tính nhân bản của Phùng Nguyễn với hồi ức về những vết thương kinh hoàng nhất của cuộc chiến vừa qua. Một cuộc chiến tranh vô cùng nghiệt ngã nhân danh các chủ nghĩa ngoại lai, đã dìm cả dân tộc vào tấn thảm kịch nồi da xáo thịt. Trong hoang tàn đổ nát của Chim Gáy Sau Vườn cũng là nơi chớm nở tình yêu ngang trái của người con gái tên Xuyến, với những người anh em thân thiết như Thuận và Tấn bị đẩy sang hai phía đối nghịch khiến họ phải giết nhau. Một hầm chông phía sau vườn của phe Thuận nhằm bẫy giết Tấn trong ngày về giỗ mẹ nhưng thảm kịch lại là cái chết của Xuyến em gái Tấn cũng là người yêu của Thuận – cũng là thân phận những người dân vô tội kẹt giữa hai chiến tuyến. [Đêm Oakland và những chuyện khác. p51]

Nhà văn Thảo Trường đã có lần phát biểu: “Tôi có tham vọng làm sao nhét cả một cuộc chiến tranh vào trong một truyện ngắn, làm sao đưa được cả một thời đại mình đang sống vào trong một truyện ngắn. Tôi vẫn hằng mong muốn làm được như vậy.” Đọc Chim Gáy Sau Vườn, tôi không thể không liên tưởng tới câu phát biểu ấy của nhà văn Thảo Trường cho dù biết rằng khi viết Chim Gáy Sau Vườn, Phùng Nguyễn chưa hề có một tham vọng như vậy.

Tại sao viết? Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi người cầm bút.

Phùng Nguyễn viết: “Sau này tôi nghiệm ra chính cái nhu cầu cần được chia sẻ là động cơ thúc đẩy tôi đến gần với văn chương thay vì với những điều khác. Phải chăng ở giữa một điều đã qua và một điều còn chưa tới là nỗi sợ không thể vượt qua? Trong khi chờ đợi câu trả lời cho những nghi vấn của mình, tôi hoang mang vô cùng.”

Phùng Nguyễn rất kỳ vọng ở văn chương: “Và từ giữa tro tàn, biết đâu sẽ bước ra rực rỡ và mới tinh khôi con phượng hoàng với đôi cánh đủ dài để vượt qua cái khoảng trống ghê rợn nằm giữa một điều đã thực sự qua đi và một điều hãy còn chưa tới.” (Nhà văn, 11/1999)

PHÙNG NGUYỄN NHÀ BỈNH BÚT

Tháp Ký Ức trên báo Văn Học của Nguyễn Mộng Giác là truyện ngắn đầu tiên tôi được đọc và bắt đầu làm quen với một bút danh mới mẻ Phùng Nguyễn, nhà văn.
Nỗi loay hoay của Lữ Phương trên trang mạng Talawas là bài phân tích phê bình sắc sảo đầu tiên tôi được đọc với cùng bút danh Phùng Nguyễn, nhưng là cây bút chính luận.

Cả hai thể loại văn học và phê bình của Phùng Nguyễn đều để lại cho tôi ấn tượng mạnh mẽ.

Mới đây được đọc trước một bài viết sẽ post trên Blog’s Rừng và Cây trên VOA, khi đề cập tới sự phục tùng của ông TT Hun Sen đối với Bắc Kinh, đối chiếu với sự trung thành của Đảng Cộng Sản Việt Nam với Tàu, Phùng Nguyễn viết: “như vậy từ nay, xem ra về mặt cúc cung tận tụy với thiên triều, đảng CSVN nay đã có một đối thủ đáng gờm”, tôi trích dẫn câu đó trong eMail với tiêu đề Quote of the Week, như một tán thưởng đồng thời báo cho Phùng biết tôi đã đọc bài viết mới của anh. Có lẽ đây là eMail cuối cùng trao đổi với Phùng mà không có hồi âm. Cũng sáng ngày 17 tháng 11 hôm đó, tôi phone cho Phùng Nguyễn qua Cell chỉ có lời nhắn, nghĩ rằng thời điểm đó trong thời tiết Thu của Maryland, Phùng đang đi bộ quanh bờ hồ chứ không nghĩ là Phùng đang nằm trong bệnh viện.

PHÙNG NGUYỄN MỘT NHÂN CÁCH

Hạnh phúc có được một người bạn như Phùng Nguyễn, khi mới gặp đã có ngay trực giác về sự tin cậy. Ở Phùng toát ra một nhân cách, anh có cách đối xử rất đôn hậu và tận tuỵ với bằng hữu.

Phùng Nguyễn và Tạ Chí Đại Trường quen nhau qua thời kỳ làm báo Văn Học. Sáng thứ Bảy 11/10/2015 Phùng Nguyễn đã hẹn gặp tôi trong ngày phát tang nhà văn Võ Phiến, nhưng mấy giờ trước đó Phùng được chị Diệu Chi vợ Nguyễn Mộng Giác báo tin anh Tạ Chí Đại Trường mới đến nói lời vĩnh biệt chị và tối nay anh lên máy bay về Sài Gòn. Tạ Chí Đại Trường đang ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư gan, anh chọn về chết ở Việt Nam. Nghe vậy, Phùng cho biết bằng mọi giá phải tới gặp Tạ Chí Đại Trường mà anh nghĩ là lần gặp cuối cùng. Cho dù đã biết Tạ Chí Đại Trường không ăn uống được gì, Phùng và người bạn thiết Huy Văn vẫn mua đem tới món gỏi cuốn Brodard mà Tạ Chí Đại Trường thích.

Tối hôm đó Tạ Chí Đại Trường lên chuyến máy bay “quy cố hương”; cũng được biết, Tạ Chí Đại Trường có giao cho Phùng Nguyễn giữ mấy bài viết với dặn dò chỉ cho phổ biến sau khi anh mất. Nay thì Phùng Nguyễn lại bất ngờ ra đi trước. Hy vọng chị Quỳnh Loan vợ anh Phùng Nguyễn sẽ tìm ra được bản thảo mấy bài viết ấy và không bị thất lạc.

Hồi cuối tháng Năm 2015, trong dịp bay về California thăm mẹ, gặp Phùng Nguyễn, anh cho biết sắp nhận một Blog trên VOA với tên Rừng & Cây và anh ngỏ ý mời tôi tham dự trên sân chơi của anh, với lý lẽ thuyết phục: sức quảng bá của các bài viết trên VOA rất rộng rãi đối với độc giả ở trong nước. Tôi nghĩ rằng rằng với uy tín và sự quảng giao của Phùng Nguyễn, Blog Rừng và Cây sẽ quy tụ được nhiều văn hữu cộng tác. Tôi hứa phần tôi sẽ gửi tới Blog của anh một bài mỗi tháng.

Phùng Nguyễn rất cởi mở và hoà nhã trong tranh luận nhưng cũng cứng cỏi trên nguyên tắc. Nếu người ta đồng ý với anh là do nơi khả năng thuyết phục chứ không vì một lý do khiên cưỡng nào khác. Trong các buổi họp mặt với những ý kiến hết sức khác biệt, kể cả đối nghịch nhưng anh có khả năng điều hợp, tạo một không khí sinh hoạt dân chủ, và thường anh là người có tiếng nói cuối cùng. Có thể gọi đó là khả năng lãnh đạo/ leadership mà Phùng Nguyễn đã thấm nhuần trong những năm sinh hoạt dòng chính/ mainstream.

Cùng sinh hoạt trong Da Màu, Trịnh Cung viết về Phùng Nguyễn: “Phùng đối với tôi là một tấm gương về tự do tư tưởng, về dân chủ và chống lại chủ nghĩa phân biệt. Tôi mới quen Phùng chỉ vài năm gần đây nhưng rất gần gũi về các vấn đề văn học và chính trị theo hướng tự do và văn minh. Đặc biệt Phùng rất tôn trọng quyền tự do chọn lựa quan điểm chính trị của người khác nhưng cũng rất sòng phẳng giữa tội ác và nhân bản vốn là mục đích của nhà văn chân chính trước khi được đánh giá về tài năng văn chương.”

Những bài bình luận của Phùng Nguyễn về các vấn đề trong nước, đã được Diễn đàn Văn Việt nhận xét là anh có “sự hiểu biết hiếm có từ một góc nhìn hải ngoại.”

MỘT CHÚT RIÊNG TƯ

Tâm niệm khi viết về chân dung các văn nghệ sĩ, điều tối kỵ lại viết về mình. Nhưng khi phải đưa “chút riêng tư” vào bài viết này, vì tính cách một tư liệu liên quan tới người bạn văn Phùng Nguyễn.
Gần bốn tháng trước, Phùng Nguyễn gửi cho tôi ba câu hỏi và mới đây thôi, Phùng còn nhắc “anh Vinh còn nợ tôi ba câu hỏi”. Ghi lại mấy câu hỏi đó như một di cảo của Phùng Nguyễn, và cũng buồn rầu mà nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ tôi có cơ hội trả được anh món nợ chữ nghĩa ấy.

Ba câu hỏi cho Ngô Thế Vinh
Phùng Nguyễn

1. Sông Mekong, mối tình lớn

Sẽ không xa lắm với sự thật nếu cho rằng ai cũng có một mối tình lớn. Nhà văn Ngô Thế Vinh cũng không ngoại lệ. Người tình của nhà văn đến từ một vùng hẻo lánh của Cao nguyên Tây Tạng (Tibetan plateau) với một độ cao hơn 5000 mét tính từ mặt biển. Bắt đầu bằng những bước dò dẫm từ vùng núi non thuộc tỉnh Thanh Hải, nàng lượn lờ suốt chiều dài tỉnh Vân Nam thuộc miền Nam Trung Quốc trước khi lần lượt băng qua biên giới các quốc gia Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cambodia, và cuối cùng Việt Nam, nơi nàng kết thúc cuộc hành trình dài hơn 4800 km và hòa nhập vào Biển Đông ở hai cửa sông Tiền và sông Hậu. Nàng được gọi bằng nhiều cái tên, Dza Chu, Lan Thương, Mea Nam Khong, Tonle Thom, Cửu Long… Tuy nhiên nàng được biết đến nhiều nhất dưới cái tên Mekong.

Sông Mekong là nguồn cảm hứng của các tiểu thuyết dữ kiện nổi tiếng “Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng” và “Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” cũng như hàng chục bài biên khảo, nghiên cứu giá trị về những biến đổi của hệ sinh thái của sông Mekong trong những thập niên vừa qua của nhà văn Ngô Thế Vinh. Nguồn cảm hứng này đã, qua năm tháng, biến nhà văn Ngô Thế Vinh thành một chuyên gia về dòng sông quan trọng bậc nhất của vùng Đông Nam Á.

Bởi vì giá trị kinh tế cũng như những nội hàm nghiêm trọng của những biến đổi hệ sinh thái của dòng sông Mekong dọc con đường ra biển lớn, quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia liên hệ trở nên rối rắm hơn, đặc biệt khi những con đập thủy điện lớn nhỏ được dựng lên ở thượng nguồn lẫn hạ lưu sông Mekong. Việt Nam gặp nhiều khó khăn về các mặt kinh tế và ngoại giao hơn bất cứ quốc gia nào khác trong vùng khi phải đối phó với những vấn đề nhức đầu liên quan đến những thay đổi bất lợi của hệ sinh thái sông Mekong và trong cùng lúc, âm mưu bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Thưa nhà văn Ngô Thế Vinh, điều gì ở dòng Mekong đã làm anh say đắm? Ở vị trí của một người am hiểu tình hình, anh có thể chia sẻ với người đọc viễn kiến của anh về những thay đổi hệ sinh thái của sông Mekong và hậu quả của chúng trong một tương lai có thể nhìn thấy được?

2. Ra tòa vì “Mặt trận ở Sài Gòn” năm 1971

Năm 1972, tạp chí Bách Khoa (Sài gòn) thực hiện buổi phỏng vấn nhà văn Ngô Thế Vinh nhân việc tác giả “Mặt trận ở Sài Gòn” phải ra hầu tòa về tội “có luận điệu phương hại trật tự công cộng và làm suy giảm kỷ luật, tinh thần chiến đấu của quân đội.” Trong Lời Tòa Soạn, tạp chí Bách Khoa giới thiệu tác giả và sự kiện như sau:

Nhà văn Ngô Thế Vinh, tác giả truyện dài Vòng đai xanh vừa nhận được giải thưởng bộ môn Văn trong Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc 1971 trước Tết, thì sau Tết lại nhận được trát gọi ra tòa về bài “Mặt trận ở Sài Gòn” trên tạp chí Trình Bày số 34, có “luận điệu phương hại trật tự công cộng và làm suy giảm kỷ luật, tinh thần chiến đấu của quân đội.” Nếu giải Văn trao cho Vòng đai xanh không gây dư luận sôi nổi như giải Thơ thì trái lại vụ án Ngô Thế Vinh đã là đề tài cho rất nhiều anh em cầm bút trên các nhật báo cũng như tuần báo, tạp chí, trên báo dân sự cũng như báo quân đội và dư luận đã nhất trí bênh vực nhà văn quân đội mà ngày lĩnh giải thưởng văn chương vẫn còn lận đận hành quân ở cao nguyên. Do đó mà có cuộc đàm thoại sau đây để độc giả Bách Khoa biết rõ tác phẩm trúng giải Vòng đai xanh đã được thai nghén hình thành ra sao, và tác giả Vòng đai xanh đã quan niệm vụ án của anh thế nào.
Cũng xin ghi lại: Ngô Thế Vinh sinh năm 1941 ở Thanh Hóa, Anh đã là chủ bút báo Tình Thương, cơ quan tranh đấu văn hóa xã hội của sinh viên y khoa 63-66. Tốt nghiệp y khoa năm 1968, anh gia nhập quân y, phục vụ tại Lực lượng Đặc biệt và đã giữ chức vụ y sĩ trưởng Liên đoàn 81 Biệt cách Nhảy dù. Tác phẩm đã xuất bản: các tiểu thuyết Mây bão (1963), Bóng đêm (1964), Gió mùa (1965) và Vòng đai xanh (1970).

Trong bài phỏng vấn nói trên, nhà văn Ngô Thế Vinh thảo luận về một loạt các vấn đề mà xã hội Miền Nam phải đối diện trong những năm đầu tiên của thập kỷ 1970, từ phong trào đòi tự trị của đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên cho đến chế độ kiểm duyệt áp đặt lên báo chí và tác phẩm văn học. Để có một cái nhìn rõ hơn về những khía cạnh được nhà văn Ngô Thế Vinh đề cập, mời các bạn đọc toàn bộ bài phỏng vấn của tạp chí Bách Khoa ở đây.

Thưa anh Ngô Thế Vinh, vụ án “Mặt trận ở Sài Gòn” cho thấy chế độ kiểm duyệt ở Miền Nam vào thời điểm phiên tòa diễn ra cũng khắc nghiệt không kém gì chế độ kiểm duyệt của chính quyền CS Hà nội. Cũng tịch thu, cũng đục bỏ, cũng trừng phạt, thậm chí đưa người viết ra tòa. Là người trong cuộc, anh có những nhận xét nào về chế độ kiểm duyệt ở hai miền? Có công bằng hay không khi cho rằng chế độ kiểm duyệt của Miền Nam “tốt” hơn hoặc “tử tế” hơn của Miền Bắc?

3. Chân dung văn nghệ sĩ

Tháng 11 năm 2010, tạp chí Da Màu ấn hành bài viết “Một Cao Xuân Huy Khác” của Ngô Thế Vinh để tưởng nhớ tác giả “Tháng Ba Gãy Súng” trong một cách thế rất khác thường. Bài viết bắt đầu với phần giới thiệu và giải thích Melanoma, một căn bệnh ung thư hiếm hoi mà nhà văn Cao Xuân Huy đã bất hạnh vướng phải và đành chia tay với trần gian một cách vội vã.
Tháng 6 năm 2014, cũng trên tạp chí Da Màu, nhà văn Ngô Thế Vinh gửi đến bạn đọc “Nguyễn Xuân Hoàng trên con dốc Tử Sinh.” Không giống như bài viết về Cao Xuân Huy, “Nguyễn Xuân Hoàng trên con dốc Tử Sinh” là một cái nhìn khá cân bằng của tác giả dành cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng về các mặt con người, văn chương, và bệnh lý. Theo người viết, chính là ở thời điểm này, nhà văn Ngô Thế Vinh bắt đầu song hành với bác sĩ Ngô Thế Vinh, y sĩ Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, trên cuộc hành trình tạo dựng [lại] diện mạo của các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ thân thuộc của ông. Sau Cao Xuân Huy, Nguyễn Xuân Hoàng là Nghiêu Đề, Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền. Rồi Võ Phiến, Mặc Đỗ, Linh Bảo, Nguyễn Đình Toàn, Nhật Tiến. Và gần đây nhất, Đinh Cường. Người viết, đồng thời là người đọc trung thành, ước mong nhà văn Ngô Thế Vinh tiếp tục cuộc hành trình kỳ thú này.

Một nhận xét được nhiều người chia sẻ: Tuy thành phần văn nghệ sĩ được nhà văn Ngô Thế Vinh chọn để vẽ chân dung thì đa dạng, nhưng có một đặc điểm chung, họ hoặc đã qua đời, hoặc, trong vòng quay Sinh Lão Bệnh Tử, ở vào buổi chiều tà bóng xế của đời người. Bạn đọc băn khoăn: Liệu đây có phải là một trong những yếu tố quan trọng để nhà văn Ngô Thế Vinh chọn đưa vào loạt bài chân dung văn nghệ sĩ?

Quá [sinh tử] quan này gánh chân dung
Nửa bầu y sĩ, nửa thùng văn gia!

Có bao nhiều phần văn chương, bao nhiêu phần y học ở mỗi bức chân dung, thưa anh Ngô Thế Vinh?
[Hết trích dẫn]

Anh Phùng Nguyễn thân, tôi chẳng bao giờ nghĩ là sẽ có một bài viết về anh sớm đến như vậy. Mới gặp anh đó, anh mới ra đi mà đi tìm những thông tin về anh đã rất khó khăn, nhất là ở suốt một giai đoạn mà anh đã không muốn nhắc tới. Anh mất đi, sinh hoạt văn học và phê bình hải ngoại vừa mất đi một kiện tướng. Sự ra đi vô cùng bất ngờ của anh khiến tôi chợt nhớ một câu trích dẫn ở đâu đó, không còn nhớ nguồn: ” điều chắc chắn duy nhất trên đời, đó là sự bất trắc / the only certainty in this life is uncertainty.”

MỘT PHÙNG NGUYỄN RẤT MÊ BIỂN

Phùng Nguyễn và Ngô Thế Vinh trên bãi biển Laguna Beach Oct 11, 2015

Phùng Nguyễn và Ngô Thế Vinh trên bãi biển Laguna Beach Oct 11, 2015

Không rõ bắt đầu từ bao giờ, Phùng Nguyễn rất mê biển. Những năm sống và làm việc ở Bakersfield tương đối xa biển nhưng những ngày cuối tuần Phùng đều lái xe 1-2 tiếng đồng hồ tới những khúc biển đẹp mà anh ưa thích. Những ngày ngắn ngủi từ Miền Đông sang California thăm mẹ, mỗi sáng rất sớm, Phùng đều ra bãi biển đi bộ từ 4 tới 5 miles khi một mình khi cùng hai cô em gái. Phùng thích đi bộ sớm vì lúc đó khí trời tinh khiết và còn vắng bóng người; phải có một trái tim khoẻ mạnh Phùng mới đi được bấy nhiêu xa với tốc độ nhanh. Riêng tôi, chỉ có được hai ngày cuối tuần là có thể đi bộ với Phùng, điểm hẹn là trên Pier Huntington Beach mà tôi vẫn gọi đùa là nơi “đầu cầu biên giới”.

Cụ bà Mẹ Phùng Nguyễn và Ngô Thế Vinh (photo by Huy Văn, December 5, 2015)

Cụ bà Mẹ Phùng Nguyễn và Ngô Thế Vinh (photo by Huy Văn, December 5, 2015)

Mới tháng Mười đây thôi, cùng ngồi ăn sáng nơi một quán Đức Cafe Heidelberg trên đường PCH Laguna Beach có thể nhìn ra một góc biển, hai anh em còn hẹn nhau lần tới sẽ trở lại đây nhưng là trên một Rooftop Lounge để từ trên cao có thể nhìn bao quát biển Pacific nổi tiếng là tuyệt đẹp lúc hoàng hôn với bờ bên kia là quê nhà. Và lần này Phùng Nguyễn đã không giữ được lời hứa ấy với tôi cho dù anh luôn luôn là người đúng hẹn.

Ngày thứ Bảy, một tuần lễ sau tôi và Huy Văn cũng tới thăm được bà Mẹ Phùng Nguyễn, tuổi cụ đã ngoài 90, cụ bà họ Phan cùng một nhà thờ họ với gia đình cụ Phan Khôi và cùng quê Điện Bàn Quảng Nam. Cụ kể chuyện về cả một thời kỳ thơ ấu cơ cực của Phùng với nhiều nước mắt của một người mẹ vừa mất con. Hộp tro cốt của Phùng được đặt ngay trên đầu giường cụ, mỗi tối cụ niệm Phật và con gái cụ cho biết cụ vẫn thủ thỉ một mình nói chuyện với Phùng. Cụ bật khóc khi nhắc tới câu nói của Phùng ở lần gặp mẹ cuối cùng: “Mẹ có biết là con thương mẹ lắm không.” Trong tuần lễ tới, hộp tro cốt của Phùng lại được đưa trở về Miền Đông. Cô em gái Phùng cho biết, ý nguyện của Phùng rồi ra tro cốt sẽ được rải trên biển, nhưng là biển Thái Bình với bờ bên kia là quê nhà.
Bài viết này với nỗi xúc động, như một chia xẻ với những người bạn thân thiết của Phùng Nguyễn trong nỗi mất mát chung vô cùng lớn lao này.
© Ngô Thế Vinh

Laguna Beach, Thanksgiving Day
November 26, 2015 – December 6, 2015


Bên kia sông – Truyện tình đẹp nhất của Thạch Lam

$
0
0
136
Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân  sinh ngày mồng 7 tháng 7 năm 1910 tại ấp Thái Hà, Hà Nội, là người con thứ sáu trong bẩy anh chị em gia đình Nguyễn Tường. Ông  mất ngày 28-6-1942, thọ 32 tuổi.
Tác phẩm gồm có:
1-Ngày Mới, truyện dài, 1937
2-Gió Đầu Mùa, tập truyện ngắn 1937
3-Nắng Trong Vườn, tập truyện ngắn 1938
4-Theo Giòng, nghị luận văn chương 1940
5-Sợi Tóc, tập truyện ngắn 1942
6-Hà Nội Băm Sáu Phố Phường, tùy bút 1942
Bên Kia Sông là một truyện ngắn trong tuyển tập  tập Nắng Trong Vườn. Có lẽ đây là đoản thiên lãng mạn hay nhất của Thạch Lam, một trong những truyện tình hay nhất của Tự Lực Văn Đoàn, y hệt như không khí lãng mạn trong truyện ngắn Mối Tình Đầu (Premier Amour) của Ivan Tourgueniev, cũng có thể tác giả đã chịu ảnh hưởng của Tourgueniev.
Truyện một cậu học trò lớp ba, mới mười mấy tuổi yêu một thiếu nữ lớn hơn mình một cách ngây thơ chân thật.
Sơ lược.
“Một cậu bé mười ba tuổi theo cha mẹ dọn về ở một phố chợ huyện Văn Dương buôn bán tạp hóa. Bên kia sông, một khu dân cư thưa thớt thường gọi là bến Sen, dân hai bên không giao thiệp với nhau. Dân bên huyện coi bến Sen như một vùng bí mật đáng sợ.
Dần dần cậu thân với một người bạn học Tiên, nhà Tiên ở bên kia sông, một hôm chủ nhật Tiên rủ cậu sang bến Sen chơi. Nhà Tiên ở cuối phố, sát ngay cánh đồng, cũng bán tạp hoá. Bà mẹ Tiên dịu dàng quí mến cậu, chị Tiên độ mười tám tuổi xinh đẹp cũng quí mến cậu. Cậu bé rung động và yêu nàng, cậu và Tiên ra bãi tha ma chơi.
Từ đấy cậu thường sang bên Sen luôn để được thấy người đẹp. Không bao lâu cậu theo cha mẹ dọn lên Hà Nội, cậu sang bên Sen thăm chị em Tiên, Thúy lần chót và gục đầu vào Thúy khóc.
Mười năm sau cậu trở lại Văn Dương, quang cảnh nay đã hoàn toàn khác xưa, phố chợ sầm uất hơn, cái cầu đã bị gió bão cuốn đi, cậu đi đò sang sông; bến Sen nay chỉ còn là một bãi đất bỏ hoang, cỏ xanh mọc trên các nền nhà, không một bóng người. Cậu nhớ đến Thúy, đến vẻ đẹp sầu muộn của nàng”
 
Truyện được diễn tả bằng lời tự thuật chân thành của một cậu bé về khoảng thời gian ngắn ngủi mà cậu đã sống ở huyện Văn Dương và tình cảm của cậu. Thạch Lam có biệt tài biến những câu chuyện do bạn bè kể lại thành những đoản thiên kiệt tác, đa số những truyện dưới dạng tự thuật đều do người khác kể lại cho ông.
Vùng bến Sen ở bên kia sông ám ảnh trí tưởng tượng của cậu bé vì thường nghe người ta kể cho nhau nghe những chuyện sảy ra bên ấy, nhiều khi cậu ra sau nhà trèo lên mô đất cao để nhìn sang bến Sen. Từ sự tò mò cậu quen Tiên nhà ở bên ấy, nhân dịp ấy băng qua cầu sang Sen để thoả mãn trí tò mò của mình, và rồi được nếm mùi tình yêu quí báu.
“Chúng tôi vừa ngồi thì bỗng trong nhà bước ra một người con gái độ mười bẩy mười tám tuổi. Tôi biết ngay là chị Tiên vì giống Tiên như hệt, cũng nước da trắng, hai mắt to và cái dáng điệu cao quí. Trông thấy em, chị Tiên nở một nụ cười trên môi thắm, một nụ cười tươi và duyên dáng như trong đời tôi chưa từng thấy bao giờ.
-Em đã về đấy à?
Tiếng nói êm dịu như tiếng bà cụ, nhưng trong hơn. Chị Thúy lại gần chúng tôi, săn sóc hỏi em. Tôi ngây người trước cái sắc đẹp của nàng, trong lòng tự nhiên cảm động, tuy còn trẻ nhưng tôi cũng biết là tôi đương đứng trước sự gì quí báu và hiếm có, một sự gì mong manh rồi sẽ không còn nữa.”
 
Cái tuổi ngây thơ trong trắng dễ xúc động biết bao trước sự dịu dàng trìu mến. Một sự tình cờ khiến cậu đứng trước một mối tình cao quí và hiếm có thay, nhưng linh tính cũng cho cậu biết nó sẽ chỉ thoáng qua như một giấc mơ diễm ảo. Bản chất con người từ thuở thiếu niên cũng đã biết rung động giữa sự thơ ngây trong trắng của mối tình đầu  non trẻ dưới nét bút chân thực kỳ tài của Thạch Lam:
“Khi Thúy để tay lên vai tôi, tôi thấy rung động cả người, tôi cảm thấy tôi bắt đầu yêu nàng.
-Em cũng học một lớp với Tiên à?
-Vâng ạ.
Thúy vuốt khẽ qua tóc tôi bảo:
-Em ngoan ngoãn quá.
Nàng tiếp.
-Ở  đây chơi với em Tiên rồi ăn bánh nhé. Tiên, chị có để phần bánh trên bàn kia kìa.
Thuý không ăn chỉ ngồi bên cạnh chúng tôi; thấy nàng nhìn Tiên rất thân yêu nên tôi ghen với bạn đã có người chị xinh đẹp và ân cần như thế. Nàng hỏi chuyện tôi luôn, tôi trả lời hoạt bát và vui vẻ, không phải cốt nói, nhưng cốt được nghe cái tiếng trong trẻo và êm ái của nàng”.
Mối tình trong trắng ngây thơ đã thúc đẩy cậu bé qua sông để được thấy người đẹp, được nghe giọng nói dịu dàng, nhìn cái miệng xinh tươi của nàng và để được sống những giây phút thần tiên thơ mộng thật là cao quí và hiếm hoi.
“Chị Thúy coi tôi như em cũng săn sóc và âu yếm tôi như Tiên. Nhiều khi chị để tôi ngả đầu vào lòng, xoa tóc tôi, hỏi những câu chuyện ân cần. Đến bây giờ trải qua bao nhiêu lâu, tôi vẫn còn nhớ, lúc nhìn lên, đôi mắt trong và cái miệng xinh thắm của nàng cúi xuống tôi, bàn tay nhỏ mát của nàng đặt trên trán tôi nóng ướt mồ hôi sau khi cùng với Tiên chạy nhảy ngoài cánh đồng. Tôi còn nhớ mãi hình ảnh người con gái yểu điệu và tươi đẹp ấy, nổi lên trong thời niên thiếu của tôi như một nàng tiên hiền hậu, giữa một vùng cây cỏ lạ.”
Nhưng cũng đúng như ý nghĩ ngây thơ của cậu cái gì quí báu và hiếm có đến một ngày nào sẽ không còn nữa vì cậu phải theo cha mẹ dọn lên Hà Nội. Cái tình chị em cao quí và cảm động dạt dào đến hồi kết thúc sau những ngày thần tiên ngắn ngủi.
“Chị Thúy đứng đợi chúng tôi ở bên cửa. Tôi nhìn chị tự nhiên trong lòng man mác buồn. Một sự linh cảm báo cho tôi biết trước rằng không bao giờ còn gặp lại chị nữa. Tôi lặng yên nép vào người chị, đến lúc nàng đặt tay lên vai êm ái bảo:
-Bao giờ chị mới lại được gặp  em?
Tôi bỗng thổn thức cả người, nước mắt trào ra khóe mắt; tôi gục đầu vào Thúy khóc.”
Một tình yêu chân thực trong lòng cậu bé mười ba tuổi, không phải một sự ngộ nhận mơ hồ. Nó thực sự hiện hữu trong cậu nên mười năm sau, lớn lên chàng có dịp trở về Văn Dương, trước mắt quang cảnh sầm uất hơn xưa. Cậu bé nay đã thành người lớn đi đò sang sông để hy vọng gặp lại người con gái xinh đẹp năm xưa và cũng để tìm lại dấu vết của mối tình đầu ngây thơ chân thật ngày nào. Nhưng hỡi ôi! bến Sen nay chỉ toàn là cảnh hoang tàn đổ nát, vắng lặng không một bóng người, chàng nhớ đến Thúy, đến dáng điệu thùy mị của nàng, đến nét u sầu trên mặt nàng, nhưng nay còn đâu?
“Đôi mắt nàng như vừng trời trong thẳm tôi đã được soi thấy cái dư vị của cuộc đời.”
 
Chàng đi tìm những hình ảnh cũ, nhưng cái thuở mộng mơ diễm ảo ấy nay còn đâu? nó đã tan biến đi như  cơn gió thoảng chỉ để lại một cảnh thực tế phũ phàng. Chàng ta chập chờn nửa tỉnh nửa mê y như trong giấc mơ Trang Sinh Hồ Điệp, không biết mình hoá ra bướm hay bướm hóa ra mình, và dưới đây là lúc chàng đã tỉnh cơn mơ.
“Những kỷ niệm cũ của một thời niên thiếu xa xăm, trong buổi chiều lên như sương mù che phủ tâm hồn tôi. Đến bờ, tôi còn quay lại lần cuối nữa, nhìn rặng cây, cái quán, với làng mạc xa xa dưới chân giải núi tận đầu  kia; vùng bên kia sông đối với tôi không còn gì bí mật nữa, chỉ còn cho tôi trông thấy cái buồn thảm của một mảnh đất nghèo.”
 
So với các đồng nghiệp Khái Hưng Nhất Linh, Thạch Lam có một bút pháp và nghệ thuật độc đáo về tình cảm. Từ truyện xã hội, tình yêu, đến tâm lý, người ta thấy ở ông một giá trị hiện thực khác thường đến nỗi Khái Hưng đã phải nói đọc văn Thạch Lam ta thấy rùng rợn vì sự thành thật.
Bên Kia Sông, một mối tình tuyệt diệu, kỳ ảo y như  truyện thần tiên! Nó ngây thơ chân thực quí báu và hiếm có thay! Một câu chuyện giản dị, đơn sơ đã được bút pháp thần sầu của Thạch Lam đưa lên thành một đoản thiên lãng mạn tuyệt vời, độc đáo, quí báu và hiếm có như mối tình thanh cao ấy với một chung cục đượm vẻ buồn mênh mang và hoang vắng như cảnh bên kia sông.
Một kiệt tác với một giá trị văn chương tuyệt diệu phảng phất không khí lãng mạn của Tây phương trong những đoản thiên bất hủ.
Trọng Đạt
( trích trong Văn Nghiệp Của Thạch Lam, Người Việt Dallas xuất bản 2015)

Lục bát trào phúng Thanh Sơn Bành Thanh Bần

$
0
0
Nhà thơ Bành Thanh Bần

Nhà thơ Bành Thanh Bần

Mới cuối năm 2014 đây thôi, khi đọc và nghiên cứu thơ Bành Thanh Bần, tôi đã viết một bài, được cho là khá dài và đầy đặn về chân dung người thi sĩ này. Tưởng rằng, sẽ tạm dừng ở đó, nhưng đọc tập bản thảo “Những Bầy Sâu Cổ Đeo Cà Vạt Đỏ” gồm 180 bài, với lời tựa của nhà văn Phạm Thành (Bà Đầm Xòe), thì quả thật, tôi không thể không cầm bút. Bởi, tính thời sự nóng hổi đã thổi cháy vào lòng người của nó.

