Quantcast
Channel: Đàn Chim Việt »ĐIỂM SÁCH
Viewing all 82 articles
Browse latest View live

Chuyện tình báo trong The Sympathizer

$
0
0
Tác giả Nguyễn Thanh Việt

Tác giả Nguyễn Thanh Việt

Hơn một thập niên qua, cuộc chiến Việt Nam không còn được chính giới Mỹ nhắc đến nữa, ngay cả trong các kỳ tranh cử tổng thống.

Sau kỳ bầu chọn giữa ứng cử viên John Kerry, một cựu chiến binh từng phục vụ tại Việt Nam, đối đầu với George W. Bush (con) vào năm 2004 thì trong các cuộc vận động sau đó, cụm từ “Cuộc chiến Việt Nam” đã lùi vào lịch sử, thay vào là Iraq và Afghanistan.

Kỳ bầu cử năm nay, ứng cử viên Ted Cruz có đề nghị ném bom trải thảm để tiêu diệt ISIS, nhưng không ai nhắc đến cuộc chiến cách đây nửa thế kỷ, khi Mỹ dùng B-52 ném bom như trải thảm để tiêu diệt các căn cứ của Việt Cộng.

Ted Cruz còn quá trẻ hay ông không có nhiều hiểu biết về cuộc chiến Việt Nam nên đã đề nghị như thế mà không lường hậu quả sẽ ra sao. Cũng không có một nhà báo nào đặt cho ông câu hỏi nếu phải đem quá khứ Việt Nam ra soi chiếu cho tương lai, ông sẽ nghĩ sao về bom trải thảm.

Các ứng cử viên Bernie Sanders và Donald Trump có nhắc đến hai chữ Việt Nam trong khi đi vận động tranh cử, nhưng là trong khung cảnh phản đối hiệp định thương mại TPP đã được Việt Nam ký kết với Hoa Kỳ.

Nhưng cuộc chiến Việt Nam đang được gợi lại qua tiểu thuyết “The Sympathizer” – Cảm tình viên – của Viet Thanh Nguyen, tức Nguyễn Thanh Việt. Một tác phẩm đã có rất đông độc giả tìm đọc trong nhiều tháng qua.

: The Sympathizer đoạt giải Pulitzer 2016 thể loại tiểu thuyết (Nxb Grove Press 2015, 371 trang)

 The Sympathizer đoạt giải Pulitzer 2016 thể loại tiểu thuyết (Nxb Grove Press 2015, 371 trang)

Đó là một câu chuyện tình báo, như James Bond hay Z-28, xoay quanh vấn đề độc lập, tự do của người Việt và hệ lụy của cuộc chiến với tất cả những đớn đau và phản bội đã được tác giả dựng lại một cách thật hồi hộp, hấp dẫn trên từng trang sách.

Nhân vật chính trong tiểu thuyết được sinh ra, từ nhỏ bị khinh chê vì là con lai, lớn lên đi du học Mỹ, trở về gia nhập quân đội Việt Nam Cộng hòa, lên đến cấp bậc đại úy và là cảm tình viên cộng sản.

Người con lai đó là hai nửa, một nửa từ linh mục Pháp và nửa kia là bà mẹ người Việt. Có điều gì trớ trêu hơn nữa không, hay cũng chỉ như tiểu thuyết “The Thorn Birds” của Colleen McCullough về một tu sĩ công giáo đã được dựng thành phim tập nhiều bộ?

“Cảm tình viên” nhắc đến những tín điều của đạo công giáo, với các kinh bổn, kinh tin kính mà ngay chính một linh mục không giữ được đức tin. Cũng như niềm tin vào việc lấy lại quê hương của một cựu đề đốc, sau tháng Tư 1975 đã lập căn cứ kháng chiến ở Thái Lan. Hay một cán bộ chính ủy trại giam tù cải tạo với niềm tin tuyệt đối vào chủ thuyết Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, qua câu nói mà người Việt ai cũng đã nghe qua: “Không có gì quí hơn độc lập, tự do”.

Tin vào tôn giáo, tin vào lý tưởng tự do, hay tin vào cách mạng, nhưng tất cả rồi chỉ là những phản bội.

Câu chuyện bắt đầu vào những ngày hỗn loạn cuối tháng 4/1975, khi cảm tình viên được di tản bằng máy bay từ Sài Gòn qua Guam, đi theo một tướng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, là cấp chỉ huy trực tiếp, cùng với một người bạn là Bốn, đã uống máu ăn thề với nhau từ ngày còn học sinh. Một bạn chí thân khác của hai người, là Mẫn, thì ở lại.

Sau cuộc di tản, cộng đồng người Việt tị nạn ở Mỹ thành hình và gồm đủ mọi thành phần, làm nhiều công việc khác nhau, bác sĩ, luật sư, gác dan, bồi bàn, làm vườn hay chỉ lãnh trợ cấp xã hội.

Ông tướng qua Mỹ mở tiệm rượu nhưng vẫn quan tâm chuyện chính trị, muốn lấy lại quê hương và được người của CIA cũng như một số dân cử ủng hộ.

Vì thế không khí chống cộng hừng hực trong cộng đồng. Bốn là người sống chung với cảm tình viên và chỉ muốn tiêu diệt những người cộng sản. Nhiều cựu sĩ quan, binh sĩ mong muốn được trở về lấy lại quê hương. Trong nhà, trong chung cư nhiều người Việt, dù là cựu chiến sĩ hay sinh viên phản chiến đều có treo đồng hồ mang hình bản đồ nước Việt Nam, lúc nào cũng chỉ giờ Sài Gòn để nói lên nỗi nhớ quê hương của họ.

Nhưng là một điệp viên hai mặt nên từ khi định cư ở Mỹ cảm tình viên vẫn liên lạc và báo cáo các tin tức sinh hoạt của cộng đồng người Việt tị nạn với cán bộ trong nước, qua đường dây bên Pháp là một người dì. Những bức thư có khi dùng mật mã, có khi viết bằng loại mực không hiện mặt chữ. Các hoạt động của cựu tướng, của những hội Cựu chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, của mặt trận, của các phong trào yểm trợ kháng chiến, các chương trình gây quỹ đều được báo cáo về trong nước.

Đan xen là những cuộc tình giữa cảm tình viên với nữ thư ký của trưởng khoa, với con gái của ông tướng là cựu sinh viên Đại học Berkeley có tư tưởng tiến bộ phóng khoáng.

Viết về chiến tranh Việt Nam là nói đến những đau thương, ngoài những cái chết vì bom đạn, chết ngoài chiến trường còn là những đau đớn vì tra tấn để khai thác tin tức. Việt Cộng tra tấn người của Việt Nam Cộng hòa như cảnh trong phim do Hollywood sản xuất, hay trong “phòng trắng” theo cách tra tấn của CIA dạy cảm tình viên tại trung tâm thẩm vấn ở Sài Gòn trước đây, để rồi chính những hành hạ đó sau này lại được dùng để điều tra cảm tình viên sau khi bị bắt trên đường xâm nhập vào Việt Nam.

Tác giả đã dựng lên những vụ giết người thật éo le. Đó là những vụ ám sát vì lý do chính trị nhưng có thể hiểu là vì tình, vì bị cướp.

Như cái chết của cựu thiếu tá mà Bốn và cảm tình viên chủ mưu ám sát rồi dàn cảnh như là nạn nhân bị cướp giết.

Một chủ báo từng là sinh viên du học Mỹ, có tư tưởng phản chiến, làm báo đưa tít: “Move on. War over” cùng đăng những bài viết kêu gọi “hòa giải, trở về xây dựng quê hương” mà cựu tướng cho là thân cộng và ông chỉ nói một câu là cảm tình viên biết sẽ phải làm gì.

Thế là chủ báo chết, được dàn dựng để bên ngoài cho là chết vì tình, cuộc tình giữa chủ báo và người phụ nữ cực tả gốc Nhật mà cảm tình viên cũng mê, từng ân ái với cô.

Giết nhà báo xong, cảm tình viên được ông tướng đưa qua Thái Lan cùng với Bốn và hai cựu sĩ quan nữa để tham gian kháng chiến, lấy lại quê hương. Nhưng thực trong tâm cựu tướng muốn chia cắt quan hệ của cảm tình viên với con gái của ông.

Tiểu thuyết kết thúc bất ngờ khi cán bộ chính ủy cho cảm tình viên rời trại học tập cải tạo và giúp để vượt biển vào đầu năm 1979, từ Sài Gòn, cùng với Bốn. Ra đi lần này, cảm tình viên đem theo 295 trang giấy viết tự kiểm thảo trong hơn một năm bị giam trong trại học tập ở miền Bắc từ khi cảm tình viên, với Bốn và vài kháng chiến quân nữa bị phục kích và bị bắt trong khi xâm nhập vào Việt Nam từ Thái Lan qua ngả Lào.

Cách hành văn lôi cuốn, đưa người đọc đến những ngạc nhiên và hồi hộp liên tục bên cạnh những nét của đời sống người tị nạn ở Mỹ, phảng phất văn hoá Việt qua trang phục, ẩm thực, sinh hoạt học đường, nếp sống gia đình, sinh hoạt văn hoá trước cũng như sau tháng Tư 1975, với ca dao tục ngữ: “Công cha như núi Thái Sơn…”, với thơ Tố Hữu “Mặt trời chân lý chói qua tim”, với văn chương Liên Xô: “Thép đã tôi thế đấy”.

Nhiều lần cụm từ “Không có gì quí hơn độc lập, tự do” được nhắc đến. Đó là câu nói mà người Việt ai cũng biết. Vì câu nói đó mà bao triệu người Việt đã hy sinh để rồi thực tế chỉ là không có gì.

“The Sympathizer” được Nhà Xuất bản Grove Press phát hành năm ngoái và đã được giới bình luận văn chương đưa ra nhiều lời khen trong những tháng qua.

Hôm thứ Hai 18/4 tác phẩm này của Nguyễn Thanh Việt đã được trao giải Pulitzer 2016, thể loại tiểu thuyết hư cấu, là giải thưởng văn chương cao quí nhất ở Hoa Kỳ.

Trên chính trường Mỹ, cuộc chiến Việt Nam đã lùi vào dĩ vãng. Nhưng trên diễn đàn văn chương, ở một góc độ nào đó thì tâm thức nước Mỹ vẫn chưa bao giờ quên. Chiến tranh chấm dứt đã 41 năm, nay với giải Pulitzer 2016, cuộc chiến Việt Nam đã được gợi lại, nhưng qua một góc nhìn mới lạ của Nguyễn Thanh Việt, từ một đứa trẻ tị nạn, tốt nghiệp tiến sĩ văn chương từ Đại học Berkeley và đang giảng dạy tại University of Southern California.