Với tôi, Bành Thanh Bần và Thái Bá Tân là hai thi sĩ đang sống ở trong nước, viết về mảng thế sự, xã hội, mang lại nhiều xúc cảm cho người đọc. Tuy bút pháp, cũng như thể loại thơ hoàn toàn khác biệt, nhưng không ai có thể phủ nhận dũng khí của hai thi sĩ Thái Bá Tân và Bành Thanh Bần. Có lẽ, đây là hai cây bút hàng đầu của thi ca đất Việt dám đi đến tận cùng những vấn đề gai góc, nhức nhối nhất của đất nước, con người trong thời gian gần đây. Nếu như Thái Bá Tân, một trí thức được đào tạo cơ bản từ trong đến ngoài nước, dùng “Ngũ ngôn thơ” chọc thẳng vào những ung nhọt của xã hội, thì Bành Thanh Bần, chỉ có vốn liếng của một gã thợ cày, với những câu lục bát dân dã, đã lật ngược bộ mặt thật của chế độ.

Có thể nói, từ thi tập Chung Tình đến Những Bầy Sâu Cổ Đeo Cà Vạt Đỏ, Bành Thanh Bần đã có bước biến chuyển khá sâu sắc về tư tưởng, sự can trường cũng như nghệ thuật con chữ. Nhìn chung, lục bát trào phúng Bành Thanh Bần, ta thấy đậm chất phóng sự, bởi hồn thơ ông dường như đã hòa vào nỗi đau của đất nước, vận mệnh dân tộc cùng nỗi thống khổ của con người. Nhưng khi đến với thi tập Những Bầy Sâu Cổ Đeo Cà Vạt Đỏ, ông mới thực sự dấn thân, trực diện đối đầu với cường quyền, với cái ác, và sự nhiễu nhương, bất công của xã hội.

*Từ bộ mặt đê hèn của đám tham quan, đến sự thối nát của xã hội đương thời.

Nếu thi tập Chung Tình trước đây chỉ mới dừng ở mức dự báo “ Mai đây tòa án lương tri/ Sẽ kết tội lũ ngu si tham tàn” thì đến Những Bầy Sâu Cổ Đeo Cà Vạt Đỏ, nhà thơ đã gọi tên, điểm mặt, kết án dứt khoát, rõ ràng. Dưới ngòi bút của ông, Lãnh đạo đài truyền hình VN đã hiện nguyên hình một kẻ tay sai, dẫn sói vào nhà:

“Tiên sư bọn Trần Bình Minh.
Tri ân liệt sĩ, sao ‘rinh’ nhạc Tàu?
Nghe mà lộn cả phao câu
Mau mau phải chém rớt đầu bọn bay!
Nhục nào hơn cái nhục này
Ca ngợi giặc đã ra tay giết mình?
Bao nhiêu chiến sĩ hy sinh
Để cho đất nước hiển vinh…
Chúng mày:
Lợi dụng phương tiện trong tay
Phản dân hại nước trong ngày thiêng liêng!
Phát nhạc của lũ chó điên
Dã tâm cướp trọn giang biên Lạc Hồng!
Chúng mày còn trái tim không
Hay là chó đã đớp tong mất rồi?
Cam tâm khuyển mã cho người
Danh dự Tổ Quốc chôn vùi dưới chân…” (Cẩu Đầu Trảm)
Từ lòng tham ấy, dẫn đến bán biển, bán rừng là điều không thể tránh khỏi của những kẻ bán cả linh hồn. Và với Bành Thanh Bần sự bán mua đó không dừng ở Lãnh đạo đài truyền hình Việt Nam, mà chính Đảng mới là cơ nguyên của sự mất biển, mất rừng. “Máu xương thành ghế Đảng ngồi tót cao” một câu thơ đã được hình tượng hóa, đọc lên, ta cảm thấy quặn đắng trong lòng. Bởi, dải đất này, chiếc ghế đó, được đúc bằng xương máu và dòng nước mắt chảy dài mấy ngàn năm của cha ông, bị đánh đổi một cách nhục nhã, đớn đau: “Phồng mang bởi nuốt Dola/ Để họ sai khiến như là Khuyển Ưng”. Ta hãy đọc lại đoạn trích trong bài Ngài Ngự Ở Nơi Đâu để nhìn rõ bộ mặt thật đó:

“Ải Nam Quan giờ nơi đâu?
Lệ Nguyễn Trãi nhỏ địa đầu tiễn cha
Thác Bản Giốc, trước của ta
Giờ, thành của họ, xót xa lòng người
Rừng Vàng, biển Bạc đâu rồi?
Máu xương thành ghế Đảng ngồi tót cao
Đất Tây Nguyên thoả sức đào
Dự án Bau xít gây bao bất bình
Huỷ hoại sinh thái môi sinh
Coi rẻ sinh mạng dân mình thế a?
Phồng mang bởi nuốt Dola?
Để họ sai khiến như là Khuyển Ưng…”

Dường như, Bành Thanh Bần không chỉ chịu ảnh hưởng giọng điệu Tự trào từ các bậc tiền nhân như Nguyễn Khuyến, Tú Xương…mà ông còn mượn hay hóa thân vào nhân vật, để giãi bày, bộc lộ tâm trạng của mình. Với nghệ thuật sống này, gây cười là đấy, nhưng có tính tố cáo, phê phán vô cùng mạnh mẽ, và để lại nỗi buồn đau sâu sắc trong lòng người. “Đi Đi Mà Học Người Ta” là một bài thơ như vậy. Thi sĩ đã mượn lời người vợ Tổng Bí để vạch trần sự lưu manh, tráo trở của chế độ đương thời:

…Đã cam kết với họ rồi
Ông đừng toan tính nước bài xù lơ?
Như hồi Vê kép tê ô (WTO)
Hứa rồi xù, để tiếng nhơ muôn đời!
Lần này không thể được rồi
Vẹm (1) mà vẹm nữa thì tôi nhảy lầu!
Tổng Bí chứ có đùa đâu?
Lại còn lũ lĩ một xâu tháp tùng
Trống giong cờ mở tưng bừng
Tiền hô hậu ủng lẫy lừng trời Tây…”

Không chỉ thơ tình, mà trong lục bát trào phúng, Bành Thanh Bần cũng hay sử dụng nghệ thuật so sánh, và ông đã sử dụng rất thành công. Với hình thức nghệ thuật này, hình ảnh ti tiện, rẻ tiền của ông Tổng Bí hiện lên một cách đậm nét thông qua tính cách cô gái làng chơi, trong bài Ông Là Ca Ve:

Với ai ông cũng mỉm cười
Với ai ông cũng nghiêng người làm duyên…
Ca ve nhìn bỗng phát thèm
- Tổng Bí cũng bắt chước em cơ à?”

Tuy lời thơ dân dã, nhưng lại rất thâm cay, hình ảnh quan tham hiện lên một cách nhục nhã, thật đáng khinh bỉ từ phép so sánh của nhà thơ, với những “gái đĩ già mồm”. Từ những hình ảnh cụ thể này, ta có thể thấy sự thối nát tận cùng của chế độ xã hội đương thời. Và“Vá Mồm” là một trong những bài thơ đã làm được điều đó:

Gái đĩ lại hay già mồm
Tạo màng giả, cãi “ Em còn rất zin“
Quan tham muốn được dân tin
Không tham ăn, cũng đến xin vá…mồm!”

Có lẽ, không ai không biết đổi mới, khoán mười trong nông nghiệp, hay mở cửa cho doanh nghiệp tư nhân của Đảng là trở về cái cội nguồn, cái chính sách kinh tế, qui luật đúng đắn từ ngàn năm qua của cha ông ta. Tức là Đảng đang đổi về cái quan hệ sản xuất cũ. Cái mà Đảng đã tự tay bóp chết bằng cách, đánh tư sản và cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất, sau khi cướp được chính quyền. Cổ phần hóa doanh nghiệp, lại một lần nữa Đảng biến của công thành của riêng, cho những tên tư bản đỏ, một cách hợp pháp, nhưng rất bẩn thỉu. Cung cách trá hình, lưu manh ấy, đã được thi sĩ Bành Thanh Bần hóa giải trong bài “Cổ Phần”. Và tôi tin rằng, sự xúc động, phẫn uất không phải chỉ riêng tác giả, mà còn rất nhiều người, khi đọc bài thơ này:

“Năm trăm doanh nghiệp cổ phần?
Phen này “đầy tớ thằng bần” giàu to!
Tài sản to như con bò
Định giá bé tựa con mò li ti.
“ Ông chủ” ngoài khố- còn gì?
Mà cổ với kiếc mơ chi thêm gầy!
“ Đầy tớ” nhung nhúc từng bầy
Năm trăm doanh nghiệp phen này: Nuốt phăng!…”
Tuy viết về đề tài mang tính thời sự xã hội, nhưng lời thơ Bành Thanh Bần rất sáng và mượt mà. Có thể nói, đến bài Chúc Mừng Tướng Cướp Ca Ca, thơ lục bát Bành Thanh Bần đã đạt đến độ chín. Đây là một bài thơ hay. Ngoài từ ngữ đẹp, trong sáng, nó còn lột trần sự lưu manh hóa của bè lũ cầm quyền, điển hình là Tướng Đỗ Hữu Ca, trong vụ cướp đầm tôm Tiên Lãng, Hải Phòng, dưới ngòi bút khí phách, can đảm Bành Thanh Bần:

“Chúc mừng đại tá Ca Ca
Quân hàm Thiếu tướng “người ta” thăng rồi!
Chiến thuật lấy thịt đè người
Trận đánh Tiên Lãng ngời ngời chiến công…

Công an, Quân đội, Biên phòng
Và lũ chó “cắn” hội đồng nhà Vươn!
Quyết tâm phải cướp đầm tôm
Nhà thành binh địa, ruộng vườn tan hoang…

Bao người đã phải tù oan
Gia đình ly tán tiếng than dậy trời!…”

Trong nghiệp viết lách của mình, dường như nhà văn, nhà thơ nào cũng có dăm, ba bài thơ thế sự trào phúng, để vơi vợi đi những uất ức, hay những ngang trái, bất công trong đời sống, xã hội. Nhưng viết thẳng tưng, không run sợ trước thế lực cường quyền như Bành Thanh Bần: “Mấy thằng ngồi ghế cao cao/ Tai mắt đủ cả lẽ nào điếc, đui/ Dola tọng kín miệng rồi?/ Ú a ú ớ coi trời bằng vung?” thì quả thật không nhiều. Với chí khí của kẻ sĩ ấy, tôi tin thơ văn và con người ông sẽ in đậm mãi trong lòng người đọc.

*Thân phận và sự giải thoát con người.

Khi một xã hội, các đấng văn nhân chỉ còn biết cắm mặt xuống, rồi tụng lên lời ca lạc loài, thì có những thi nhân đứng hẳn về phía người dân, người cùng khổ để viết, quả thật may mắn, quí hiếm vô cùng. Và ta có thể thấy, nếu không có trái tim đa cảm sẻ chia với đời, với tha nhân, để cất lên tiếng nói của lương tri, thì chắc chắn Bành Thanh Bần không thể viết được những trang thơ thẳng thắn, mãnh liệt và đầy lòng nhân ái đến vậy.

“Kiếp Người” là một trong những bài thơ hay trong thi tập này. Lời thơ dân dã, nhẹ nhàng, tuy nhịp điệu chậm rãi, nhưng dường như vẫn không kéo nổi sức nặng của kiếp người. Vâng! Đó là sức nặng của sự lạc đường, tịt lối, với bảy mươi năm giành chính quyền, bốn mươi năm thống nhất. Sự hình tượng hóa trâu người, người trâu bị đóng trong cái ách (cái cùm) vô án hạn… của Đảng, nó làm bật lên sự dã man trong cái đắng cay của kiếp người:

“Trâu ơi, chầm chậm thôi mày
Quần tao sắp tụt đây này, trâu ơi!
Bừa xong thửa ruộng này rồi
Mày tưởng đã được nghỉ ngơi đấy à?

Đời ông cho chí đời cha
Chúng mình mong cởi ách mà được đâu
Kiếp người theo đít kiếp trâu
“ Một thế kỉ nữa…” (1) chắc đâu đổi đời…?”

Có thể nói, Bành Thanh Bần khá dụng công tìm tòi, sáng tạo làm mới thơ lục bát, và luôn luôn gây bất ngờ cho người đọc.“Tiếng Kêu Của Một Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng” là một bài thơ điển hình như vậy. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ngắt nhịp, xuống dòng một cách đột ngột trong câu kết. Nó đã gây bất ngờ, và làm một câu thơ bật ra hai nghĩa chuyển tải, cũng như thông điệp cái kết trắng tay của một kiếp người cho cả bài thơ, một cách rõ ràng:

“Ới chồng, con hãy về ngay…

Hết rồi!”

Đây là một bài thơ hay, không chỉ về mặt hình thức, nghệ thuật, mà nó còn lột trần bộ mặt thật một thứ Âm Binh mới, bấy lâu nay chính quyền đã sử dụng đánh người, cướp đất, phá nhà của người dân cùng khổ. Chúng ta hãy đọc lại đoạn trích dưới đây, để nghe rõ tiếng kêu cứu cuả một Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, người đã hy sinh cả chồng con để dựng nên chế độ này:

“…Cướp thì hãy cướp đàng hoàng
Một tờ quyết định là “sang” tên rồi!?
Làm chi giở thói cao bồi
Đầu trâu mặt ngựa như sôi, ào ào
Linda bịt mặt xông vào
Bắt tôi nhốt chẳng khác nào phạm nhân!

Vì ai tôi mất người thân?
Vì ai tôi phải sa chân chốn này?
Ới trời cao, ới đất dày…
Ới chồng, con hãy về ngay…
Hết rồi!

Trong cái kiếp cùm gông ấy, ở nơi đâu người thi sĩ cũng nghe thấy tiếng rên xiết của những linh hồn. Từ một bà mẹ Việt Nam bị cướp đất, phá nhà kêu cứu, đến một biểu tình viên bị đạp dập mặt, hay một nhạc sĩ già bị hành hung giữa phố… Và đến bài “Vợ Bọ Lập Dặn Công An” ta có thể thấy, cái ác và sự bóp nghẹt tư tưởng của chế độ đã lên đến đỉnh điểm, khi bắt bớ tống giam nhà văn Nguyễn Quang Lập. Nếu không có sự sẻ chia, cảm thông, chắc chắn người thi sĩ không thể rung động, viết được những câu thơ đau xé lòng đến vậy.

Thành thật mà nói, tôi chỉ là kẻ viết văn tép riu, thế mà ngày 7-3-2015 vừa rồi cũng bị an ninh bắt giữ mười tiếng và trục xuất ra khỏi Việt Nam, đã cảm thấy bị tổn thương nặng nề và nhục nhã thay cho một chế độ. Nên khi nhìn nhà văn Nguyễn Quang Lập tập tễnh bị dẫn giải vào nhà lao, tôi không kìm được những giọt nước mắt. Và điều này, có lẽ không chỉ riêng tôi.

Cảm ơn thi sĩ Bành Thanh Bần đã nói hộ thân phận rẻ mạt của văn nghệ sĩ, trí thức trong bài thơ này:

“Trí trá phòng cháy kiểm tra
Các anh đột nhập vô nhà chúng em!
Y như bọn Xã hội đen
Ới bà con, đến mà xem khám nhà:
“Bắt quả tang” Bọ Quê Choa
Đang viết văn…
Chết bỏ cha em rồi!
Chồng em đang liệt nửa người…”

Thi tập“Những Bầy Sâu Cổ Đeo Cà Vạt Đỏ” có một số bài viết theo thể lục ngôn, không phải sở trường viết của Bành Thanh Bần, nhưng đọc thấy lạ, mạnh mẽ và khá hay. Nếu lời thơ lục bát trào phúng Bành Thanh Bần mượt mà bao nhiêu, thì lời thơ lục ngôn trào phúng của ông lại xù xì thô ráp, gần với những câu khẩu ngữ thường nhật bấy nhiêu. Và có thể nói, Bành Thanh Bần có tài láy, ghép từ, hay các cụm từ gây tiếng cười cho người đọc như, Đảng Chuột, Lão Đáng… “Để cho dân chúng cạn tình/ Gọi Đảng chúng mình: Đảng chuột, thì nguy…”. Đoạn trích trong bài “Thằng Cu Đái” dưới đây sẽ chứng minh thêm những điều đó:

“Xứ tao lão Đáng trên đầu
Tam quyền nằm dưới chân Đáng
Lão Đáng chính là ánh sáng
Đỉnh cao trí tuệ loài người!

Đáng tao độc quyền trên đời
Vạch chim- Đáng độc quyền đái…
Đái lên văn minh thời đại
Đái lên đầu lũ dân đen
Đái lên Tự do Dân chủ
Đái lên Chủ quyền thiêng liêng!”

Nếu như được phép lựa chọn, xin nói thẳng: Có hai nhà thơ lục bát trào phúng Dương Quân(1926-1985) trước đây và Bành Thanh Bần hiện nay tôi yêu thích. Dương Quân quê Nghệ An với nhiều bút danh khác nhau như: Chính Tâm, Thanh Điển, Tùng Tiết…Ông viết nhiều (có tới 500 bài trào phúng) và là nhà thơ khí phách và ngang tàng. Thơ trào phúng Dương Quân như những cái tát thẳng vào mặt lũ quan tham. Nhưng vì bối cảnh xã hội lúc đó, thơ ông mới chỉ dừng ở mức độ vạch trần, phê phán. Và đến nay, Bành Thanh Bần là người dường như, không chỉ dừng lại sự nối tiếp khí phách Dương Quân, mà ông còn mở ra một con đường, một lối thoát cho xã hội, con người. Lời thơ cảnh báo ấy của Bành Thanh Bần ngoài tính giải thoát, còn mang ý nghĩa nhân đạo cao cả:

“Coi mạng dân chúng nhỏ nhoi
Vùi dưới bánh xích như thời chiến tranh…
Hờn căm lại giục hờn căm
Vùng lên giành lấy non sông, đất trời!” (Lưỡi Không Xương)

Hè vừa rồi, đại hội Hội Văn Học Nghệ Thuật Người Việt Thành Phố Leipzig, tôi là khách được mời. Lúc ăn uống, ngồi cạnh một bác già và một bà khoảng tầm tuổi tôi. Trong câu chuyện, tôi mới biết họ là hai thày trò. Bác già nguyên là giảng viên khoa văn trường Đại học tổng hợp, sang thăm con. Các bác bàn luận khá sôi nổi về thơ, và cho rằng: Thơ thế sự dường như sẽ đánh mất tính nghệ thuật. Tôi ngồi nghe và tôn trọng ý nghĩ đó. Tuy nhiên, tôi không đồng ý như vậy. Bởi, ta có thể thấy, tài năng đến như đại thi hào Nguyễn Du, nếu như ngòi bút của cụ không chọc thẳng vào chế độ thối nát đương thời và nỗi đau cũng như thân phận con người, thì Truyện Kiều không thể sống đến hôm nay.

Do vậy, tôi tin cùng với thi tập Rượu Trời, lục bát trào phúng “Những Bầy Sâu Cổ Đeo Cà Vạt Đỏ” là tập thơ sống. Và chính nó làm nên chân dung người thi sĩ đích thực Bành Thanh Bần.

Leipzig ngày 25-12- 2015

© Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

“Ước mơ của Thủy”- Một thách thức với chế độ

$
0
0

uoc-mo-cua-thuy-COVER-622

Một cô gái trẻ ở trong nước vừa tung ra một thách thức đối với chế độ bằng một quyển sách nhỏ, Ước mơ của Thủy. Mới khoảng 30 tuổi, tác giả Lê Việt Kỳnhi trong nhóm bcLH (“Bước chân Lạc Hồng”) đã viết nên một cuốn sách vừa sâu sắc vừa trong sáng, giàu trí tưởng tượng nhưng không phải là loại tưởng tượng hoang đường mà là một thứ tưởng tượng rất khoa học, có căn cứ rõ ràng. Rõ ràng đây là một cuốn sách mà như người Pháp đã có cách mô tả “rất Pháp”: “Ce qui se conçoit bien s’énonce clairement.” (“Cái gì đã được suy tư cẩn mật thì sẽ được diễn tả ra một cách trong sáng”).

Ba chương rõ ràng: Nguồn cội, Giáo dục, Nhân bản luận

Cuốn sách không dầy, chỉ hơn 100 trang nếu kể cả ba Phụ lục ngắn (“Hãy là con sư tử mang chính khí Việt Nam,” “Theo trào lưu thế giới,” “Quốc kỳ và Quốc dân”) nhưng gần như từng dòng một là mang một nội dung chất chứa suy nghĩ độc đáo, đáng để cho người đọc thẩm định. Đúng như Nguyễn Phương Uyên, một người trẻ khác, viết trong “Lời giới thiệu”: Đây là sách viết theo kiểu “ung dung ta nói điều ta nghĩ” nên “tôi nghĩ các bạn phải đọc cuốn sách này bằng cách nói chuyện với nó.” Vấn đề không phải là “cùng tác giả đi tới trang sách cuối cùng, mà phải nói chuyện nhiều lần với tác giả, nghĩa là phải đọc nó nhiều hơn một” lần. Chính cá nhân tôi, người điểm sách, đã đọc đi đọc lại cuốn sách ba lần trong vòng một tháng qua.

Đâu phải vì cuốn sách viết chữ nghĩa khó khăn hay mang những thông điệp gì bí ẩn! Như tôi đã thưa ở trên, cuốn sách viết sáng như ban ngày, không có tới một câu rắc rối hay cầu kỳ nhưng sâu sắc thì có những đoạn dị kỳ, làm ta sửng sốt!
Tôi xin tạm lấy một thí dụ. Trong chương “Nguồn cội” tác giả đã dựa một phần vào những người đi trước để nói về những nét văn hóa rất đặc trưng của ta như một nền văn hóa Đông Nam Á, tìm ra nghề canh nông lúa nước trước rất nhiều nước. Điều này đã được những học giả lừng danh thế giới như Wilhelm Solheim đã tìm ra từ thập niên 70 của thế kỷ trước, nền văn minh trống đồng của Việt nam cũng đã được các học giả người Pháp, người Đức (như Heger), người Thụy điển (như Olov Janse) chứng minh qua những khai quật của họ từ thập niên 20 30 của thế kỷ XX, song đi vào tìm ra những ý nghĩa sâu xa của trống đồng, chẳng hạn, thì ta lại phải đợi đến Linh mục Kim Định với những sách như Sứ điệp trống đồng của ông—khác hẳn những lối khai quật khoa học được các khảo cổ gia miền Bắc học theo các thầy Tây phương nhưng không đi sâu được vào ý nghĩa của những vật mình tìm ra. (Mãi gần cuối đời, sử gia Trần Quốc Vượng ở Hà nội mới đi vào ngành folklore học để theo khảo hướng này.)

Sở dĩ phải tìm về nguồn cội thì ta mới biết được ta từ đâu đến để định ra con đường trước mặt. Sử học Cộng sản vì tất cả những gian dối của nó nên một ngày kia, chúng ta sẽ phải viết lại hết cả (cũng tựa như kinh nghiệm của nước Nga sau thời CS, họ đã phải viết lại hết cả sách giáo khoa về sử của nước họ). Cũng vì những lý do như thế mà tác giả Lê Việt Kỳnhi tỏ ra rất ăn ý với những nỗ lực “tìm về nguồn” của các tác giả hải ngoại như Phạm Trần Anh với cuốn Nguồn gốc dân tộc Việt hay Du Miên với quyển Suối nguồn văn minh phương Đông. Cô không kỳ thị người ngoại quốc bởi cô trích với sự thích thú nhận định của G.S. sử học Keith Taylor và G.S. người Hàn quốc Han Do Hyun khi hai ông này cho rằng Việt nam thời cổ không kỳ thị đối với phụ nữ và còn có chế độ “lưỡng hệ (phụ hệ và mẫu hệ).” Đi từ nguồn cội như thế là để bác bỏ ảnh hưởng Nho giáo trọng nam khinh nữ mà đòi hỏi trở về nguồn, tìm lại sự bình đẳng cho nữ giới để hơn một nửa dân số có thể đóng góp ngang hàng với nam giới (nếu không muốn nói là hơn, vì đông hơn). Đó là những loại tư duy rất độc lập của tác giả Ước mơ của Thủy.

Nhưng cô còn đi xa hơn thế. Cô dẫn một cách tâm đắc nhận định của triết gia Kim Định:

“Sứ điệp trống đồng nằm ngay trong chữ Trống…”

Lê Quý Đôn đã tóm ý đó vào mấy câu sau:

“Trời lấy trống không làm đạo,
Đất lấy im lặng làm đạo,
Người có trống không và im lặng mới hợp với đạo trời đất.
Vì trống không / khắc được tự sáng sủa.
Yên lặng khắc được tự yên định.”

Chưa hết, cô cho là còn phải thêm: Sứ điệp trống đồng còn nằm ở chữ “Đồng” nữa! Không chỉ có ý nghĩa là một kim loại, chữ “Đồng” còn có nghĩa là “đồng thuận, đồng tâm” tựa như trong câu “Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.” Từ đó, cô cho rằng chúng ta chưa đi hết con đường ông bà tổ tiên chúng ta đã vạch ra: chúng ta chưa đi hết chữ “Đồng.” Thật là một ý tưởng vô cùng độc đáo!

Thách thức đối với quê hương, đối với nhà cầm quyền

Những suy tư khác của tác giả Lê Việt Kỳnhi cũng tương tự, đầy tư duy độc lập và sáng tạo. Nhưng không vô lý. Có thể là vì cô đã nghiên cứu nhiều năm sấm Trạng Trình và được biết trong cộng đồng mạng ở Việt nam như là “người giải sấm” (tiết lộ của Huỳnh Lê Nam trong “Lời bạt”). Và cũng vì cô cũng đã từng trăn trở với nhiều người con dân đất nước về một “lối ra cho một xã hội bế tắc” (tên một bài viết của cô trên Facebook của cô).

Đọc cuốn sách của Lê Việt Kỳnhi, chúng ta thấy như được đồng hành và trao đổi với một bộ óc tế nhị, thách thức những suy nghĩ đã vào khuôn vào phép của chúng ta—nhất là những bậc có tuổi, “bề trên,” dễ nghĩ là người già có độc quyền về trí tuệ, khôn ngoan hơn người. Đây là một trường hợp mà không những ta có thể nói, “Hậu sinh khả úy,” mà còn có thể nói thêm “Nữ hậu sinh diệc đại khả úy.”

Vì dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám viết nên Lê Việt Kỳnhi rất tự tin, không mảy may mặc cảm… trước người lớn!
Tôi không muốn đi vào những chi tiết của hai chương còn lại trong sách, về Giáo dục và về Nhân bản luận. Tôi muốn dành sự thích thú đó cho người đọc, nhất là “người lớn đọc” để chúng ta hết khinh thường tuổi trẻ VN hôm nay, đặc biệt là các phụ nữ trẻ như Lê Việt Kỳnhi, Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy v.v. Đã đến lúc chúng ta cần xét lại hết cả những định kiến cổ hủ, hủ nho bại hoại của chúng ta để tháo gỡ cho tư tưởng Việt nam được bay bổng, bắt kịp với thế giới, bắt kịp với đời.

Tác giả gọi sách mình là “Ước mơ của Thủy”: “Tên tôi là Thủy… Tôi thật sự mơ được thấy một dân tộc Việt mạnh mẽ với hào khí ngút trời… Vì giáo dục là nền tảng xã hội, muốn đất nước hồi sinh không thể không chỉnh đốn lại nền giáo dục. Và cuối cùng là chương Nhân bản luận, là suy nghĩ to gan của tôi về một Việt Nam có thể tạo một bước tiến mới trong sự phát triển của nhân loại.”

Thì ra thông điệp của cô, mạnh là thế, lại được nói ra một cách rất đàn bà con gái, một cách thật nhỏ nhẹ. “Thủy” xem cho cùng là “nước,” không phải chỉ là một chất lỏng, mà còn là “nước, là quốc gia, là Việt Nam” với tất cả yếu tính linh hoạt của nó. Nước chảy, đá mòn, ước mơ của Thủy, đưa ra trước ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9 của Hà nội, chắc sẽ có ngày làm cho khối đá CSVN phải mòn đi thôi.

Tâm Việt
_____________________
* Sách Ước mơ của Thủy của tác giả Lê Việt Kỳ Nhhi có thể mua trên Amazon Books hoặc độc giả có thể gởi $15 (Mỹ kim, gồm $12 ấn phí và $3 bưu cước) về: 6433 Northanna Drive, Springfield, VA 22150 1335. ĐT: (703) 971 9178.

Thơ Nguyễn Quang Thiều ra rác, chủ tịch HNNVN Nguyễn Hữu Thỉnh ‘ăn ốc nói mò’

$
0
0

Muốn đọc và hiểu được thơ Nguyễn Quang Thiều cho dễ, trước hêt phải nhìn ra cách Nguyễn Quang Thiều thường hành trình để xây dựng cấu tứ cho một bài thơ. Thơ Nguyễn Quang Thiều không phải là loại thơ tượng trưng, siêu thực hay cách tân cách tiếc gì hết? Một số người nói nó “Tây” quá, chỉ vì họ đọc thơ Thiều thấy khó hiểu. Nhiều bài ngôn ngữ, giọng điệu nghe từa tựa như kiểu người nước ngoài nói lơ lớ, ngọng nghịu… khi phát âm tiếng Việt.

Tôi đã đọc khá nhiều thơ của Thiều, cả thơ đã xuất bản thành sách và đăng trên mạng. Theo nhận định của tôi: “Sự mất ngủ của lửa” là tập thơ hơn cả so với các tập thơ khác, trong đời thi ca Nguyễn Quang Thiều. Được tác giả cho xuất bản lần đầu vào năm 1992 và nay, sau 23 năm lại cho tái bản.

Phần nhiều các bài thơ của Thiều thuộc loại thơ… miêu tả. Khi tả cảnh, lúc miêu tả sự việc. Hầu hết là tả nổi… ít tư duy trong. Không ít bài đến hết thơ cũng chỉ dừng lại ở sự miêu tả đó. Nhiều bài đọc mãi, đọc mãi… mà vẫn không hiểu thơ nói cái gì? Sau đây, khi phân tích một số bài cụ thể, tôi sẽ dẫn chứng về vấn đề này.

su-mat-ngu-cua-lua-1

Giờ xin đi vào bình – “Sự mất ngủ của lửa” bao gồm 25 bài thơ, phụ thêm 22 bức tranh họa của 15 hoạ sĩ, không kể bức tranh họa bìa sách. Nhưng với 22 bức tranh minh họa đó cũng chỉ có ý nghĩa trang trí, hoặc tăng thêm sự quảng cáo mà bán sách, hoặc để đọc cho đỡ rức mắt. Nhất là với loại thơ viết câu cú thường rất dài của Nguyễn Quang Thiều. Bởi vậy, những bức hoạ đó tôi không bàn đến trong bài bình luận này.

Khuôn khổ của một bài viết không thể bình tất cả các bài được, vì quá dài. Nhưng để cho khách quan, trong 25 bài thơ của cả tập… tôi sẽ bình hẳn 10 bài. Thế đã là nhiều lắm rồi! Năm bài đầu và năm bài cuối. Những bài đầu và cuối thường là các bài thơ trội nhất, các tác giả hay chọn để sắp xếp khi cho in. Sau đó sẽ nhận định, đánh giá chung cho cả tập.

Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

NĂM BÀI THƠ ĐẦU TIÊN

1. Mở đầu tập là bài “Sông Đáy”: Quả nhiên, tuy Sông Đáy chưa được gọi là bài thơ thật sự hay, nhưng đã là bài khá nhất tập. Tôi để lại sẽ bình cuối cùng.

2. Sang bài “Ban mai”: Chia làm năm khúc với 20 câu. Tác giả tả khung cảnh một buổi sáng sớm ở làng quê.
* Khúc một – Tả bóng đêm dần tan như bóng một con mèo nhung khổng lồ bước đi. Anh ta tỉnh giấc dậy mỉm cười với sớm ban mai.

* Khúc hai – Những tiếng xôn xao từ cánh đồng mờ sương lùa về. Có tiếng xe trâu chất đầy hương cỏ tươi lặng lẽ đi qua.

* Khúc ba – Nghe như có tiếng ai gọi ơi… ơi… ơi… từ những con đường quen thuộc. Anh ta lách mình qua khe cửa nhòm ra.

* Khúc bốn – Tác giả mường tượng… người nông dân bế anh ta lên đặt vào thùng xe. Người nông dân cất cái giọng trầm trầm lên hát, như tiếng thóc khô chảy vào trong cót, như đất ấm trào lên trong loé sáng của lưỡi cày.

* Khúc năm – Vẫn là hình ảnh chiếc xe trâu một nửa đã ra ngoài sáng, một nửa còn trong đêm. Sau cái tiếng gọi huầy ơ như người chợt thức ấy, những ngọn ban mai mơn mởn rướn mình.

Đấy là toàn bộ bài thơ mà tôi đã diễn giải ra. “Ban mai là bài thơ tả cảnh một buổi sớm quê, qua sự xuất hiện của chiếc xe trâu chở đầy cỏ tươi và người nông dân theo xe đi trên đường. Ngôn ngữ diễn tả thuộc ngôn ngữ nói thông thường. Tức là không phải ngôn ngữ bắn ra từ trong tâm linh hay cảm xúc của tư duy trong – Nên các hình ảnh thường cứng khô, không có thần.

Tôi xin đưa ra vài thí dụ để minh họa.

- Bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử: Mặc dù là bài thơ tả cảnh mùa xuân, khi thi nhân da diết một nỗi lòng thương nhớ làng quê. Mô tả qua hình ảnh trong hồi ức:

… Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?

Sắc điệu “… trắng nắng chang chang” vẽ ra cảnh trắng toát bên con sông mộng. Cảnh thực trong hồi ức mà như ảo ảnh. Hình tượng của những câu thơ đó được mô tả bằng thứ ngôn ngữ trào ra từ tâm linh, một thứ tư duy cảm xúc đã thăng hoa… mà tạo nên sự rung cảm mãnh liệt, đẩy tình thơ đi đến viên mãn tột cùng. Một bài thơ tả cảnh mùa xuân nhưng nó chứa chất, ôm bọc cả nỗi tình đời sâu sắc bằng một nghệ thuật ngôn ngữ siêu đẳng, mới có thể trở thành bài thơ hay!
Hoặc khi ông tả về bóng trăng với nỗi lòng hiu hắt:

Với sao sương anh nằm chết như trăng

Đây chính là một câu thơ thần cảm tuyệt hay! Bóng trăng mà chứa cả linh hồn cùng số phận thi nhân bên trong – Thứ ngôn ngữ siêu đẳng của thi ca, xuất thần từ trong tâm linh… như Chế Lan Viên từng viết trong Di cảo:

Ở bên kia bờ hư ảo – bờ thơ.