© 2016 Buivanphu

H01: The Sympathizer đoạt giải Pulitzer 2016 thể loại tiểu thuyết (Nxb Grove Press 2015, 371 trang)

H02: Tác giả Nguyễn Thanh Việt


Vài suy nghĩ về Đại Vệ Chí Dị của Bùi Thanh Hiếu

$
0
0

 

daiveCó thể nói, một vài thập niên gần đây, Đảng luôn kêu gào cởi trói cho các văn nhân, nghệ sĩ, nhưng giới cầm bút dường như vẫn không thoát ra khỏi cái thòng lọng, dây trói trong tay của Đảng. Do vậy, một số nhà văn có tư tưởng tự do, công lý còn ở trong nước buộc phải sử dụng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo riêng, lách ra khỏi cái vòng kim cô ấy, nhằm đưa được tác phẩm của mình đến với người đọc. Những cây bút ấy tuy không nhiều, nhưng tư tưởng cũng như sự can đảm của họ đã vượt qua sự suy nghĩ của rất nhiều người. Trong số đó phải kể đến nhà văn Võ Thị Hảo với Giàn Thiêu, Dạ Tiệc Qủi, Phạm Thành với Hậu Chí Phèo, Cò Hồn Xã Nghĩa, Văn Biển với Que Diêm Thứ 8… Và gần đây nhất cuốn Đại Vệ Chí Dị của Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) do nhà xuất bản Vipen (Berlin) in ấn, tác giả tự phát hành. Đây là cuốn sách khá dày dặn (564 trang), tôi vừa nhận được từ Tiến Sĩ Peter Knost và nhà thơ Thế Dũng đồng Giám đốc Vipen gửi tặng và yêu cầu viết lời giới thiệu.

Tuy đã gặp gỡ và khật khừ bia rượu với nhau vài lần ở nơi bạn bè, nhưng quả thật tôi chưa đọc Bùi Thanh Hiếu, ngoài mấy bài báo mang tính thời sự. Nên ngày 7 tháng 3 năm 2015 vừa qua ở Hà Nội, khi bị bắt để trục xuất về Đức, công an Việt Nam hỏi cảm nghĩ về thơ văn Bùi Thanh Hiếu, tôi không thể trả lời.

Bùi Thanh Hiếu sinh năm 1972 tại Hà Nội, thuộc thế hệ trẻ, nhưng được cho là cây viết già. Đọc Bùi Thanh Hiếu, thấy cuộc sống khổ ải đầu đời của hắn tựa như thời tuổi trẻ của tôi cũng đã phải trải qua. Nhưng cái kết, hắn trở thành giang hồ thứ thiệt (theo đúng cả hai nghĩa) còn tôi chỉ là thứ giang hồ vặt “ Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“. Tuy thế hệ, tuổi tác có cách khá xa, nhưng hiện tại hắn và tôi có đặc điểm chung nữa là: Ngồi bệt. Do vậy, khi đọc, tôi thấy cái sự đồng cảm của mình đôi lúc lấn át cả khiếm khuyết trên những trang văn của hắn.

Có thể nói, Đại Vệ Chí Dị không chỉ đưa tên tuổi Bùi Thanh Hiếu đến với bạn đọc người Việt trong và ngoài nước, mà còn đến với cả những chính khách, người ngoại quốc quan tâm đến Việt Nam.

*Bộ mặt thật của chế độ thối nát đương thời.

Nếu các nhà văn Võ Thị Hảo, Văn Biển, Phạm Thành… đã mượn cõi ảo, lấy vô hình rọi vào cái hữu hình, thì với tác phẩm Đại Vệ Chí Dị, Bùi Thanh Hiếu kéo hiện thực lùi về quá khứ để bóc trần sự thật thối nát của xã hội đương thời, và thân phận con người. Có thể khẳng định, không riêng Đại Vệ Chí Dị, mà tất cả những sáng tác của Bùi Thanh Hiếu trước đây cũng như hiện nay đều bám vào cuộc sống, xã hội và đầy ắp tính thời sự nóng hổi. Dù bút pháp, cung cách chuyển tải mỗi tác phẩm hoàn toàn khác nhau.

Có một số nhà nghiên cứu cho rằng: Bùi Thanh Hiếu đã ghi lại những gì trông thấy ở nước Vệ, triều Sản để phản anh thực trạng xã hội Việt Nam bây giờ. Tôi không hoàn toàn đồng ý như vậy, và câu trên xin phép đổi lại vế đầu: Trong hoàn cảnh kiểm duyệt tư tưởng, sách, báo bằng an ninh và tù đày như ở Việt Nam hiện nay, buộc Bùi Thanh Hiếu phải mượn, hay vẽ ra bối cảnh, xã hội triều Sản, nước Vệ nào đó, để phản ánh, bóc trần sự thật ghê tởm đang diễn ra hàng ngày trong cung đình Cộng sản và nỗi thống khổ của tầng lớp bị trị.

Có một điều quả thật chưa rõ ràng, đến lúc này ngồi viết, tôi vẫn không nghĩ, Đại Vệ Chí Dị là cuốn tiểu thuyết, như đã được in, đánh giá trong cuốn sách. Bởi tác giả không sáng tạo (tiểu thuyết hóa) những tình tiết sự việc. Mà Bùi Thanh Hiếu đã bê nguyên xi bối cảnh, nhân vật, sự kiện hoàn toàn có thực đã và đang diễn ra dưới chế độ xã hội đương thời vào trang sách của mình. Tuy nhiên, sự trần thuật ấy được dẫn dắt bởi văn phong cổ mang dáng dấp sử ký. Với văn phong này, tác giả không chỉ dẫn dắt những độc giả lớn tuổi, mà dường như giới trẻ cũng bị cuốn hút bởi nghệ thuật gieo mầm, cài đặt cùng những tình tiết sự việc được đan xen một cách sinh động, kết thúc từng hồi, rất kịch tính khi đọc.

Tôi cho rằng, đây cũng là thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của Đại Vệ Chí Dị. Và cùng với nó, tác giả đã rất thành công chuyển tải ý đồ của mình đến người đọc. Dù xuyên suốt tác phẩm là những câu chuyện ngoài đời, tình tiết sự việc được xâu chuỗi lại, thông qua lời kể.

Tuy được bắt đầu bằng nhân vật Tiên Đế (Hồ Chí Minh), nhưng Đại Vệ Chí Dị lại xoáy sâu vào mâu thuẫn, bè phái cũng như sự đê hèn của Đảng và chính quyền (cung vua, phủ chúa) trước dã tâm của giặc phương Bắc. Từ đó, ta có thể thấy được nỗi đau của dân tộc và thân phận rẻ mạt của con người, từ sau công cuộc được gọi là đổi mới đến nay.

Và từ đây, một lần nữa, Bùi Thanh Hiếu lại mượn bối cảnh, sân khấu cung vua , phủ chúa thời Lê- Trịnh để phơi bày dã tâm, đấu đá tranh giành quyền lực, giữa Đảng và chính quyền (giữa Tổng bí thư và Thủ Tướng). Làm người đọc phải rùng mình kinh hãi, trước sự thối nát của một chế độ độc tài với hai thế lực (Đảng và Chính phủ) đầy đủ quyền hành, ban bệ chồng chéo đang trèo đầu cỡi cổ, hút kiệt sức dân. Và nỗi thống khổ ấy càng được nhân lên, bởi chính sách cai trị không chỉ bóp, thiến dạ dày bao tử, mà còn bủa vây, bưng bít giam hãm những suy nghĩ, tư tưởng con người. Đoạn trích đưới đây, chỉ là một trong hàng trăm, hàng ngàn câu chuyện đang lưu truyền trong dân gian. Nó đã được Bùi Thanh Hiếu hình tượng hóa vào trang viết của mình một cách sâu sắc, sinh động. Tuy tiếng cười là đấy, nhưng quặn lên những nỗi đau, bởi chân tướng thực sự đã được phơi bày, lòng tin của con người đã bị đánh cắp, trước sự lừa bịp cũng như mưu mô, nham hiểm của tập đoàn thống trị, ngay từ khi cướp được chính quyền. Và với tôi, có lẽ đây là đoạn văn lột mặt của sự thần tượng hóa, một cách thâm thúy nhất trong tác phẩm Đại Vệ Chí Dị:

“Quần thần xúm lại xin ngài kể rõ câu chuyện. Kính Vệ Vương kể rằng :

Năm xưa thuở núi rừng; mưu chí lớn bình thiên hạ. Có người thuộc hạ hỏi tiên đế sau này nếu dựng được nghiệp thì trị dân thế nào? Tiên đế mới sai người đó vào rừng bắt sống một con khỉ. Bảo người ấy nhốt trong lồng, lúc đầu cho ăn hoa trái đầy đủ, càng ngày cho càng ít đi đến lúc mỗi ngày con khỉ chỉ ăn được một quả chuối, con khỉ vẫn vui vẻ vô tư. Sau đó tiên đế sai ngươi ấy đem cái lồng khỉ vào rừng. Mỗi ngày cho ăn vẫn chỉ một quả chuối.

Được 7 ngày thì con khỉ trong lồng nhăn răng ra mà chết. Người đó về tâu với tiên đế chuyện khỉ chết, tiên đế cười hà hà bảo:

– Ta nghĩ nó sống được đến 5 ngày thôi, ai ngờ lâu thế!

Người kia mới hỏi tại sao khỉ mang vào rừng cho ăn vẫn thế mà chết. Tiên đế bảo:

– Tại vì khi trước nó ăn như thế, nó nghĩ rằng cả loài khỉ cũng chỉ ăn thế. Khi bị đưa vào rừng nó thấy không phải vậy, các con khỉ khác tự do kiếm ăn, ăn uống tha hồ thoải mái, nó không được ăn thế, nó buồn rầu, tức tối rồi không làm gì thoát được cảnh đó sinh bệnh mà chết. Ấy là lẽ tự nhiên, con người cũng vậy mà thôi, nếu họ khổ mà không có gì so sánh thì tất họ nghĩ đó là lẽ đương nhiên của đất trời, số mệnh, họ hài lòng sống. Nhưng nếu họ có gì để so sánh thì tất lòng dạ sẽ sinh nghi, mầm họa từ đó sẽ mà ra. Đạo trị dân chỉ đơn giản có vậy…“ (Sách đã dẫn-trang 128)

Qua Đại Vệ Chí Dị cho ta thấy, Tác giả có trí tưởng tượng rất phong phú. Tuy bút pháp giả cổ, nhưng biến hóa khôn lường, Bùi Thanh Hiếu đã hình tượng hóa một cách điêu luyện cuộc tranh giành quyền lực giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bằng những cuộc đọ sức sống mái trên chiến trường. Có thể nói, đây là những trang viết sinh động. Nó không chỉ bóc trần được dã tâm, sự tàn bạo của chế độ Cộng sản, mà còn mang đến cho người đọc những giây phút hồi hộp và sảng khoái nhất. Đoạn trích dưới đây, chưa hẳn đã là đoạn văn tiêu biểu, nhưng với những diễn viên Trăm Xanh Nguyễn Bá Thanh, Báu Mã Phạm Qúi Ngọ và tù binh anh em nhà Dương Chí Dũng, thì sân khấu hề chèo của giới chóp bu Hà Nội đã được mở ra:

“ Bấy giờ bên Phủ Chúa, cơn giận dâng tràn. Thủ hạ của phủ cứ lần lượt vào vòng lao lý, ác cái mỗi lúc lại lên cấp cao hơn. Cứ đà này chả mấy chốc nước dâng đến ngai Chúa. Nhưng giờ bên kia, đại tướng của Vương Phủ là Trăm Xanh dẫn quân tung hoành. Trăm Xanh đánh trận mở đầu trảm được Dương anh, bắt sống Dương em. Khí thế ngút trời, thừa thắng định dẫn quân xông vào bộ Hình bắt sống nốt Báu Mã tướng quân. Báu Mã tướng quân lo sợ, cáo bệnh, đóng doanh trại, không dám ra ngoài thành nghênh chiến. Trăm Xanh cho quân bủa vây, tình trạng Báu Mã nguy cấp vô cùng. Nhưng giờ còn chưa biết Vương Phủ có mưu kế gì mà Trăm Xanh dũng mãnh đến vậy. Phủ Chúa lo lắm nhưng vẫn phải dò xét thêm.