Ngôn ngữ thi ca của Nguyễn Quang Thiều là thứ ngôn ngữ diễn tả theo lối kể lể thông thường, ngôn ngữ đại trà. Đơn giản là tả nổi bên ngoài, nên hồn thơ không có thần cảm. Thí dụ, cũng ở bài “Ban mai” – khi tác giả muốn nói về sự gắn bó thân thiết giữa mình với người nông dân ở quê, nhưng hình ảnh diễn tả khô cứng:

Người nông dân bế tôi lên và đặt vào thùng xe

(câu thơ 13)
Hoặc khi tả cảnh trời đêm đang sáng dần, anh ta cũng dùng hình ảnh ví nhưng kể như văn xuôi:

Bóng tối đêm dần sáng như con mèo nhung không lồ bước đi uyển chuyển
(câu thơ thứ nhất)

Nếu trong thi ca mà dùng toàn loại ngôn ngữ diễn tả nông nổi, sơ đẳng này – Thứ ngôn ngữ không cần tư duy, thần cảm… thì khó lòng sáng tác nổi một câu thơ hay, chứ đừng nói đến bài thơ hay? Thơ Nguyễn Quang Thiều hầu như chỉ dùng loại ngôn ngữ kể lể sơ đẳng này.

Một ví dụ nữa, nói về những ngôn ngữ thi ca tầm bậc của các thi nhân.

- “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến chẳng hạn? Tả về một đêm thu ngồi thuyền câu cá, cảnh tình thì hiu hắt với nỗi cô đơn:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Nhất là đến hai câu kết:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Ta thấy đằng sau cảnh thu tĩnh lặng một tâm trạng khắc khoải chênh vênh của người ẩn sĩ, chán nơi quan trường từ quan về nương náu chốn thôn hương. Hình ảnh của hai câu thơ kết ấy thật sống động, như có thần… chứa cả nội tâm ở bên trong. Đó chính là thứ ngôn ngữ bậc cao của thi ca.

- Tôi ví dụ thêm bài “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan – Bốn câu đầu bà tả cảnh đèo:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa,
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Cảnh đã rất sinh động và đẫm hồn nhưng vẫn chỉ là để tả cảnh trí. Sang đến hai câu sau:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Thì cảnh tả ở đây đã ôm bọc cả nỗi nước tình nhà, sự da diết của bà giữa chốn Đèo Ngang hoang vu. Ý tình trong hình ảnh thơ bộc lộ tâm can, cõi lòng sâu xa nhất của người đi xa. Điển hình đến mức hoàn bích, cho nên tình thơ mới sống mãi với thời gian và nền văn học nước nhà. Những câu thơ thần cảm ấy phải được đẩy ra từ trong tâm linh. Như nữ sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ từng viết:

Những câu thơ run rẩy
Những câu thơ trốn chạy…
Những câu thơ… cháy rôi !

Thứ ngôn ngữ tả cảnh vật theo lối kể bên ngoài như của Nguyễn Quang Thiều không thể có được những câu thơ ôm chứa sâu sắc và hay đến như thế!

- TRỞ LẠI VỚI BÀI “BAN MAI”: Như tôi đã nói ở trên ” Phần nhiều các bài thơ của Thiều thuộc loại thơ… miêu tả” con người hoặc sự việc diễn ra, ý nghĩa bên trong chưa có gì sâu xa. Độc giả khi đọc thơ Thiều cũng rất khó hiểu? Không dễ nắm bắt như tôi đã trải rạch ròi ra như ở trên.

“Ban mai” là một bài thơ tả cảnh vào loại bình thường, ý nghĩa cũng chưa có gì.

3. “Tiếng cười”: Bài thơ dài 24 câu, nói về sự bỏ nhà ra đi của người cha. Tác giả tả từ lúc còn tuổi hai mươi cha đã bỏ mặc người vợ trẻ với một nỗi buồn đầy nước mắt, đứng vùi chân trong cát… ra đi không ngoảnh lại. Chỉ có tiếng chó rộ lên từ xóm tới đầu làng và con đò cô độc ở bến sông quê.

Khi cha trở về thì tóc… đã trắng. Đêm đêm cha lại ngồi hút thuốc lào:

Tiếng điếu rít lên muốn khoan thủng nỗi buồn
Khoan vào phận con buốt nhức

Nhưng lý do ông buồn vì vợ con… hay tại hoàn cảnh như thế nào? Bài thơ không nói. Chỉ thấy tác giả than:
Bốn anh em con…

… không phải là đích cuối cùng của đời cha

“Chỉ là bốn cột số”… trong nỗi buồn dằng dặc của ông. Bởi thế, tuổi 70 rồi cha lại bước lên con đò chao đảo, bỏ gia đình ra đi… trong sự hoảng hốt của những người con. Tiếng chó lại sủa từ đầu làng về ngõ.

Nghĩa là, không thể bàn về tính nhân văn hay ý nghĩa xã hội… trong bài thơ này?

Bởi vì, việc ông bỏ gia đình ra đi không phải vì nước non? mà cũng chẳng phải tại gia đình? Như ý thơ thì… vợ con ông vẫn yêu thương ông cơ mà? Chỉ biết là… 4 người con với ông không có nghĩa gì hết. Người vợ nhìn ông bỏ nhà đi với một nõi buồn đầy nước mắt, đứng chôn chân trong cát. Còn do… “tại phận” mà ông buồn? Thì phận làm sao? Bài thơ mới chỉ vẽ lên cái cảnh cha rời nhà vào lúc nửa đêm, không giống người say rượu. “Đom đóm bay quanh ông” như những vòng dây thép nung đỏ đứt tung ra, rồi tiếng chó sủa v.v… để tác giả kết luận:

Tóc cha trắng một tiếng cuời ngửa mặt

“… tiếng cười ngửa mặt” là một tiếng cười tự mãn, tiếng cười thách đố! Kết luận như thế này có vẻ cường điệu, cho kêu, cho thật… oách ! Chứ không hợp lý? Cái tính cách có vẻ dở người của một ông bó như thế, có gì mà tự mãn? mà thách đố? Người ta có thể suy luận: đó là một người cha kỳ cục, thậm chí là khùng… mới có cái “tiếng cười ngửa mặt” như thế. Ngôn ngữ và tình ý thơ chưa có sự thuyết phục. Theo tôi, tác giả viết chưa thành. Tuy có màu sắc của một bài thơ tự sự, nhưng Nguyễn Quang Thiều chưa diễn đạt nổi tư duy ra thơ, vẫn còn ở trong dạng bản thảo.
Bài thơ hỏng.

4. Bài “Cái đẹp”: Một bài thơ gồm 15 câu thơ ngắn. Tác giả tả mấy gương mặt, cả đàn ông lẫn đàn bà với một con bò đang kéo chiếc xe nặng nề đi trên đường – Qua đó để xây dựng hình tượng về… “cái đẹp” !? Song bài thơ không lột nổi ý tưởng. Câu cú, hình ảnh, ý nghĩa chưa có gì đáng bàn – Tôi bỏ qua cho bớt dài.

5. “Xô-nát hoàng hôn trên biển”: Đến bài này thì mới thực là rối rắm. Một bài thơ dài tới 54 câu. Tác giả chợt loé lên ý tưởng của cảnh đánh cá biển trong hoàng hôn, rồi dẫn dụ mặt trời như cái vòng quay lửa đang lăn. Khi thì anh ta ví con sóng chìm tan trước mặt là con sóng chết; Lúc gọi những con sóng vỗ triệu năm đó điên cuồng, mệt mỏi; Rồi những dây buộc chèo xiết đến toé máu; Những tấm lưới bung ra và cả lũ cá dại khờ… vào cuộc chia ly! Nghĩa là chia ly với sự sống, bị bắt và chết.

Thế thôi – Trong cái vòng ấy, mặt trời lăn thêm một vòng, một vòng nữa thì chạm vào mặt biển… và đó là cơn đau đớn vĩ đại, nỗi khát khao vĩ đại của lửa… và lúc đó lòng anh ta đau đớn nhất ? Ngôn ngữ thơ nói phóng đại, nói to tát, nhưng ý nghĩa hình ảnh chẳng ra đâu vào đâu. Chủ đề không rõ ràng. Đọc chán chê, rức cả mắt mà vẫn không biết Nguyễn Quang Thiều định nói về cái gì? Tứ còn loạn nên rất khó bình. Rồi anh ta than rằng: Không chịu nổi lúc có một bài ca lưu lạc trở về… Nhưng vì sao như vậy? Thì chịu. Phải gọi diêm vương dưới âm phủ về giàng nghĩa.

- Nào là bài ca con thuyền vỡ.

- Bài ca những tấm lưới rách.

- Cả bài ca của những người đã chết rơi xuống đáy biển… mà rơi như một chiều đang buồn ngủ… nhưng, không đau khổ và không ân hận ???

Thật vô lý và vô tâm !… Anh ta vơ tất cả những số phận bị hiểm hoạ phải rơi xuống đáy biển ấy làm thành một bài ca, rồi bảo họ chết không đau khổ và không ân hận !? Tình cảnh ra sao? Hiểm họa thế nào? Tại sao tất cả họ, ai cũng… vui vẻ chết? Đấy là nhà thơ vui vẻ ca, chứ có phải ai cũng sẵn sàng chết đâu?

Cái mà người ta gọi thơ Thiều như… “thơ Tây”? Cái mà Hữu Thỉnh, ông Chủ tịch HNVVN chắc gì đã hiểu được mô tê về thơ của Thiều? nhưng cứ nói quàng: Đọc xong thơ Nguyễn Quang Thiều, ông trở thành một con người khác – và ông Chủ tịch kết luận: “như thế gọi là thơ hay!” ? Đúng là “ăn ốc nói mò”. Một ông Chủ tịch Hội, trình độ thẩm định thơ ca đã yếu lại hay nói bậy, làm bậy.

Trở lại với bài thơ. Tất cả cái mớ hình ảnh được miêu tả như thế, Nguyễn Quang Thiều vơ vào mà tạo thành ” Xô-nát hoàng hôn biển”. Tả đủ mọi kiểu như một tập an-bom hỗn độn. Suy lý tuỳ tiện, thả phanh. Đọc cứ nhoằng nhoằng, thấy có vẻ kêu kêu… kêu kêu… chứ chả có hình ảnh hoặc câu thơ nào được gọi là súc tích và hay.
Kết luận: Bài này cũng chỉ là một thứ thơ… ra rác !!! Ai nói không ra rác, hãy bình thử tôi nghe?

TÔI BÌNH SANG NĂM BÀI THƠ CUỐI

6. “Câu hỏi cuối ngày” tr.75-76: Trước hết phải nói, đây là một bài thơ viết rất vớ vẩn. Không những thế, tác giả còn tỏ ra… hợm. Dù có bị dài, nhưng với bài thơ này tôi cũng xin chép cả ra đây:

Tôi tựa lưng vào bức tường xám mốc
Đợi chuyến xe tan tầm
Đó là khoảng thời gian tôi đói nhất và buồn nhất trong ngày

Phía bên kia đường tôi đợi
Những chiếc lá tôi không biết tên phủ đầy bụi
Những chiếc lá dịu dàng rụng xuống
Cơn mơ buổi chiều vàng thẳm dâng lên
Trong cơn mơ đói và buồn
Các cô gái đẹp mặc váy cưỡi xe máy phóng qua
Như dao sắc phất vào tôi
Tôi nhói lên một câu hỏi
Như người ứa máu
Rằng nếu tôi lấy họ
Tôi sẽ ngủ với họ thế nào.

Và chuyến xe tan tầm lại đến
Ọp ẹp và bẩn thỉu như chiếc lồng vịt khổng lồ
Tôi vội vã bước vào trong đó
Các cô gái buôn chuyến đang ngoẹo đầu ngủ
Tóc tai quần áo sặc mùi cá khô
Giấc mơ sẽ thế nào trong giấc ngủ thế kia
Và lòng tôi nấc một câu hỏi
Như một người sặc khói
Rằng nếu tôi lấy họ
Tôi sẽ ngủ với họ thế nào.
Có gì đâu, anh ta tả về một buổi chiều đợi chuyến xe tan tầm, chắc là để về nhà. Nội dung của bài thơ chỉ tả rằng: Anh ta tựa lưng vào một bức tường xám mốc, đợi xe trong sự đói và buồn. Ở bên kia đường chả có gì… ngoài những chiếc lá phủ đầy bụi.

Nhưng có điều kì quặc là, những chiếc lá “phủ đầy bụi” mà lại… “dịu dàng rụng” ?… trong cái tâm trạng… “vừa đói vừa buồn”?

- Đói và buồn… lại thấy những chiếc là phủ đầy bụi… dịu dàng rụng xuống? Nguyễn Quang Thiều viết thơ với một cảm xúc thật quái gở và giả tạo.

Nguyễn Du từng viết:

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Chưa hết, khi những chiếc lá phủ đầy bụi ấy… “dịu dàng rụng”? Thì: Cơn mơ buổi chiều vàng thẳm dâng lên / (câu thơ 7) – “Cơn mơ vàng thẳm” là hình ảnh của một cơn mơ đẹp…

(“vàng vọt” hay “vàng bệch” mới là màu biểu tượng cho sự úa tàn, buồn chán)

- Đói và buồn mà lại có một… cơn mơ đẹp? khi những chiếc lá “phủ đầy bụi”… “dịu dàng rụng” – Thơ ơi là thơ!… Thiều ơi là Thiều!… Quả tình Nguyễn Quang Thiều viết thơ văng mạng. Người ta bảo thơ Thiều đọc như “Tây” cũng vì tả như thế này chăng? Một cách tả chẳng những vô lý, vô nghĩa mà lại còn sai bét cả.

Thế rồi – nhìn thấy mấy cô gái đẹp mặc váy cưỡi xe máy phóng qua… lòng anh ta nhói đau “như có dao sắc phất vào… như kẻ ứa máu” – Anh ta than:

Rằng nếu tôi lấy họ
Tôi sẽ ngủ với họ thế nào ???

Có phải ai người ta cũng muốn lấy cái anh chàng nhà thơ quèn Nguyễn Quang Thiều đâu? Họa chăng phải là kẻ lắm tiền, nhiều của như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chẳng hạn?… Chí ít cũng quyền cao chức trọng, không thiếu tiền tiêu sài, mà lại được Tàu Khựa rất yêu mến… như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng? Hoặc nguyên Tổng bí thư đảng cộng sản Nông Đức Mạnh… ” liêm khiết” đến mức, khi về hưu rồi mới xây cả một cơ ngơi nhà cửa dát vàng, dát bạc hoành tráng, sàn lát đá hoa cương… nguy nga như cung vua, phủ chúa – lại còn vào loại… “đạo đức mẫu mực”… nên mới chiếm đoạt cả nhân tình của con trai về làm vợ?

Tôi nói tiếp phần cuối của bài – Hết cái đoạn anh ta tả về các cô gái phóng xe máy qua rồi thì, chuyến xe tan tầm đến. Anh ta lại tả về chiếc xe tan tầm đó: Nó “ọp ẹp và bẩn thỉu như chiếc lồng vịt khổng lồ” – vào trong thấy:

Các cô gái buôn chuyến đang ngoẹo đầu ngủ
Tóc tai quần áo sặc mùi cá khô

Cũng một ý nghĩ như trên, nhưng lần này Thiều không “ứa máu” nữa, mà:

… nấc lên một câu hỏi
Như một người sặc khói

Rằng nếu lấy họ, thì anh ta sẽ phải ngủ với họ thế nào ??? Hết thơ!

Đúng là thơ với chả thẩn? Ai cũng đòi ngủ. Lại còn tỏ ra kênh kiệu, kệch cỡm:

Không hiểu: Tôi sẽ ngủ với họ thế nào?

Thế mà một số trong Hội nhà văn cứ khen rối, khen rít… Thơ hay?

Hữu Thỉnh thì buông lời phán bậy: Thơ Nguyễn Quang Thiều có tính dân tộc cao? – rồi tuyên bố: Sắp tới tập thơ “Sự mất ngủ của lửa ” sẽ được tặng giải thưởng nhà nước là hoàn toàn xứng đáng? Đúng là một lão Chủ tịch Hội nhà văn hài hước hết mức.

Mà cũng chẳng có gì là lạ: Nước đã mạt thì Hội nhà văn Quốc gia cũng suy, cũng mạt. Chẳng thế, ngay chính Hữu Thỉnh từng đem cả tập “Thương lượng với thời gian” thấp kém chỉ để vứt đi, cùng với tập trường ca biển làng nhàng, tranh giành lấy cái giải thưởng Hồ Chí Minh đó sao? Thì tập thơ “Sự mất ngủ của lửa” của Nguyễn Quang Thiều, chúng có đem trao cho nhau cái giải thưởng nhà nước… cũng đâu phải chuyện bất ngờ? Ngay nhà thơ Việt Phương, một Hội viên HNVVN đã phải buồn chán từng than rằng: “Hội nhà văn Việt Nam” đang bị thao túng bởi nhóm lợi ích”. Đúng là những kẻ mất nhân cách và đáng phỉ báng.

7. Bài “Thời gian”: Là bài thơ Nguyễn Quang Thiều tự sự về đứa con gái đang ốm của mình. Với tình phụ tử ấy nên tôi không muốn bình nhiều, chỉ xin nói ít lời khái quát. Bài thơ chia làm bốn khúc, 15 câu thơ.

- Khúc đầu, giới thiệu tác giả ngồi bế cô con gái đang sốt. Bố cũng sốt và con cũng sốt “Trò chuyện với nhau bằng những cơn ho”.

- Khúc hai, tả cái bếp lửa gần đó và tiếng bẻ củi. Ngọn lửa linh thiêng cựa mình, hình như có bước chân đi quanh đống lửa làm những làn tro ấm bay lên.

- Khúc ba, tác giả tưởng tượng ra một mùa thu thắm đỏ… có con rắn nâu bò qua vườn trên lớp lá vàng… rồi anh ta bỗng khóc cùng mùa hạ, khi thấy bóng mình quanh khu vườn đó?… Hoài niệm về tuổi thơ hay quá khứ chăng? Không biết. Ý nghĩa khi tả những hình ảnh ấy để nói cái gì? Con rắn nâu kia biểu tượng cho cái gì? Có quan hệ gì tới đứa con gái đang sốt? Như ” thơ kín mít ” Âu Châu thế kỷ XIX vậy.

- Khúc bồn, trở lại với hình ảnh ban đầu: Tác giả đang ngồi ôm con trước lửa. Một cơn sốt ôm một cơn sốt: Những tiếng ho bình đẳng vỡ làm đôi / – Hết thơ.

Hình ảnh, ngôn ngữ và ý nghĩa thơ còn làng màng, sơ giản bên ngoài… chưa rung cảm được trái tim đời. Bài thơ không đứng được với thời gian.

8. Sang bài “Âm nhạc”: Cũng là một bài thơ tác giả tả về ngày đưa tang con gái. Thôi, nghĩa tử là nghĩa tận – Bài thơ này tôi bỏ qua, không động vào.

9. “Tha phương”: Bài thơ gồm 22 câu ngắn và thuộc trong những bài thơ ngắn nhất tập. Tác giả nói về tâm trạng của người sống tha phương, chắc là ở nước ngoài.

- Khúc thứ nhất tả con đường lạ, ngơ ngác… vừa bước vừa vấp.

- Khúc thứ hai có 3 câu tả về “nỗi khóc” – Ba câu là ba kiểu khóc: Khóc trong cỏ gai? Khóc trong rơm rạ? và cuối cùng… khóc thành rêu? Tình thơ rất khó suy luận. Những hình ảnh nhặt nhạnh này không có tính đặc trưng, điển hình… nên thơ không thoát ý. Phân tích kỹ thì như tác giả cố bịa ra để thơ thêm màu sắc, chứ không phải thơ ra từ trong cảm xúc? Còn nỗi khóc thư ba “Khóc thành rêu”: Tức là khóc liên miên, ngày này qua tháng khác – Ý nói, những ngày sống tha phương tác giả… chỉ toàn khóc mà thôi !? Hình tượng tả bị hỏng.

Đoạn thơ sau cũng tả vài hình ảnh để nói về nỗi đau, nỗi nhớ của kẻ tha phương, rồi tác giả kết thơ:

Chỉ mùi khói phân trâu khô bên đường bén lửa
Ngăn ngắt đắng vào giấc ngủ kẻ tha phương.

Nói chung bài thơ bình thường, dưới trung bình. Từ nội dung ý nghĩa đến ngôn ngữ nghệ thuật… nhàng nhàng, nhàn nhạt.

10. Cuối tập là “Bài hát về cố hương”: Một bài thơ dài 33 câu, chia làm bốn khúc. Mỗi khúc đều được tác giả bắt đầu bằng câu thơ:

Tôi hát bài hát về cố hương tôi

- Khúc mở đầu: Tác giả giới thiệu hát bài cố hương này vào lúc tất cả đã ngủ say, chỉ còn những vì sao và ngọn gió hoang cùng thức.

Sau đó đến một só hình ảnh còn đọng trong tiềm thức – Nào là, có tiếng nói mê của đàn ông bên mé tóc đàn bà; thoảng mùi sữa mẹ tràn vào đêm; rồi những bầu vú con gái tuổi mười lăm như những mầm cây đang nhoi lên; cả tiếng ho khúc khắc của người già với vườn cỏ khuya vẫn thức một mình

Đấy, toàn bộ hình ảnh cố hương được gợi ra trong khúc một là thế!

- Khúc hai: Nói về ánh sáng của ngọn đèn dầu để tác giả sáng tác văn thơ… cũng là ngọn đèn của cố hương mà ông bà để lại, đẹp và buồn, cho tác giả biết yêu, biết khóc.

- Khúc ba: Nói về khúc ruột, ( tức là cái cuống rốn khi người mẹ sinh ra anh ta ) đã chôn ở đó. Nó thành con giun đất bò âm thầm dưới vại nước, bờ ao, quằn quại qua khu mồ dòng họ, qua bãi tha ma người làng chết đói, đất đùn lên máu chảy ròng ròng.

- Khúc bốn: Khúc cuối cùng để kết thơ, nói về những chiếc tiểu sành bên lò gốm. Một mai anh ta chết cũng sẽ nằm trong đó – Và chí nguyện của tác giả là kiếp này là người, nhưng kiếp sau phải là vật. Anh ta chỉ xin làm một con chó nhỏ… để canh giữ nỗi buồn, báu vật của cố hương.

Tôi cứ đọc đi, đọc lại mãi bài thơ và luôn đặt ra một câu hỏi: Bài thơ viết về vấn đề gì nhỉ? Ừ, thì viết về cố hương – Nhưng ý của bài thơ muốn nói đến cái gì?

Khi nói về hình ảnh của làng quê Việt Nam, người ta thường dùng hình tượng về “Cây đa, bến nước, sân đình…” hay các hình ảnh mang tính đặc trưng, đặc thù của quê hương đó.

Nhưng hình ảnh cố hương của Nguyễn Quang Thiều lại chỉ là: Tiếng nói mê của những người đàn ông về đàn bà, những bầu vú của con gái tuổi mười lăm đang mơn mởn, rồi tiếng ho khúc khắc của mấy ông bà già…

- Những hình ảnh này nhặt nhạnh ở cuộc sống… nơi nào mà chẳng thấy, đâu phải là những hình ảnh để làm biểu tượng? Chỉ có hình tượng về “dòng sữa thơm của mẹ” là chấp nhận được.

Đến đoạn thơ tác giả nói về khúc ruột, nó không tiêu tan mà thành con giun đất bò đi khắp nơi, khắp chốn… máu chảy ròng ròng? – Vậy ta cũng có thể nói: khúc ruột đó nó không tiêu tan mà hoá thành… con gián. Con gián bò khắp nhà, từ xó này qua xó khác – Hoặc hoá thành con cáo cào bay khắp đồng trên, xóm dưới, phủ kín bầu trời cố hương v.v…

Nghĩa là, những hình tượng trong “Bài hát về cố hương” của Nguyễn Quang Thiều còn mang tính lặt vặt, manh mún. Tác giả chưa khai thác được những nét riêng biệt, để bài thơ có tính đặc trưng hay đặc thù của cố hương. Tầm vóc thi ca thường, chưa gây được cảm xúc đối với người đọc.

* Giờ tôi quay trở lại bình vào bài “Sông Đáy”: Chính là bài thơ in đầu tiên của tập. Như tôi đã nói, Sông Đáy tuy chưa đạt được là thơ hay, nhưng là bài thơ khá nhất tập. Tính đến nay, Thiều chưa có một bài thơ hay nào.

Một bài thơ về quê hương dài 24 câu, phần lớn là những câu thơ dài. Thơ dễ đọc, cũng dễ hiểu. Cấu tứ bài thơ chia làm hai phần:

- Phần 1/. Tình cảm khi xa quê, tức là xa sông Đáy.

- Phần 2/. Trở về.

Cái được của bài thơ là giầu cảm xúc, ngôn ngữ giản đơn hơn nhiều so với những bài thơ khác. Tuy nhiên, liệu bài thơ có tồn tại nổi với tháng năm không? Nó có giá trị về mặt thi ca như thế nào đối với nền văn học? Tôi sẽ bàn sau. Giờ xin đi vào phân tích một số nét cụ thể.

a. Phần 1/. Xa quê – Tác giả ví dòng sông Đáy đi vào cuộc đời như hình ảnh người mẹ vất vả, sau mỗi chiều đi làm về người đẫm mồ hôi. Anh ta dụi mặt vào lưng áo người thấy mát một mảnh sông đêm. Những năm tháng sống xa quê, vẫn nhớ đến hình ảnh mái tóc của người mẹ trên bến mòn đứng đợi đã xoa dịu nỗi đau của lòng anh. Mẹ như cây ngô cuối vụ khô gầy:

Suốt đời buồn trong tiếng lá reo

Lòng anh ta như người hụt hẫng. Trong cơn mơ vang tiếng cá quẫy tuột câu, như một tiếng nấc âm thầm vỡ…
Rồi chiều chiều mong hình ảnh dòng sông dâng lên ngang trời. Đôi mắt nhớ thương của anh ta trở thành như hai hốc đất, nơi những con cá bống đến làm tổ giàn giụa nước sông.

b. Phần 2/. Trở về gặp lại sông – Tác giả reo lên:

Sông Đáy ơi! Chiều nay tôi trở lại

Cảm xúc như những cánh buồm cổ tích bay xa về tức tưởi trong lòng – Phần này tách ra làm hai đoạn:

* ĐOẠN MỘT: Nghĩ về em. Tưởng tượng em đã mang đôi môi màu dâu chín sang đò vào một ngày sông bến vắng – Nhưng anh lại chỉ gặp những bẹ ngô trắng trên bãi… nhớ về một trăng xưa, chiếc áo em tuột rơi trên bến…

* ĐOẠN HAI: Trở lại với hình ảnh người mẹ. Mẹ giờ đã già như cát bên bờ. Ngỡ mùi cát khô như mùi tóc của mẹ, quì xuống vốc cát áp vào mặt và… khóc! Cát từ mặt chảy xuống dòng dòng.

Đấy, toàn bộ bài thơ Sông Đáy mà tôi đã diễn giải ra. Tuy khá nhưng bài thơ chưa có gì đặc biệt. Từ hình tượng đến ngôn ngữ cũng chưa có một câu thơ nào thật hay – Với bài thơ này, Thiều cũng đã được một cái gì đó!… Nhưng liệu rồi bài thơ có đứng nổi với thời gian không? Thì tôi nghĩ rằng cũng khó. So với các bài thơ hay của thi đàn như: Mùa Xuân Chín, Đây thôn Vĩ Dạ, Bẽn lẽn của Hàn Mặc Tử – Thu Điếu của Nguyễn Khuyến – Tương Tư hay Lỡ Bước Sang Ngang của Nguyễn Bính – Tràng Giang Huy Cận – Tranh Loã Thể Bích Khê – Hay như với Thuyền Và Biển của Xuân Quỳnh v.v… Thì Sông Đáy của Nguyễn Quang Thiều còn kém rất xa.

KẾT LUẬN: “Sự mất ngủ của lửa” là tập thơ vào loại trung bình và không có khả năng tồn tại đối với nền văn học nước nhà.

- Nghĩa là thơ của Nguyễn Quang Thiều sẽ ra rác – Vậy mà Hữu Thỉnh cứ trâng trâng tâng bốc: Như thế mới gọi là thơ hay! Thơ Nguyễn Quang Thiều có tính dân tộc cao, xứng đáng được tặng giải thưởng nhà nước? Thật là, một ông Chủ tịch Hội nhà văn toàn “ăn ốc nói mò”.

Hà Nội, 1/2016

© Phạm Ngọc Thái

© Đàn Chim Việt

Phạm Thành, từ hậu Chí Phèo đến Cò Hồn Xã Nghĩa

$
0
0
Nhà văn Phạm Thành

Nhà văn Phạm Thành

Khi đất nước đi vào đường hầm không lối thoát, nhiều gia đình miền núi phía Bắc đã bị chết đói. Đảng CS buộc phải tự giải thoát, bằng cách mở cửa, đổi mới về cái quan hệ sản xuất (cũ) ngàn đời của cha ông. Cùng đó, Nguyễn Văn Linh kêu gào, nới lỏng dây trói cho văn nghệ sỹ. Và đến khi cơn gió mùa Thu đã quật đổ bức tường ô nhục Berlin, đưa nước Đức đến bến bờ thống nhất. Chủ nghĩa cộng sản đã hoàn toàn sụp đổ ở Đông Âu và Nga Sô. Trước sự sinh tử đó, Nguyễn Văn Linh run sợ, vội vàng siết chặt lại thòng lọng, và cánh cửa được khép trở lại.

Tuy thời gian thật ngắn ngủi, nhưng nó là một cơ hội, một tia sáng chợt vụt lên cho các văn nghệ sỹ. Thời gian này, hàng loạt tác phẩm gắn liền với tên tuổi nhà văn ra đời, được công chúng đón nhận, gây tiếng vang không chỉ đóng khung ở trong nước. Ta có thể thấy, ngoài những tác phẩm của các nhà văn Dương Thu Hương, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp… còn có Phùng Gia Lộc với Cái Đêm Hôm Ấy…Đêm Gì, Phạm Thành với Hậu Chí Phèo. Hai tác tác phẩm đặc biệt này, không riêng tôi, mà còn rất nhiều người thích thú khi đọc. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hai tác giả đều xuất thân từ nghề báo, và cùng sinh ra lớn lên ở miền quê nghèo xứ Thanh. Nếu Cái Đêm Hôm Ấy…Đêm Gì là tiếng kêu cứu trong nỗi thống khổ, bần cùng của người nông dân dưới sự cai trị của giai cấp cường hào mới, thì Hậu Chí Phèo lại chỉ ra những nguyên nhân đã sản sinh ra tầng lớp thống trị dốt nát, nhưng cực kỳ lưu manh này. Cả hai tác phẩm trên, dù trải qua mấy chục năm, đọc lại vẫn thấy mới, giá trị và sức nặng, rọi thẳng vào cuộc sống xã hội của ngày hôm nay.

*Từ nhận thức tư tưởng đến sự can trường qua từng con chữ.

Nhà văn Phạm Thành sinh năm 1952, tại Yên Định, Thanh Hóa, trong một gia đình có truyền thống yêu văn học nghệ thuật. Cha ông, một trí thức bộc trực, uyên bác đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức tư tưởng, cũng như tính cách của ông. Có lẽ, đó là khởi nguồn, động lực giúp cho Phạm Thành sớm đến với nghề báo, và theo đuổi nghiệp văn sau này. Ông có những năm tháng dài là người lính lái xe vận tải, trong cuộc chiến tang thương và đẫm máu nhất của dân tộc. Chiến tranh kết thúc, Phạm Thành về làm phóng viên cho Đài phát thanh Thanh Hóa. Sau đó, ông theo học Đại học báo chí, thuộc Trường Tuyên Huấn Trung Ương. Năm 1984 ông về làm phóng viên cho Đài tiếng nói Việt Nam. Từ đây, Phạm Thành đi nhiều, viết nhiều, không chỉ riêng cho báo chí. Mà những trang văn, những cuốn tiểu thuyết nặng chịch, ngồn ngộn chất liệu, hơi thở ấy, có được từ kinh nghiệm, vốn sống mấy chục năm đi lại, tiếp xúc lăn lộn với nghề báo của ông.

Kinh nghiệm vốn sống ấy đã ủ men, làm thức tỉnh tâm hồn nghệ sĩ, văn nhân trước nỗi thống khổ của con người, cũng như sự đểu cáng, ngu muội của bọn cường hào, thống trị mới. Để từ đó, Phạm Thành suy nghĩ và viết hoàn toàn theo con tim mách bảo. Có thể nói, ông là một trong những nhà báo hàng đầu Việt Nam về chí khí, lòng dũng cảm trước cường quyền. Ông dám đánh đổi cả sinh mạng chính trị, để đăng một bài báo chống giặc Tàu, khi đang làm thư ký tòa soạn báo Đài tiếng nói Việt Nam. Vâng! Văn nhân là thế, nếu không được sẻ chia với người với đời thì trái tim tựa hồ vỡ nát, và dù có để lại hàng trăm ngàn trang sách thì cũng chỉ là những trang viết chết.

10665871_330635000465970_2261596083713641690_n

Nếu nói, “văn là người“, đúng sai với ai, còn có thể bàn cãi, nhưng với Phạm Thành, quả thật đúng y chang. Cái yêu ghét rạch ròi, thẳng tưng ấy, không chỉ có trên trang văn, mà nó còn đậm đặc đến “cực đoan“ trong tính cách thường nhật của ông. Tôi đã ngồi bia rượu khật khừ với Phạm Thành mấy lần, chứng kiến những câu chuyện thẳng ruột ngựa, oang oang chốn đông người của ông. Có lần, chịu không nổi, nhà văn Hoàng Minh Tường lùa cả đám về nhà mình, tự tay nấu đồ nhậu, bảo: Về đây, thằng Phạm Thành xả những gì cũng được và nói cho hết đi!