Phía ngoài phủ phó thượng thư bộ Hình Báu Mã, đại tướngTrăm Xanh hiên ngang cưỡi ngựa ô, truyền cho chưởng tòa hình mang chiến thư dán trước phủ. Thông báo ngày một hay hai sẽ phá thành bắt tướng. Một mặt truyền tin về Vương Phủ, báo tin trận đầu thắng lợi.“ (Đại Vệ Chí Dị-Sách đã dẫn)
Tuy không nghĩ, Đại Vệ Chí Dị là cuốn tiểu thuyết, và khi tôi đọc, tiếp cận nó bằng mạch văn ký sử. Nhưng phải nói, hồi 103 (Tái Ngộ Qủi Môn Quan) đã được Bùi Thanh Hiếu tiểu thuyết hóa, với hình ảnh siêu thực, lời văn ẩn dụ sâu sắc.

Đây là sự sáng tạo độc đáo của tác giả, khi để hai đồng chí, cũng là cựu thù bởi tiền tài, quyền lực, gặp lại nhau ở nơi Qủi Môn Quan. Hình ảnh này, làm tôi nhớ đến linh hồn vật vờ của hai người lính ở hai chiến tuyến nơi Cổ Thành trong tác phẩm Dạ Tiệc Qủi của nhà văn Võ Thị Hảo. Có khác chăng, linh hồn hai nguời lính trẻ của Dạ Tiệc Qủi hiện cong lên dập dờn như những câu hỏi cho cả một dân tộc, còn hai ông quan đại thần trong Đại Vệ Chí Dị thực sự nhận ra con đường mình đã đi: “Chúng ta cả đời lầm lạc, theo phường bá đạo, để đến lúc này không biết kêu ai“

Vâng! Âu cũng là sự luân hồi, quả báo chăng? Đây là những trang viết hay của Bùi Thanh Hiếu. Và là một trong những chương (hồi), tôi thích nhất trong cuốn sách này:

“Mã nghe tiếng kẻng báo, đứng dậy vòng tay cáo từ, lúc nhờ Xanh đặt hộ hòn đá lên đầu, Mã chỉ đống đá nói:
- Vua, Chúa tiếm ngôi, bất nhân, bất nghĩa. Trời nào cho thiên mệnh, cái hòn đá to ông ngồi là để Vua và Chúa ai xuống trước thì đội đấy.
Trăm Xanh chợt ngộ, hối hận khóc oà, ôm lấy Báu Mã nói.
- Chúng ta cả đời lầm lạc, theo phường bá đạo, để đến lúc này không biết kêu ai. Xin ông bỏ qua chuyện ngày xưa.
Mã nặng nhọc vì gông, xiềng, đá hổn hển trả lời.
- Tôi đã trả tiền đò cho ông rồi đấy thôi.“ (Đại Vệ Chí Dị- Sách đã dẫn)

Với cái chết của Báu Mã Phạm Qúi Ngọ và Trăm Xanh Nguyễn Bá Thanh như một lời cảnh báo trước cho sự sụp đổ của một thể chế, một triều đại độc tài, thối nát.

Phải chăng đó là qui luật tất yếu của lịch sử, và cũng chính là tư tưởng của tác giả, tác phẩm muốn gửi đến người đọc?

*Thân phận đất nước và con người.

Chắc chắn rằng, chỉ có những vĩ nhân, những anh hùng xả thân bảo vệ đất nước mới để lại danh thơm cho hậu thế. Và trong văn học cũng vậy, sống được và còn đọng lại với đời phải là những trang viết dám chọc thẳng vào cái ung nhọt của xã hội, đứng về phía công lý, lẽ phải của con người.

Khi đọc và nghiên cứu Đại Vệ Chí Dị, tôi nhận ra, tác giả không chỉ ghi lại từng biến cố đã và đang xảy ra, mà còn cảm được thái độ cũng như trách nhiệm của người câm bút trước thời cuộc. Thái độ cũng như tư tưởng ấy của tác giả thường được cài đặt vào những câu thoại của nhân vật dẫn truyện, hoặc lời bàn của người thời nay.

Và có thể nói, nếu như tác giả không hóa thân vào những người dân oan bần cùng, những biểu tình viên bị đánh dập mặt, hay một trí thức can trường đang bị giam cầm trong ngục tối…để viết, thì hình ảnh họ không thể hiện lên một cách trung thực và sống động đến như vậy.

Với ngòi bút tưởng như đùa cợt, bông lơn, nhưng hình ảnh đê hèn, nhu nhược của Đảng trước giặc phương Bắc và đằng sau nỗi đớn đau ấy là ý chí không thể khuất phục của người dân hiện lên rất đậm nét, thâm sâu. Đoạn trích dưới đây, là câu chuyện được lưu truyền trong dân gian, nhằm vạch trần thủ đoạn trấn áp cũng như nhu nhược hóa con người của chế độ đương thời. Nó đã được tác giả nhân cách hóa vào trang văn, làm người đọc phải bật ra tiếng cười cay đắng:

“Chỉ cần gom bá tánh lại, đổi thành vài họ, như họ Khiếp, họ Nhược, họ Cơ là xã tắc yên lành. Những kẻ làm quan lấy họ Cơ. Những kẻ trí sĩ, nhân tài có hiểu biết mang họ Nhược, còn dân đen lấy họ Khiếp. Những kẻ không mang họ ấy, tất là bọn mang mầm mống phản loạn…

Hàng ngày công sai nhà Sản đi lùng sục giữa các phố phường, thấy quán xá, vườn hoa nào đông người là xộc tới hỏi danh tính. Kẻ nào họ Khiếp, họ Nhược thì không sao, những kẻ mang họ khác đều bị bắt lên xe bát mã một đống về phủ trị tội.

Riêng họ Cơ là họ nhà quan, có dấu ấn riêng không bị xét hỏi. Họ này từ vua chúa nhà Sản đều dùng, như Cơ Nông Cường, Cơ Nguyễn Bạo, Cơ Nguyễn Kính, Cơ Nguyễn Vượng…“ (Đại Vệ Chí Dị-Sách đã dẫn)
Có thể khẳng định, một chế độ độc tài, dối trá, và lưu manh, với những bè phái chém giết, tranh giành tiền tài và quyền lực, thì điều hiển nhiên đất nước ấy đang đứng trên hố sâu vực thẳm.

Thật vậy! Đọc Đại Vệ Chí Dị, ta có thể thấy, dưới sự thống trị của Đảng đất nước đang đi đến tuyệt lộ. Xã hội đã bị lưu manh hóa đến thượng tầng, với những băng đảng hợp pháp đang hút kiệt tài nguyên và sức người. Môi trường thiên nhiên bị tàn phá một cách tàn nhẫn, man rợ. Mọi quan hệ xã hội, làng xóm, gia đình đều được đong đếm bằng tiền bạc. Nạn kiêu binh, âm binh nổi lên đàn áp, ức hiếp chính những người khốn khổ, đang ngày đêm è cổ nuôi dưỡng mình. Chúng ta hãy đọc lại đoạn trích dưới đây, để thấy được sự tha hóa đến tận cùng của xã hội và con người:

“Công sai đi tuần ráo riết hàng giờ ngoài đường, thấy lỗi gì của dân dù nhỏ cũng không buông tha. Quan lại không có tiền đút lót không duyệt bất cứ thứ gì. Đến bọn văn thư, nha lại cũng cậy mình ở cửa quan sách nhiễu đòi tiền dân. Các con buôn thi nhau nhập hàng độc hại giá rẻ về trà trộn bán cho dân chúng….

Cứ như tể tướng Bạo ngần ấy năm nắm việc quốc gia quyết định bán quặng nhôm cho nước Tần bất chấp các lão thần, trí sĩ ngăn cản. Nhân cái việc đó mà bọn quan lại địa phương cũng thấy có tài nguyên, khoáng sản gì là cho khai thác bừa bãi bán cho gian thương nước ngoài..

Nhưng cơ hội kiếm tiền nhiều nhất và lớn nhất đương nhiên thuộc về tể tướng, bởi ngài coi soát việc kinh tế trong triều. Một lời của ngài, một chữ ký của ngài kẻ khác có được hàng vạn lượng. Những kẻ hám lợi vây quanh tể tướng để nhận chút mưa móc. Lâu ngày chúng đông dần lên. Nghiễm nhiên thành băng đảng, kẻ đứng đầu băng đảng ấy tất là tể tướng“ (ĐVCD- Sách đã dẫn)
Qủa thực, đối với chế độ đương thời, như một lần tôi đã viết: Bán đất bán rừng đi đến bán nước bán cả linh hồn có một khoảng cách rất gần.

*Một số nhược điểm và hạn chế.

Tác phẩm nào cũng vậy, có hay thì chắc chắn phải có dở. Và Đại Vệ Chí Dị cũng không nằm ngoài lẽ thông thường đó.

Ta có thể thấy, nối dài mạch truyện (Đại Vệ Chí Dị) là những câu chuyện được truyền khẩu trong dân gian, hoặc những sự việc thực đã và đang xảy ra trong xã hội, mà đã được nghe, hay bắt gặp. Do vậy, khi đọc dòng đầu, ta đã biết trước được diễn biến và kết quả của câu chuyện. Cho nên, dường như không gây được sự bất ngờ, hứng thú cho người đọc. Truyện, tiểu thuyết cũng như thể thao vậy, kết quả biết trước khi vào thi đấu tranh tài, thì không có gì buồn chán bằng.

Vì một lý do nào đó, người viết có thể giả văn phong, mượn thời cuộc…nhưng không thể sao chép, copy tình tiết, câu chuyện từ tác phẩm khác thành của mình. Đọc đoạn văn dưới đây, bắt gặp hình ảnh Lưu Bị, Tào Tháo cho ta cảm giác rất nhàm, nhợt nhạt. Và có thể nói, nó hoàn toàn không có giá trị về nội dung, tư tưởng, hoặc một tiếng cười hay một chút gì đó đọng lại trong lòng người:

“Lúc ấy Vương sắp đi Cờ Hoa, Sáng Quyết và Quảng Phệ hội nhau uống rượu sau vườn phủ bộ Binh. Rượu ngà ngà Sáng Quyết hỏi.
– Theo đại nhân, thiên hạ ngày nay ai là anh hùng.?
Quảng Phệ đáp.
– Bọn Bạo, Cả Sáng đang đương thời là anh hùng, ngoài ra có Xuân Phước, Đường Hoang cũng đáng kể tên. Thêm nữa phải kể đến Bốn Sương người mạn Nam bộ cũng đáng mặt anh hùng.
Sáng Quyết cười nói.
– Bạo tham nhũng không được lòng dân, Cả Sáng lập lờ gió chiều nào che chiều ấy không dám quyết, Bốn Sang chỉ võ miệng mà không có thực lực. Bọn Xuân Phước, Đường Hoang là phường cơ hội mà lên, trong triều không ai phục. Tất cả lũ ấy không đáng gọi là anh hùng.
Quảng Phệ hỏi.
– Vậy còn ai nữa.?
Sáng Quyết ghé tai Quảng thì thầm.
– Anh hùng trong thiên hạ chỉ có mỗ và tướng quân mà thôi.
Quảng Phệ nghe xong, ngửa cổ lên trời cười khặc khặc, vỗ đùi đét cái hỏi.
– Đại thần kinh thành đã nói vậy, chắc có ý rồi.?“(Đại Vệ Chí Dị-sách đã dẫn)
Ngoài bắt chước, mô phỏng những tình tiết, hành động nhân vật từ những truyện cổ, hay phim truyền hình Trung Quốc ta còn bắt gặp khá nhiều những câu, những thán từ có gốc gác của các nhân vật trong Tam Quốc Chí: “ Trời đã sinh ra ta điên, sao nỡ còn sinh ra kẻ dại“.

Có lẽ, những đoạn văn trên chỉ gây được tiếng cười cho những độc giả hời hợt, lười suy nghĩ. Như nói về phim ảnh thời nay, gọi là mì ăn liền là vậy.

Và thiết nghĩ, nếu như tác giả lược bỏ những đoạn văn này, tôi tin cuốn sách sẽ thật và giá trị hơn.

Tuy sử dụng văn phong cổ, nhưng tác giả mang nhiều khẩu ngữ (văn nói) chưa chưng cất cho thật chín vào trang viết của mình, do vậy có những câu, từ lặp lại trong cùng một đoạn văn ngắn. Đó là điều đại kỵ trong văn chương. Ta đọc lại đoạn trích dưới đây để thấy rõ điều đó:

…Làm đại tướng cầm quân, bất chấp mệnh Vua đi sứ cam kết đủ điều. Đã thế lại đem binh hội ước với Tề ở biên giới, công khai nhận lễ vật của địch. Chuyện làm phản chỉ ngày một ngày hai. Nay hắn đang mật giao với Tề và đại thần Sáng Quyết, chắc làm phản ngày một ngày hai…“(Đại Vệ Chí Dị-sách đã dẫn)

Cũng từ nguyên nhân đó, ta có thể thấy Đại Vệ Chí Dị có khá nhiều câu văn tối nghĩa: “Có một thương gia thấy hiệu sách của Hàn ở vị thế đẹp để mở lầu xanh, bèn hỏi mua lại. Hàn nhất định không bán.“ (trang 316)

Với câu văn này, xin phép tác giả, tôi thử bỏ kết từ (để) và thay vào đó tính từ (có thể) có lẽ câu văn tròn trịa, rõ nghĩa hơn chăng: “Có một thương gia thấy hiệu sách của Hàn ở vị thế đẹp(có thể) mở lầu xanh, bèn hỏi mua lại. Hàn nhất định không bán.“

Có thể nói, tác giả sử dụng từ ngữ, nhất là các danh từ không nhất quán theo lối văn phong cổ, làm cho câu văn (đôi khi) bị sượng. Có lẽ, từ thời Tây Chu, Vệ Quốc kéo dài đến những thời phong kiến sau này, chỉ có chiếu sắc phong Học sĩ, Đại học sĩ, chứ làm quái gì đã có phong học hàm “làm giáo sư“. Không rõ, đây là do sơ xuất, hay chủ định của tác. Nhưng với tôi, trong một tác phẩm từ ngữ phải nhất quán, nhất là nó được viết bằng văn phong cổ. Một tác phẩm hay, dứt khoát không thể “đầu Ngô mình Sở“ được:

“Tứ Tấn nói.

- Bạo có hai hổ tướng, một là Tô Điền phó thương thư bộ Hình, hai là Chính Vượng phó thương thư bộ Binh. Đó là hai cánh của Bạo, chặt được hai cánh này Bạo chỉ còn là con gà, muốn thịt thế nào cũng được.

Vương bảo:

- Nếu vậy ta sắc phong cho Tô Điền làm giáo sư, đưa vào danh sách ứng cử đại thần nghị chính. Tô Điền sẽ lưỡng lự đóng quân, không dám theo điều động của Bạo. Chính Vượng thấy Điền được phong chức mà mình không được dòm tới, trong lòng sẽ sinh đố kỵ với Điền mà không còn lòng dạ dụng binh nữa. (Đại Vệ Chí Dị-Sách đã dẫn)
Có thể nói, viết văn là công việc nặng nhọc, viết chân dung, phê bình còn nặng cái đầu hơn nữa. Dù chỉ cảm nhận của cá nhân, nhưng để gọi được hồn vía, tư tưởng nhà văn và tác phẩm là điều không dễ dàng chút nào. Tuy nhiên, có những tác giả, tác phẩm đọc xong, tự bật ra ý tưởng có thể đặt bút viết được ngay. Và ngược lại có nhà văn rất tài năng, tên tuổi, đọc và suy nghĩ cả năm trời, vẫn chưa (hay không) tìm ra mạch cũng như hướng đi cho bài viết. Cho nên, khi nhận được Đại Vệ Chí Dị, với lời đề nghị đọc và viết trong vài, ba tuần, quả thực thời gian quá eo hẹp đối với một người phải làm việc ngày 11 giờ, kể cả thứ bảy, chủ nhật như tôi. Hơn nữa, muốn giới thiệu về một cuốn sách, người viết không chỉ đọc một cuốn sách đó, mà buộc phải đọc nhiều tác phẩm khác của tác giả ấy…

Tuy nhiên, nhà xuất bản Vipen đã nhờ, tôi sẽ phải viết. Mà đã viết thì viết đến tận cùng sự suy nghĩ của mình. Và bài viết này, được ra đời ngay trên Theke quán rượu, nơi tôi làm việc, khi vắng khách. Đây cũng chỉ là suy nghĩ chủ quan cá nhân của tôi về Đại Vệ Chí Dị, rất có thể không đúng. Nhưng tôi nghĩ, dù sai hay đúng, nó cũng giúp được phần nào cho bạn đọc muốn tìm hiểu, hay tiếp cận, và tự đánh giá tác phẩm, tư tưởng tác giả cũng như chính sử Việt Nam đương đại, một cách chân thật, chính xác nhất.

Leipzig ngày 9-5-2016

© Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

Trịnh Bình An: Nhìn VN nhớ Doãn Quốc Sỹ

$
0
0
Doãn Quốc Sỹ

Doãn Quốc Sỹ

Tôi không biết nhiều về Doãn Quốc Sỹ.

Nhưng tôi thường nghĩ về ông qua truyện cổ tích Hồ Thùy Dương.

Đó là năm tôi lên 10. Trong nhà, có thấy vài cuốn tạp chí Sáng Tạo không biết của ba hay các anh chị mua về. Tiếng Việt dễ học quá nên con nít cũng có thể đọc ké sách người lớn. Nhưng dĩ nhiên, đọc mà không hiểu gì hết.

Tôi nhớ mình cũng đọc truyện kịch Ba Chị Em của Thanh Tâm Tuyền. Cũng không hiểu, chỉ cảm thấy một không khí rờn rợn âm u khá… hấp dẫn.

Nhưng Hồ Thùy Dương thì nhớ khá kỹ.

Chỉ vì đó là truyện cổ tích, mà đứa con nít nào lại chẳng mê truyện cổ tích.

Tôi đọc truyện, biết ngay con cáo trong truyện là Hồ Chí Minh.

Con nít gì mà lanh dữ vậy?

Dạ, có gì quá khó đâu, chữ “hồ” nghĩa là “con cáo”. Đó có lẽ là một trong những chữ Hán Việt mà con nít miền Nam học được sớm nhất.

Tôi nhớ những cuốn tập viết thời đó, trang bìa sau có in những câu truyện bằng tranh. Những bức tranh bé xíu chỉ bằng bao quẹt, mực in xanh đỏ có khi lem nhem, vậy mà đã khắc vào trí não tôi thật rõ. Một trong những truyện tranh ấy là mối tình Tô Đắc Kỷ – Bá Ấp Khảo. Hai người yêu nhau nhưng Đắc Kỷ bị tiến cung cho Trụ Vương. Chính nhờ Tô Đắc Kỷ lén giúp đỡ nên Bá Ấp Khảo và cha là Chu Văn Vương mới trốn thoát được để về sau đem quân chinh phạt vua Trụ.

Nhưng trong truyện Phong Thần thì Đắc Kỷ lại là một con cáo thành tinh có chín cái đuôi, nên còn được gọi là Cửu Vỹ Hồ Ly.

Truyện Đắc Kỷ hồ ly độc ác lóc thịt Bá Ấp Khảo có lẽ hấp dẫn hơn truyện Đắc Kỷ tiểu thư hiền lành cứu thoát người yêu, nên cải lương, hát bội đều khai thác sự tích hồ ly tinh. Và đứa nhỏ mê coi hát tuồng như tôi, vì thế, không thể không biết con cáo chính là con “hồ”.

DQS-007

Vào những năm 1970 thì mấy ai có họ “Hồ” ngoài… Hồ Chí Minh?

Con cáo trong Hồ Thùy Dương chắc phải là nam, bởi vì mấy lần biến dạng thành người nó đều đội lốt ông đạo sĩ. Thế nhưng, dù tu luyện cỡ nào nó cũng không thể làm biến mất cái đuôi cáo lùm xùm, nên nó phải mặc áo rộng lụng thụng để che đi cái đuôi.

Con cáo biết được nơi ẩn giấu một cây đũa thần. Nhưng nó không thể đụng tới nếu không có chín giọt máu người. Và nó nghĩ ra một âm mưu tàn ác. Nó hiện thành đạo sĩ, dụ dỗ ba người đàn ông ra tay sát hại người thân của họ với lời hứa họ sẽ làm chủ được đũa thần, sẽ dùng đũa thần cứu sống người thân trở lại và rồi sẽ đạt được mọi điều mong muốn khác.