Hiện nay, nhà văn Phạm Thành sống và viết tại Hà Nội. Ông cũng là chủ trang báo điện tử Bà Đầm Xòe (badamxoevietnam2.wordpress.com) được nhiều người biết đến và yêu mến.

So với các nhà văn cùng thời, tuy Phạm Thành là người ham đọc, ham viết , nhưng sách được xuất bản không nhiều. Ông chỉ có cuốn tiểu thuyết Hậu Chí Phèo và mấy tập ký, truyện ngắn in chung, được phép xuất bản ở trong nước. Còn lại, đều phải in ấn, xuất bản ở nước ngoài, hoặc tự in, mà gần đây nhất, ta có thể thấy như: Giáp Chiến Cộng Sản 1, Giáp Chiến Cộng Sản 2 và Cò Hồn Xã Nghĩa.

Ngoài tiểu thuyết, tôi cũng đã được đọc khá nhiều truyện ngắn và bút ký dạng bản thảo của ông, hiện nay chưa (hoặc không) thể in ấn ở trong nước. Bởi, nó phơi bày một cách trần truồng hiện thực của cuộc sống, con người. Mỗi câu chuyện, một vấn đề mổ xẻ trên trang văn Phạm Thành như những bản án luận tội đối với Đảng và chế độ xã hội thối nát đương thời.

Với tôi, Cò Hồn Xã Nghĩa và Hậu Chí Phèo là hai cuốn tiểu thuyết đặc trưng nhất về văn phong cũng như lòng can đảm của ông. Nếu Hậu chí phèo những lưu manh dốt nát của tầng lớp thống trị mới còn thoắt ẩn, thoắt hiện đằng sau tấn bi hài kịch, thì đến Cò Hồn Xã Nghĩa, Phạm Thành đã xé toạc tấm màn nhung đó, bóc trần bộ mặt thật của cái chủ thuyết quái thai cũng như lãnh tụ cao nhất của đảng, của chế độ. Như vậy, Cò Hồn Xã Nghĩa đã được đẩy lên nấc cao, mạnh mẽ, điểm mặt, gọi tên cụ thể, rõ ràng. Tôi nghĩ, hai cuốn tiểu thuyết này có mối quan hệ như hình đồng dạng trong toán học vậy. Từ mối quan hệ này, cho ta thấy, sự chuyển biến tư tưởng, nhận thức một cách logic từ thấp đến cao, dẫn đến dũng khí, lòng can đảm của nhà văn thông qua lăng kính và ngòi bút của mình.

Tuy nhiên, cái giá phải trả cũng không nhỏ cho Phạm Thành, một nhà văn còn ở trong nước đối với chế độ độc quyền chân lý này. Và cho đến nay, nhà văn Phạm thành đã nhiều lần bị an ninh triệu tập và truy bức. Có lẽ, với chí khí và con người ấy, chính quyền chỉ có thể giam hãm thể xác. Còn hồn khí ông vẫn rong chơi trong cái thế giới văn chương tự do, tự tại của chính mình.

Với bút pháp hiện thực hư ảo, thông qua những linh hồn, Cò Hồn Xã Nghĩa đã đến với người đọc một cách trung thực, và chuyển tải thành công tư tưởng của nhà văn đến với họ. Tuy nhiên, trước đây cũng bằng bút pháp nghệ thuật này, nhà văn Võ Thị Hảo rất thành công với Dạ Tiệc Qủy. Và gần đây nhất, tôi được đọc (bản thảo) tiểu thuyết Que Diêm Thứ 8 khá hay và “nặng đô“ của nhà văn Văn Biển. Cùng dày dặn đến tám, chín trăm trang như Cò Hồn Xã Nghĩa, nhưng cả hai đều có chung một nhược điểm, quá tham khi đưa các sự kiện vào tiểu thuyết. Làm cho người đọc, dường như có cảm giác bội thực, và trùng lặp. Bởi, trong văn chương mỗi điều muốn gửi gắm, chuyển tải, không nhất thiết cần một sự kiện để làm tiền đề hay minh chứng. Mà đôi khi chỉ một sự kiện tự nó đã nói lên nhiều điều.

*Tính hiện thực và bi hài trong một xã hội lưu manh hóa.

Tuy Cò Hồn Xã Nghĩa có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác, nhưng để làm nên chân dung một nhà văn Phạm Thành, với tôi phải là tiểu thuyết Hậu Chí Phèo. Năm 1989, Phạm Thành viết xong Hậu Chí Phèo, và đã chuyển qua nhiều nhà xuất bản, nhưng không thể in ấn. Năm 1991, lúc này Nguyễn Văn Linh đang siết chặt lại dây trói không chỉ riêng với các văn nghệ sĩ. Ấy vậy, Hậu Chí Phèo lọt qua cửa in ấn, phát hành của Nhà xuất bản Thanh niên, và đến năm 2006 được Nhà xuất bản Thanh Hóa tái bản. Quả thật, văn chương trong chế độ độc tài, đôi khi cũng như chơi Lotto xổ số vậy. Đây là cuốn sách gây tranh cãi khá nhiều trong giới chuyên môn cũng như người đọc.

Thoạt tưởng, hoặc nếu đọc một cách vội vàng, có lẽ không riêng tôi, mà nhiều người đều nghĩ đến sự nối tiếp, mối quan hệ giữa Chí Phèo của Nam Cao và Hậu Chí Phèo của Phạm Thành. Nhưng khi đào sâu suy ngẫm, ta có thể thấy, hai cuốn sách này, cốt lõi, tư tưởng chẳng hề liên quan gì đến nhau, ngoài cái tựa, tên nhân vật và một vài chi tiết. Thực ra, Chí Phèo của cụ Nam Cao chỉ là vỏ bọc che chắn. Hoặc nói cách khác, Phạm Thành đã mượn Chí Phèo để bộc lộ tư tưởng của mình và chuyển tải đến người đọc, trong sự kiểm duyệt hà khắt của chế độ.

Thật vậy, đọc Hậu chí phèo, có khi ta gặp lại chính mình, gia đình, bạn bè và cả những số phận nghiệt ngã xung quanh. Hoặc tìm thấy thân phận một anh hùng Ngô Thị Tuyển cùng đồng đội cầu Hàm Rồng trong và sau chiến tranh, thông qua nhân vật Cúc, Ni sư. Hay gặp lại cuộc sống, hình ảnh con người Hồ Chí Minh cùng đồng chí của ông từ nhân vật cụ Chí…

Và nếu Chí Phèo cất lên lời khát vọng từ làng Vũ Đại, muốn được làm người lương thiện, thì cụ Chí trong Hậu Chí Phèo được dựng ngược lên thành một vĩ nhân, để trèo đầu cỡi cổ, và đẻ ra những luật lệ quái đản, cai trị toàn đất Việt sau 1954.

Có thể nói, tính bi hài hòa trộn, đan xen, không chỉ xuyên suốt tác phẩm Hậu Chí Phèo. Mà nó còn là yếu tố chính làm nên những nét riêng biệt trong văn xuôi Phạm Thành. Cùng với lối kể chuyện, cũng như từ ngữ dân dã, mang đậm tính truyền thống dân gian làm cho người đọc khóc đấy và cười đấy.

Thật vậy, từ nỗi đau và oan trái của những nữ du kích Hàm Rồng, Sông Mã, Phạm Thành đã hình tượng hóa một cách rất chân thực, như gieo nỗi ám ảnh vào lòng người. Với một chiếc gương nhỏ ở trong túi, người nữ dân quân kiên cường, vác hai hòm đạn nặng gấp đôi trọng lượng cơ thể, phục vụ chiến đấu, bị gán cho cái tội gián điệp. Buộc chị phải trốn chạy, rồi vào tù để trở nên điên dại… Bởi, sự ấu trĩ, ngu muội, gian manh của con người với con người. Và nó là sản phẩm tất yếu của một xã hội với cái chủ thuyết vô nhân:

“Thường vụ Đảng ủy Vũ Đại cùng quân báo họp kín mấy tối thì dư luận làng Vũ Đại rộ lên: Cô Cúc làm gián điệp Mỹ, ém gương trên các trận địa pháo, chỉ điểm cho máy bay ném bom. Công an kéo về xác minh. Tang chứng cụ Chí đưa ra rành rành. Kèm theo cái gương, cụ Chí còn đưa ra bức ảnh chụp Cúc đang lăn lóc bên người vừa hy sinh. Cụ Chí giải thích:

- Nhà nó có người đi Nam. Lại có bức ảnh này nữa. Đấy mọi người xem đi… Chẳng phải nó thương xót bộ đội ta đâu. Tóc nó rũ ra, mặt nó tái đi, nó lo sợ chưa tìm ra ám hiệu đấy.

Làng Vũ Đại thêm một phen ngơ ngác nữa. Lo sợ về chết chóc trùm lên. Có người tin Cúc làm gián điệp. Có người không tin. Có người phân vân, lấp lửng:
- Cái máu địa chủ nhà nó có đánh chết cái nết cũng không chừa.
Nghe thế, Cúc sợ run lên. Ngoài hai mươi tuổi, cô còn non trẻ lắm.
Chính quyền có lệnh bắt Cúc…” (Hậu Chí Phèo chương 4)

Cái bi hài ấy, được đẩy lên ngang bằng với sự đại lừa bịp lưu manh của chế độ, ở đây đứng đầu là cụ chủ tịch Chí. Lợi dụng cách mạng dân tộc, với người cày có ruộng, Đảng lừa bịp nhân dân chiến đấu, giành lấy chính quyền. Cải cách ruộng đất là cuộc trả thù, cướp bóc đất đai, tài sản đối địa chủ phú nông, tư sản trí thức của nông dân cho Đảng phát động. Và khi củng cố vững chắc quyền lực, một lần nữa đảng lại cướp đất từ tay nông dân, bằng hợp tác xã nông nghiệp. Chiếc cũi mang tên chủ nhiệm hợp tác xã đóng lên cổ người nông dân còn dã man, tàn bạo gấp nhiều lần so với thời thực dân. Có lẽ, đây là cái bi hài kịch lớn nhất của lịch sử dân tộc. Chúng ta hãy đọc lại đoạn trích dưới đây để thấy rõ điều đó:

“Bác sai người đánh trống gọi làng đến họp. Rất đông đủ cả làng, bác mới ra lệnh:

- Trước cách mạng, nhà nào chưa có đất, đứng sang một bên.

Bác hỏi những người này:

- Ruộng đất, trước khi cách mạng chia cho bà con là của ai?

Mọi người trả lời:

- Của địa chủ, phong kiến, đế quốc ạ.

Bác hỏi tiếp:

- Ai giành ruộng đất từ tay địa chủ, phong kiến, đế quốc?

Mọi người lại đồng thanh:

- Cách mạng. Cách mạng ạ.

- Đúng rồi. Vậy, bà con nghĩ coi, đất đó là của ai? Của cách mạng chứ còn của ai nữa? Trước đây, cách mạng chia cho bà con mỗi người mỗi ruộng. Nay, cách mạng yêu cầu bà con đem đất đó nộp vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, cùng nhau làm ăn chung… : Ai không vào là chống cách mạng, là cách mạng sẽ thu hồi lại ruộng đất.

Bác chỉ mới nói có thế mà hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thành công đấy, các cháu ạ. Ai mà dám chống lại cách mạng, đúng không?

- Tài thật! Tài thật! Vĩ nhân! Cụ là vĩ nhân, nhất định là vĩ nhân” (Hậu chí Phèo- chương 3)

Đọc và nghiên cứu Phạm Thành, ta có thể thấy, văn ông thẳng tưng, nếu không muốn nói trần truồng, hịch toẹt, nhất là những tác phẩm sáng tác ở những năm gần đây. Có điều lạ, tuy thẳng tưng như vậy, nhưng văn ông vẫn đậm tính hình tượng độc đáo, kể cả trong những tình huống bi hài nhất.

Để đẩy cái bi hài trong sự áp đặt thứ chủ nghĩa ngoại lai, vô đạo lên toàn lãnh thổ của Đảng, Phạm Thành đã hình tượng hóa sự dốt nát của giới lãnh đạo mới, với bất kể đồng đất, thổ nhưỡng nào cũng chỉ được phép gieo trồng một loại giống cây. Tôi nghĩ, đây là sáng tạo rất độc đáo và tài năng dân gian hóa tình tiết, câu chuyện kể của nhà văn, gây nên những tiếng cười chua chát:

“Trong một chuyến đi tham quan về phía Nam, ông đã đem giống lúa nông nghiệp 1A về. Sau một vụ khảo nghiệm trên đồng ruộng, cụ thấy năng suất lúa cũng khá. Cụ sướng lắm! Cụ lệnh cho tất cả các cơ quan khoa học, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, các chi bộ, Đảng ủy, phải “1A hóa đồng ruộng”. Cụ còn thể hiện quyết tâm của mình bằng một nghị quyết, có ghi: “Phá cửa ải năm tấn không có con đường nào khác là lấy giống lúa 1A”. Cụ Chí đi tới vùng quê nào cũng ra lệnh: “Bất luận đồng đất thế nào, cũng phải cấy giống lúa 1A” (Hậu Chí Phèo- Chương 3)

Có thể nói, Phạm Thành là nhà văn hiện thực có tài và sở trường viết về cái bi hài trong sự nhiễu nhương của con người và xã hội. Những năm lăn lộn với báo chí, tiếp xúc nhiều tầng lớp, nhất là giới nông dân, thợ thuyền đã cho ông chất liệu sống. Để những nỗi đau, tiếng cười ấy đi thẳng vào trang văn của ông. Cũng vì lẽ đó, đọc văn Phạm Thành, ta thấy chất báo chí vẫn còn phảng phất trên những con chữ của ông. Dẫu biết rằng, viết văn và viết báo là hai con đường khác xa nhau.

*Từ dốt nát, ngu muội đến hành động tàn nhẫn, đểu cáng của tầng lớp cường hào, thống trị mới.

Cũng như Hò Văn Đản trong tiểu thuyết Cò Hồn Xã Nghĩa, Chí là nhân vật trung tâm, xuyên suốt tác phẩm Hậu Chí Phèo. Là một tên thất học, vô lại, dựa vào chủ thuyết quái đản và gặp thời, hắn lộn ngược lên chức chủ tịch. Từ đây, hắn làm cách mạng bằng cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất. Và sự kích động lòng căm thù, giữa con người với con người, hắn đã phá tan mối quan hệ gia đình, xóm làng. Dẫn đến hành động cướp đất, cướp nhà, đấu tố, giết người man rợ, kinh hoàng của những nông dân ít học.

Tôi đã từng đọc, từng nghe và đã từng viết về những ngày tháng không bình yên này. Nhưng đập chết, rồi dựng người dậy, để đấu tố như Phạm Thành miêu tả, thì quả thật, người đọc phải sởn tóc gáy, kinh hãi mà thốt lên, thời của những lũ thú hoang:

“Bá Kiến bị đập chết tươi ngay từ phút đầu đoàn người xông vào… Khi Bá Kiến còn đang thoi thóp, mọi người kéo hắn ra giữa sân. Và khi Bá Kiến chỉ còn như một búi giẻ rách tơi tả nằm bất động ở giữa sân, nhiều người nhìn mà thấy tiếc… Nó chết rồi, biết đấu tố thế nào? …Bá Kiến nhất quyết phải được dựng dậy. Để cho lão quỳ được, phải buộc một khúc luồng thẳng đứng dọc theo xương sống lão. Khúc luồng được chôn vững xuống đất…“ (Hậu Chí Phèo- Chương 1)

Nếu như “Đêm Giữa Ban Ngày” của nhà văn Vũ Thư Hiên, viết về Nông Thị Xuân vừa sinh con, đã bị chồng, một lãnh tụ cao nhất của Đảng thủ tiêu một cách dã man, thì đọc Hậu Chí Phèo, ta sẽ bắt gặp y chang hình ảnh chủ tịch Chí, ra lệnh tử hình, người đàn bà đang mang thai với mình, cùng vì chiếc ghế quyền lực. Nhìn lại lịch sử của dân tộc, chắc chắc không thời nào, chế độ nào có những quân vương, thủ lĩnh tàn độc đến như vậy. Và nếu đây không phải là sự thật, tôi tin Vũ Thư Hiên và Phạm Thành không đủ can đảm viết ra điều này.

Tôi nghĩ, đoạn văn dưới đây, với những lời thoại vạch trần, tố cáo và chuyển tải bi hài kịch cao độ, độc đáo nhất của tác phẩm Hậu Chí Phèo. Và hình ảnh bà Ba cởi truồng, khi bị xử bắn, kèm theo câu nói (bất hủ) của Chủ Tịch Chí, nên trang trọng ghi vào lịch sử của Đảng CS: “Đơn giản thôi, tôi không đồng ý là vì chính cái đó đã suýt cắt đời cách mạng của tôi”

Vâng! Với tôi, đó cũng là câu thoại hay nhất trong cuốn tiểu thuyết này:

“Tay Chí tuyên bố tử hình bà Ba…Bản án tử hình được thi hành ngay…
- Báo cáo anh Chí, bây giờ bắn người phải có lệnh.
Mắt tay Chí trợn lên, tỏ rõ sự ngạc nhiên, hỏi lại:
- Cái gì?
- Dạ thưa anh, bắn người phải có lệnh ạ.
- Lệnh nào?
- Người thư ký chìa tờ lệnh cho tay Chí nhìn. Tay Chí nói:
- Ai ra lệnh?
- Dạ thưa, chính anh ạ.
- Tao đã ra lệnh?
- Nhưng anh phải ký vào lệnh ạ.
Tay Chí cười lên sằng sặc:
- À, à! Có bước tiến mới này phải không? Đưa đây. Ký vào chỗ nào?…

Trước khi nhằm bắn bà Ba, có người nói với tay Chí: “Mặc cho bà Ba cái quần”. Nhưng tay Chí lại kiên quyết không đồng ý. Mãi sau này, tay Chí mới giải thích: “Đơn giản thôi, tôi không đồng ý là vì chính cái đó đã suýt cắt đời cách mạng của tôi“.(Hậu Chí Phèo- Chương 1)

Không dừng lại ở những quan chức đương quyền, Hậu Chí Phèo còn lật mặt cả những quan già hết đát, đang biến tướng thành những cố vấn, lãnh tụ danh dự, một thứ thái thượng hoàng kiểu mới. Có thể nói, đây là một thứ bệnh nghiện quyền lực, nghiện ăn cắp, nghiện trèo đầu cỡi cổ nhân dân.

Nhắc đến chuyện này, làm tôi nhớ đến câu chuyện xảy ra đã khá lâu: Dòng họ ngoại tôi có bác làm quan to. Anh Lê Thanh Đ. trung tá, đã tu nghiệp ở Nga, quê ở Nghệ An, làm bảo vệ cho ông. Vợ con anh Lê Thanh Đ. làm ruộng ở quê, muốn ra Hà Nội. Thập niên tám mươi của thế kỷ trước, hộ khẩu Hà Nội vô cùng khó khăn, vì nó gắn liền với sổ gạo, thực phẩm. Dù có giấy đề nghị của văn phòng TW dội xuống, nhưng hồ sơ cứ bị ngâm tôm… Biết bên nội tôi có ông chú là phó phòng hộ khẩu, trực tiếp quản lý những vụ này, nên anh đến, nhờ dẫn đến nhà ông chú. Sau đó, thỉnh thoảng anh hay đến nhà tôi chơi. Một lần, anh kể: Buổi sáng, cụ (tức ông bác) vào nhà vệ sinh, thấy lâu không ra, anh đành mở cửa phụ. Bước vào nhìn thấy cụ ngồi trên bồn cầu, đang suy tư điều gì có vẻ hệ trọng, lớn lao lắm…

Lúc đó, tôi buộc miệng: Có lẽ, cụ lẫn rồi.

Có thể, câu nói vô ý của tôi làm mất hứng, nên anh đứng dậy ra về. Đến nay, đôi khi tôi vẫn tự hỏi, một người được đào tạo cơ bản, kể cả sinh học, tâm lý học như anh Lê Thanh Đ lẽ nào, không hiểu cái điều đơn giản này.

Khi đọc và nghiên cứu Phạm Thành, chợt nhận ra, hầu như những câu chuyện, hay tình tiết trong tiểu thuyết và truyện ngắn của ông, tôi đã bắt gặp, hoặc đã được nghe thực ngoài đời. Nhưng đọc lại trên những trang sách của ông, tôi vẫn cảm thấy mới và sinh động:

“- Xã hội chủ nghĩa ở cái đầu, chứ đâu phải ở chân tay. Nay, chân tôi yếu thật, nhưng cái đầu tôi còn minh mẫn, tôi còn phục vụ được chủ nghĩa xã hội, sao mời tôi về hưu?…
- Thưa cụ Chí…Cụ làm lãnh tụ danh dự, là thái thượng hoàng …
- Các đồng chí, danh dự là như thế nào nhỉ?
- Nghĩa là cao hơn cả bí thư, chủ tịch đang chức. Như ngày xưa vua chúa lên thái thượng hoàng ấy mà. Tuy cụ không phải là bí thư, chủ tịch, nhưng mọi chỉ thị, mệnh lệnh của cụ đều được bí thư, chủ tịch nhất nhất thực hiện.”(Hậu Chí Phèo)

Phạm Thành là một trong số rất ít nhà văn đương thời có tính dự báo trên những trang viết của mình. Ta có thể thấy, tính dự báo trong văn ông khá đậm nét, sâu sắc, thường được cài đặt vào lời thoại của nhân vật. Điều này, mang đến cảm giác mới lạ, thích thú cho người đọc. Ta có thể thấy sự cha truyền con nối, vây cánh trong quyền lực của ngày hôm nay, trắng trợn, bẩn thỉu hơn bao giờ hết, đã được Hậu Chí Chí Phèo dự báo, dù Phạm Thành đã viết cách nay gần ba mươi năm:
“Cụ Chí còn là một người có hậu nữa. Mấy chục năm sau cách mạng đã để lại cho đời ba cậu con trai, được cài cắm ở ba khu vực khác nhau. Cứ từ đám ma cụ mà suy ra, thì ba người con của cụ cũng xứng đáng là ba ông tổ của dòng họ Chí Phèo mới. Với kiểu cách trả thù của cụ Chí di truyền lại, hẳn họ sẽ sinh con đàn, cháu đống, nối dõi mãi mãi về sau.” (Hậu Chí Phèo- Chương cuối)

Và đây nữa, trong chương “ Thuốc Thần Làng Vũ Đại” Phạm Thành đã tiên lượng trước đổi mới với những việc cần làm ngay sẽ bị phản bội. Người chống chống tiêu cực sẽ bị chính quyền thẳng tay đàn áp trở lại. Nó là hiện thực bị hài của đường lối “Nói một đằng, làm một nẻo” của Đảng và thân phận của lương tri chỉ còn là “ Đấu tranh, tránh đâu”. Lão Nội, một người nghe theo tiếng gọi của Đảng tố cáo, vạch mặt quan tham “Thái thượng hoàng” Chí, rồi lại bị chính quyền ấy triệu tập, bắt giam, như một con tốt thí:

“- Gọi lão Võ Đức Nội lên để làm gì?
- Lên để chịu tội vu cáo tôi, chứ còn làm gì nữa – Mặt cụ Chí vênh lên.
- Vu cáo ai? – Giọng lão Bá tắc nghẹn.
- Vu cáo tôi, chứ ai? Tôi bị nó vu cáo là mọt dân, là cường hào mới. Huân chương tôi còn, Đảng tôi còn, thế mà dân Vũ Đại dám láo, bảo tôi là cường hào mới, là mọt dân. Đừng thấy tôi nghỉ chức rồi mà mừng. Bí thư, chủ tịch bây giờ cũng nơi bàn tay tôi đào tạo mà ra cả. Những đứa đi kiện, rồi có ngày. “Con kiến mà kiện củ khoai”
Vây cánh bè phái, gia đình trị của giới lãnh đạo chóp bu là điều tất yếu dẫn đến sự đói khát, và tuyệt vọng của người dân lương thiện. Nếu thân phận chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, anh Pha trong Bước Đường Cùng của Nguyễn Công Hoan dưới cái thời thực dân, đế quốc mới dừng lại mức độ đói khát và bần cùng hóa, thì anh cu Tĩn dưới chế độ CS trong Hậu Chí Phèo chỉ còn duy nhất con đường chết:

“Con bị đói ăn, đến nỗi phải thắt cổ chết ư? Mẹ Âu Cơ chừng như còn ngái ngủ, hỏi:

- Thưa vâng. Ruộng đất cụ Chí tập trung lại. Ai làm gì do cụ ấy phân công. Đến mùa thu hoạch, sản phẩm chất vào kho. Ai được phần bao nhiêu đều do cụ Chí quyết cả. Con năm nào cũng nai lưng ra làm mà phần chia bao giờ cũng được ít hơn. Cụ Chí và người anh em của cụ Chí, chẳng làm gì, lãnh đạo lăng nhăng thì mặc sức thu vén…” (Chương cuối-Hậu Chí Phèo)

Vâng! Bần cùng hóa như anh Pha, chị Dậu hay đói phải thắt cổ tự tử như anh cu Tĩn cũng không đáng sợ bằng sự tước đoạt, bán cả linh hồn để: Điên dại như nữ anh hùng tên Cúc, buộc câm điếc mù lòa của một trí thức như cụ Bá, dưới sự ngu muội, đểu cáng của tầng lớp thống trị mới.

Một số nhà phê bình cho rằng, văn Phạm Thành cứng, thô ráp. Điều này đúng, nhưng tôi nghĩ, có thể không hoàn như vậy. Có lẽ, ngoài sự thô ráp ấy, văn ông nhiều đoạn, nhiều câu rất đẹp, giàu hình tượng, và cảm xúc. Điều đó, ta có thể tìm thấy qua chương Ám Ảnh Một Dòng Sông và Thuốc Thần Làng Vũ Đại. Với tôi, đây là hai chương hay, chuyển tải tư tưởng đậm nét nhất của Phạm thành đến với người đọc. Nhà văn đã hình tượng hóa cái chủ thuyết cộng sản như một thứ Tơ hồng không gốc, sống ký gửi, và chỉ có bằm nát, sắc thuốc uống, mới có thể lành căn bệnh câm, mù, điếc của con người. Đất nước mới có thể hồi sinh.

Ngay từ những năm tám mươi của thế kỷ trước, nhà văn Phạm Thành đã dám viết những điều thật nhất, mà không phải ai cũng đủ can đảm. Hơn thế nữa, nó vượt qua sự kiểm duyệt đến với người đọc, thật là điều không thể tưởng. Đoạn trích đầy hình tượng dưới đây, cho ta thấy rõ cái tư tưởng và sự can đảm của ông:

“Tơ hồng kết thành từng mảnh dầy, đè nặng trĩu trên bờ rào cúc tần. Những cây cúc tần, thân xanh, lá xanh, cố cụm lại với nhau chống đỡ, nhưng cũng không chịu đựng nổi sức đè nặng của những mảnh tơ hồng. Thuận tay, anh lần tìm gốc của tơ hồng. Anh vô cùng ngạc nhiên thấy tơ hồng là loại cây không gốc. Chúng quen sống nhờ trên thân thể của loài cây xanh. Lòng anh như reo lên: “Thuốc đây rồi!” …Tơ hồng là loại cây không gốc mà lại có tác dụng chữa bệnh thần kinh cho người. “Bố mình bị liệt thần kinh chứ còn gì? Lặng lẽ suốt thâu đêm, anh cắt toàn bộ tơ hồng trên bờ rào và kéo hết chúng vào trong sân. Sáng đến, anh dùng dao thật sắc băm vụn chúng ra thành từng đoạn. Sau đó anh đem chúng phơi héo, rồi rang vàng hạ thổ, sắc cho lão Bá uống. Lạ kỳ chưa! Chỉ trong vòng mười ngày uống thuốc, bệnh câm, mù, điếc của lão Bá biến mất hẳn.”

Trên đây là một vài suy nghĩ chủ quan của tôi về văn thơ, cũng như con người nhà văn Phạm Thành. Không rõ đúng sai thế nào? Nhưng ấn tượng chính để lại trong tôi không phải là tài năng chữ nghĩa văn chương, mà nhân cách, tư tưởng, khí phách cũng như tấm lòng của nhà văn đối với đất nước, dân tộc làm tôi cảm phục.
Và tôi xin mượn bài thơ vẽ chân dung rất hay và chính xác về Phạm Thành của nhà thơ Thế Dũng để kết thúc bài viết này:

“Bà đầm xòa cũng …lắm râu
Bệnh Chí Phèo tưởng tuyệt lâu…Ai dè…
Di căn tác hoại bét nhè
70 năm ám lập lòe ma chơi

Cò hồn lừa mấy chân trời…
Xã không hội…Đảng thay Giời được không?
Nghĩa Văn hồn Chữ xé lòng
Giáp chiến Cộng sản tay không giữa đời.”

Leipzig ngày 2-2-2015

© Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

Huy Vũ: Đọc cuốn “Mourning Headband for Hue”

$
0
0

Hơn 40 năm trước tôi đã đọc “Dải Khăn Xô Cho Huế” của nhà văn Nhã Ca. Mới đây lại nghe nói, cuốn DKXCH được tiến sĩ Olgar Dror, một người Nga gốc Do Thái, đã từng làm việc cho Đài Phát Thanh tiếng Việt của Liên Bang Nga tại Mạc Tư Khoa và hiện là associate professor của Texas A&M University, dịch sang Anh Ngữ với tựa đề “Mourning Headband For Hue.”

517dVpw09EL._SY344_BO1,204,203,200_

 

Khi đọc bản Việt Ngữ trước đây, nhiều câu và nhiều đoạn trong tác phẩm này đã khiến tôi không cầm được nước mắt, nên tôi muốn đọc lại tác phẩm này sau khi đã được chuyển dịch sang Anh Ngữ, một sinh ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ của tôi để xem liệu tôi còn có được những cảm xúc như thế nữa không? Có lẽ Anh Ngữ vẫn chỉ là tiếng nói của quê hương thứ hai, nên dù tôi đã sống trên vùng đất này tròm trèm ba mươi năm rồi, song khi đọc tác phẩm này bằng Anh Ngữ, tuy vẫn còn những câu, những đoạn tôi cảm thấy thấm thía, nhưng thật sự không được sâu xa như khi đọc bằng “tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi.” Mặt khác, lại có những câu, những đoạn khiến tôi ngờ ngợ khó hiểu, chẳng hạn như câu sau đây:

“What jumps into my eyes is the dead body of a man, handsome and large, lying in a prone position, blood already dried up. His two arms are stretched as though he embraces the earth.”

Một xác chết đã lâu ngày, máu me đã khô đặc, lại nằm úp mặt xuống đất nên không thấy mặt mũi đâu cả, đáng lẽ phải “trương phình và thối ình” lên mới phải chứ, làm sao lại có thể “to lớn và đẹp trai” như Từ Hải, “vai năm thước rộng thân mười thước cao,” được nhỉ? Để hiểu rõ được câu này, tôi bèn tìm đọc lại bản tiếng Việt để xem nguyên văn bằng tiếng Việt được viết như thế nào, mà bà Olga Dror đã chuyển dịch ra Anh Ngữ một cách “sinh động” đến thế.

Ít phút sau tôi đã tìm thấy nguyên văn câu tiếng Việt như sau: “Vật đập ngay vào mắt tôi là xác một người đàn ông sình to nằm sấp, máu me đã đặc khô lại.” Cho tới lúc ấy, tôi mới nhận ra được rằng, có lẽ chữ “sình to” đã bị bà Olga Dror hiểu lần là “sinh to” hay “xinh to” chăng, nên mới đưa đến việc dịch một xác chết “sình to” bên tiếng Việt, thành một xác chết “handsome and large” bên tiếng Anh. Cũng từ đó, tôi bắt đầu đọc thận trọng hơn nên đã tìm được một số câu hay một số đoạn hiểu lầm khác.

Sau đây là những hiểu lầm mà tôi đã gặp. Để độc giả có thể dễ dàng nhận ra những hiểu lầm ấy, tôi xin thu gọn mỗi hiểu lầm vào một đoạn, và mỗi đoạn gồm ba phần:

- Phần một là nguyên văn câu viết tiếng Việt của nhà văn Nhã Ca.

- Phần hai là nguyên văn câu dịch ra tiếng Anh của bà Olga Dror.

- Phần ba là đôi lời giải thích hoăc là câu tiếng Anh Văn được tạm dịch sát nghĩa hay thoát nghĩa với câu tiếng Việt.
Ngoài ra, nơi đầu của mỗi đoạn có ký hiệu Tx/Py. T/x là số trang của câu tiếng Việt và P/y là số page của câu tiếng Anh để độc giả dễ dàng đối chiếu.

T/31- P/11
- Ðứa em trai tôi trườn theo làn ánh sáng mỏng đó, nó ngồi áp vào bên má tôi.
- My younger cousin Thái crawls toward this wavering light, then sitting up bumps into my cheek.
- Má tôi trong câu này không là my cheek mà là my mother. Có thể tạm dịch là: “My younger brother crawls toward this wavering light, he then sits down closely to my mother.

T/34-P/14
- Căn nhà của chúng tôi nằm đơn lẻ, chịu đựng bốn mặt đang đánh nhau. Quốc lộ và bờ ruộng ở ngay trước mặt, đường rầy xe lửa ở phía sau lưng. Hai phía hai bên, một xéo với đồn Trường Bia, một xéo với đồn vận tải An Cựu
- I reckon that our house, which is also our ancestor-worshipping house, being located in a secluded spot, will survive the surrounding fighting. The National Highway and the edges of fields are directly in front of us; the railway is behind us. Two directions, two enemy sides. One side tramples on Trường Bia post, the other side tramples on An Cựu Transportation Station.
- Xéo ở đây không là tramples on mà là comes from the direction of. Có thể tạm dịch là: “……..One side comes from the direction of Trường Bia post, the other side comes from the direction of An Cựu Transportation Station

T/37-P/17
- Anh coi đi tìm con Hồng với thằng cu Ðiện, không tui chạy ra cho súng bắn (tui) cái đùng (chết) cho rồi.”
- You were going to look for Thu Hồng with little Điện, not to run down the street by yourself to shot at.
- Câu nói này mang tính chất hờn dỗi nên tạm dịch là: “You have to go to look for Thu Hồng with little Điện, if not, I would run down the street by myself to be shot at.”