Than ôi!

Ba con người mê muội ấy sau khi đã nhẫn tâm hạ sát người thân thì hăm hở đưa tay định cầm lấy đũa thần. Nhưng cây đũa đang tỏa sáng hào quang bỗng vụt trở nên xám xịt, lạnh ngắt. Chẳng có quyền năng huyền diệu nào bằng lòng phục vụ cho những kẻ tham lam và ngu si. Cả ba tuyệt vọng và tự sát.

Chỉ có con cáo giảo quyệt, cuối cùng, đạt được tham vọng. Sau khi uống chín giọt máu người, nó vận công khiến cái đuôi cáo thụt hẳn vào trong, tan biến… Nhưng, nó không ngờ rằng cái đuôi tan vào máu lại khiến cho hơi thở trở nên vô cùng tanh hôi. Và mỗi khi nó thở ra thì khí độc tàn phá hết mọi loài cây cỏ, khiến cho chung quanh nó chỉ còn là một vùng đất chết.

Giờ đây, khi thấy không còn cách gì sở hữu đũa thần huyền nhiệm lại còn bị gạt ra khỏi sự sống, con cáo càng trở nên độc ác, nó trút hết thù hận lên loài người. Nó tìm cách bắt loài người phải trở thành nô lệ của nó.

Với tà thuật, con cáo nhìn thấu mọi tâm tư và dục vọng của con người. Ai muốn quyền chức, nó cho họ quyền chức; Ai muốn bạc tiền, nó cho bạc tiền; Ai muốn nữ sắc, nó cho nữ sắc. Vì vậy, chẳng mấy chốc nó tạo ra cả một triều đình với đám quân thần bu quanh, sẵn sàng làm tất cả những điều hồ ly sai bảo.

Chưa thỏa lòng tham, con cáo còn nghĩ ra cách đoạt lấy những đứa trẻ khỏi cha mẹ chúng từ khi vừa mới lọt lòng. Đám nhi đồng này được nuôi dưỡng ở nơi riêng biệt và không biết tới ai ngoài con cáo là vị “cha già” độc nhất.

Mãi về sau, tôi mới nhìn ra sự thật trong những giòng chữ cổ tích. Sự thật làm rùng mình ớn lạnh.

Cho đến ngày nay, thủ đoạn nham hiểm của cáo “Hồ” vẫn còn được đồng bọn áp dụng triệt để: mọi ham muốn tục tằn nhất của con người đều được thỏa mãn miễn họ đừng lên tiếng đòi đa nguyên, đa đảng, tự do, nhân quyền, và chống Tàu.

Nhà thơ Lý Đợi gọi đó là “luộc”.

Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Chưa tìm thấy thứ gì mà người Việt không thể luộc...
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Từ luộc xe honda, nhà đất, bằng cấp, chức tước…
Từ luộc vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo hiểm…
Từ luộc trí tuệ, thẩm mỹ, văn hoá, nhân tính…
Từ luộc nhân quyền, tự do, tư tưởng, tâm linh...

Còn đám con nít, thiếu nhi Khăn Quàng Đỏ, thì học được cái gì?

“Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta“. Vậy mà giờ đây các em cứ lơ mơ không rõ Nguyễn Huệ và Quang Trung là hai cha con hay là hai anh em!

Tôi thật phục Doãn Quốc Sĩ, viết một câu chuyện ảo mà lại thành quá thực. Thế nhưng, những mưu mô hung hiểm của cộng sản không chỉ có thế…

Hãy nhìn về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.

Sau khi chiếm được miền Nam, cộng sản đã phá hủy tất cả các nghĩa trang quân đội, riêng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vì có quy mô quá to lớn nên cộng sản không làm gì được. Trải qua hàng chục năm, các công trình trong Nghĩa Trang như Cổng Tam Quan, Vành Khăn Tang, Nghĩa Dũng Đài cùng với 16.000 ngôi mộ vẫn còn đó.

Nhưng, với dã tâm thâm độc, cộng sản đã thi hành một thủ đoạn hết sức tinh vi và tàn ác, đó là chúng cho trồng những loại cây to lớn ngay sát cạnh các mộ phần của người lính Cộng Hòa.

Sau hơn 13 năm (từ 2003 đến 2016) cây mọc ngày càng cao. Những cái cây lừng lững ấy thoạt nhìn ngỡ đem lại bóng mát êm đềm cho nghĩa trang, nhưng càng nghĩ thêm càng thấy rùng mình ghê sợ. Thử hỏi đám rễ cái rễ con của chúng đang… ăn vào đâu?

Trong quan niệm phong thủy mồ mả của người Á Đông, ngôi mộ còn được gọi là Âm Trạch, nghĩa là nhà ở dưới âm phủ, là nơi an nghỉ của những người đã khuất. Phong thủy trong mồ mả có liên hệ mật thiết với những người đang sống. Một gia đình có thể bị xào xáo, thậm chí lụn bại khi mồ mả của cha ông bị “động”.

Đứng hàng đầu trong các trường hợp xấu nhất về “động mồ”, “động mả” là “Mộ chôn gần cây cổ thụ, để rễ cây đâm vào hài cốt thì con cháu bị mổ xẻ, bại liệt, đui mù, câm điếc, giảm thọ.”

Và như thế, thân nhân chỉ còn có một cách duy nhất là đút lót để cải táng hài cốt. Dần dà, mọi ngôi mộ đều phải “ra đi”. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đã bị đổi tên thành Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An, và rồi trong tương lai không xa sẽ trở thành một khu thương mại hay du lịch nào đó.

Câu chuyện Hồ Thùy Dương của Doãn Quốc Sỹ tuy có thực, có rùng rợn cách mấy cũng không thực, không rùng rợn bằng câu chuyện Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.

Con cáo trong Hồ Thùy Dương tuy tàn nhẫn nhưng ít ra nó chỉ làm hại người sống. Còn những con cáo “thành Hồ” ngày nay, táng tận lương tâm đến mức người chết chúng cũng không tha.

Nhưng tôi vẫn ngưỡng mộ Doãn Quốc Sỹ, vì ông đã nghĩ ra một đoạn kết thật tuyệt vời cho câu chuyện tưởng chừng vô vọng.

Có một vị vua rất nhân từ đã tìm cách trừ khử con cáo tinh. Ông biết không thể xử dụng người lớn trong chiến đấu vì họ đều bị con cáo dùng tà thuật mê hoặc. Nhà vua bèn nảy ra sáng kiến lập một đội chiến sĩ tí ho. Đó là những em nhỏ mà vũ khí của các em chỉ là sự hồn nhiên, trong sáng và nhiệt tâm. Đúng như vị vua tiên đoán, con cáo vì không mua chuộc được các em nên cuối cùng đã phải thảm bại.

Ngày nay, tuy những bộ mặt thô bỉ của bọn quan tham vẫn phủ trùm ma quái trên đất nước, nhưng đây đó đã lóe lên những khuôn mặt khả ái, tươi sáng của những khuôn mặt đấu tranh thật trẻ – các em chính là đạo quân thiên thần mà hơn 50 năm trước Doãn Quốc Sỹ đã từng nghĩ tới với tất cả hy vọng.

Xin được mượn lời của nhà văn Hoàng Khởi Phong:

Tôi đã đọc Doãn Quốc Sỹ và mơ hồ nhận biết: Một tác phẩm lớn mở lối tới tương lai, khác với một cuốn tiểu thuyết hay, phục vụ cho thị hiếu bình thường của người đọc. (trích “Thay Lời Tựa dành cho tập truyện Cò Đùm của nhà văn Doãn Quốc Sỹ” – Hoàng Khởi Phong).

Xin cảm tạ nhà văn Doãn Quốc Sỹ đã cho ra đời Hồ Thùy Dương để nói lên những nỗi đau mà dân tộc đang phải gánh chịu, nhưng đồng thời mở lối một tương lai mới cho con người và đất nước Việt Nam.

© Trịnh Bình An

© Đàn Chim Việt

Hạc Cầm Miến Điện

$
0
0

Hạc Cầm Miến Điện, The Burmese Harp là một cuốn phim cổ điển của Nhật quay năm 1956 tại Miến Điện, đen trắng dài 116 phút do đạo diễn Kon Ichikawa thực hiện, dựa theo truyện của Takeyama Michio và Natto wada, nhà Sản xuất Masayuki Takaki.

379_burmese_original

Tài tử chính gồm Shoji Yasul (vai Mizushima), Rentaro Mikuni (vai Đại uý Inouye). Phim đã đoạt giải thưởng OCIC và San Giorgio tại Đại Hội Điện Ảnh Venise năm 1956, Giải ưu hạng tại Đại Hội Mainichi film Concours của Nhật năm 1957. Năm 1957 được vào Chung kết Giải Oscar Mỹ dành cho phim nói tiếng ngoại quốc hay nhất trong năm. Năm 1956 vào Chung Kết Giải Sư Tử Vàng Đại Hội Điện Ảnh Venice . Năm 1985 nhà đạo diễn Kon Ichikawa đã thực hiện lại (remake) Hạc Cầm Miến Điện bằng phim mầu và các tài tử khác nhưng không thành công bằng phim cũ, chỉ được một vài giải thưởng nhỏ. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới cuốn phim đen trắng quay năm 1956 nêu trên.

Hạc cầm Miến Điện có tinh thần chống chiến tranh và chịu ảnh hưởng giáo lý nhà Phật.

Một điều lạ ở đây là phim này lấy đề tài Thế Chiến Thứ Hai, một đề tài rất ít khi thấy Người Nhật khai thác, đa số phim nghệ thuật của họ lấy đề tài về võ sĩ đạo thời trung cổ hoặc về ma quỉ. Đáng chú ý nữa là quân đội Nhật nổi tiếng tàn ác trên thế giới nhưng phim này cho ta thấy hình ảnh người lính Nhật hiền lành, có đạo đức, đầy tình thương nhân loại, phim cũng thể hiện tràn trề tinh thần từ bi bác ái bao la của Thích Ca Mâu ni trước nỗi khổ đau không cùng của con người.

Các nước Âu Mỹ đã thực hiện nhiều phim tố cáo những hành vi bạo ngược của quân Nhật tại các trại tù Á Châu thời Đệ Nhị Thế Chiến như Cầu Sông Kwai, phim Mỹ quay 1958; Đời Tôi Bắt Đầu Tại Mã Lai, phim Anh, thập niên 50; Road To Paradise, Mỹ thập niên 90… Người Pháp nói Bên này dẫy núi Pyrénée là sự thật, bên kia là sai lầm.