T/37-P/18
-Làm răng chạy với nhau được, mạnh ai nấy chạy;
-Why would we run together? The one who’s stronger is the one to run;
- How could we run together? Everyone only runs for himself

T/38-P/18
- Rồi nó sực nhớ lại đồn trại và đồng đội, nó ngồi buồn hiu. Lát sau thở dài: “Lính tráng mà ngồi một xó như ri có nhục không?”
- Then he all of a sudden remembers his camp and his fellow soldiers and he sits down, sad. A moment later, he sighs heavily: “Another moment and I would have been dead.”
- “It is shameful for a soldier to sit down in a corner like me, isn’it? ”

T/60-P/38
- Ông nhà tui đó tề.
- …. that man is from my family.
- …..that man is my husband.

T/148-P/130
- “Tụi bây không đi, tao đi một mình. Tao đi đánh lại cái đơn.”
- “If you, young brats, are not going, I’m going alone. I go to fight all by myself.”
- Đánh lại ở đây không là to fight mà là to retype, và đơn không là myselfmà là petition. Có thể tạm dịch là: “I go to retype my petition.”

T/194-P/177
- Vậy là chúng tôi sửa soạn lên An Cựu. Má tôi dặn dò cậu Giáo nếu ở đây đại bác dữ quá thì lên trên đó (An Cựu).
- So, we get ready to go up to An Cựu. My mother admonished us to go up by Giáo Bridge if the artillery here is too fierce.
- Cậu Giáo không là Giáo Bridge mà là uncle Giáo. Có thể tạm dịch là: “My mother admonished Uncle Giáo to go up there (An Cựu) if the artillery here is too fierce.”

T/194-P/177-178
-Tôi hỏi họ cho biết là quân Quốc gia đã chiếm An Cựu họ đang kiểm soát trên đó, lên xem còn chi thì chở đi không bị trộm cắp lấy hết.
- I inquire of them and learn that the Nationalist Army has occupied An Cựu and is in control up there; these people are going up to see if anything is left and if yes then to take it back so that thieves and burglars will not take everything.
- I inquire of them and learn that the Nationalist Army has occupied An Cựu and is in control up there; these people are going up to see if anything is left and if yes then to take it back so that there’s nothing left for thieves and burglars.

T/195-P/178
- “An Cựu về phía ta rồi, đại bác bắn lên miệt Bến Ngự, Từ Đàm.”
- “We are now close to An Cựu; the artillery is firing up into the Bến Ngự and Từ Đàm area.”
- “An Cựu is now controlled by our (Nationalist) army; the artillery is firing up into the Bến Ngự and Từ Đàm area.”

T/223-P/208
- Tôi hỏi tại sao bác bên nhà đã già mà họ còn bắt đi.
- I ask why they took away Mrs. Bình, Tinh’s mother, from the house nearby, even though she’s quite old.
- Chữ bác ở đây không là Mrs. Bình, Tinh’s mother mà là Mr. Bình, Tinh’s father…

T/225-P/211
- “Bác gọi Hường lên đi, cháu (Đắc) chớ ai mô mà sợ.”
- “Auntie, call Hường up here. I won’t scare anyone.”
- “Auntie, call Hường up here. I am none other than Đắc; so there’s nothing to be afraid of.”

T/230-P/216
- Chúng tôi phải canh chừng tiếng đại bác, leo lên hầm tiểu tiện ngay ra nhà.
- We have to pay close attention to the sound of artillery when we climb up from the shelter to urinate just outside of the house.
- Ngay ra nhà không là outsider of the house mà là right inside of the house. Có thể tạm dịch là: “We have to pay close attention to the sound of artillery when we climb up from the shelter to urinate right inside of the house.”

T/235-P/221
- Vật đập ngay vào mắt tôi là xác một người đàn ông sình to nằm sấp, máu me đã đặc khô lại. Hai tay hắn dang ra như ôm lấy mặt đất. Chúng tôi không nhìn rõ mặt hắn.
- What jumps into my eyes is the dead body of a man, handsome and large, lying in a prone position, blood already dried up. His two arms are stretched as though he embraces the earth. We don’t clearly see his face.
- Sình to không là handsome large mà là largely bloated hay largely swelled. Có thể tạm dịch là: “What jumps into my eyes is the dead body of a man, largely bloated, lying in a prone position, blood already dried up. His two arms are stretched as though he embraces the earth. We don’t clearly see his face.

T/239-P/225
- Rồi có tiếng la chới với: Cứu người ta với, cứu người ta với.
- Then I scream and splash about: “Save me, please save me.”
- Then a loud scream is heard: “Save someone, please save someone.”

T/241&242-P/227
Rồi tin cụ Hồ vào thăm dân. Cụ chưa vào mà thành phố đã chết đứt một nửa, đã tan nát sụp đổ gần hết. Ngày cụ vào, chắc gì con cháu còn sống để hoan hô cụ.
- And then there is new that Venerable Hồ [Chí Minh] is coming to visit with the people. Venerable Hồ has not yet arrived but half the city is already dead, almost completely destroyed, reduced to ashes. On the day of his arrival, surely the children who are still alive will be sent to cheer for him.
- Chữ “con cháu” ở đây không có nghĩa là “children” mà là tất cả người dân trong thành phố Huế. Có thể tạm dịch là: “And then there is news that Venerable Hồ [Chí Minh] is coming to visit the people. Venerable Hồ has not yet arrived but half the city is already dead, almost completely destroyed, reduced to ashes. On the day of his arrival, surely nobody is still alive to come to cheer him.

T/244-P/230
- “Mạ tui chết ngay tại nhà mà. Còn con em tui chưa chết, vì chưa chết mới mang họa.” (Cô bé này bị thương nặng, nên được bố và chị đưa đi bệnh viện cấp cứu. Trên đường đến bệnh viện, cả ba đều chết vì trúng đạn, nếu cô bé này chêt ngay tại nhà thì cha và chị cô không chết).
- “My mother died right here at the house. My younger sister was not yet dead, but her life was in danger.
- “My mother died right here in the house. My younger sister was not yet dead, because of that my family got into the terrible danger.”

T/263-P/250
- “Con có dám ra cầu ngồi phản đối chiến tranh với ôn không?”
- “Will you dare to go out with me to sit under bridge to oppose the war?”
- Cụm chữ “ra cầu ngồi” không có nghĩa “to sit under bridge” mà có nghĩa là “sit on bridge.” Có thể tạm dịch là: “Will you dare go out with me to sit on bridge to oppose the war?”

T/277-P/263
- “Anh về nhà rồi. Tới chơi nghe. Ðừng có lo cho Lễ, không răng mô. Có tin chi cho anh biết hí.”
- “He has already returned back to his home up there. Listen, when thing comes down, come to visit. Don’t worry about Lễ; nothing has happened.”
- “I have already returned back to my home. Listen, when things go down, come to visit. Don’t worry about Lễ; nothing has happened to his family.”

T/295-P/282
- Một nhà sư như thầy Ðôn Hậu, một hướng đạo, ….. như ông Võ Thành Minh.
- A Buddhist monk like Master Đôn Hậu, a leader, ….. like Mr. Võ Thành Minh.
- Một hướng đạo không là a leader mà là a scout. Có thể tạm dịch là: “A Buddhist monk like Master Đôn Hậu, a scout ….. like Mr. Võ Thành Minh.”

Trên đây, không phải tất cả những hiểu lầm về tiếng Việt có thể có trong bản dịch ra tiếng Anh của tiến sĩ Olga Dror, mà chỉ là một số những hiểu lầm mà tình cờ tôi thấy được trong khi đọc “Mourning Headband For Hue”. Hy vọng việc phát hiện về một số hiểu lầm này đến được tay bà Olga Dror cũng như bà Nhã Ca để cuốn “Mourning Headband For Hue” khi được tái bản sẽ được hoàn hảo hơn.

Huy Vũ

Đọc Tháng Ba Gẫy Súng của Cao Xuân Huy

$
0
0

Tháng Ba Gẫy Súng không phải là một truyện dài mà là hồi ký của một cựu trung úy Thủy Quân Lục Chiến, viết về một đoạn đời binh nghiệp ngắn ngủi của ông, thời gian không quá nửa tháng, đầy hào hùng nhưng cũng đầy đau thương, phẫn nộ, bi đát mà ông trải qua.

thang3-gaysung-01
Tôi đọc hồi ký này lần đầu tiên năm 1990, nhân một cuộc họp mặt giữa những người bạn cũ, một người đã tặng tôi cuốn hồi ký. Nay nhân dịp tháng ba 2016, tôi muốn giới thiệu với các bạn trẻ VN, trong nước cũng như hải ngoại về cuốn hồi ký này.
Đây không phải là cuốn hồi ký được viết để chạy tội, khoe khoang thành tích, hoặc bào chữa cho thái độ hèn nhát của mình như nhiều cuốn hồi ký của các lãnh đạo đất nước, tướng lãnh trong quân lực VNCH đã được in ấn, xuất bản tại hải ngoại.

Tôi cũng không có ý đề cao quyển hồi ký, bởi tự nó đã có giá trị qua việc tái bản 10 lần, đồng thời đã có nhiều nhà văn, nhà báo bình luận về cuốn hồi ký, không thấy ai chê bai, chỉ trích về giá trị sống thực của nó. Ấn bản trên giấy có thể không còn, nhưng độc giả muốn đọc nguyên tác, có thể vào Việt Nam Thư Quán đọc online hay tìm kiếm trên mạng dưới dạng PDF.
Tôi chỉ muốn các bạn trẻ, khi tìm hiểu về cuộc chiến Quốc-Cộng có thêm một cái nhìn, một nhận định 2 mặt phải, trái của một quân đội anh dũng, kiên cường, đã chiến đấu suốt 21 năm để bảo vệ miền Nam yên ổn, an bình, nhưng cuối cùng đã bị tan rã chỉ trong 55 ngày.

Cao Xuân Huy sinh năm 1947, chết năm 2010. Hồi ký được viết năm 1984 sau khi ông Huy vượt biên (1982) qua tới Mỹ, sách được in và xuất bản năm 1985, tức cách đây đúng 31 năm. Những người trẻ sinh sau năm 1975, trong nước cũng như hải ngoại, nếu không hay đọc sách, báo Việt Nam, không có cha, anh nói cho biết, khó lòng biết hay có dịp đọc đến hồi ký này.

Ngay từ đầu, Cao Xuân Huy đã xác nhận ông không phải là nhà văn, chưa từng cầm bút nên không biết sắp xếp câu chuyện ra sao, ông viết chỉ vì muốn phản biện lại lời tuyên bố của một ông Tướng:

„-Chúng ta thua trận, mất nước, mọi người đều có lỗi. Lớn có lỗi lớn, nhỏ có lỗi nhỏ“.

Đây là một lời ngụy biện, chối bỏ trách nhiệm của những kẻ thân làm tướng nhưng hèn nhát, bỏ mặc đơn vị, tháo chạy trước khi giao tranh với địch quân.

„Cao Xuân Huy: Thật sự khi mà cầm bút viết tôi chỉ vì một điều ấm ức rằng là một ông tướng cũ của mình ổng tuyên bố rằng “để mất nước (là) tội chung mọi người, lớn tội lớn, bé tội bé” thì tôi không đồng ý điều đó, tại vì chúng tôi đánh nhau đến viên đạn cuối cùng rồi bị bắt thì không phải là chúng tôi có tội. Tôi tức quá về điều đó, tôi viết ra, mà viết nửa chừng rồi thôi, thế rồi vì ở chung nhà với Nguyễn Mộng Giác, ổng lấy ổng đem đăng, xong rồi hết thì ổng thúc, cứ hết thì ổng thúc, hết thì thúc, thì cứ thế mà viết thôi. Đó là cái khởi đầu của quyển sách.

Riêng cái tên cuốn hồi ký cũng đã nói lên sự thật chua chát, cay đắng của đoạn đới lính cuối cùng của ông, tháng 3 năm 1975. Một quân đội dù tinh nhuệ, thiện chiến đến đâu cũng không thể chiến đấu khi vũ khí trong tay họ chỉ là những khối sắt vô dụng.

Cao Xuân Huy: “Tháng Ba”thì mọi người đã rõ, còn “gãy súng” – tôi muốn nói lên một điều đau lòng cho những thằng lính cầm súng, khẩu súng mà không có đạn thì giá trị không bằng một khúc cũi mục.

Chính tôi đã dẫn đại đội xung phong lên chiếm mục tiêu mà chỉ bắn bằng mồm. Súng của chúng tôi có phải đã bị bẻ gãy không, khi mà vẫn có thể tiếp tế đạn cho chúng tôi để chúng tôi chiến đâu? Ai đã bẻ gãy súng của chúng tôi?

Tôi đặt chữ “gãy súng” cho quyển sách là như vậy. Tôi gọi “Tháng Ba gãy súng” là hồi ký vì tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về những điều tôi viết. Tất cả những địa danh, những tên người, tên đơn vị, tất cả những diễn tiến đều là thật, thật một trăm phần trăm. Tôi không lồng vào đấy bất cứ một hư cấu nhỏ nào. Chắc chắn là tôi đã quên khá nhiều chi tiết. Và với cấp bậc và chức vụ thấp kém của tôi, chắc chắn là có rất nhiều dữ kiện mà tôi đã không được biết.”

Ngay trong phần tựa đề hồi ký, Cao Xuân Huy đã không nén được sự giận dữ khi phê phán những tướng lãnh, chi huy cao cấp trong quân đội, những người có trong tay những đơn vị thiện chiến, xuất sắc nhưng không hề biết sử dụng và cũng không biết được trách nhiệm của mình:

„Làm thuyền trưởng thì phải sống chết theo tàu, làm đơn vị trưởng thì phải sống chết theo đơn vị. Tôi muốn nói đến tinh thần trách nhiệm của người chỉ huy. Người có quyền hành mà không có trách nhiệm nào có khác gì kẻ phản bội.

Chúng ta thua không phải vì kẻ địch mạnh mà vì trong hàng ngũ chúng ta có quá nhiều kẻ phản bội và hèn nhát. Chính vì lòng thù hận sự hèn nhát và vô trách nhiệm của cấp chỉ huy nên hình ảnh và diễn tiến những ngày cuối cùng trước khi cả lữ đoàn tan rã và bị bắt bởi khoảng hơn một đại đội du kích Việt Cộng vào nửa cuối tháng Ba năm 1975 đã như một cuốn phim nằm in trong trí nhớ của tôi, chỉ cần một cái ấn nút là được chiếu lại một cách rõ nét với đầy đủ những suy nghĩ và phản ứng của tôi, với từng diễn tiến nhỏ mà tôi đã phải trải qua. „

Ở đoạn tiếp theo, ông nhận định những người lãnh đạo đất nước, chỉ huy trong quân đội đã không có dũng khí để đón nhận trách nhiệm mà thường chỉ tìm cách biện minh cho những lỗi lầm, những quyết định sai trái :

„Ðiều tôi muốn nói trong quyển sách này là không ai là không quay lại nhìn chỗ mình vừa ngã, và cũng không ai là không quay lại nhìn đống phân mình vừa thải. Ngã là lỗi của chính mình, và phân có thối cũng là phân của mình, vậy mà tại sao cả chục năm nay vẫn không thấy ai dám quay nhìn lại cái lỗi đã làm cho mình ngã lên ngay trên đống phân của mình, mà chỉ có toàn những lời chửi bới và đổ lỗi cho người khác, can đảm lắm cũng chỉ dám nhận một cái lỗi chung chung “lớn lỗi lớn, bé lỗi bé” đúng theo cái kiểu “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Thằng thất phu còn có lỗi thì còn ai mà không có lỗi, tôi cũng đành có lỗi vậy.

Tôi không nhớ câu này của ai: “Cái đám quân thần của triều đình cũ chẳng có gì phải ngại cả, vì khi có quân có quyền trong tay họ còn chẳng làm được trò trống gì, thì bây giờ, chỉ còn trơ lại có mỗi cái thân giá áo túi cơm, hỏi rằng họ sẽ làm được gì hơn ngoài cái giá và cái túi”.

Ðâu phải đất nước ta là một bàn cờ để hễ đánh thua ván này, xóa đi xếp quân làm lại bàn khác mà tướng vẫn là tướng, quân vẫn là quân. Ðâu phải những con xe, con mã, con chốt đã chết đi đều có thể dựng đầu dậy để làm lại một trận mới.

Hơn thế nữa, với một số những lãnh đạo đất nước, tướng lãnh VNCH đã đào ngũ, tự ý rời bỏ đơn vị, tháo chạy vào những ngày cuối tháng Tư 1975, ra hải ngoại vẫn còn múa may, làm phường chèo, Cao Xuân Huy đã không nhân nhượng bình phẩm:

„Trí đã không mà dũng cũng không, chỉ có mỗi cái tài dở dở ương ương là sử dụng một cách bừa bãi cái dũng của người khác đến nỗi phải bỏ cả đất nước mà chạy, đánh lừa để bỏ hàng triệu thằng dám chiến đấu tới cùng vào trong những trại tù đỏ, vậy mà vẫn còn dám chường mặt ra đòi tiếp tục làm cha mẹ dân thì quả là quá lắm lắm. Cái dĩ vãng thối tha và hèn nhát thì dù cho người đương thời có thể bỏ qua, nhưng lịch sử đâu có tha thứ. Vẫn cái chính danh là chống Cộng nhưng cái ngôn của các ông trước kia làm xếp lớn đã không thuận rồi, bây giờ phải để cho lớp người mới. Với tư thế mới, họ mới là những người thuận ngôn. Danh chính ngôn thuận mới có thể thắng được Việt Cộng, khôi phục lại được đất nước. Những con chốt thấp cổ bé miệng, những thằng bị đè đầu sai khiến ngày xưa và những người mới lớn bây giờ mới có quyền nói và mới là người có tư cách làm.

Cao Xuân Huy xác nhận ông không phải là một người hùng nhưng cũng không là một kẻ hèn nhát, ông chỉ đơn thuần là một người lính của một đơn vị thiện chiến với đầy đủ những thói hư, tật xấu nhưng khi ra trận luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao phó:

„Tôi không phải là một người hùng, nhưng tôi cũng không phải là một người hèn. Tôi chỉ là một người lính, lính của một binh chủng chuyên môn đánh trận và chỉ nhận những người tình nguyện; tôi phải xứng đáng với màu mũ tôi đang đội, màu áo tôi đang mặc, và hơi cá nhân một chút, tôi phải xứng đáng với cặp lon tôi đang đeo… Nhưng tôi cũng không phải là một người lính gương mẫu, đúc khuôn theo những điều được huấn luyện trong quân trường, thi hành đúng 8 điều, 10 điều tâm niệm của mấy ông Chiến Tranh Chính Trị đẻ ra mà chính mấy ông ấy lại không bao giờ thi hành. Tôi là một thằng lính ba gai, cờ bạc, rượu chè, trai gái đủ cả nhưng đánh giặc cũng rất tận tình. Chưa một ai, thượng cấp cũng như thuộc cấp, phải than phiền về tôi trong những trận đánh.“

Cái bi kịch của Cao Xuân Huy và những người lính TQLC trong đơn vị bắt đầu từ lúc ông dẫn đơn vị di chuyển ra cửa biển Thuận An, Huế để lên tầu về Đà Nẵng. Chỉ huy các cấp của các binh chủng khác đã bắt đầu bỏ rơi đơn vị không một lời thông báo cho thuộc cấp, không có kế hoạch rút lui:

„Ðến cầu Bạch Hổ, tại chòi gác ở gần cầu, tôi thấy một người lính Nghĩa Quân quần áo súng đạn rất chỉnh tề đang đứng gác. Tôi ngạc nhiên hỏi:

“Giờ này còn đứng gác cái mẹ gì ở đó, cha nội?”
“Em không nhận được lệnh gì hết.”
“Lệnh cái con cặc, tiểu đội trưởng mày đâu?”
Một người lính già tay xách khẩu súng chạy lại.
“Dạ tôi.”
“Huế bị bỏ rồi, ông còn gác cái gì nữa. Tôi là trung úy ra lệnh tan hàng, về lo mang vợ con đi gấp nghe không!”
“Dạ.”
Thật tôi không thể hiểu nổi tại sao mấy ông xếp lại có thể nhẫn tâm bỏ lại lính tráng mà chạy lấy thân như vậy, trong khi tình hình đâu đến nỗi. Trung đội 2 của Huy mập đã bị mấy ông xếp bỏ rơi. Không, tiểu đội Nghĩa Quân này bị lừa ở lại thì đúng hơn.
Những loại ông xếp vô liêm sỉ này trong quân đội chắc chắn không phải là ít. Không hiểu hiện giờ ở khắp Quảng Trị Thừa Thiên này có bao nhiêu đơn vị nhỏ còn đang phải thi hành nhiệm vụ nào đó trong khi các ông xếp của họ đã ung dung ở Ðà Nẵng hoặc Sài Gòn. Xin hãy gắn anh dũng bội tinh với nhành dương liễu cho những ông xếp này. Ờ mà hình như cũng chẳng phải xin, vì thường ra thì huy chương được gắn nhanh và nhiều vào ngực áo của những thằng chẳng bao giờ biết đánh đấm là gì. Xin cám ơn những cái huy chương.“

Phẫn nộ của Cao Xuân Huy càng tăng khi đi vào thành phố Huế – thành phố đã bị bỏ ngỏ, trống vắng, người dân thấy lính VNCH rút đi hết cũng bỏ nhà cửa chạy theo – được diễn tả qua đoạn dưới đây:

„Một nỗi buồn dâng lên trong tôi, không khóc nhưng mắt tôi đoanh tròng. Bao nhiêu gian truân, bao nhiêu xương máu, bao nhiêu xác người, bao nhiêu mồ hôi nước mắt của bạn bè, của anh em đồng đội tôi đã đổ xuống cho cái vùng địa đầu nghiệt ngã này. Bản thân tôi cũng đã hai lần đổ máu ở nơi này, bây giờ bỗng chốc bỏ đi, hỏi ai là người không tức tưởi.

Ðù má những thằng chịu trách nhiệm trong vụ bỏ Huế này, lịch sử sẽ bôi tro trát trấu vào mặt chúng! Những ai đã từng tuyên bố, từng hô hào tử thủ Huế giờ này ở đâu? Khốn nỗi, những thằng đánh trận mà luôn luôn đi đàng sau và luôn luôn bỏ chạy trước lại là những thằng có quyền, có quyền mà hèn nhát, đốn mạt nên bây giờ bao nhiêu người khốn đốn, rút chạy như một lũ thua trận.

Nhưng thực sự chúng tôi đã đánh nhau đâu để bị gọi là thua! Ðồ tiếp liệu trong thành Mang Cá dư sức cung cấp cho lữ đoàn tôi ít nhất là ba tháng, tại sao không cho chúng tôi vào thành Nội? Ờ mà tử thủ làm chó gì, bao nhiêu thằng xếp cút mẹ nó hết rồi, vợ đẹp con khôn và tiền bạc bao năm ăn bẩn không lẽ lại vứt bỏ. Vậy thì tội chó gì mình lại nghĩ đến chuyện ở lại đánh nhau để chết oan mạng, cùng lắm được vài giọt nước mắt cá sấu, một cái huy chương không giá trị, những lời ca tụng giả dối, ngoài cửa mồm thôi chứ có mẹ gì nữa đâu. Ðồ chó má! „

Bên cạnh sự căm phẫn, tác giả cũng không quên đề cập đến sự hào hùng, kiên cường, anh dũng của binh chủng TQLC nói riêng và quân lực VNCH nói chung. Ông viết về một người lính dưới quyền trong đại đội của mình:

Người lính cuối cùng của đại đội vắng mặt khi tập họp đã tìm đến, binh nhất Tuấn. Tuấn bị bắn nát cánh tay trái, máu nhuộm đỏ cả tay áo, quần áo người ngợm ướt nhẹp, bê bết bùn, nhưng vẫn vác khẩu đại liên M-60 với còn chừng nửa dây đạn trên vai phải.

Ra đến bãi biển Thuận An, những lệnh lạc kỳ lạ, những tính toán khó hiểu của cấp chỉ huy khiến Cao Xuân Huy muốn điên đầu. Một đoàn quân di tản không được lệnh xuống tàu, nằm chờ trên một bải biển trống vắng dễ dàng trở thành những mục tiêu tác xạ cho địch quân. Lý do nào đã không có lệnh lạc rõ ràng trong cuộc rút quân này? Cao Xuân Huy băn khoăn ghi lại:

Chỉ cần một tay binh nhất có nghĩa là chỉ cần có chừng một năm kinh nghiệm chiến trường, thằng dốt đặc về quân sự, thằng chưa được học một khóa tiểu đội trưởng nào, chứ đừng nói đến hạ sĩ Nam lùn, trung sĩ Châu, cũng đã hiểu là chúng tôi phải xuống tàu càng nhanh càng sớm càng tốt, vì càng dây dưa bao nhiêu là càng rút ngắn khoảng cách giữa chúng tôi với Việt Cộng bấy nhiêu. Ðại bàng Lâm Thao tức đại tá lữ đoàn trưởng chắc chắn là biết điều này, vậy thì vì lý do gì chúng tôi đã không được xuống tàu.

Với đội hình một hàng dọc ngoằn ngoèo như con rắn ở dọc bờ biển, chúng tôi nhận lệnh ngồi xuống. Chiếc tàu đã ra xa bờ và “đợi” chúng tôi tận ngoài khơi. Dĩ nhiên nó không thể đậu mãi ở gần bờ để xem chúng tôi đi dạo mát, để xem chúng tôi nấn ná không có một hành động nào chứng tỏ chúng tôi muốn xuống tàu cả. Hai ông xếp lớn của chúng tôi, đại tá Lương lữ đoàn trưởng và trung tá Tống lữ đoàn phó đứng thản nhiên nói chuyện, cười đùa thân mật với một ông xếp lớn nữa là trung tá Tòng (trong những bản in trước, vì trông gà hóa cuốc, tôi đã viết là đại tá Thiệt, biệt danh “Tử Thần”, xin thành thật tạ lỗi với “Tử Thần”) liên đoàn trưởng liên đoàn 14 Biệt Ðộng Quân. Không hiểu cả ba ông xếp lớn đang nghĩ gì trong những cái đầu của họ, đang thú vị gì trong những câu pha trò của họ, đang bàn bạc gì bằng những cái mồm của họ. Chỉ biết là cả ba đứng nói chuyện rất thoải mái và thỉnh thoảng cười ồ lên hình như vì một câu pha trò đầy ý nhị.

Trong một đoạn khác, ông tả lại môt cuộc xung phong bằng một chiến thuật, đánh bật kẻ thù ra khỏi chiến hào, cuộc xung phong có lẽ không hề được ghi trong quân sử, cũng như không quân đội nào trên thế giới dám học hỏi, như sau:

„Ðại đội tôi đã ở cách đám đông hỗn loạn đó cả trăm thước nên không bị cuốn theo phản ứng loạn xạ của họ.

Sẵn đội hình hàng ngang, tôi dẫn đại đội xung phong ngay tức khắc vào mấy lùm dương phát ra tiếng súng trên các đụn cát, vừa xung phong vừa reo hò tở mở. Kết quả rất hài lòng, khoảng chừng một trung đội Việt Cộng bị đẩy bật ra khỏi vị trí trước sức tấn công vũ bão “bằng mồm” của chúng tôi. Tấn công “bằng mồm” đừng nghĩ là chúng tôi nấp kín một chỗ bắn loạn lên trời rồi mồm la xung phong, cũng đừng hiểu tấn công “bằng mồm” có nghĩa là tấn công bằng đạn mã tử vừa tiến vừa la dưới sự kiểm soát của huấn luyện viên chiến thuật trong quân trường.

Tấn công “bằng mồm” ở đây có nghĩa là chúng tôi xung phong tiến chiếm mục tiêu hẳn hoi, Việt Cộng bị đẩy bật ra khỏi vị trí nhưng không một tên nào chết hoặc bị thương, vì khi xung phong chúng tôi đã không bắn một viên đạn, mà chỉ có cái mồm ngoác ra mà la, mà reo hò.“

Bên cạnh những hào hùng, anh dũng và kiên cường đó, cuốn hồi ký cũng ghi lại những thảm cảnh, những đối xử tàn nhẫn giữa những người lính cùng chiến hào với nhau, khi chiếc tàu chở lữ đoàn TQLC của ông bị mắc cạn, không thể ra khơi vì ngoài số TQLC còn có một số người của các binh chủng khác khiến cho tàu quá tải, lại bị nước cạn. Một số người không phải TQLC đã bị bắn, quăng xác xuống biển cho tàu nhẹ bớt.

Có còn cách nào khác hơn để làm cho con tàu nhẹ bớt và có thể ra khơi? Trong hoàn cảnh đó, ai có thể làm điều gì để ngăn chận tình trạng này? Cá nhân ông Cao Xuân Huy cũng không an toàn trong tình trạng đó.

Chiến tranh là sự tàn ác, giết chóc với kẻ thù trong khi giao chiến ở mặt trận, không ai kêu gọi lòng nhân đạo khi đang bắn giết nhau giữa những kẻ thù, nhưng con người vẫn có thể tàn ác với cả đồng đội, những người cùng chiến hào với mình khi họ cảm thấy đồng đội là những chướng ngại gây nguy hiểm, cản trở họ trong khi rút chạy.

Cao Xuân Huy đã tả lại trung thực tình trạng bi thảm, đau đớn này như sau:

Lên đến trên tàu, không khí quá nặng nề ngột ngạt. Không phải nặng nề ngột ngạt vì số người trên tàu quá đông, mà vì cả tàu đang bị bao trùm bằng mùi giết chóc, căng thẳng.
Huy mập nhét vào tay tôi khẩu súng ngắn, dặn dò:
“Súng tôi lên đạn sẵn, ông giữ cẩn thận.”
“Còn gì nữa để mà phải thủ súng lên đạn sẵn?”
“Thì ông cứ giữ đề phòng. Biết đâu có lúc phải xài tới.”
Chưa kịp tìm chỗ ngồi, tôi nghe một tiếng súng nổ.
Hai người lính Thủy Quân Lục Chiến cúi xuống khiêng xác một người lính Bộ Binh vừa bị bắn chết ném xuống biển. Một người lính Thủy Quân Lục Chiến khác đang gí súng vào đầu một trung úy Bộ Binh ra lệnh:
“Ðụ mẹ, có xuống không?”
“Tôi lạy anh, anh cho tôi đi theo với.”
“Ðụ mẹ, tao đếm tới ba, không nhảy xuống biển tao bắn.”
“Tôi lạy anh mà, tôi đâu có gia đình ở ngoài này.”
“Ðụ mẹ, một.”
“Tôi lạy anh mà, anh đừng bắt tôi ở lại, anh muốn lạy bao nhiêu cái tôi cũng lạy hết. Tôi lạy anh, tôi lạy anh.”
“Ðụ mẹ, hai.”
“Trời đất, mình đồng đội với nhau mà, anh không thương gì tôi hết. Tôi lạy anh mà.”
“Ðụ mẹ, ba.”
Tiếng ba vừa dứt, tiếng súng nổ.
Người trung úy Bộ Binh ngã bật ngửa ra, mặt còn giữ nguyên nét kinh hoàng. Viên đạn M-16 chui vào từ đỉnh đầu. Xác của anh ta được hai người lính Thủy Quân Lục Chiến khác khiêng ném xuống biển.“

Một sự tàn ác khác, sự tàn ác của người chiến binh cộng sản với tù binh VNCH, bắn giết tù binh để trả thù những lần bị đánh tơi tả trong các cuộc giao tranh cũng được ngòi bút Cao Xuân Huy nói đến không một nhân nhượng:

Ðoàn tù chúng tôi đi thất thểu trên đường, đoành một tiếng, một xác người ngã xuống bờ ruộng, đoành một tiếng, một xác người nữa ngã xuống bờ ruộng. Một người đi ngay bên cạnh tôi bị bắn vào đầu, máu và óc văng dính cả vào người tôi.

Trò bắn giết rất kỳ cục và khó hiểu. Những người bị bắn chết và những người không bị bắn -hay chưa bị bắn- đều không hiểu tại sao bọn Việt Cộng lại bắn người này mà không bắn người kia. Tại sao thằng Việt Cộng này không bắn người này mà bắn người nọ? Chúng tôi rất hoang mang nhưng lúc này không ai có phản ứng gì, mọi người vẫn cứ lầm lũi, thất thểu đi. Ðói, khát, mệt mỏi và luộm thuộm lếch thếch, chúng tôi đi, hoang mang không hiểu bao giờ đến lượt mình bị bắn.

Số người bị bắn mỗi lúc dĩ nhiên mỗi nhiều hơn. Tất cả lon lá đã được gỡ ra từ sáng, khi chúng tôi mới nhận được quần áo mang từ bờ biển vào. Râu ria trên mặt biểu hiệu cho chức cấp hiểu theo nghĩa Việt Cộng cũng không phải, vì nhiều người để râu, trong đó có cả tôi, không hay chưa bị bắn, nhiều người râu ria nhẵn nhụi đã bị bắn.
Mãi về sau, khi nghe được bọn Việt Cộng cầm súng đi tìm người để bắn nói chuyện với nhau chúng tôi mới vỡ lẽ ra. Những tên Việt Cộng nào đã từng bị tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến nào đánh cho xất bất xang bang lúc trước, lúc này cứ đi tìm huy hiệu và bảng tên của tiểu đoàn đó mà bắn.

Ngay cả khi bị bắt cũng có người trong đám tù binh can trường đấu lý, và phải trả giá về mạng sống của mình khi đặt câu hỏi với tên cán bộ chính trị đang thao thao bất tuyệt về chính sách khoan hồng nhân đạo ( gian dối ) của người cộng sản:

„Một người đứng lên hỏi.

“Xin anh giải thích cho chúng tôi một số điều, thứ nhất hành động chôn người tập thể tại Huế trong trận tết Mậu Thân và bắn giết bừa bãi những người dân vô tội tại đại lộ kinh hoàng năm 72, thứ nhì, tại sao mang tiếng là xâm lược mà khi chúng tôi rút khỏi Quảng Trị và Huế, dân chúng lại bỏ chạy hết vào Ðà Nẵng và Sài Gòn để tránh nạn Cộng Sản, thứ ba, anh giải thích thế nào về hành động quân đội nhân dân của các anh đã và đang cướp bóc ở bên kia phá, thứ tư, chúng tôi sử dụng súng đạn của đế quốc Mỹ hay mấy anh sử dụng súng đạn của Cộng Sản Nga, Tàu để tàn sát đồng bào, thứ năm…”

Tên cán bộ chính trị Việt Cộng tức giận ngắt lời và ra lệnh cho bọn thủ hạ.

“Lôi cổ thằng ngoan cố này ra ngoài” – quay sang chúng tôi, hắn gằn giọng – Các anh phải biết Đảng và nhân dân chỉ khoan hồng cho người nào thực sự biết ăn năn hối cải, còn tên nào ngoan cố chỉ có hại vào thân thôi.”

Nói xong, tên này hầm hầm đi ra ngoài.
Chúng tôi nghe một tiếng súng nổ ở phía phá Tam Giang.

Bên cạnh sự tàn ác, của quân cộng sản, Cao Xuân Huy cũng không quên nhắc đến tình cảm, sự thương yêu của đồng bào miền Nam đối với những người lính của quân đội VNCH:

„Dân làng gánh những thúng cơm đến phát cho chúng tôi. Mỗi phần ăn được chừng một bát cơm và một miếng cá khô gói trong lá chuối. Phần ăn dù ít cũng không đủ để phát đều cho tất cả chúng tôi. Lý do khá giản dị là không ai tưởng tượng nổi con số chúng tôi bị bắt đông đến như vậy.“

Hồi ký kết thúc khi cuộc trả thù dã man của cán binh cộng sản với người lính VNCH chấm dứt. Cao Xuân Huy bị đưa về trại tù binh chính thức ở Bắc Khe Sanh:

Mãi về sau, khi nghe được bọn Việt Cộng cầm súng đi tìm người để bắn nói chuyện với nhau chúng tôi mới vỡ lẽ ra. Những tên Việt Cộng nào đã từng bị tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến nào đánh cho xất bất xang bang lúc trước, lúc này cứ đi tìm huy hiệu và bảng tên của tiểu đoàn đó mà bắn.

Người mặc áo có gắn phù hiệu của tiểu đoàn 5 không bị thằng Việt Cộng này bắn nhưng bị thằng Việt Cộng khác bắn. Người mặc áo có gắn phù hiệu tiểu đoàn 3 bị bắn bởi thằng Việt Cộng không bắn người mặc áo của tiểu đoàn 4.

Chúng tôi lột hết bảng tên và phù hiệu tiểu đoàn.

Cuộc bắn giết thưa dần rồi chấm dứt.

Chúng tôi bị đưa về căn cứ La Sơn nhốt tạm để sau đó, hạ sĩ quan và binh sĩ bị đưa nhốt ở Khe Tre, Nam Ðông. Ðám sĩ quan chúng tôi bị đưa về cây số 23, gần ngay chỗ Ban chỉ huy tiểu đoàn 4 ít ngày trước, đối diện với làng Ðồng Lâm.

Khoảng giữa tháng Tư, chúng tôi bị đưa về trại tù binh chính thức nằm phía bắc Khe Sanh, sát biên giới Lào, ở ngay đầu nguồn sông Bến Hải.

Bạn đọc muốn tìm đọc trọn hồi ký có thể vào link dưới đây:

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt

 


“Một trăm triệu năm thức ăn” của Stephen Lê

$
0
0

51I0Bfp-VhL._SX327_BO1,204,203,200_

Trông thấy hình của anh ở cái “flap” bìa sau, tôi thấy có cảm-tình liền. Một người trẻ đội nón “tai bèo” ngồi trước một bát trông như bát “bún bò Huế,” anh không có vẻ gì là giáo-sư đại-học cả. Ấy vậy mà đích-thật, anh là giáo-sư thỉnh giảng của Đại-học Ottawa sau khi đả lấy bằng Tiến-sĩ về Sinh-nhân-chủng-học (Biological Anthropology) ở UCLA tại Mỹ.

Cuốn sách của anh quan-trọng đến nỗi báo McLean’s, tuần-san nổi tiếng nhất của Canada, tuần này đã phải có bài dài 4 trang phỏng vấn và viết về anh. Đó là vì anh thuộc về một lứa sử-gia rất mới, đệ-tử của Jared Diamond, không viết sử về vua chúa và chiến-tranh giữa các nước nữa (kiểu viết sử cổ-truyền của nhiều nước) mà viết lịch-sử của nhân-loại qua những khám-phá của con người. Cũng như ai tìm ra lửa cách đây 500.000 năm là đã đảo lộn hết cả cách sống, cách ăn của loài người từ “ăn sống nuốt tươi” sang một lối sống văn-minh có biết nấu nướng.

Chính thầy anh, ông Jared Diamond đã đảo lộn cách viết sử khi ông ra cuốn sách Guns, Germs, and Steel (“Súng ống, Vi-trùng, và Thép”) cho thấy là mỗi khám-phá như vậy là đem lại một cách mạng về nghệ-thuật chiến-tranh, về y-khoa, và về công-nghệ. Giờ đây anh viết về thức ăn của nhân-loại (chứ không phải chỉ một dân-tộc nào mặc dầu Việt-nam cũng được nhắc đến không ít trong sách của anh) và cũng làm đảo lộn tất cả những cách suy nghĩ của chúng ta về cách ăn uống của loài người. Thế không phải là một loại sử đáng đọc hay sao?

Nhưng để viết được một cuốn sách như vậy, anh không thể chỉ là một loại “a-ma-tưa,” tài-tử được. Vốn liếng về khoa-học của anh rõ ràng là rất vững chãi. Là một tiến-sĩ về sinh- nhân-chủng-học, những phân-tích hóa-học, sinh-học, chủng-tử-học của anh không những thuyết-phục mà còn làm cho ta sửng sốt về sự chính-xác, ngay cả về những niên-đại hay niên-kỷ xa xưa như cách đây vài chục triệu năm, một trăm triệu năm. Đã đành một mình anh không thể biết hết được nhưng anh biết dựa vào những nguồn tin đáng tin cậy, có thể nói là không có tài-liệu nào về vấn-đề đồ ăn nước uống của nhân-loại mà anh chưa đọc. Riêng Thư-mục sách của anh, từ trang 249 đến 294, cũng đã liệt-kê đến trên 600 tên sách và bài báo trong các tạp-chí khoa-học hàng đầu của thế-giới.

Anh không chỉ dựa vào trí-tuệ và kiến-thức của các khoa-học-gia chuyên ngành sinh-học trên toàn-cầu, anh còn đích-thân đi khắp thế-giới để thử ăn những món ăn của nhân-loại không trừ rắn rết, nhộng, đuông, kiến, châu chấu, cào cào, cà cuống, rươi v.v. Cứ riêng xem bảng các quốc gia anh đã đi qua (trang 295-297) mà tôi, một người không phải là ít đi, cũng đủ thấy thèm.

Dựa trên những kinh-nghiệm phong phú về học-thuật và du-lịch như trên, anh đã viết nên cuốn 100 Million Years of Food (“Một trăm triệu năm thức ăn”), nửa du-ký nửa biên-khảo khoa-học rất nghiêm túc viết trong một văn-phong tiếng Anh vừa lưu loát vừa bay bướm. Không trách cuốn sách đã được đón nhận một cách khá nồng-nhiệt. Thầy anh viết: “Cuốn sách vui ngon này sẽ giúp bạn đọc thưởng thức những gì mình ăn, thưởng thức chuyện suy nghĩ về thức ăn, và giữ cho mình khỏe khoắn.” (Jared Diamond)

Mark Kurlansky, tác-giả cuốn sách nổi tiếng Cod (“Cá cót”) mà trong đó tôi học được là Đế-quốc La-mã ngày xưa cũng có nước mắm mà họ gọi là “garum,” còn ca ngợi hơn nữa: “Tính rộng lớn, trải xa, và tham-vọng của [cuốn sách] làm cho ta phải đọc và mê tơi.”

Nhưng tạp-chí Kirkus Reviews (“Điểm sách Kirkus”) thì phân-tích cặn kẽ hơn: “Trong cuốn sách đầu tay dễ đọc này, Stephen Lê cho ta một tạp-luận sống động nửa kỷ-niệm du-ký nửa giả-thuyết với đầy đủ kiến-thức về sinh-học ngành dưỡng sinh của con người ta. Tác-giả, có nguồn gốc ở Việt-nam và Canada, cũng đào sâu cách ăn uống của các nền văn-hóa khác nhau để ủng-hộ cho luận-thuyết của ông cho rằng đi xa những cách ăn uống của tổ tiên là một nguyên-nhân chính dẫn ta tới các bệnh tật của ngày hôm nay—một cách tiếp cận vấn-đề vừa tỉnh táo vừa khác lạ.”

Kinh-nghiệm bản-thân

Ngay vào đầu sách, tác-giả kể lại anh đang học lấy bằng tiến-sĩ về sinh-học ở UCLA thì được tin mẹ anh đau nặng. Bay về Canada được ít lâu thì mẹ anh mất vì bệnh ung-thư ở tuổi 66 trong khi bà ngoại anh sống đến tuổi 92 mới mất. Nghiên cứu kỹ vấn-đề, anh thấy là người Á-đông sang sống ở các nước Tây-phương đễ bị ung-thư vú (trong trường-hợp các phụ nữ) và bệnh tiền-liệt-tuyến (trong trường-hợp các nam-nhân). Đào sâu vấn-đề thì hình như đó là vì những thức ăn chúng ta tiêu-thụ khi sang Mỹ hay Canada. Ngược lại, những người như bà anh vì sang Tây-phương rồi mà vẫn ăn theo các lối cổ-truyền nên lại ít nhuốm các “bệnh thời-đại” hơn như “béo quá, tiểu đường loại 2, bệnh ‘gút’ (‘gout’), cao áp-huyết, ung-thư vú, dị-ứng về thức ăn, mụn trứng cá, và cận-thị.” (trang 1)

Chính vì thế mà cuốn sách của anh có tiểu-tựa là “Tổ tiên ta đã ăn những gì và tại sao chuyện đó lại quan-trọng đối với chúng ta ngày hôm nay” với những chương như sau:

- Cái khôi hài của côn trùng [như đồ ăn của ngườixưa], trong đó anh chứng minh là ăn những thứ như vậy, cào cào, châu chấu, cà cuống, đuông, v.v.—một kinh-nghiệm mà các người đi “học tập cải tạo” của CS có thừa—đôi khi cho ta những “protein” ta cần thiết, nhất là khi cha ông ta xưa xửa xừa xưa chưa có nhiều nguồn thịt để ăn.

- Trái cây và trò chơi của chúng. Về mặt này, ai cũng tưởng trái cây là lành mạnh nhưng không hẳn. Tuy chúng không phải là sinh-vật và có linh-hồn nhưng chúng vẫn có những cách tự bảo-vệ như sầu riêng, chẳng hạn, thì có gai nhọn có thể rớt xuống bể đầu ta. Dừa cũng thế, nếu cùi dừa (nhất là cùi dừa non) thì dễ ăn và nước dừa mát lịm, nhưng vỏ dừa cũng rất cứng che chở cho những thứ ngon ở bên trong quả dừa. Điều lộn hột cũng thế, trái thì chát và chính hột điều cũng có nhựa có thể làm cho ta bỏng tay. Mặc dầu vậy, con người ta cũng đã tìm ra cách ăn được chúng, kể cả và nhất là quả của cây sồi mà sóc rất thích ăn cạnh tranh với con người. Tuy-nhiên, sóc cũng biết là ăn quả sồi, acorn, thì phải ăn từ cái núm ở trên xuống chứ không nên ăn từ dưới lên vì khá độc. Còn người Da đỏ ở Mỹ trước kia biết là một cây sồi lớn có thể sản xuất từ 500 đến 1.000 pounds (tương-đương với 225 tới 450 kí-lô, tức hơn 2 tạ tới 4 tạ rưỡi) một cây. Và một gia-đình người Da đỏ ở Cali cách đây vài thế-kỷ có thể, trong một thời-gian từ 2 tới 3 tuần, đi lượm quả sồi đủ nhiều để có thể biến thành bột nuôi sống họ được từ 2 đến 3 năm.

- Sự hấp dẫn của thịt. Thịt súc-vật như thức ăn có lẽ là một khám-phá muộn, nhất là nếu chúng ta hiểu ăn thịt tức là ăn thịt luộc, nấu, nướng v.v. bởi muốn thế thì nó phải xảy ra sau khi loài người đã phát hiện ra lửa. Tuy-nhiên, người Nhật ngày nay biết ăn thịt sống, người Đức cũng biết ăn một thứ sandwich kẹp thịt sống với hành, và người Việt chúng ta cũng biết ăn thịt bò tái (tức thịt sống mà chỉ vắt chanh lên thôi), như vậy loài người, theo tác-giả Stephen Lê, đã biết ăn thịt sống ít ra cũng cách đây hai triệu năm rồi. Thịt, theo quan-niệm của một số người, lại còn có hiệu-quả là làm tăng cường-dương như trong bài sau đây (trang 75 và 231):

Tương Bần chấm với tái dê,
Ăn vào một miếng bừng bừng như dê.
Em ơi, ở lại đừng về,
Ngày mai ta lại tương Bần, tái dê.
Thịt hấp dẫn đến nỗi nhiều người không bỏ được thịt, nghĩa là không thể sống bằng cách chỉ ăn chay, thậm chí trong quá-khứ của nhân-loại đã có một thời người còn biết ăn cả thịt người—khác hẳn súc-vật, chúng không biết ăn thịt đồng-loại.

- Nghịch-lý của cá. Sở dĩ gọi là nghịch-lý vì giờ đây tuy nhiều người ca tụng những đức-tính của đồ biển, tôm cá v.v. nhưng cũng đã có những nền văn-hóa, như một vài dân-tộc ở Nam-Phi, kỵ hoàn-toàn chuyện ăn cá. Tuy-nhiên, với một bờ biển dài trên hai nghìn cây số, đó không phải là vấn-đề của người Việt. Chính vì thế mà đối với người Việt và một số quốc gia Đông-Nam-Á như Thái và Phi-luật-tân, nước mắm (“patis malabong” trong tiếng Tagalog) là một thứ nước chấm không thể thiếu trong bữa ăn—một chuyện mà ta chia xẻ với người La-mã ở trời Tây xa xưa, và cũng là một chuyện làm ta xa cách hẳn người Tàu với xì dầu của họ.

- Đế-quốc tinh bột. Trong phần này, tác-giả gộp cả thế-giới của rau bên cạnh các thứ củ như khoai, sắn, v.v. Theo ông, ta không nên khinh khi thế-giới rau cỏ bởi những loài vật lớn nhất trên mặt đất phần lớn là ăn cỏ (ma-mút, voi, trâu bò, ngựa, v.v.). Khủng-long cách đây cả trăm triệu năm (do đó mà có tên cuốn sách) cũng vậy. Nhưng để ăn được, ta cần phải thuần-hóa những loại thức ăn này (như bắp, tức ngô trong tiếng Bắc, phải qua hàng chục vạn năm con người mới biết biến thành một thứ ăn được, như trong sách Bút khảo về ăn của Bác-sĩ Lê Văn Lân đã chứng minh cách đây cả mấy chục năm, trước khi ông mất). Gạo, kê, mì, lúa mạch, tuy là những thứ căn-bản trong bữa ăn của nhiều dân-tộc song cũng có vấn-đề của chúng. Như gạo nâu (brown rice) nếu không tiêu-hóa sẽ đẻ ra vấn-đề đái rắt ban đêm.

- Các loại sữa, nước, rượu. Ai cũng tưởng những thứ này là lành nhưng chính trẻ con uống nhiều sữa quá sẽ gặp vấn-đề khi lớn lên (nhiều calcium trong người quá sẽ làm cho xương dễ bị gãy), và không ít người Việt chúng ta bị chứng-bệnh lactose deficiency tức thiếu một loại enzym trong người để có thể làm tan hiệu-ứng không tốt của sữa. Về rượu thì uống ít có thể giúp tránh được một vài bệnh tật (như bệnh tim) nhưng uống nhiều thì hại gan và dẫn đến chết sớm. Song nước là lạ nhất: có người tin rằng “uống 8 ly nước một ngày” (trang 102) là giúp ta giữ sức khỏe nhưng không nhất thiết nếu như đó là nước máy. Nước chỉ tốt khi là nước trong thiên-nhiên như nước mưa, nước suối, nước hồ, nước sông… bởi những loại nước đó mới có các thứ vi-khuẩn giúp ta chống lại một số bệnh. Mà chính cha ông chúng ta thường lại uống loại nước đó.

- Đình chiến giữa các bọn kẻ cắp [giữa các loại ký-sinh-trùng trong người chúng ta]. Chương này, dài nhất trong sách, cho ta thấy thực-phẩm loại nào cũng có vấn-đề của nó. Tỷ như gạo trắng quá thì lại thiếu chất cám, đường trắng quá độc hơn đường nâu, bột ngọt ngon là thế cũng có những hiệu-ứng bất lợi của nó. Thành thử tốt hơn cả, theo tác-giả, chính là thức ăn của ta phải làm sao cho cân đối, không được lạm-dụng loại nào, để cho yếu-tố hóa-học này đối chọi với yếu-tố hóa-học khác hay ít nhất cũng hòa-đồng được với nhau, và rồi phải đi kèm với đủ loại vận-động như đi bộ, cử-động tay chân, suy nghĩ nhiều v.v. Đi cùng với thức ăn của ta, để cho đủ các loại vitamin trong người, ta cũng có thể cần uống thêm loại này hay loại khác.

- Vấn-nạn calo. Trong khi rất nhiều quốc gia có vấn-đề thiếu ăn, nghĩa là ăn không đủ calo, thì ở các nước như Mỹ, Úc hay Canada, vấn-đề của chúng ta là ngược lại. Chúng ta thường ăn nhiều calo hơn mức ta cần nên dễ dẫn đến tình-trạng béo hơn cần thiết. Song sống một cuộc đời không lành mạnh thường lại không phải là vấn-đề calo mà là thiếu vận-động (ngồi ỳ một chỗ để xem tivi, làm việc ở máy tính, đi đâu thì cũng lái xe, v.v.) và nhất là vấn-đề căng thẳng trong cuộc sống (stress) trong sở làm, trong gia-đình như vợ chồng hay cãi cọ, bất mãn về nhau, về con cái. Tác-giả có lần đi đến đảo Ikaria ở Hy-lạp, nơi nổi tiếng có nhiều người sống lâu. Hỏi một người bạn Ikarian, anh ta trả lời: “Thức ăn ngon. Rượu hảo-hạng. Làm tình giỏi.” Đọc đến đây, một người như tôi được chút an ủi: Tác-giả cho biết là nhiều nghiên cứu cho thấy là người nào có bụng, hơi mập hơn bình-thường một chút thì thường lại sống lâu!

- Tương-lai của thực-phẩm (kể cả thực-phẩm được biến đổi qua chủng-tử-học, GM tắt cho “genetically modified” food). Tác-giả than phiền là ở những quốc gia như Mỹ, Úc, Canada, các món ăn truyền-thống mất dần để được thay thế bằng những món ăn phổ-thông nhưng thiếu đa-dạng-tính (như McDonald, KFC, Popeye, v.v.). Phải đi đến những thành phố lớn ta mới có các món ăn đa dạng thuộc nhiều truyền-thống nấu nướng khác nhau, như Tàu, Việt, Ấn-độ, Đại-Hàn, Nhật-bản, Ý, Y-pha-nho, Pháp v.v. Còn không, các truyền-thống gốc như của người Da đỏ ở Mỹ và Canada hay người Thổ-dân (Aborigines) ở Úc dần dần biến mất mặc dầu đó là những truyền-thống ăn uống được tạo nên qua hàng nghìn, hàng vạn, hàng chục vạn năm kinh-nghiệm tiến-hóa. Đây là một mất mát rất lớn nếu không muốn nói là một sự đánh đổi không khôn ngoan.

- Luật về ăn uống và sống. Đến đây, ở cuối sách, tác-giả cho rằng ta nên tránh những “fad” tức là những phong trào ăn theo kiểu này hay kiểu khác. Kiểu nào thì cũng có cái hay cái dở trong đó mà nhiều khi cái dở lại còn nguy hại hơn cái hay. Vì thế nên ông khuyến cáo những điều mà nhiều người trong chúng ta cũng đã biết như phải vận-động nhiều, đi bộ nhiều, cử-động nhiều, uống rượu vừa phải, khi trẻ thì ăn bớt thịt và sản-phẩm từ sữa, và cuối cùng nên ăn theo tổ tiên mình, bởi đó là kết-tinh của hàng triệu năm kinh-nghiệm, dựa ngay vào môi-trường thiên-nhiên của nơi mình ở và không tàn-phá môi-trường bằng những cách khai thác tận-lực các tài-nguyên trong môi-trường đó.

100 HUNDRED YEARS OF FOOD
Nxb Picador, New York – 309 trang- Giá $26USD
Mua ở các tiệm sách hay qua Amazon Books

Từ Thức: Văn chương phản kháng, viết từ Bắc Hàn

$
0
0

Lần đầu tiên, một cuốn sách mô tả và tố cáo xã hội Bắc Hàn, do một tác giả hiện sống tại chỗ, tới tay độc giả Tây Phương. Tác phẩm La Dénonciation ( Báo Cáo ) của Bandi là một tập truyện ngắn tường thuật đời sống gian nan, đầy tai hoạ, bất trắc của người dân trong một chế độ độc tài tàn bạo nhất thế giới, một vùng đất đóng kín trong đó lãnh chúa họ Kim có toàn quyền sinh sát.

Những năm vừa qua, nhờ Internet và du lịch, sách viết về xã hội VN, Trung Hoa, Cuba , đã được xuất bản nhiều ở nước ngoài, nhưng đây là lần đầu một nhà xuất bản Pháp, Philippe Pickier ở Paris, dịch và ấn hành một tác phẩm Bắc Hàn. Trước đây, một tập truyện Bắc Hàn, Des Amis ( Những Người Bạn) đã đưọc nhà xuất bản Acte Sud dịch và ấn hành, nhưng tác giả là một nhà văn ‘’chính thức’’ của chế độ. Sau bản tiếng Pháp, những bản dịch ra chữ Anh, Đức, Tây Ban Nha, Nhật tác phẩm của Bandi sẽ được in ở nhiều nước khác. Nhà xuất bản cho hay cuốn sách đã được một người bạn của tác giả dấu trong một mớ sách tuyên truyền  , mang tới Nam Hàn và xuất bản ở Hán Thành từ 2014. Gia đình đã tỵ nạn ở Nam Hàn nhưng tác giả, khoảng 60 tuổi, không ai biết mặt, là một thành viên của Hội nhà văn nhà nước, viết dưới bút hiệu Bandi ( Con Đom Đóm ) vẫn sống ở Bắc Hàn.

1540-1

La Dénonciation là một tuyển tập gồm 7 truyện ngắn, mô tả xã hội Bắc Hàn những năm 90 thời Kim Jong Il (1), cha đẻ của chế độ quái dị Bắc Hàn, ông nội của Lãnh Tụ Kính yêu hiện thời, Kim Jong Un. Đó là một xã hội đói khát, hãi hùng, mạng người treo đầu sợi chỉ, trong đó con người vờ vịt, rình mò, tố cáo, hành hạ nhau để được sống như con vật, một xã hội trong đó thở khí trời cũng là một ân huệ của lãnh tụ.

Cả nước đóng kịch

Xã hội Bắc Hàn là một xã hội đẳng cấp. Trên cùng là lãnh tụ được toàn dân sùng bái, dưới là cán bộ lớn, cán bộ nhỏ có quyền sinh sát, dưới nữa là dân đen, chia ra làm hai loại, những người được coi là trung thành với chế độ và những người bị coi là kẻ thù của cách mạng  , như bị bệnh hủi, không ai dám lai vãng. Nhưng ngay cả những người được coi là trung thành, tai họa vẫn có thể giáng xuống bất cứ giờ nào, vì những lý do rất kỳ quái.

Truyện ngắn La Ville des Spectres ( Thành phố của ma quỉ ) nói về tai họa của Kyeong-hui trong tuần lễ quốc khánh. Cả thành phố ‘’ tự nguyện ‘’ tập họp ở công trường Kim Jong Il để bày tỏ lòng nhiệt thành trong việc chuẩn bị đại lễ vinh danh công đức trời biển của lãnh tụ kính yêu. Mặc dù gió bão, Kyeong-hui vác cả thằng con trai hai tuổi đang bệnh đi biểu tình, không biết rằng tai họa sắp giáng xuống gia đình mình. Công an phường báo cáo  : mỗi ngày từ 6 giờ chiều tới sáng hôm sau, giờ mọi người đi làm, cửa sổ nhà số 3, lầu 5, dẫy 5 đều che kín màn cửa xanh, dầy. Tôi thấy chuyện khả nghi. Chắc đây là mật hiệu ra dấu cho gián điệp. Được gọi lên làm việc, Kyeong-hui, một công dân gương mẫu, vui cười giải thích với cán bộ khu phố đó là một chuyện rất trẻ con. Con trai anh ta có cái tật rất sợ cái hình Karl Marx khổng lồ treo bên kia đường. Để thằng nhỏ ngủ yên, anh ta kéo màn, che cửa sổ. Cán bộ chất vấn tại sao che cả cửa sổ tường bên kia. Kyeong-hui nói bởi vì phía bên kia cũng có chân dung của Kim Chủ tịch. Và nói thêm, dí dỏm  : cán bộ hẳn biết câu tục ngữ  : một đứa nhỏ sợ con rùa, sợ cả cái vung đạy nồi. Đêm hôm sau, hai vợ chồng anh ta và đứa bị công an đến, tống lên mộ chiếc xe, đưa đi biệt tích trước con mắt hãi hùng của dân hai bên đường. Ngoài tội gián điệp, anh ta còn bị kết án không biết giáo dục con cái để nó kính yêu lãnh tụ, tội chế diễu chân dung bác Marx, tội ví chân dung Kim Chủ tịch với cái vung nồi.

Trong Si près, si loin ( Xa, gần ) , anh thợ mỏ Myeong-cheol xin xỏ, lạy van đủ cách vẫn không xin được giấy phép về thăm mẹ hấp hối trên giường bệnh ( di chuyển từ khu này sang khu khác phải có giấy phép ). Thương mẹ, anh ta làm ẩu, trèo lên xe lửa đi thăm mẹ. Bị kiểm soát, bắt giam, hành hạ 2o ngày  ; khi được thả, mò về nhà, vợ không nhận ra người đàn ông già sụm, tiều tụy trước mặt là người chồng 30 tuổi.

Người ta , nhất là người Tây Phương, vẫn ngỡ ngàng trước cảnh người dân vật vã, than khóc khi được tin lãnh tụ Bắc Hàn qua đời, như dân Nga trước cái chết của đồ tể Staline. Truyện La Scène ( Màn Kịch ) mô tả không khí xã hội những ngày dân Hàn để tang Kim lãnh tụ. Trong buổi họp phường khóm, công an phường  cảnh cáo  : ‘’Ngay trong hàng ngũ cán bộ cũng có những tên đáng bắn bỏ ( vì không bày tỏ đủ lòng thương tiếc Đại lãnh tụ kính yêu )…Chúng ta phải khuyến cáo cán bộ cảnh giác hơn nữa  : hàng ngàn con mắt, hàng ngàn lỗ tai, hàng ngàn nắm tay vũ bão phải tích cực canh chừng hơn nữa, phải như vậy mới bảo đảm sẽ không có tên nào dám lầm lỗi ‘’. Mọi người thi đua tới bàn thờ tưởng niệm lãnh tụ . Người ta biết công an đứng ghi tên từng người. ‘’ Dân chúng tới than khóc ít nhất một lần mỗi ngày. Dần dần trở thành một thông lệ được mọi người tuân theo, và con số những người tới sáng, trưa, chiều, tối càng ngày càng đông. ‘’ Cả nước vật vã khóc, kể cả những người bị chế độ hành hạ thân tàn ma dại. Tác giả viết mỗi người đóng một vai kịch, sống trong da thịt vai kịch ( se glisser dans la peau du personnage ) đến nỗi trở thành nhân vật  , những giọt nước mắt trào ra, tự nhiên. Mỗi người mang tới bàn thờ lãnh tụ một bông hoa. Hậu quả là hoa trong vườn, trong công viên bị hái sạch, thiên hạ, kể cả học sinh nhỏ tuổi phải leo lên núi kiếm hoa, nhiều người rơi xuống hang núi chết, nhiều người bị rắn độc cắn bỏ mạng. Cán bộ phường  : ‘’Các người tưởng rằng như vậy là đủ trung thành à? Tưởng rằng hái tất cả hoa trong thành phố để kính dâng hương hồn Đại Lãnh Tụ, tưởng rằng leo lên núi hái hoa có thể rớt xuống hang hay bị rắn độc cắn là đủ à?  …Trong giai đoạn bi thảm này, dù chúng ta có than khóc đến chết  , vẫn không đủ để bày tỏ nỗi đau buồn đã mất người cha chung của dân tộc.’’

Một Soljenitsyne Bắc Hàn?

Tập truyện của Bandi được giới thiệu trong Hội chợ Sách ( Salon du Livre ) tại Paris, tháng Ba, 2016. Salon du Livre được tổ chức mỗi năm một lần để các nhà xuất bản, các tác giả gặp gỡ độc giả, ký tặng sách và trao đổi , thảo luận với người đọc. Chủ đề năm nay của Salon là văn chương Đại Hàn. Tác phẩm của Bandi là cuốn sách duy nhất của Bắc Hàn bên cạnh con số đông đảo, cả lượng lẫn phẩm của văn chương Nam Hàn.

Người ta đón nhận Bandi như thế nào? Một điều đáng ngạc nhiên là cuốn sách, in từ 2014  ở Hán Thành, gây ít tiếng vang và ít người đọc. Phải giải thích thế nào về sự thờ ơ đó? Phải chăng người Nam Hàn không muốn nhìn vết thương nhức nhối của dân tộc mình?

Ở hải ngoại, hai thái độ tương phản. Những người khen, coi Bandi là một Soljenitsyne Bắc Hàn. Pierre Rigoulot, người viết tựa cuốn sách, cho rằng giống như Soljenitsyne đã tố cáo xã hội giả dối và địa ngục goulag, Bandi đã tố cáo xã hội Bắc Hàn cũng xây dựng xã hội trên sự giả dối và tàn bạo. Bandi không thể làm như Soljenitsyne, nếu không sẽ mất mạng  : chỉ trích công khai nhà cầm quyền và đòi chấm dứt kiểm duyệt, nhưng Bandi đã cho thế giới thấy bộ mặt thực của Bắc Hàn. Lim Yeong-hee, dịch giả cuốn sách, ca ngợi nghệ thuật của Bandi, nhấn mạnh cái nhìn quan sát đôi khi châm biếm của tác giả

Cộng đồng người Bắc Hàn ở New York còn hăng hơn nữa: họ vận động trao giải Nobel văn chương cho tác giả Báo Cáo.

Những người chê cuốn sách của Bandi cũng không ít, đa số là trí thức thiên tả ở Pháp, những người trước kia đã chỉ trích Soljenitsyne, cho tác giả Archipel du Goulag đã bôi nhọ xã hội chủ nghĩa, và không ngần ngại quả quyết Soljenitsyne không phải là một nhà văn lớn. Có người nghi ngờ Bandi chỉ là một người Nam Hàn, viết cuốn sách vì lý do chính trị, vì nhà xuất bản in cuốn sách, Cho Gap-je ở Hán Thành, nổi tiếng là một cơ sở xuất bản chống Cộng cực đoan. Nhưng một nhà biên khảo chuyên môn về Bắc Hàn, ông B.R Mayer, cho rằng lối hành văn vụng về, ngôn ngữ trong Báo Cáo đúng là ngôn ngữ người Bắc Hàn, không thể là tác phẩm của một người miền Nam bắt chước giọng miền Bắc. Lim Yeong-hee quả quyết Bandi có thực, vẫn sống ở Bắc Hàn, vẫn tiếp tục viết và đã tiếp xúc với một tổ chức về nhân quyền.

Người đọc có thể nghĩ gì về cuốn sách? Thứ nhất, những chi tiết viết trong sách phải là người trong cuộc. Cũng như một người Việt sống ở miền Nam trước 75, dù óc tưởng tượng phong phú tới đâu, cũng không thể viết về những cuộc đấu tố ghê rợn ở miền Bắc. Những chế độ độc tài, từ Phát xít Đức tới Cộng Sản  , đã vượt khỏi cái ranh giới của sự tàn nhẫn, man rợ. Thực tế đã qua mặt trí tưởng tượng của con người. Thứ hai  , so sánh Bandi với Soljenitsyne là một chuyện quá đáng. Tác phẩm của nhà văn Nga, từ Archipel du Goulag tới Le Pavillon des Cancéreux, Le Premier Cercle, Une Journée d’Ivan Denissovitch là một tác phẩm đồ sộ cuả một nhà văn lớn . Bandi chỉ là tác giả một tập truyện ngắn, viết một cách rất vụng về, đôi khi lôi thôi, với những lời kể lể dài dòng, những câu bình phẩm không cần thiết chỉ làm trang sách nặng nề thêm. Một lối viết văn cổ điển của một người không được tiếp xúc với những trào lưu văn hóa mới bên ngoài, khác hẳn văn phong hoàn toàn mới, khởi sắc, rất cá nhân, rất độc đáo của những nhà văn Nam Hàn được dịch và trình bày tại Salon du Livre. Soljenitsyne cũng sống trong một xã hội đóng kín, nhưng ông thuộc truyền thống những văn hào Nga, tầm cỡ Dostoïevski, Tolstoï, Gogol, Gorki, Tourgeniev …Đó không phải là trường hợp Bắc Hàn. Bandi bên cạnh các tác giả Nam Hàn, cũng quê mùa như những cuốn phim ngây ngô của Bắc Hàn bên cạnh phim ảnh Nam Hàn, tiến bộ vượt bực, không thua gì điện ảnh Tây Phương.