Hạc Cầm Miến Điện được thực hiện trong thời kỳ cực thịnh của nền Điện ảnh Phù Tang hồi thập niên 50, 60. Người Tây Phương bắt đầu chú ý đến Điện ảnh Nhật qua phim Rashomon của Akira Kurosawa quay 1950, đoạt giải Sư tử bạc Đại Hội Điện ảnh Venice và giải Oscar Mỹ, phim ngoại quốc hay nhất trong năm, đó là cuốn phim thành công đầu tiên của Nhật gây được tiếng vang trên thế giới. Kế đó những phim Bẩy Người Hiệp Sĩ, Người Phu Xe, Địa Ngục Môn, Ughetsu… đoạt các giải thưởng ưu hạng tại các Đại Hội Điện ảnh Quốc tế tại Cannes, Pháp, Venice Ý… được Tây phương chú ý và được phát hành đi nhiều nước trên thế giới.

Trong số các nhà làm phim Nhật, Akira Kurosawa là nhà đạo diễn được Tây phương khâm phục nhiều nhất, ông được coi như nhà đạo diễn lớn nhất thế giới và là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến nền điện ảnh Mỹ cũng như điện ảnh thế giới (primal influence), có khoảng trên dưới 20 cuốn phim của các nước Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kong, Pháp, Ý, Ấn… bắt chước hay chịu ảnh hưởng các phim của Akira. Riêng phim Bẩy Người Hiệp Sĩ quay 1954 của ông, đoạt sư tử bạc tại Venice đã có khoảng 10 phim bắt chước theo: The Magnificent Seven, 1960 ( Mỹ), The Return Of The Magnificent Seven, 1966 ( Mỹ), Gun Of The Maginficent Seven, 1969 (Mỹ), The Maginficent Seven, 1998 ( Mỹ), Beach Of The War Gods, 1973, Run Run Shaw (Hong Kong), Battle Beyond The Stars 1980 ( Mỹ) , World Gone Wild, 1988, (Hong Kong), Soley, 1975 ( Ấn), và gần đây năm 2002, Thất Kiếm, Trung Quốc, phim dàn cảnh vĩ đại, được coi là ăn khách nhất trong năm, chiếu khai mạc Đại Hội Điện Ảnh Venice .

Hạc Cầm Miến Điện lấy bối cảnh thời hậu chiến, nội dung tràn trề tình yêu nhân loại.

Sơ lược truyện phim.

… Mặt trận Miến Điện lúc Thế chiến gần kết thúc, quân đội Nhật bị Đồng minh truy kích, tấn công ráo riết. Một đại đội Nhật đang trên đường chạy về biên giới Thái Lan, một nước trung lập . Đại uý đại đội trưởng, nguyên là nhạc sĩ thường hay dậy lính hát, một anh binh nhì tên Mizushima đánh đàn hạc cầm Miến Điện rất hay, một loại đàn nhỏ có nhiều dây trong giống như đàn bầu của ta. Một hôm ông cho đại đội dừng quân giữa rừng rồi đưa tay đánh nhịp cho đại đội hát, khi ấy Mizushima gẩy đàn hoà theo, tiếng đàn du dương với âm điệu Tây phương nhẹ nhàng thanh thoát.

… Nước Nhật đầu hàng Đồng Minh, Đại uý đại đội trưởng tuân lệnh trên nạp vũ khí đầu hàng , Mizushima được cử đi thuyết phục một đại đội Nhật khác tại một ngọn núi cách hai trăm dặm, đi hai ngày mới tới. Tại đây đại đội này không chịu đầu hàng chỉ muốn chiến đấu tới cùng. Tới nơi anh cho họ biết mình là sứ giả hoà bình, nhiệm vụ là cứu mạng cho cả đại đội vì nếu không đầu hàng sẽ bị quân Anh pháo kích chết hết. Họ đã không nghe còn chửi mắng hành hung anh, xỉ vả chàng là đồ hèn nhát. Ông sĩ quan Anh chỉ cho suy nghĩ nửa giờ, đại đội vẫn ngoan cố không chịu hàng bị quân Anh pháo kích tấn công, hầu như đơn vị này bị hoàn toàn tiêu diệt.

Mizushima bị thương cố lết ra ngoài xa, anh được một nhà sư đem về săn sóc cứu chữa, một thời gian sau lành bệnh anh bỏ chùa ra đi rồi tìm những xác lính Nhật còn xót đem chôn. Có lần thấy một nhà sư đang tắm dưới suối, anh bèn lấy cắp áo cà sa của ông rồi chạy ra xa, cạo trọc đầu, mặc áo cà xa rồi chạy trở lại ngọn núi ấy gom xác lính Nhật lại lấy cây củi đốt. Anh dò tìm ra đại đội cũ của mình hiện trong trại tù binh do người Anh canh giữ, Mizushima bèn tìm đến ở một ngôi chùa gần đó xin qui y, người ta cho anh nhập giáo hội hành đạo.

Khi đại đội có dịp đi lao động hoặc ra ngoài trại, họ gặp một nhà sư trông giống y như Mizushima, nhiều người cho là anh vẫn còn sống, nhưng cũng có người nói chàng đã chết anh dũng không đầu hàng.

Một hôm đại đội đi ngang một cây cầu gỗ hẹp, ông Đại uý nhìn anh chăm chú, mọi người nhận ra anh đang khoác áo cà xa nhưng chưa dám quả quyết. Họ hay hỏi thăm tin tức một bà già thường vào trại mua đồ thủ công của tù binh và bán quà bánh cho họ, bà già cũng dò tìm tông tích ông thầy dùm họ. Mỗi lần gặp anh, họ thường bảo nhau “ ông thầy sao giống Mizushima quá”. Thế rồi đại đội được người Anh cho về nước, ai nấy khăn gói chuẩn bị lên đường. Đại uý nhờ bà già gửi ông thầy một con két, Đại uý đã dậy nó nói: “Mizushima về nước nhá”.

Họ thấy nhà sư trông giống y như Mizushima xuất hiện bên ngoài hàng rào trại, nhà sư đứng cạnh một chú đệ tử lên mười đang ôm cây đàn Hạc cầm Miến điện. Ông thấy lặng thinh không nói gì, anh em hỏi gì cũng không nói. Các anh em bảo nhau hát bài họ vẫn thường hát để dò thái độ của nhà sư. Khi anh em cất tiếng hát, nhà sư bèn lấy cây đàn Hạc cầm hoà theo, bây giờ thì mọi người đều biết đó là Mizushima. Họ bảo anh ngày mai được về nước tại sao anh không về. Ông thầy bèn chơi ngay bản tiễn biệt, bản đàn vừa dứt, ông thầy ôm đàn đi khuất sau ngôi chùa tháp.

Mọi người thu xếp đồ đạc lên đường về nước, bà già đem thư của ông thầy nhờ gửi Đại uý, ông này bận quá bảo để khi nào lên tầu sẽ đọc, ông thầy cũng nhờ bà già đưa Đại uý một con két nói “Tôi không về được”. Khi lên tầu ông đọc thư, Mizushima kể lại những này đã qua, anh hiện đã qui y, tình nguyện ở lại để tìm kiếm chôn xác những người đồng đội, xoa dịu những nỗi khổ đau của con người.

Cuốn phim nhuốm màu từ bi, bác ái nhà Phật. Khán giả vừa được thưởng thức những âm điệu du dương tuyệt vời của cây Hạc cầm lại được du lịch Miến Điện, xứ Phật nghèo nàn lạc hậu đầy những chùa tháp. Chủ đề sâu sắc, nội dung cảm động, nhạc hay, điều đáng tiếc kỹ thuật thu hình xưa cũ, lạc hậu.

Đây là một bi kịch thời hậu chiến, chủ đề chống chiến tranh, nội dung mang nhiều ý nghĩa nhân bản tràn đầy tình yêu nhân loại. Cũng là phim lấy đề tài trại tù thời chiến như Cầu Sông Kwai, Y Sĩ Thành Stalingrad nhà làm phim không có mục đích nói lên sự tàn ác của kẻ thắng trận mà ngược lại còn có khuynh hướng ca ngợi lòng nhân đạo của họ. Những phim Cầu Sông Kwai, Đường Lên Thiên Đàng.. người Anh, Mỹ chỉ trích sự tàn ác của quân Nhật đối với tù binh nhưng ngược lại ở đây người Nhật không những chẳng chỉ trích người Anh mà còn cho thấy kẻ chiến thắng đối xử với ho nhân đạo, những tù binh chết cũng được họ làm lễ cầu nguyện và an táng tử tế. Lối làm phim này cho ta thấy tinh thần cao thượng của họ khi nói đến kẻ thù. Khác với Tây phương Anh Mỹ.. người Đức, Nhật khi làm phim chiến tranh với tinh thần phản chiến không khoe khoang chiến thắng.

Phim có những đoạn vui, ngộ nghĩnh nhưng cũng đượm vẻ buồn mang mác nhất là đoạn cuối đã kết thúc bằng một cảnh cảm động đầy nước mắt. Đại đội tù binh Nhật ai nấy đều quan tâm tới Mizushima, họ tưởng anh đã chết trong trận đánh. Sau nhiều lần gặp nhà sư khoác áo cà sa với khuôn mặt giống hệt như anh họ lại nghĩ rằng anh còn sống, nhà sư chẳng ai khác hơn là anh chàng đánh đàn Hạc cầm hay tuyệt. Dần dần nghi ngờ đã thành sự thật, bà già thường hay ra vào trại cho biết tin tức nhà sư và sau cùng trước ngày tù binh lên đường về nước, nhà sư lại xuất hiện bên ngoài hàng rào của trại để chào từ giã anh em. Độc đáo nhất là cuộc “nhạc đàm”, họ đã lấy bản hợp ca và tiếng Hạc cầm du dương để nói chuyện trao đổi với nhau.

Thấy nhà sư yên lặng không nói gì, bọn tù binh bảo nhau.

- Mình thử đồng ca một bản thường hát ngày trước xem sao, nếu đúng là nó thì nó sẽ hát hay đàn theo.

Nói rồi mọi người cất tiếng đồng ca bản họ thường hát trong đại đội trước đây, ông thầy bèn lấy cây Hạc cầm trong tay chú đệ tử rồi gẩy một bản hoà theo, cũng vẫn bản Hạc cầm du dương thanh thoát ấy. Thế là hai bên đã nhận ra nhau, một vài anh vui mừng la lớn.

- Mizushima! Ngày mai tụi tao về nước, thế mày không muốn về à?

Người lính chiến đã xuất gia, qui y, nay tịnh khẩu chỉ trả lời bằng tiếng Hạc cầm thánh thót. Ông thầy vẫn lặng thinh bèn chơi ngay một bản đàn tiễn biệt, bọn tù binh bảo nhau.

- Nó đánh bản tiễn biệt tụi mày ạ!

Bản đàn vừa dứt, ông thầy ôm cây Hạc cầm đi khuất sau ngôi chùa tháp.

Hôm sau mọi người đang thu xếp đồ lên đường, bà già đem vào một bức thư rất dài nói là của ông thầy gửi cho Đại úy, ông này bèn cất thư đi bảo.

-Bây giờ đã tới lúc khởi hành, đọc thư không giải quyết được gì, thôi để lúc khác.

Ngoài ra con két do ông thầy gửi vào thường nói “ Tôi không về được” để trả lời Đại úy trước đó đã gửi con két nói “Mizushima về nước nhá”ù, đây là cuộc đối thoại độc đáo bằng hai con két.

Đoàn tù được đưa ra bến tầu về nước. Khi tầu đang lênh đênh trên mặt biển Đại úy mới đem thư ra đọc, bức thư rất dài dòng văn tự, bốn năm trang giấy.

… Mizushima kể lại từ ngày anh bị thương cho tới khi nương náu cửa thiền môn, anh cho biết mình đã bị thương rồi được một nhà sư cứu sống, ông mang anh về chùa chăm sóc nuôi dưỡng, nhà sư nói:” Dù người Anh hay người Nhật đóng tại đây, nước Miến Điện vẫn là xứ Phật”. Nay anh đã đượïc người ta cho nhập Giáo hội trở thành nhà sư, Mizushima tình nguyện ở lại để lo chôn cất xác những người Nhật tử trận tại đây….

… “Thưa Đại Uý, các bạn thân mến.

Tôi rất nhớ các bạn nhưng tôi không thể về đơn vị cùng các bạn, tôi không thể về thăm lại quê hương và xây dựng lại đất nước bị tàn phá cùng các bạn.

Dù rất nhớ các bạn nhưng tôi không thể về cùng các bạn, tôi không thể bỏ lại những xác chết đồng đội, những bộ xương của họ trên khắp các ngọn đồi nơi đây.

Khi leo lên những ngọn đồi để nhặt xác họ để đem chôn, đốt , tôi tự hỏi tại sao lại có những thảm kịch, những nỗi đau khổ như thế này, sao chúng ta không nói cho xã hội, loài người cùng biết? chúng ta phải góp phần vào sự xoa dịu những nỗi khổ đau của con người, ta phải cố gắng, dấn thân, đó là những lý do thúc đẩy tôi vào chùa học đạo. Khi nào làm xong những nghĩa vụ ấy có thể tôi sẽ trở về.

Thưa Đại uý nhưng tôi chưa biết khi nào tôi sẽ trở về, có thể tôi sẽ sống cho tới ngày cuối cùng tại nơi đây, miền đất đỏ của xứ Phật Miến Điện này….”

Bức thư dài bốn năm trang giấy, Đại uý dở đọc hết trang này tới trang khác khiến cho anh em ai nấy không cầm được nước mắt, nhiều người âm thầm khóc với những giọt lệ long lanh . Họ vô cùng cảm động về sự hy sinh cao thượng của Mizushima, người đã chọn ở lại để góp phần vào sự xoa dịu những nỗi khổ đau của con người. Mỗi lần Đại úy dở sang trang khác, lại có những dòng lệ tuôn rơi như không bao giờ dứt. Chính ông cũng nghẹn ngào khi đọc gần hết bức thư.
Người chiến sĩ đã đi tu, anh đã từ chối trở về đất nước để xuất gia đi tìm lý tưởng vị tha, một hình ảnh của Thái Tử Tất Đạt Đa cách đây trên hai ngàn năm trăm năm, từ bỏ lầu vàng cung điện để đi tìm phương giải thoát cho nhân loại. Mizushima tìm thấy hạnh phúc ở sự hy sinh cao cả, góp phần vào sự xoa dịu những nỗi khổ đau không cùng của loài người.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

Như Phong Lê Văn Tiến: Từ tự do đến khói sóng

$
0
0

 

hư Phong 1990 chụp trước bức danh hoạ "Vườn Xuân Trung Nam Bắc" của Nguyễn Gia Trí  [nguồn: tư liệu ĐQA Thái & Nguyễn Tường Giang]

Như Phong 1990 chụp trước bức danh hoạ “Vườn Xuân Trung Nam Bắc” của Nguyễn Gia Trí
[nguồn: tư liệu ĐQA Thái & Nguyễn Tường Giang]

TIỂU SỬ NHƯ PHONG

Như Phong Lê Văn Tiến, không rõ ngày sinh thật nhưng trên căn cước ghi sinh ngày 1 tháng 2 năm 1923 tại Bắc Việt. Tên thật ít ai biết là Nguyễn Tân Tiến, sau do nhu cầu hoạt động cách mạng, đổi tên là Lê Văn Tiến. Từ 1945, Như Phong làm tuần báo Ngày Nay Bộ Mới ở Hà Nội, sau đó làm biên tập cho sở Thông Tin Bắc Việt. Năm 1954, di cư vào Nam, ban đầu làm cho Việt Tấn Xã, sau đó từ 1955 sang làm nhật báo Tự Do xuyên suốt cả hai thời kỳ cho tới 1963 khi Tự Do bị đóng cửa. Ngoài báo chí Việt ngữ, Như Phong còn là cộng tác viên của The China Quarterly, London (1964-1972); các bài viết của ông về giới Trí Thức Miền Bắc, về Phong trào Nhân văn Giai phẩm đã tạo nên tên tuổi ông trên diễn đàn báo chí quốc tế. GS Patrick J. Honey, Giám đốc Ban Việt ngữ BBC luôn là bạn đồng hành của Như Phong trong nhiều thập niên và cũng là người dịch sang tiếng Anh các bài viết của Như Phong. Sang tới Mỹ, Như Phong còn tham gia viết bài cho The Asian Wall Street Journal, Hong Kong (1994-1996).

Từ 1997 Như Phong là cố vấn biên tập cho Đài Á châu Tự Do / Radio Free Asia.

Sau nhiều năm tù đầy cuối cùng Như Phong cũng tới được Hoa Kỳ định cư vào năm 1994, ông mất ngày 18 tháng 12 năm 2001 tại Virginia Hoa Kỳ, thọ 78 tuổi.

NHƯ PHONG VÀ NHẬT BÁO TỰ DO

Ngay sau Hiệp định Genève 1954, với vĩ tuyến 17 chia đôi Việt Nam, dẫn tới một cuộc di cư lịch sử của hơn một triệu người từ Bắc vào Nam lánh nạn Cộng sản và đã được báo chí Tây phương mệnh danh là cuộc Hành Trình Tìm Tự Do / Journey to Freedom.

Hội nhập vào cuộc sống thanh bình và trù phú của Miền Nam lúc đó, có thể nói đã có một nền văn nghệ báo chí di cư “trăm hoa đua nở” ở trên vùng đất lành chim đậu, hoà mình vào sinh hoạt báo chí đã có truyền thống lâu đời trong Nam như nhật báo Thần Chung với Nam Đình, Đuốc Nhà Nam với Trần Tấn Quốc, Sài Gòn Mới với Bút Trà Nguyễn Đức Nhuận.

 

Bìa báo Xuân Tự Do Canh Tý 1960 của Nguyễn Gia Trí

Bìa báo Xuân Tự Do Canh Tý 1960 của Nguyễn Gia Trí

Năm 1955, một năm sau Hiệp định Genève, nhật báo Tự Do ra đời tại Sài Gòn với một ban biên tập gồm toàn những cây bút Bắc kỳ di cư. Nhóm chủ trương báo Tự Do, đều có những trải nghiệm với Cộng sản từ Miền Bắc. Toà soạn ban đầu gồm có: Tam Lang Vũ Đình Chí, Mặc Đỗ Nguyễn Quang Bình, Đinh Hùng bút hiệu Thần Đăng, Như Phong Lê Văn Tiến và Mặc Thu Lưu Đức Sinh. Tam Lang đứng tên chủ nhiệm, Mặc Thu làm quản lý và Như Phong, trẻ tuổi nhất làm thư ký tòa soạn. Vũ Khắc Khoan viết cho Tự Do nhưng không chính thức đứng tên. Sau đó nhóm Tự Do mở rộng, có thêm ba người: Nguyễn Họat bút hiệu Hiếu Chân, Hi Di Bùi Xuân Uyên và họa sĩ Phạm Tăng.

Theo Như Phong, nhật báo Tự Do giai đoạn đầu khá ngắn ngủi bị đình bản không phải vì lủng củng nội bộ mà vì lý do chính trị. Bên Phủ Tổng thống nhận thấy tờ báo rất có ảnh hưởng được dân Bắc di cư nhiệt tình ủng hộ, lại có những bài chỉ trích chính quyền và thêm yếu tố khá nhạy cảm là trong nhóm chủ trương báo Tự Do không ai có đạo Thiên chúa, cũng không có người gốc Miền Trung.

Chỉ ít lâu sau đó Báo Tự Do được tục bản nhưng với chủ nhiệm mới Phạm Việt Tuyền và quản lý mới là Kiều Văn Lân. Cả hai đều có gốc là nhân viên Phủ Tổng thống và có đạo Thiên chúa. Trước đó, từ 1955 Phạm Việt Tuyền đã từng là chủ biên của một tờ tuần báo Tân Kỷ Nguyên với ban biên tập gồm Lê Xuân Khoa, Lê Thành Trị, Trần Việt Châu và Hồ Nam.

Bước sang giai đoạn nhật báo Tự Do bộ mới, Như Phong vẫn làm thư ký toà soạn, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt vẫn phụ trách chuyên mục “Chuyện Hàng Ngày”, sau đó đổi tên là “Nói Hay Đừng” rất ăn khách vì lối viết châm biếm sắc bén. Cùng với Hiếu Chân còn hai người nữa cũng thay phiên viết cho mục này, là Mai Nguyệt tức nhà văn Tchya Đái Đức Tuấn, và Phạm Xuân Ninh tức Hà Thượng Nhân, còn thêm bút hiệu Tiểu Nhã. Phải kể tới sự tham dự của cây bút chính luận Mai Xuyên Đỗ Thúc Vịnh, Trần Việt Sơn và hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí.

Có một sự kiện liên quan tới tự do báo chí thời Đệ Nhất Cộng Hoà, nay đã thuộc về lịch sử, tưởng cũng nên nhắc lại ở đây, đó là vụ bìa báo Xuân Tự Do Canh Tý 1960. Vì là năm Tý, theo tập tục bìa báo năm đó có vẽ hình chuột, hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí đã vẽ hình 5 con chuột đang ăn quả dưa hấu đỏ. Do có người ức đoán và diễn dịch là bức tranh ám chỉ năm anh em nhà họ Ngô đang đục khoét đất nước Việt Nam, lời đồn đãi lan truyền tuy không có bằng cớ nhưng số báo vẫn bị tịch thu và gần như cả toà soạn bị bắt, trừ Như Phong và Phạm Việt Tuyền. Nhưng rồi Phạm Việt Tuyền cũng bị mất chức chủ nhiệm, báo Tự Do bị đóng cửa khoảng tháng 8 năm 1963, chỉ 3 tháng trước cuộc binh biến 11-11-1963, với cái chết bi thảm của hai ông Diệm Nhu, chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng Hoà kéo dài được 9 năm.