Mở một dấu ngoặc: mỗi năm Salon du Livre giới thiệu một quốc gia. Chưa bao giờ người ta thấy một lực lượng những nhà xuất bản, nhà văn hùng hậu như phái đoàn Nam Hàn. Tại hội chợ sách cũng như tại bất cứ cuộc họp mặt văn hóa quốc tế nào, Nam Hàn cũng tham dự tích cực, không mặc cảm, chứng tỏ một dân tộc ý thức được vai trò quyết định của văn hoá trong vận mạng, tương lai của một dân tộc.

So sánh Bandi với Soljenitsyne, một văn hào và một trong những nhân vật lịch sử quan trọng nhất của thế kỷ 20, người đã làm rung chuyển chế độ CS , là một điều quá lố. Nhưng có một điểm khiến độc giả của Bandi nghĩ tới tác giả của   Quần Đảo Địa Ngục: với Soljenitsyne, cũng như với Bandi, dù trong hỏa ngục, cái chất người vẫn còn. Soljenitsyne được người ta nhắc tới như một nhân chứng can đảm đã tố cáo tội ác, đã đưa tới sự sụp đổ của Cộng Sản Nga, nhưng tác phẩm của ông trước hết là một suy nghĩ về bản chất con người  , một trường ca về cái thấp hèn cũng như cái cao cả của con người.

Trong tác phẩm của Soljenitsyne, dù trong địa ngục, bên cạnh những phản trắc, những tra tấn dã man, những đói rách, trong bối cảnh con người bị đối xử như con vật, cư xử với nhau như con vật vì bản năng sống còn, vẫn có những người giữ được nhân tính. Trong truyện của Bandi, cả nước đóng kịch để sống, đạp lên nhau để tranh cướp một mẩu bánh mì, vẫn còn những người tình nghĩa. Chế độ dùng mọi phương tiện để biến con người thành một con vật vô tri giác, vô tình cảm, chỉ biết tôn thờ lãnh tụ, vẫn còn một thanh niên bất chấp hiểm nguy, leo lên xe lửa về thăm mẹ hấp hối, vẫn còn những người đàn bà ăn thức ăn của chó để dành cơm cho chồng, cho con, vẫn còn những người chồng giả vờ no để nhường mẩu bánh mì vừa dành dựt mang về cho vợ, vẫn còn những cặp trai gái yêu nhau, nắm tay nhau đi đường trong những ngày đại tang lãnh tụ , mặc dù đó là một tội nặng có thể mất mạng. Một chế độ tàn bạo tới đâu cũng không thể tiêu diệt hoàn toàn nhân tính. Bên cạnh cái hèn hạ, tha hóa luôn luôn vẫn còn cái cao cả của con người. Đó là một bài học quý báu, một nguồn lạc quan, một tia hy vọng cho độc giả của Soljenitsyne, cũng như của Bandi. Nhất là độc giả Việt Nam, những người tuyệt vọng thấy xã hội, đất nước mình đã và đang bị đẩy vào một tình trạng sa đọa, tưởng như không còn nhân tính.

Báo Cáo không phải là một tác phẩm lớn, Bandi không có tầm cỡ một Soljenitsyne, nhưng tác giả Bắc Hàn là một nhân chứng hiếm hoi của một xã hội đóng kín  , một người cầm bút trung thực, can đảm. Một con chim én không làm được mùa Xuân, nhưng một con đom đóm đủ mang lại một chút ánh sáng .

 ( Paris, tháng Ba 2016 )

© Từ Thức

© Đàn Chim Việt

——————————————————-
(1) Tên người và địa danh trong bài này viết theo tiếng Pháp

 

Giết Con Chim Nhại

$
0
0

Chim nhại tiếng Anh là mockingbird. Mocking hay mimicking là bắt chước hoặc nhại lại trong tiếng Việt. Mockingbird là một loại chim có khả năng và thói quen nhại lại khoảng 20 tiếng hót của các loại chim khác. Ngoài ra, chim nhại có thể bắt chước được cả tiếng chó sủa, tiếng còi xe hơi, tiếng côn trùng, và ếch nhái. Danh từ khoa học của loại chim này là “mimus polyglotoss” có nghĩa là “nhại” được nhiều “ngôn ngữ” khác nhau.

Chim nhại là một loại chim không làm điều gì có hại mà chỉ hót cho chúng ta vui. Nó không phá phách vườn tược của người, không làm tổ trong kho chứa bắp, nó không làm một điều gì ngoại trừ hót từ con tim của chúng cho chúng ta nghe. Đó là tại sao giết một con chim nhại là một tội ác.” 1/

Trong tác phẩm của Harper Lee, chim nhại tượng trưng cho vô tội, thơ ngây, trong trắng. Như vậy giết chim nhại là tiêu diệt sự vô tội, phá hoại sự ngây thơ, trong trắng. Tên của cuốn sách “Giết Con Chim Nhại” không có liên hệ nhiều với nội dung cuốn sách về nghĩa đen, nhưng đóng vai trò biểu tượng quan trọng của cuốn tiểu thuyết.

Tác giả

“Giết Con Chim Nhại” là một tác phẩm văn học nổi tiếng của Hoa Kỳ ra đời vào năm 1960. Tác giả tên là Harper Lee sanh vào năm 1926 tại Monroeville, Alabama, ở tận cùng miền Nam nước Mỹ. Cha của tác giả là Amasa Coleman Lee, một luật sư, một nhà lập pháp cấp tiểu bang, và hậu duệ của Tướng Robert E. Lee. Ở bậc trung học, Harper Lee đặc biệt quan tâm về văn chương. Sau khi tốt nghiệp trung học vào 1944, Harper Lee theo học tại Huntingdon College ở Montgomery, Alabama và tiếp tục quan tâm về văn chương và viết văn, không chú ý gì đến thời trang và hò hẹn bạn bè. Harper Lee trở thành một thành viên của một hội văn chương danh dự.

Ít lâu sau, Harper Lee thuyên chuyển vào University of Alabama tại Tuscaloosa, tham dự viết báo cho trường đại học và tạp chí trào phúng Rammer Jammer, và sau cùng trở thành chủ bút của tạp chí này. Vào năm thứ ba, Harper Lee được nhận vào trường luật với dự định theo đuổi sự nghiệp của cha. Trường này cho phép sinh viên bậc cử nhân theo học để lấy bằng luật. Sau một năm học luật, Harper Lee bỏ ngành này để tiếp tục nghiên cứu về văn chương.

25659710996_ab44837c52_z

Vào năm 1949, Harper Lee dọn lên New York City, làm nhiều việc khác nhau để kiếm sống. Vào năm 1956, Harper Lee được gia đình nhà soạn nhạc và viết lời Michael Martin Brown tặng cho một quà sinh nhật để hỗ trợ Harper Lee viết toàn thời gian trong một năm. Harper Lee hoàn tất bản thảo đầu tiên của cuốn tiểu thuyết “Giết Con Chim Nhại” vào 1957. Theo sự yêu cầu của nhà xuất bản, Harper Lee biên tập lại bản thảo trong hơn hai năm tiếp theo. Sau cùng tác phẩm “Giết Con Chim Nhại” được xuất bản vào 1960. Readers’ Digest cô đọng tác phẩm này để cống hiến cho độc giả của tạp chí. Do đó số độc giả của cuốn truyện “To Kill a Mockingbird” tăng lên nhanh chóng.

Một năm sau tác phẩm đầu tay của Harper Lee đoạt được giải thưởng nổi tiếng Putlizer về văn chương và một số giải thưởng khác. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Newsweek, tác giả nói “Viết là một việc khó nhất trên thế giới … nhưng viết là việc duy nhất làm tôi hạnh phúc hoàn toàn.” 2/

Vào năm 1962, hãng phim ảnh Universal Studio cho ra đời cuốn phim “To Kill a Mockingbird” dựa vào tác phẩm của Harper Lee. Tài tử Gregory Peck đóng vai LS Atticus Finch, một nhân vật chính trong truyện. Cuốn phim nhận được ba Academy Awards: (1) Diễn viên xuất sắc: Gregory Peck; (2) Kịch bản viết cho phim: Horton Foote; (3) Mỹ thuật: Henry Bumstead, Alexander Golitzen, and Oliver Emert. Ngoài ra phim “To Kill a Mockingbird” còn nhận nhiều giải thưởng khác gồm ba giải của Golden Globe và một giải của Cannes Film Festival.

Vào năm 1966, Harper Lee được Tổng Thống Lyndon B. Johnson mời vào Hội Đồng Nghệ Thuật Quốc Gia (National Council of the Arts). Vào năm 1991, Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ tổ chức một cuộc điều nghiên độc giả. Kết quả là cuốn truyện của Harper Lee được xem là một cuốn sách ảnh hưởng đến cuộc đời của người Mỹ rất nhiều chỉ sau cuốn Thánh Kinh. Vào năm 2007, Tổng Thống George W. Bush đã trao Presidential Medal of Freedom cho Harper Lee vì sự đóng góp của tác giả cho truyền thống văn chương của Hoa Kỳ.

Tính đến cuối năm 2015, trên 40 triệu cuốn “To Kill a Mockingbird” đã được bán trên toàn thế giới. Một vở kịch phỏng theo cuốn tiểu thuyết này đang được soạn bởi nhà viết kịch bản Aaron Sorkin và sẽ được ra mắt vào 2017-18. 3/ Sau một năm xuất bản, cuốn tiểu thuyết của Harper Lee đã được dịch ra 10 thứ tiếng. Đến nay nó đã được dịch ra 40 ngôn ngữ khác nhau, kể cả tiếng Việt.

Từ cuối thập niên 1960 cho đến cuối đời, Harper Lee sống ẩn giật, tránh mọi cuộc phỏng vấn, bình luận công khai về cuốn tiểu thuyết của mình và sự nghiệp của mình. Harper Lee vừa qua đời vào ngày 19 tháng 2, 2016 ở tuổi 89 tại Monroeville, Alabama.

Những nhân vật chính

“To Kill a Mockingbird” bao gồm 11 nhân vật chính và 35 nhân vật phụ. Những nhân vật nào trong tác phẩm của Harper Lee là những con chim nhại? Jeremy Atticus “Jem” Finch và Jean Louise “Scout” Finch, hai người con của LS Atticus Finch; Charles Barker “Dill” Harris, bạn hàng xóm vào mùa hè của Jem và Scout; Tom Robinson, người đàn ông da đen, nạn nhân tiêu biểu của nạn kỳ thị chủng tộc sâu sa tại miền Nam; Arthur “Boo” Radley, người đàn ông hàng xóm; và Dolphus Raymond, một người đàn ông da trắng, chán ghét đạo đức giả trong xã hội da trắng, chọn sống trong xã hội da đen, lấy vợ da đen, giả vờ nghiện rượu để xã hội không để ý đến mình.

Những con chim nhại đó phải sống lẫn lộn với những nhân vật ác độc như Bob Ewell, một đàn ông da trắng nghiện rượu nặng, sống bằng trợ cấp của chánh phủ, bịa chuyện Tom Robinson hãm hiếp con gái của mình là Mayella Ewell, một cô gái sống cô đơn, thiếu thốn tình thương, nghèo đói của thời kỳ đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933; Horace Gilmer, một đàn ông da trắng kỳ thị người da đen nặng nề, một luật sư đóng vai công tố viện trong vụ xử Tom Robinson.

So sánh truyện và thực tế

Harper Lee nói rằng cuốn sách “To Kill a Mockingbird” không phải là cuốn truyện viết về chính gia đình mình. Nhưng trên thực tế có khá nhiều điểm trùng hợp giữa cuốn tiểu thuyết và thực tế.

Cha của Harper Lee, Amasa Coleman Lee, cũng là một luật sư như Atticus Finch. Vào năm 1919, Ô. Lee cũng bào chữa cho hai người da đen bị tình nghi giết người và cũng không thành công. Các nạn nhân bị treo cổ. Sau vụ án này, Ô. Lee không tham gia vào vụ án nào khác. Mẹ của Harper Lee mất khi bà 25 tuổi. Còn mẹ của Jem và Scout mất khi chúng 10 và 6 tuổi. Bà Harper Lee có người anh trai cũng hơn bà bốn tuổi. Lúc nhỏ Harper Lee có tính tình giống con trai, hay nổi nóng và đánh lộn như Scout. Gia đình của Harper Lee cũng có một người quản gia da đen đến giúp việc hàng ngày. Anh em Jem và Scout có một bạn hàng xóm là Dill. Harper Lee cũng có người bạn trai thời thơ ấu là Truman Capote. Dill sống với dì cạnh nhà Scout vào mùa hè. Truman Capote cũng sống với dì gần nhà Harper Lee khi mẹ đi New York. Cả Truman lẫn Dill đều có có trí tưởng tượng dồi dào và cả hai đều thích đọc truyện.

Ở cuối đường của nhà Harper Lee có một ngôi nhà luôn luôn đóng kín cửa, giống như căn nhà của Arthur “Boo’ Radley cùng đường với nhà của Jem và Scout. Người con trai trong gia đình cũng bị rắc rối với pháp luật và cũng bị người cha giữ trong nhà suốt 24 năm cho đến khi chết vào năm 1952. Thực tế còn có một số điểm tương tự như trong truyện nhưng không rõ ràng như những điểm vừa kể.

Chủ đề của “Giết Con Chim Nhại”

Một chủ đề quan trọng của cuốn truyện là sự cộng sinh giữa thiện và ác. Trong xã hội có kẻ tốt người xấu. Sự thù hận, thành kiến và ngu dốt đe dọa những người ngây thơ vô tội như Tom Robinson và Boo Radley. Ngay trong một người cũng có lẫn lộn tốt xấu. Sự tốt xấu thay đổi theo thời gian. Những đứa trẻ thấy mọi người đều tốt cả vì chưa gặp ai xấu. Từ tuổi thơ ngây qua đến giai đoạn kinh nghiệm, người trưởng thành ắt hẳn phải nhìn thấy cái xấu, như Jem, Scout, và Dill đã chứng kiến sự dối trá, kỳ thị và bất công khi cha chúng thất bại trong việc bào chữa cho Tom Robinson tại tòa án vì sự vu khống của cha con Ewell.

Chủ đề thứ hai của “To Kill a Mockingbird” là sự bất bình đẳng trong xã hội. Gia đình Finch ở trên thượng từng mức thang xã hội ở Maycomb. Dưới đó là những người ở trong thị trấn. Kế tiếp là những người nông dân dốt nát và bên dưới nữa là những kẻ lười biếng như cha con Ewell. Cộng đồng da đen mặc dù có những người có khả năng có tài vẫn phải nằm bẹp ở đáy tận cùng của xã hội. Sự phân chia đẳng cấp xã hội cứng nhắc như vậy thật là phi lý và mang tính cách hủy hoại làm cho xã hội mất sự hài hòa và khả năng thăng tiến.

Như Jem giải thích cho Scout “Có bốn loại người trong xã hội. Có loại người bình thường như chúng ta và những người hàng xóm. Có loại người như gia đình Cunningham sống trong rừng. Loại người giống như gia đình Ewells sống cạnh đống rác, và những người da đen.” Nhưng dưới con mắt ngây thơ của Scout, trên thế giới này chỉ có một loại người. Đó là người.

Sau khi “To Kill a Mockingbird” được xuất bản và trở thành cuốn sách bán chạy nhất vào năm 1960, những người da trắng ở miền Nam đồng loạt tổ chức những cuộc biểu tình chống đối cuốn tiểu thuyềt. Để trả lời gián tiếp những người này, trong một cuộc phỏng vấn, Harper Lee tuyên bố rằng “Một nhà văn nên viết về những gì tác giả biết và viết một cách trung thực.4/ Ảnh hưởng của cuốn sách “To Kill a Mockingbird” rất sâu rộng, đã giúp cho phong trào đòi quyền công dân (civil rights) đang phát triển lớn mạnh thêm. Chống lại nạn kỳ thị chủng tộc là một chủ đề quan trọng nhất của cuốn sách.

Biểu tượng của việc chống nạn kỳ thị chủng tộc là LS Atticus Finch, một người đàn ông da trắng can đảm và cương trực. Ông dám đứng lên chống lại cả một xã hội mang nặng thành kiến sai lầm đối với người da đen. Một điều may mắn là Atticus Finch không thật sự hoàn toàn bị đơn độc trong cuộc tranh đấu cam go cho lẽ phải. Cảnh sát trưởng Heck Tate, một người da trắng, nhưng tin vào việc bảo vệ những người vô tội. Thay vì chỉ định một luật sư tầm thường để bào chữa cho Tom Robinson, chánh án John Taylor, một người da trắng, đã yêu cầu Atticus Finch, một luật sư có kinh nghiệm, bênh vực cho bị cáo. Trong phiên tòa, Atticus Finch đã chứng tỏ là một luật sư điêu luyện, Ông đã đưa ra những bằng cớ rõ ràng để chứng minh Tom Robinson vô tội, nhưng cũng không thay đổi được thành kiến và sự kỳ thị của bồi thẩm đoàn gồm toàn là người da trắng. Dù không thành công trong vụ án Tom Robinson, Atticus Finch tạo hi vọng cho nhiều người, nhất là những người gốc Phi châu, rằng thật sự có những người da trắng làm những điều phải.

Lòng dũng cảm đã được đề cao trong cuốn truyện. Trong đoạn văn giải thích về lý do tại sao lại nhận bênh vực cho Tom Robinson, Atticus Finch nói với Jem rằng “Bố muốn con thấy lòng dũng đảm thực sự là gì, thay vì nghĩ rằng dũng đảm là người đàn ông với khẩu súng trong tay. Đó là khi con biết con sẽ thất bại trước khi bắt đầu, nhưng con vẫn bắt đầu và con theo đuổi nó tới cùng dù có chuyện gì xẩy ra.” Lòng dũng cảm này cũng được ba đứa trẻ bộc lộ bằng cách từ chối về nhà, ở lại để bảo vệ Atticus Finch trước sự bao vây của đám đông muốn xông vào nhà tù bắt giết Tom Robinson. Chúng đã thành công làm đám đông tan hàng.

Atticus Finch là một anh hùng dưới mắt người da đen và ngay cả một số người da trắng trong cuốn tiểu thuyết. Atticus Finch không phải một vị thánh mà là một con người bình thường theo đuổi một số nguyên tắc đạo đức và giao tiếp, một luật sư có lương tâm và trách nhiệm, và một người cha đáng yêu. “Dù là ở nhà, hay ngoài đường phố, hay trong phòng xử tại tòa án, Atticus Finch cũng cùng là một người được ngưỡng mộ. Ông không phải là một nhà truyền giáo, cũng không phải là một người chạy theo lợi lộc, và cũng không phải là người mơ mộng thiếu thực tế. Atticus Finch là Atticus Finch.” 5/

Nhiều nhà phê bình cho rằng “To Kill a Mockingbird” là một cuốn tiểu thuyết có chủ đề chính là mối liên hệ chủng tộc tại Hoa Kỳ, đặc biệt là miền Nam. Nhà phê bình Harding Lemay đã viết “Nỗi ô nhục gặm mòn tinh thần của những người miền Nam đã được khai thác trong vấn đề đối xử với người da đen. 6/

Thật vậy, hãy nghe Atticus Finch giải thích cho các con về thế nào là kỳ thị chủng tộc:

“Khi các con lớn lên, các con sẽ thấy người da trắng lừa bịp người da đen hàng ngày trong cuộc sống của các con, nhưng để cho bố nói với các con một điều này và đừng bao giờ quên nó nhé – bất cứ khi nào một người da trắng làm điều đó với một người da đen, bất kể người da trắng đó là ai, ông ta giầu có như thế nào, hay xuất thân từ một gia đình danh giá như thế nào, người da trắng này là một thứ rác rưởi.7/

Và tiếp theo là một lời cảnh cáo mạnh mẽ và đáng sợ:

“Không có một điều gì làm cho bố ghê tởm hơn là một người da trắng hạ cấp lợi dụng sự dốt nát của một người da đen. Đừng tự lừa dối mình – tất cả sẽ tích lũy lại và một ngày nào đó chúng ta sẽ phải trả giá cho việc làm này. Bố hi vọng rằng điều đó sẽ không xẩy ra trong cuộc đời của các con.” 8/

Đúng 30 năm sau, đạo luật “Civil Rights Act of 1964” ra đời tại Hoa Kỳ cấm mọi sự phân biệt dựa trên chủng tộc, mầu sắc, tôn giáo, giới tính, hay nguồn gốc quốc gia. Những người như Harper Lee, Atticus Finch, John Taylor là những người miền Nam đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của phong trào đòi dân quyền.

Cốt truyện

Cốt truyện “To Kill a Mockingbird” khá giản dị, nhưng lỗi hành văn như kể truyện của tác giả một phần lớn đã giúp cho cuốn truyện thu hút được sự chú ý của độc giả. Một khi đã khởi sự đọc vài trang, người đọc dường như bị thôi miên để đọc tiếp cho đến hết truyện và lại còn mong ước nó không bao giờ chấm dứt.

Câu truyện xẩy ra vào thập niên 1930 trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới. Vào thời điểm đó, hàng triệu người Mỹ mất việc làm. Nhiều người mất nhà, mất đất, mất cả nhân phẩm. Nhiều người bỏ đi kiếm việc làm ở nơi xa, nhưng khó khăn kinh tế xuất hiện khắp nơi. Một nửa số người Mỹ gốc Phi châu sống ở miền Nam bị đẩy vào tình trạng cùng cực. Ngay cả những việc làm lương thấp nhất thường dành cho người da đen cũng bị người da trắng chiếm đoạt. Tại Alabama cũng như ở những tiểu bang khác ở miền Nam nước Mỹ, sự phân chia chủng tộc là một lối sống vào giai đoạn này. Trường học, nhà thờ, bệnh viện, tòa án, và những nơi công cộng đều có những khu riêng dành cho người da đen. Ngay cả tại một số tòa án, người da đen phải tuyên thệ với bản Thánh Kinh khác.

GS Joanne Gabbin của James Madison University lớn lên trong hai thập niên 1950 và 1960 nói rằng khi còn là một đứa trẻ, bà đã nhìn thấy hình ảnh Emmett Till, một đứa bé da đen, 14 tuổi bị giết chỉ vì nó huýt sáo một người đàn bà da trắng. Vào thời đó, những người da đen thông thường không được chọn vào bồi thẩm đoàn. Do đó, phán quyết của tòa thường là bất công cho người da đen.

Không gian là thành phố yên lặng Maycomb (giả tưởng), Alabama, nơi hai anh em Jeremy Atticus “Jem” Finch và Jean Louise “Scout” Finch sinh sống cùng với cha hành nghề luật sư Atticus Finch. Trong nửa phần đầu của cuốn truyện, Harper Lee mô tả về cuộc sống yên bình nhưng nghịch ngợm của hai anh em Jem (10 tuổi) và Scout (6 tuổi) khi chúng đối tác với những người hàng xóm và cha của chúng. Vào mùa hè, hai anh em đón nhận thêm một đứa bạn trai cùng lứa tuổi, cháu ruột của một bà hàng xóm. Với trí tò mò và óc tưởng tượng, ba đứa trẻ tìm thú vui trong các cuộc thám hiểm và tìm hiểu những người cùng xóm với chúng, trong đó Boo Radley, người đàn ông da trắng quanh năm sống trong nhà và chỉ ra ngoài khi trời tối. Nhiều chuyện đồn đại về nhân vật kỳ quái này như chuyên ăn thịt sóc, mèo, và từng giết người, khiến bọn trẻ lại càng hiếu kỳ. Chúng vừa sợ Boo, vừa muốn chọc ghẹo anh ta, vừa muốn xem hình dạng như thế nào.

Vào một mùa thu đầu tiên đến trường học của Scout, trên đường về nhà, cô bé và anh tìm thấy món quà để trong hốc cây trên mảnh đất của Boo Radley. Chúng trở nên bạo dạn hơn và bắt đầu trọc ghẹo Boo Radley. Nhưng Atticus Finch cấm lũ trẻ không được làm như vậy mà phải thông cảm trước khi phán xét người khác. Ông nói với lũ trẻ:

“Các con không bao giờ thật sự hiểu được một người cho đến khi các con xét đoán sự việc từ quan điểm của người này, cho đến khi các con đặt mình vào địa vị của họ.”

Một buổi tối, Chánh Án John Taylor ghé nhà Atticus Finch để yêu cầu ông biện hộ cho Tom Robinson, một người da đen, bị buộc tội hãm hiếp Mayella Ewell, một phụ nữ da trắng. Dù bị cư dân Maycomb chống đối, Atticus Finch vẫn đồng ý bào chữa cho Tom Robinson. Một số bạn ở trường trêu chọc Jem và Scout và gọi cha của chúng là “kẻ yêu bọn mọi đen.” Scout nổi nóng và đánh lộn với kẻ nhạo báng để bênh vực cha của mình. Trái lại khi người giúp việc da đen Calpurnia đưa đến thăm nhà thờ của người da đen, Scout và Jem được chào đón nồng hậu.

Vào đêm hôm trước phiên xử, Tom Robinson bị đưa về giam tại một nhà tù nhỏ tại quận Maycomb. Tiên đoán trước được rắc rối có thể xẩy ra, Cảnh Sát Trưởng Heck Tate nhờ Atticus Finch đến canh gác nhà tù. Chẳng bao lâu, một đám đông chừng 20 người do Walter Cunningham hướng dẫn, tụ tập trước nhà tù đòi giết Tom Robinson vì họ sợ tòa án sẽ tha bổng Tom. Jem, Scout, và Dill lẻn ra khỏi nhà và đến nhà tù xem Atticus Finch làm gì. Khi thấy ông bị bao vây, lũ trẻ lách qua đám đông đến cạnh để bảo vệ Atticus Finch. Scout nhận ra Ô. Walter Cunningham, cha một người bạn cùng trường và cũng là một thân chủ cũ của Atticus Finch. Scout nhắc lại những việc cha của mình đã làm cho Walter Cunningham và quận Maycomb khiến ông này xấu hổ và ra lệnh cho mọi người giải tán.

Ngày hôm sau ba đứa trẻ lại một lần nữa lẻn ra khỏi nhà, phiêu lưu đến tòa xem xử án. Tầng dưới của tòa không còn chỗ, ba đứa bé lên lầu ngồi xem chung với những người da đen. Lời khai của nhân chứng là hai cha con Ewell hoàn toàn bịa đặt. Bob Ewell là một người cha vô trách nhiệm, nghiện rượu nặng, hay đánh đập con cái, không có tiền nuôi con, khiến chúng phải kiếm sống bằng cách khai thác bãi rác chung quanh nhà. Mayella Ewell là một gái lớn của Bob Ewell, một thiếu nữ da trắng sống trong nghèo đói và cô đơn. Chính Mayella tấn công tình dục Tom Robinson nhưng không được đáp ứng. Mayella bị cha bắt gặp và đánh đập. Nhưng tại tòa, Mayella khai là Tom Robinson đánh và hãm hiếp mình.

Mayella khai bị đánh vào phía bên trái của mặt và Bob Ewell là người thuận tay trái. Trong khi đó, Tom Robinson luôn luôn dùng tay phải vì tay trái bị liệt vì một tai nạn lúc còn trẻ khi sử dụng máy tách hột ra khỏi bông gòn. Lời khai của Tom Robinson trái ngược với lời khai của hai nhân chứng.

Phần biện hộ của LS Atticus Finch chấm dứt bằng một kết luận thành khẩn. Nó tóm tắt rành mạch vụ án Tom Robinson như sau:

“Thưa quý vị, tôi sẽ rất vắn tắt. nhưng tôi muốn dùng thời gian còn lại của tôi với quý vị để nhắc nhở quý vị rằng vụ án này không khó khăn. Nó không đòi hỏi phải xem xét tỉ mỉ những dữ kiện phức tạp, nhưng vụ án này sẽ đòi hỏi quý vị cần phải chắc chắn rằng không có sự nghi ngờ hợp lý nào về tội của bị can . Để bắt đầu, vụ kiện này không bao giờ nên được đưa ra tòa xét xử. Tiểu bang không đưa ra một chứng cớ y khoa nào để chứng minh rằng tội ác mà Tom Robinson bị cáo buộc đã xẩy ra. Thay vào đó lại dựa vào lời khai của hai nhân chứng, mà chứng cớ không những không đáng tin cậy trong cuộc thẩm vấn mà còn hoàn toàn bị phủ nhận bởi bị cáo. Bây giờ có chứng cớ chi tiết cho thấy rằng Mayella Ewell bị đánh đập tàn bạo bởi một người hầu như độc nhất bằng tay trái. Và Tom Robinson đang ngồi trước quý vị, đã tuyên thệ với bàn tay tốt của mình – tay phải.”

“Tôi không có điều gì ngoại trừ lòng thương hại từ trong thâm tâm của tôi dành cho nhân chứng chính của tiểu bang. Cô ta là một nạn nhân của sự nghèo khổ và ngu dốt tàn bạo. Nhưng sự thương hại của tôi không mở rộng đối với việc cô ta gây nguy hiểm cho tính mạng của một người, khi cố gắng để xóa bỏ tội lỗi của chính mình. Thưa quý vị bây giờ tôi nói tội lỗi vì chính tội lỗi đã thúc đẩy cô ta. Cô ta không dính vào một tội ác nào cả. Cô ta chỉ đơn thuần xâm phạm đến những quy tắc cứng nhắc và được tôn trọng lâu đời của xã hội, những quy tắc nghiêm khắc đến nỗi ai vi phạm sẽ bị xua đuổi ra khỏi chúng ta vì không thích hợp để sống chung. Cô ta phải tìm cách tiêu hủy những bằng chứng về sự phạm lỗi của mình. Nhưng bằng chứng đó là gì? Chính là Tom Robinson, một nhân mạng. Cô ta phải loại trừ Tom Robinson. Đối với cô ta, Tom Robinson là tang vật nhắc nhở điều mà cô ta đã làm.”

“Cô ta đã làm gì? Cô ta cám dỗ một người da đen. Cô ta là người da trắng và cô ta cám dỗ một người da đen. Cô ta đã làm một vài điều không thể nói ra được trong xã hội của chúng ta: Cô ta hôn một người đàn ông da đen. Không phải là một ông chú cao tuổi, nhưng là một thanh niên khỏe mạnh. Không có quy tắc nào quan trọng đối với cô ta trước khi cô ta vi phạm, nhưng nó sẽ xụp đổ xuống đầu của cô ta sau đó.”

“Những nhân chứng, ngoại trừ cảnh sát trưởng của quận Lincoln, trình diện trước quý vị – tại tòa – với sự tự tin đáng hoài nghi rằng lời khai của họ không nghi ngờ được; tự tin rằng quý vị sẽ đồng ý với họ về một giả thuyết – giả thuyết ác hại – rằng tất cả những người da đen nói láo; tất cả những người da đen căn bản là vô luân lý; tất cả những người da đen không có thể tin cậy được ở gần những phụ nữ của chúng ta, một giả thuyết tự nó đã sai lầm – mà tôi không cần phải chỉ dẫn cho quý vị.”

“Và như vậy, một người da đen thầm lặng, khiêm tốn, đáng kính trọng, cả gan cảm thấy thương hại một người phụ nữ da trắng, đã phải nói những lời chống lại hai người da trắng. Bị can không có tội. Nhưng một người trong phòng tòa án này có tội.”

“Thưa quý vị, trong đất nước này, tòa án của chúng ta là những cơ chế san bằng những bất công. Trong tòa án của chúng ta, tất cả mọi người đều bình đẳng. Tôi không là một người lý tưởng hóa để mà tin tưởng một cách vững chắc vào sự liêm chính của tòa án và hệ thống bồi thẩm đoàn của chúng ta. Đây không phải là lý tưởng đối với tôi. Đây là một thực tế làm việc sống động. “

“Tôi tin chắc rằng quý vị sẽ cứu xét một cách dễ dàng những bằng chứng mà quý vị đã nghe, đi tới một quyết định, và trả người này về với gia đình của ông ta.”

“Nhân danh Thượng Đế, hãy làm tròn nhiệm vụ của quý vị. Nhân danh Thượng Đế, hãy tin Tom Robinson.”

Sau khoảng hai giờ suy nghĩ, bồi thẩm đoàn tuyên bố Tom Robinson có tội mặc dù bằng chứng Tom Robinson vô tội khá rõ ràng. Cả phòng xử yên lặng, không một phản ứng nào bộc phát. Dường như người ta đã biết trước kết quả, dù rằng bồi thẩm đoàn mất nhiều thời giờ hơn để đi đến quyết định so với những vụ án khác. Những người da đen theo dõi vụ án trên lầu phòng xử và ba đứa bé da trắng buồn thảm ra mặt. Tất cả lặng lẽ đứng dậy tiễn đưa Atticus Finch ra về.

Trước khi chia tay, LS Atticus Finch đã cho Tom Robinson biết rằng ông sẽ xin chống án và đưa vụ xử này lên tòa trên và Tom Robinson sẽ có cơ hội may mắn hơn. Mất tin tưởng vào công lý, Tom Robinson trên đường bị đưa và nhà tù, đã bỏ chạy và bị bắn chết.

Kết luận

“To Kill a Mockingbird” là một tác phẩm có giá trị cho người lớn. Mặc dầu trong cuốn tiểu thuyết này, ba đứa trẻ Jem, Scout, và Dill là những nhân vật chính cùng với tám nhân vật khác, nhưng cuốn sách sẽ không hợp với trẻ em vì những chủ đề khá nặng nề như phân biệt chủng tộc, hãm hiếp, biện hộ và thẩm vấn tại tòa án, và luật pháp. Tác giả đã khéo léo mô tả sự việc qua con mắt của Jem, Scout, và Dill nên đã làm cho những đề tài phức tạp trở nên dễ hiểu, không mang tính cách giáo điều và làm cho cuốn sách thú vị hơn.

Tên của cuốn sách cũng tạo thêm sự tò mò và chú ý của độc giả. Chính nhờ vậy mà tôi mua cuốn phim để xem trước vài lần rồi mới mua cuốn truyện về đọc. Câu hỏi đầu tiên khi khán thính giả xem cuốn phim hay người đọc cầm cuốn sách là con chim nhại trong truyện là ai và tại sao lại giết nó?

Theo nhận xét của tôi, cuốn phim hấp dẫn hơn cuốn tiểu thuyết nhờ có thêm âm thanh, hình ảnh và tài diễn xuất tuyệt vời của hầu hết các diễn viên, đặc biệt là Gregory Peck trong vai LS Atticus Finch, Mary Badham trong vai Scout, và Phillip Alford trong vai Jem. Sự kết hợp của âm thanh và hình ảnh làm cho khán thính giả thêm hồi hộp.

Cuốn tiểu thuyết “To Kill a Mockingbird” là một thông điệp mạnh mẽ chống nạn kỳ thị chủng tộc một cách sâu sắc.

© Nguyễn Quốc Khải

© Đàn Chim Việt

————————————————————
Chú thích:

1/ Mockingbirds don’t do one thing but make music for us to enjoy. They don’t eat up people’s gardens, don’t nest in corncribs, they don’t do one thing but sing their hearts out for us. That’s why it’s a sin to kill a mockingbird (To Kill a Mockingbird).
2/ “Writing is the hardest thing in the world … but writing is the only thing that has made me completely happy” Harper Lee.
3/ Kendall Weaver & Hillel Italie, “Harper Lee, ‘To Kill a Mockingbird’ Author, has died at 89,” AP, February 19, 2016.
4/ “A writer should write about what he knows and write truthfully” (Harper Lee).
5/ John Panagopoulos, “To Kill a Mockingbird review,” June 8, 2011
6/ Harding Lemay “Children Play, Adults betray,” New York Herald Tribune, July 10, 1960.
7/ “As you grow older, you’ll see white men cheat black men every day of your life, but let me tell you something and don’t you forget it—whenever a white man does that to a black man, no matter who he is, how rich he is, or how fine a family he comes from, that white man is trash” (Harper Lee, To Kill a Mockingbird).
8/ “There’s nothing more sickening to me than a low-grade white man who’ll take advantage of a Negro’s ignorance. Don’t fool yourselves—it’s all adding up and one of these days we’re going to pay the bill for it. I hope it’s not in you children’s time.” (Harper Lee, To Kill a Mockingbird).

Từ Thức: Những người ly khai: Nền tảng của tự do, lương tâm của xã hội

$
0
0

dissident L 001

Những người ly khai (dissidents) đang tranh đấu cho nhân quyền là lương tâm của xã hội, mà bất cứ một quốc gia nào, nhất là những nước sống dưới ách độc tài, phải ghi ơn. Đó là kết luận của Michel Eltchaninoff, một triết gia Pháp, sau khi bỏ ra nhiều năm đi gặp và nghiên cứu về các dissidents tại nhiều quốc gia.

Tác giả cuốn ‘ Les Nouveaux Dissidents’  (Những người ly khai mới) (1) vừa xuất bản ở Pháp, viết: những người ly khai là mối kiêu hãnh của xã hội. ‘ Trong khi mọi người lo lắng cho sự nghiệp, an toàn, quyền lợi và tự do cá nhân, họ chấp nhận trả giá cho sự phẫn nộ của họ . Bị chà đạp bởi nhà cầm quyền, trước sự thờ ơ của người đồng hương, họ đứng dậy sau mỗi thử thách và trung thành với lý tưởng của mình, đôi khi tới kiệt lực.’ Eltchaninoff nghiên cứu về những người mà ông gọi là dissidents mới, bởi vì những người ly khai của thời đại Internet có nhiều điểm khác với những thế hệ trước, cả về nhân sinh quan lẫn phương pháp tranh đấu.

Dissidents cũ, dissidents mới

Trước hết, từ ngữ dissidents, tạm dịch là những người ly khai, (2) từ những năm 90 được dùng để nói tới những người phản kháng chế độ ở Nga cũng như ở những nước Cộng Sản khác. Từ 1989, sau khi bức tường Berlin bị đạp đổ, kéo theo sự sụp đổ của Xô Viết Nga hai năm sau, chữ dissidents được dùng để nói tới những người ly khai ở khắp nơi, từ Nam Mỹ tới Trung hoa, VN, Miến điện, Iran..Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi là những khuôn mặt nổi tiếng nhất. Chữ dissidents, từ nguyên thủy, có tính cách tôn giáo, để chỉ những người thuộc một cộng đồng, một tôn giáo nhưng muốn đứng ra ngoài. Người dissidents có thể chống đối, phản kháng, hay chỉ bày tỏ một thái độ bất hợp tác, không đồng tình, đồng lõa.

Những năm 70-80, những người ly khai Nga, đứng đầu là Soljenitsyne, Sakharov, bị đàn áp, không ai biết tới ở trong nước, nhưng tiếng tăm lừng lẫy ở nước ngoài, đã khiến cả một thế hệ trí thức Âu Châu tỉnh mộng về thiên đường xã hội chủ nghĩa. Dần dần tiếng kêu của họ vọng về quốc nội và đã góp phần vào sự sụp đổ của chế độ CS Nga. Nhưng sau đó, họ biến mất trên chính trường. Nhiều người kiệt lực sau nhiều năm bị chà đạp dã man. Một số sống ở ngoài nước. Và những tàn dư của chế độ CS, trở thành mafia đỏ, có tiền, có tổ chức, trở lại thao túng chính quyền và gạt những người dissidents ra ngoài để dễ làm ăn với nhau. Họ bị đẩy vào hố quên của lịch sử, giống như những dissidents Trung Hoa sống sót sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Nhưng chế độ CS sụp đổ, không có nghĩa là dân chủ đã thành hình, tự do là một chuyện đương nhiên. Trả lời câu hỏi ‘theo ông cái tệ hại nhất của chế độ CS là gì ?’, Adam Michnik , một trí thức phản kháng Ba Lan (3), nói: là những gì đến sau đó ( ce qui arrive après ). Những hỗn loạn đến sau đó. Chế độ CS đã tàn phá mọi cơ cấu xã hội, mọi giá trị tinh thần, việc xây dựng lại một xã hội lành mạnh, một chế độ dân chủ là chuyện vạn nan, nếu không chuẩn bị chu đáo. Dân chủ là một quá trình lâu dài. Chế độ CS sụp đổ, không có nghĩa là dân chủ thành hình như một phép lạ. Không phải là sự chấm dứt của lịch sử ( la fin de l’histoire ), mượn chữ của Fukuyama. Độc tài biến dạng, chế độ vô sản trở thành một chế độ tư bản man rợ. Xã hội lại cần những dissidents, những người xâm mình dám ăn dám nói, những Từ Hải giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha. Từ đó, xuất hiện những người ly khai mới, les nouveaux dissidents.

Chiến thuật ‘gậy ông đập lưng ông ’

Những người ly khai là những người xuất thân từ trong lòng chế độ. Eltchaninoff  : ‘Andreï Sakharov , chẳng hạn, là một nhà bác học được kính nể ở Nga, hoàn toàn hoà đồng với chế độ trước khi tách ra, tố cáo những vi phạm nhân quyền. Người ly khai không phải là người chống đối từ bên ngoài nhẩy vào. Cái làm cho họ trở thành đáng sợ, chính ở chỗ họ là người của chế độ mà họ đả kích. Họ là sản phẩm điển hình, đôi khi gương mẫu, của chế độ. Điều đó khiến sự phản kháng của họ hữu hiệu hơn, được nghe hơn.’ (plus efficace et plus audible )

Eltchaninoff viết, ngoài sự kiện xuất thân từ trong lòng của chế độ, người ly khai có ba đặc đìểm  : bất bạo động, hành động với tư cách cá nhân và hoạt động công khai.

1.Bất bạo động : ‘ Những người ly khai là những người triệt để bất bạo động. Họ từ chối dùng võ khí chống chính quyền  , đôi khi vì nguyên tắc , nhiều khi vì chiến thuật  : gây tử thương người của chính quyền đưa tới đàn áp tàn bạo. Những người kháng chiến đặt chất nổ , giết kẻ thù. Người ly khai không làm chuyện đó  .’

2. Hành động cá nhân . Theo tác giả, người ly khai không coi mình là một thành phần của một tổ chức, một đảng viên thi hành chỉ thị của cấp trên. Nếu hoạt động trong một nhóm, người ly khai không từ bỏ cá tính, không từ bỏ những suy tư cá nhân. Anh ta hành động vì trái tim  , vì một sự bất bình, không phải vì tham vọng. Vì vậy, rất ít người ly khai đi vào con đường chính trị . ‘Điều đó cắt nghiã tại sao rất ít người- trừ trường hợp Vaclav Havel-trở thành lãnh tụ (leaders) sau chiến tranh lạnh ’. Điều đó cũng giải thích tại sao sau khi chế độ sụp đổ, quyền hành vẫn ở trong tay những người của chế độ cũ.

3. Hoạt động công khai. Người ly khai không vào rừng, vào bưng như người kháng chiến. Hành động công khai khiến việc đàn áp trở thành dễ dàng, nhưng cũng khiến hành động của họ chính đáng. Không việc gì phải dấu diếm khi người ta hành đông cho quyền lợi chung và tin mình nắm chính nghĩa.

‘Tóm lại, người ly khai coi sức mạnh của mình ở thái độ bất bạo động, tôn trọng cá tính và nguyên tắc minh bạch, công khai.’

Như vậy, anh ta hoạt động theo phương pháp nào? Eltchaninoff trả lời: phương pháp lấy gậy ông đập lưng ông. Dùng võ khí của chính quyền để đánh chính quyền.

‘Nếu nhà nước tuyên bố tôn trọng luật pháp, người ly khai cương quyết khẳng định quyền công dân của anh ta và của người đồng hương. Nếu nhà nước nói tôn trọng người lao động, người ly khai tố cáo những vi phạm quyền công nhân. Người ly khai là một cao thủ judo  : anh ta dùng sức mạnh của đối phương để quật ngã đối phương mà không cần vũ lực. Vì vậy, anh ta như David, luôn luôn tìm ra những phương cách mới để đưa người khổng lồ Goliath vào tròng. Anh ta làm thơ, viết nhạc, vẽ tranh, tổ chức những happenings, những cuộc gặp gỡ, những nơi tụ họp độc đáo, đưa những sáng kiến ly kỳ ’. Anh ta tranh đấu bằng bộ óc , bằng sáng tạo, khiến nhà cầm quyền không biết đâu mà mò. Sáng kiến càng kỳ cục, càng ngộ nghĩnh càng hữu hiệu. Nhưng đối kháng không phải là một trò chơi. Nhiều người ly khai đã trả giá đắt, quá đắt. Cái can đảm và quyết tâm phi thường của họ khiến ta phải ngả mũ chào. (Viết ‘anh ta’ là một cách nói, cho tiện. Sự thực, trong số những dìssidents có rất nhiều phụ nữ. Chỉ cần nhìn hàng ngũ phụ nữ đông đảo, ở Việt Nam hay ngay cả những nước Ả Rập, nơi phụ nữ bị chèn ép. Và họ, phụ nữ, không phải là những người ít can đảm nhất, ít hữu hiệu nhất )

Sau khi bức tường Berlin đổ, sau khi Mao chết, sau những mùa Xuân Ả Rập, người ta chua chát thấy dân chủ không tự nhiên vác xác tới. Bạo hành tiếp tục, dưới hình thức khác. Những người ly khai lại rục rịch xuống đường.

Eltchaninoff đi nhiều nơi, tới tận chỗ để gặp gỡ những người ly khai mới. Ông ta đi một vòng Nga, Ukraine, Trung hoa, Tibet, Iran, Palestine, Mễ, gặp những người chống đối, nhất là những người không được báo chí Tây phương nói tới. Ông ta nhận xét  : giữa người ly khai mới và những người thuộc thế hệ trước có những điểm tương đồng, nhưng cũng có nhiều điểm rất khác nhau.

Những nguyên tắc căn bản của thế hệ đàn anh vẫn được áp dụng  , nhưng cải tiến để thích ứng với thời đại mới. Bất bạo động không còn là một triết lý ôn hoà, nhưng là một phương pháp hữu hiệu nhất trước bạo lực. Cá nhân vẫn là một yếu tố quan trọng. Người ly khai không muốn làm quân cờ cho một tổ chức. Và, trong thế hệ của iPhone, của Internet, mọi người quay phim, chụp hình loạn cào cào, muốn hoạt động kín, muốn giữ bí mật là một chuyện ngớ ngẩn. Trái lại, cách giữ an ninh hữu hiệu nhất là truyền bá tin tức, hình ảnh thật nhanh, thật rộng. Cái bảo hiểm tính mạng của người tranh đấu ngày nay là vua biết mặt, chúa biết tên;

Elchaninoff nhận thấy ít nhất 5 điểm khác biệt giữa những người ly khai mới và những người thuộc thế hệ Sakharov, Havel, hay Mandela:

1. Những người ly khai mới không bị ràng buôc bởi các chủ nghĩa, các ý thức hệ, lý thuyết của các trí thức lớn. Họ muốn tự do suy nghĩ, không phải là tín đồ của một chủ nghĩa, đôi khi không có một khuynh hướng chính trị nào. Đó không phải là những người quá khích, cuồng tín khư khư bám giữ một sự thực duy nhất.

2. Những phản kháng dựa trên khả năng của một cá nhân, không nhất thiết phải là một đối tượng chung của đa số. Tranh đấu cho môi trường, cho nữ quyền, cho công nhân, cho nông dân, cho đồng tính luyến ái, chống kiểm duyệt Internet, bênh vực dân oan bị cướp nhà, cướp đất… Mỗi người, tùy theo khả năng và sự hiểu biết của mình, tìm cách cải thiện một góc cạnh nào đó của xã hội. Họ thực tế, không viển vông như đàn anh. Nhận xét này của tác giả rất đáng quan tâm. Sự hình thành của dân chủ ở các nước Âu Châu khởi đầu bằng những đòi hỏi nhiều nhóm, nhiều giai cấp xã hội. Giới quý tộc đòi quyền lợi cho quý tộc, giới tu sĩ cho tu sĩ. Nông dân đòi quyền lợi cho nông dân, thương gia, kỹ nghệ gia, công nhân, mỗi giới tranh đấu cho mình. Vua chúa, nhà cầm quyền nhượng bộ nơi này một chút, nơi kia một chút  ; dần dần những dòng suối nhỏ hội lại thành sông, thành biển. Nhà nước có thể chữa một đám cháy lớn, nhưng bất lực trước hàng ngàn đám cháy nhỏ. Có thể dẹp hàng ngàn đám cháy nhỏ trong vài ngày, nhưng không thể làm suốt năm.
Tranh đấu cho tự do, dân chủ là một khái niệm trừu tượng đối với quần chúng, tranh đấu cho những người đàn bà bị đem bán cho du khách dễ khích động hơn, dễ được hưởng ứng hơn. Đòi hỏi kiểm soát thức ăn độc hại của Tầu dễ gây xúc động hơn, trước khi đưa ra những đòi hỏi có tính cách trừu tượng, quan trọng thực, nhưng xa vời với người dân. Làm việc cứu trợ rất tốt, nhưng nên giải thích cho dân biết tại sao họ cơ cực, cùng khổ như vậy. Nếu không, công tác xã hội là nước bỏ biển.

3. Người phản kháng mới không hy sinh đời sống thường nhật, không coi nhẹ gia đình. Một nhà tranh đấu người Tibet nói về gia đình ông ta nhiều hơn là nói về chính trị  . Anh ta không phải là một cái máy đấu tranh, vô cảm.

4. Người ly khai mới không có khuynh hướng hy sinh đời mình cho đối tượng đấu tranh  ; không phải anh ta thiếu can đảm, bằng chứng là anh ta sẵn sàng trả giá rất đắt, nhưng coi chuyện tranh đấu hữu hiệu quan trọng hơn là việc hy sinh vô bổ. Anh ta ghét cái tật đao to búa lớn của đàn anh.

5. Những người ly khai mới phóng khoáng hơn. Họ áp dụng bất cứ phương tiện nào, bất cứ hình thức tranh đấu nào, miễn là hữu hiệu, thí dụ dùng một bài hát nói về tự do của Mỹ để đánh thức dân Ả rập  , một bài vọng cổ để báo động nhà cầm quyền đang bán nước, bán biển  , gởi SMS cho bạn bè hẹn gặp nhau để bàn về một đề tài liên hệ tới mọi người. Người ly khai mới ý thức được cái lợi hại của kỹ thuật truyền thông và tận dụng các phương tiện truyền thông mới. Một nữ ca sĩ Iran cởi bỏ khăn trùm đầu, hát nhạc tình trên Internet, hàng triệu người vào coi, gây chấn động dư luận và khiến nhà cầm quyền bảo thủ bối rối hơn là một cuộc biểu tình đẫm máu.

Michel Eltchaninoff kết luận  cuốn sách 254 trang đầy những kinh nghiệm cụ thể: những người ly khai là ‘ những người đi trước thời đại. Họ được nuôi dưỡng bởi sự can đảm và thái độ nổi loạn. Họ phơi trần những tệ trạng không thể chấp nhận trong xã hội họ đang sống  : áp lực, kiểm duyệt, thao túng quyền hành, gian lận bầu cử, sát hại người vô tội, chiếm nhà chiếm đất…Nhưng họ tranh đấu dưới những hình thức đôi khi độc đáo, luôn luôn bất bạo động. Họ không tìm cách bịt mắt giả mù, cũng không đánh võ miệng trước những bất công, những lạm dụng quyền thế  . Họ hành động để đặt nhà cầm quyền trước trách nhiệm của mình. Nếu nhà cầm quyền trả lời bằng cách đàn áp, họ chịu đòn nhưng tiếp tục hành động  . Nếu nhà cầm quyền lùi, họ thắng. Trong bất cứ xã hội nào, chúng ta cũng cần những người ly khai mới. ‘
Tôi cám ơn những người dissidents, mới hay cũ. Không biết họ sẽ mang lại dân chủ hay không, nhưng họ đã cứu vãn danh dự cho tôi  : tôi có những người đồng hương dám ngửng đầu, nhìn mặt bạo lực. Ủng hộ họ là một bổn phận. Một danh dự.

Paris tháng Tư, 2016 

© Từ Thức

© Đàn Chim Việt

———————————

Ghi chú:

( 1 ) Les Nouveaux Dissidents . Michel Eltchaninoff. Editions Stock. Paris ( Mars 2016)
( 2 ) Dùng chữ ly khai chỉ là tạm dịch chữ dissident, nhưng chắc chắn không ổn. Có người đề nghị dùng chữ những người bất mãn, nhưng nó có vẻ tiêu cực. Người bất mãn ít khi hành động, và nhiều khi bất mãn chỉ vì không được trọng dụng. Có bạn đề nghị những người bất đồng chính kiến, nhưng nó vẫn có vẻ thụ động.
( 3 ) Adam Michnik ( 1946-), sử gia, ký giả là một trí thức lãnh tụ phản kháng hàng đầu ở Ba Lan thời chiến tranh lạnh. Những nhật xét của ông về chế độ CS, về việc xây dựng xã hội hậu Cộng sản rất thâm thúy. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông  : La Deuxième Révolution ( 1990 )

 

Tác phẩm “Cảm tình viên” (Sympathizer) của Nguyễn Thanh Việt

$
0
0

ĐCV: Một tác giả gốc Việt đã được giải thưởng cao quý của Mỹ, Pulitzer, cho hạng mục tiểu thuyết. Đó là ông Việt Thanh Nguyễn. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông. Tác giả sinh ra ở Việt Nam nhưng lớn lên tại Mỹ, hiện giảng dạy tại Đại học Nam California (USC).

Cuốn sách của ông từng được The New York Times chọn đây là một trong 100 tác phẩm văn học quan trọng của năm 2015.

Rất nhiều người Việt chưa được biết tới hay nghe đến tác phẩm này. Để có thể đưa ra một cái nhìn khái quát, chúng tôi xin đăng lại bài giới thiệu sách dưới đây.

———————————————-

ctv1
Đất nước càng mạnh thì người dân càng có xu hướng coi nước mình là nhân vật chính trong những hoạt cảnh đôi khi nhốn nháo, nhưng thường là đầy bi thảm của lịch sử. Chúng ta là như thế, những công dân của một siêu cường, đã coi cuộc chiến tranh Việt Nam là một bi kịch của riêng nước Mỹ, trong đó,những vùng đất hừng hực của voi và hổ chỉ là bối cảnh còn người Việt Nam thì chỉ những diễn viên phụ.

Quan điểm đó được phản ánh trong văn học – và Việt Nam từng là một cuộc chiến văn chương, nó đã tạo ra một thư viện khổng lồ các tác phẩm hư cấu và phi hư cấu. Trong tất cả những tác phẩm đó, bạn sẽ chỉ tìm thấy một ít (tác phẩm A Good Scent From a Strange Mountain của Robert Olen Butler xuất hiện trong đầu) với các nhân vật nói tiếng Việt.

Hollywood còn dĩ Mỹ vi trung (coi Mỹ là trung tâm) hơn nữa. Trong những bộ phim như “Apocalypse Now” và “Platoon”, người Việt Nam (thường thì những người châu Á khác đóng vai người Việt) chỉ là những vai phụ, nhiệm vụ chính dường như chỉ là chết hoặc than khóc giữa những đống tro tàn của ngôi làng đã bị thiêu rụi.

Điều đó đã đưa tôi đến với cuốn tiểu thuyết đầu tay tuyệt vời – “The Sympathizer” của Nguyễn Thanh Việt. Nguyễn, sinh ra ở Việt Nam nhưng lớn lên ở Hoa Kỳ, mang tới cho ta bức tranh đặc biệt về chiến tranh và hậu quả của nó. Cuốn sách của ông lấp đầy khoảng trống trong văn học, cho những người trước đây chưa có tiếng nói lên tiếng, trong khi buộc những người còn lại trong chúng ta nhìn vào các sự kiện cách đây 40 năm với ánh sáng mới.

Nhưng cuốn tiểu thuyết bi hài kịch này vượt ra ngoài bối cảnh lịch sử, đủ sức rọi sáng chủ đề phổ quát hơn: quan niệm sai lầm và sự hiểu lầm liên tục giữa Đông và Tây, và tình trạng tiến thoái lưỡng nan về đạo đức mà người ta buộc phải lựa chọn không phải giữa đúng và sai, mà giữa hai cái đúng. Nhân vật chính là một người vô danh – người kể chuyện, một nhân vật đáng nhớ dù nặc danh, là một người Việt đã Mỹ hóa với một trái tim và tâm trí bị phân chia. Tài khéo của Nguyễn trong việc mô tả tính cách nước đôi này có thể sánh với các bậc thầy văn chương như Conrad, Greene và le Carré.

Tính nước đôi, theo nghĩa đen, nằm ngay trong máu của nhân vật chính, vì đấy là một người con lai, con trai ngoài giá thú của một bà mẹ người Việt, tuổi teen (người mà anh ta yêu thương) và một linh mục Công giáo người Pháp (người mà anh ta ghét). Việc anh được giáo dục ở Hoa Kỳ, nơi anh ta học nói tiếng Anh đúng điệu và có thêm một mối quan hệ yêu-ghét khác, đấy là đất nước mà anh ta cảm thấy đã đặt ra quá nhiều từ “siêu” (siêu thị, siêu cao tốc, Super Bow, v.v.) “từ ngân hàng liên bang của tính tự đại của mình” – càng mở rộng thêm sự chia rẽ trong tính cách của anh ta.

Khả năng làm xiếc của người kể chuyện nhằm tạo ra sự cân bằng giữa hai thế giới là điểm mạnh và cũng là điểm yếu của tác giả, như ông đã làm cho rõ trong dòng mở đầu:

Tôi là gián điệp, một người đang ngủ, một con quỷ, một người có hai bộ mặt. Có lẽ, không có gì ngạc nhiên, tôi còn là một người có hai bộ óc, … có thể nhìn thấy mọi vấn đề từ cả hai phía. Đôi khi tôi tâng bốc mình rằng đây là một tài năng”, anh ta tiếp tục, nhưng “tôi tự hỏi, tôi có cái gì để được gọi là tài năng. Nói cho cùng, tài năng là cái mà bạn sử dụng, chứ không phải cái sử dụng bạn. Bạn không thể không sử dụng tài năng, tài năng sở hữu bạn – đó là một mối nguy”.

Câu chuyện của nhân vật chính, dưới hình thức một lời thú tội được viết cho một người đàn ông bí ẩn, được gọi là “người chỉ huy”, bắt đầu vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi lực lượng Cộng sản đã tiến sát Sài Gòn. Người kể chuyện là sĩ quan phụ tá cho “viên tướng”, (một trong mấy nhân vật, tương tự như người kể chuyện, không bao giờ được nhắc đến tên), giám đốc cảnh sát quốc gia của Nam Việt Nam và cùng với nó, Lực lưọng đặc nhiệm, tức là cảnh sát mật.

Nhưng người kể chuyện còn là một gián điệp hai mang, một điệp viên bí mật của Cộng sản, có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của viên tướng và Lực lượng đặc nhiệm. Người bạn thân nhất của anh ta là Bon, một sát thủ hoạt động trong chương trình Phượng hoàng (Phoenix) của CIA, “một người yêu nước chân chính”, tình nguyện tham gia chiến đấu sau khi Cộng sản giết bố của anh ta vì tội làm trưởng thôn. Người chỉ huy của người kể chuyện là người miền Bắc, tên là Man, cũng là một người bạn cũ. Thật vậy, người kể chuyện, Bon và Man là bạn cùng trường từ thời trung học, đã từng thề thốt trung thành với nhau bằng cách trích máu ăn thề. Mối quan hệ phức tạp này, với người kể chuyện đứng ở giữa, bị giằng xé bởi lòng trung thành đầy xung đột, là thực đơn cho những vụ phản bội bi thảm, hết lần này đến lần khác.

Thông qua một nhân viên C.I.A., tên Claude, người kể chuyện đã hối lộ để chuẩn bị cho viên tướng, vợ của ông và đại gia đình của họ di tản sang Mỹ bằng đường hàng không. Bon và vợ con cũng sẽ được đưa đi. Người kể chuyện muốn ở lại và giữ địa vị của mình trong nước Việt Nam thống nhất, nhưng Man, tin rằng viên tướng và nhóm của ông ta sẽ tiến hành cuộc phản cách mạng từ nước ngoài, đã giao cho anh ta nhiệm vụ mới, thực ra là tiếp tục nhiệm vụ cũ: “Viên tướng không phải là người duy nhất có kế hoạch tiếp tục chiến đấu”, anh ta giải thích. “Chiến tranh đã diễn ra quá lâu, họ không thể dừng lại một cách đơn giản như thế được. Chúng ta cần phải có người theo dõi chúng”.

Nguyễn cho ta thấy hình ảnh cực kỳ hấp dẫn về sự sụp đổ của Sài Gòn, hỗn loạn, lộn xộn và khủng bố, khi người kể chuyện cùng với những người khác chạy trốn dưới cơn bão hoả lực của Việt Cộng và quân đội Bắc Việt. Vợ và con của Bon bị giết trước khi máy bay cất cánh, thêm hai cái chết nữa để anh ta báo thù.

Món hổ lốn nhiều tình tiết của câu chuyện được trình bày trong 50 trang đầu của cuốn tiểu thuyết, sau đó thì diễn ra chậm hơn. Từ khởi đầu ngắn gọn, dữ dội như thế, chúng ta sẽ chuyển sang trải nghiệm của người kể chuyện trong vai của người tị nạn kiêm điệp viên ở Los Angeles. Anh ta làm công việc văn phòng với vị giáo sư cũ của mình, có tình cảm với một người phụ nữ Mỹ gốc Nhật đã lớn tuổi và gửi thư cho Man (viết bằng mực hoá học), qua trung gian ở Paris. Ở đây, cuốn tiểu thuyết trở thành vừa kinh dị vừa có tính châm biếm xã hội. Nếu bạn thích tác phẩm khôi hài được vẽ bằng than củi, thì đây là phần vui nhất của cuốn sách, mặc dù nó đôi khi bị mất giá vì những nhận xét đáng lẽ nên dành cho những show diễn trên truyền hình chứ không phải dành cho một cuốn tiểu thuyết nghiêm túc.

Hoạt động gián điệp của người kể chuyện dẫn anh ta đến một bước đột phá vào ngành công nghiệp điện ảnh. Anh ta được một đạo diễn thuê, (ông đạo diễn này có nét giống Francis Ford Coppola), để tìm người Việt trong một trại tị nạn ở Philippines đóng những vai phụ trong bộ phim (gần giống với Apocalypse Now). Nguyễn khéo léo xử lý âm thanh luôn biến đổi của các trường đoạn, lúc vui, lúc buồn, trong quá trình người kể chuyện tìm cách làm những việc mà Nguyễn đã làm: phi Mỹ hóa bức tranh về chiến tranh. Nhưng, khác Nguyễn, anh ta đã thất bại.

Sau đó, không khí trở nên buồn bã hơn. Người kể chuyện rơi vào mạng lưới của sự lừa dối và phản bội, do vai trò kép và sự phân li trong tâm hồn anh ta giăng ra. Sự nghi ngờ của Man chứng tỏ là chính xác: Viên tướng và một số người cứng rắn khác, cảm thấy có tội vì đã không chiến đấu cho đến chết, kéo lê cuộc đời nhàm chán của họ ở Mỹ (viên tướng là chủ một cửa hàng bán rượu), lập kế hoạch cho một cuộc đổ bộ phản cách mạng, với sự giúp đỡ của một nghị sĩ cánh hữu.

Người kể chuyện giúp lập kế hoạch, nhưng lại gửi báo cáo cho Man. Tuy nhiên, để tránh bị lộ, anh ta buộc phải tham gia vào hai vụ ám sát. Một nạn nhân là “thiếu tá nhậu nhẹt”, sĩ quan cũ của Lực lương đặc nhiệm trước đây, người kia là một nhà báo người Việt, làm cho một tờ báo ở California. Những đoạn mô tả các vụ giết người căng thẳng, phức tạp về mặt tâm lý, đầy mê hoặc. Lương tâm của người kể chuyện trở nên rách nát như toàn bộ con người của anh ta. “Sự ăn năn về cái chết của viên thiếu tá nhậu nhẹt rung lên trong tôi vài lần một ngày, kiên trì như người đòi nợ”, ông nghĩ.

Cuối cùng, viên tướng cũng tập hợp một đội quân khố rách áo ôm, xuất thân từ những cựu chiến binh của Nam Việt Nam, được người Mỹ vũ trang và tài trợ. Man, biết rõ kế hoạch, ông ta ra lệnh cho người kể chuyện ở lại Mỹ, ngay cả khi đội quân này quay trở lại châu Á, nhưng, một lần nữa, anh ta lại bị lòng trung thành đã bị chia đôi vò xé. Anh ta cảm thấy phải đi để cứu Bon, người anh em kết nghĩa của mình, khỏi chết trong một nhiệm vụ mà anh ta tin chắc là một nhiệm vụ có tính tự sát. Anh ta thấy mình rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan quen thuộc, “không biết làm sao tôi có thể phản bội Bon, đồng thời lại có thể cứu anh”.

Tình anh em kết nghĩa mạnh hơn hệ tư tưởng. Người kể chuyện tham gia đội quân của viên tướng. Có thể đoán trước được những chuyện sẽ xảy ra; mọi chuyện đều có thể xảy ra với người kể chuyện và Bon, nhưng Tôi không muốn đưa ra bất cứ điều gì, trừ việc nói rằng trong chương cuối cùng, “Cảm tình viên” là một thành công của thể loại phi lý, có thể đã được viết bởi Kafka hay Genet.

Khi câu chuyện dần được hé mở, nhân vật chính đưa ra nhiều khám phá đáng ngạc nhiên, trong đó có bản sắc của ông chủ của chính viên chỉ huy – chính ủy. Trong những cuộc thẩm vấn, người kể chuyện tạm thời bị mất trí; nhưng trong cơn điên loạn tâm trí của anh ta lại trở nên rõ ràng. Anh ta thấy rằng cuộc cách mạng mà anh ta đã hy sinh quá nhiều đã phản bội lại anh và phản bội tất cả những người đã chiến đấu vì nó – như tất cả các cuộc cách mạng vẫn thường làm.

Ngay cả những người chỉ huy cũng phải thừa nhận rằng thành quả của chiến thắng đã bị thối rữa và đến lượt mình, người kể chuyện phải nhận ra “câu chuyện đùa này, về việc làm sao mà một cuộc cách mạng chiến đấu vì độc lập tự do lại có thể làm ra những điều còn ít giá trị hơn cả số không”.

Nhưng mặc khải đã tạo được một sự hiểu biết sâu sắc, nó đã cứu anh ta khỏi tuyệt vọng hoàn toàn: “Bất chấp tất cả – vâng, bất chấp tất cả mọi thứ, khi đối mặt với không có gì”, anh ta viết ở cuối lời “thú nhận” – cũng là cuối tác phẩm này, “chúng tôi vẫn coi mình là người cách mạng. Chúng tôi vẫn là những người hy vọng nhất, người cách mạng tìm kiếm cuộc cách mạng, mặc dù chúng tôi sẽ không cãi khi được gọi là người mơ mộng bị bỏ bùa mê… Chúng tôi không thể là những người đơn độc! Hàng ngàn người khác phải nhìn chằm chằm vào bóng tối như chúng tôi, bị những ý nghĩ đầy tai tiếng, những hy vọng ngông cuồng và kế hoạch bị cấm đoán kẹp chặt. Chúng tôi nằm đợi thời điểm thích hợp và sự nghiệp chính nghĩa, mà ở thời điểm này, chỉ đơn giản là muốn sống”.

Philip Caputo là tác giả cuốn “A Rumor of War” và 14 tác phẩm khác.

Phạm Nguyên Trường dịch từ nguyên bản nytimes.com 

(Bản tiếng Việt của blog Phạm Nguyên Trường)

Viewing all 82 articles
Browse latest View live