Nhắc đến nhật báo báo Tự Do, ở cả hai thời kỳ từ 1955 tới 1963, người ta không thể quên cái “dấu ấn” Như Phong Lê Văn Tiến. Là một thư ký toà soạn, Như Phong hết lòng tận tuỵ lo cho tờ báo, ngoài ra Như Phong còn viết truyện dài feuilleton hàng ngày với bút hiệu Lý Thắng. “Khói Sóng” là một trường thiên tiểu thuyết, đọc rất hấp dẫn, viết về thời kỳ trai trẻ khi Như Phong đi theo chân các bậc đàn anh Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam làm cách mạng, chống cộng ở các chiến khu Vĩnh Yên, Việt Trì. Cho tới những ngày cuối đời, Như Phong vẫn nhắc tới tác phẩm “Khói Sóng” với ước mong tìm lại được. Nhưng cũng chính tay Như Phong đã đốt tập bản thảo “Khói Sóng” sau 1975 trước khi anh bị bắt.

Được biết thư viện Cornell và thư viện Hawaii có thể còn lưu trữ trọn bộ báo Tự Do, trong đó có “Khói Sóng”. Cũng đã hơn 14 năm từ ngày Như Phong mất, khi gặp lại Ánh Chân, con gái nuôi của anh, lại một lần nữa nhắc tới ước nguyện đó của bố.

NHƯ PHONG MỘT MƯU SĨ

Sự nghiệp Như Phong là báo chí, Đỗ Quý Toàn đã quý trọng gọi ông là “nhà báo của các nhà báo” nhưng Như Phong còn được nhắc tới như một mưu sĩ, hơn thế nữa như một tay khuynh đảo. Nhà báo Mỹ kỳ cựu Sol Sanders, US News & World Report, người bạn của Như Phong từ hơn nửa thế kỷ 1950-2001, từ Hà Nội vào tới Sài Gòn khi viết bài tưởng niệm về Như Phong đã mệnh danh Như Phong là: My “Coup Broker” Friend / Người bạn “Khuynh Đảo”

Như Phong và Đỗ Thúc Vịnh, Lê Ngộ Châu và Như Phong, Như Phong và Võ Phiến [nguồn: tư liệu Ngô Thế Vinh]

Như Phong rất thân cận với Bác sĩ Phan Huy Quát nhưng đã không nhận một chức vụ nào khi Phan Huy Quát lên làm Thủ tướng. Như Phong quen biết đủ thành phần chính giới kể cả đối lập, các tướng lãnh, các giáo phái kể cả Cao Đài và Hoà Hảo.

Giai thoại về một Như Phong sau hậu trường sắp xếp các thành phần của Nội Các Chiến Tranh của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, nhưng đứng ngoài không nhận chức Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Rồi năm 1966, để hỗ trợ cho tướng Kỳ, Như Phong lại đóng vai đạo diễn ba Liên danh Cây Dừa kết hợp các thành phần chuyên viên, tôn giáo và đảng phái vẫn không có tên Như Phong trong đó, nhưng rồi cả ba liên danh đều thất cử.

Lúc nào cũng chỉ là mưu sĩ, “kẻ đứng bên lề”, không bao giờ trực tiếp dấn thân tham chánh. Không thể nói tới sự thành bại trong chính trị khi mà bản chất Như Phong chưa bao giờ thực sự là một con người chính trị / homo politicus.

NHỮNG NGÀY THÁNG 5 NĂM 1975

Chỉ sau cụ Hoàng Văn Chí, tác giả hai tác phẩm kinh điển: Từ Thực Dân tới Cộng Sản và Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, người hiểu rõ cộng sản sau này không ai hơn nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến. Cô Thần cũng là bút hiệu khác của Như Phong trên nhật báo Tự Do, một chuyên mục viết về Cộng sản Miền Bắc.

Các nhà báo ngoại quốc đánh giá cao về sự hiểu biết thấu đáo của Như Phong đối với thế giới Cộng sản. Anh có thể nói ngay với từng chi tiết về các tên trùm cộng sản khi được hỏi, đến nỗi Sol Sanders một nhà báo Mỹ kỳ cựu của US News & World Report với nhiều năm làm việc ở Việt Nam đã phải thốt lên: “Tiến là một cuốn tự điển tiểu sử di động / Tiến was a walking biographical dictionary.”

Hiểu cộng sản đến như vậy, với biết trước những tháng năm dài đẵng tù đầy, vậy mà Như Phong vẫn chọn ở lại. Các ký giả ngoại quốc quen biết bấy lâu sẵn sàng giúp Như Phong thoát khỏi Sài Gòn trước những ngày 30 tháng 4, 1975, bên Hải Quân bên Không Quân cũng có chỗ cho anh đi nhưng anh thì vẫn cứ bướng bỉnh chọn ở lại.

Cuộc chia tay cảm động của Như Phong với gia đình anh Đỗ Thúc Vịnh trên đường Tự Đức, đã được chị Vịnh ghi lại: “Một buổi trưa cuối tháng Tư, có lẽ vào khoảng ngày 24 hay 25, anh Như Phong đến nhà chúng tôi và bảo: “Anh chị phải tìm cách đi ngay đi! Đi đâu cũng được, miễn là ra khỏi đất nước này. Chúng sắp vào đến đây rồi.” Chồng tôi nắm lấy tay anh và hỏi:“Tiến thì sao? Tiến có đi không?” “Không, anh chị cần phải đi vì tương lai của các cháu. Còn tôi, tôi sẽ về Miền Tây, tìm cách chống lại bọn chúng. Rồi ta sẽ gặp lại nhau.” Nói xong anh chạy ra xe đi thật nhanh. Chúng tôi nhìn nhau, bàng hoàng về quyết định can trường của anh. Trong lúc mọi người đều cảm thấy bất lực và lo bỏ chạy, kể cả những viên tướng oai vệ nhất, thì anh, với lòng dũng cảm, với ý chí bất khuất, đã quyết theo gót tiền nhân, không chịu khuất phục trước kẻ thù: Anh đã quyết ở lại chỗ chết để tìm đường sống.” [Lòng Thành Tưởng Niệm]

Đến trưa ngày 30 tháng Tư, ngay sau khi lệnh đầu hàng được phát đi, có thể thấy từ mấy tầng lầu cao là một cơn mưa confetti, chỉ một màu trắng của những mảnh vụn giấy tờ tuỳ thân của quân cán chính cần được xé huỷ trước khi cộng quân hoàn toàn kiểm soát Sài Gòn. Không kể những giày nón quân phục được cởi bỏ vội vàng vứt tả tơi trên đường phố.

Và rồi vang lên tiếng xích sắt nghiến trên mặt nhựa đường Trần Hưng Đạo, nhìn qua khung cửa là những chiếc tăng T54 treo cờ giải phóng hối hả chạy về phía trung tâm Sài Gòn.

Mấy ngày sau đó tôi gặp lại anh Như Phong tại nhà luật sư Mai Văn Lễ, trước bệnh viện Sùng Chính trên đường Trần Hưng Đạo. Anh Mai Văn Lễ có một thời làm Khoa trưởng Luật khoa Huế thời Phật giáo Tranh đấu, bây giờ chỉ còn lại mình anh, chị và hai con thì đã đi trước đó một tuần lễ.

Là người đi trước thời cuộc, anh Như Phong tiên đoán đúng những gì sắp diễn ra: chiến dịch đánh tư sản, kế hoạch đổi tiền cho mỗi hộ khẩu và rồi những cuộn giấy bạc sau đó trở thành rác và rồi sẽ là quần đảo ngục tù / Gulag Archipelago. Dư tiền cũ thiên hạ đổ xô đi mua vàng, đôla chợ đen không dễ gì có trong thời điểm này. Anh Như Phong thì chỉ gợi ý mua những cuộn len quý nhồi trong các bộ nệm sa lông giống như ngoài Bắc, sau này khi cần có thể gỡ dần ra bán để kiếm sống. Chỉ nói vậy thôi chứ thái độ của cả mấy anh em vẫn là “chờ xem”.

Để rồi sau đó, Như Phong hai lần bị Cộng sản bắt, tổng cộng thời gian tù đầy ngót 14 năm. Lần thứ nhất từ 1976 tới 1988. Lần thứ hai từ 1990 tới 1992. Sĩ khí của một Như Phong sắt thép trong tù với từng ấy năm bị đầy đoạ, biệt giam, thiếu ăn và cả quyết định tuyệt thực nhiều ngày không để phản đối điều gì mà mà chỉ để “Cầu Quốc Thái Dân An”, với hậu quả đưa tới một thể xác suy kiệt nhưng trí tuệ anh vẫn cứ luôn minh mẫn. Như Phong không chỉ khiến các bạn tù mà chính nhưng những kẻ bắt giam ông cũng phải kính nể. Trong bài “Thương Nhớ Cậu Tiến” của người tù trẻ tuổi Đinh Quang Anh Thái đã viết khá đầy đủ với sự kính trọng và ngưỡng mộ người tù khí phách Như Phong khi cả hai cùng bị giam trong nhà tù Chí Hoà. Như Phong sống sót cũng là một ngạc nhiên cho rất nhiều người nếu biết rằng ông đã từng là một bệnh nhân bị lao phổi những năm trước đó.

Hình 4_ Trái: Như Phong ra tù, về sống ẩn dật ở trong một ngôi nhà lá mái gồi ở Hóc Môn. Phải: Như Phong đang tưới những dò phong lan

[nguồn: tư liệu Đinh Quang Anh Thái]

 

Như Phong ra tù, về sống ẩn dật ở trong một ngôi nhà lá mái gồi ở Hóc Môn. Phải: Như Phong đang tưới những dò phong lan  [nguồn: tư liệu Đinh Quang Anh Thái]

Như Phong ra tù, về sống ẩn dật ở trong một ngôi nhà lá mái gồi ở Hóc Môn. Phải: Như Phong đang tưới những dò phong lan
[nguồn: tư liệu Đinh Quang Anh Thái]

Khi ra tù anh Như Phong chọn cuộc sống ẩn dật. Qua quen biết của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, anh được vợ chồng người chủ trại bạn anh Sỹ sang nhượng cho được một khoảng đất nhỏ trong khu trại ruộng rộng 7 mẫu ở Hóc Môn, trên đó Như Phong dựng một căn nhà với mái lợp lá dừa nước có nền gạch, quanh nhà anh trồng mấy cụm hoa hồng và nhưng chủ yếu là những dò phong lan đủ loại. Như Phong rất mê trồng lan giống nhà văn Nhất Linh khi sống bên suối Đa Mê ở Đà Lạt.

Phan Nhật Nam cũng trải qua 14 năm tù kể cả biệt giam, khi ra tù Nam về sống trong một căn nhà bên kia sông và thường xuyên sang thăm anh Như Phong. Đôi lần anh chị Doãn Quốc sỹ lên trại chơi bao giờ cũng ghé thăm Như Phong, rồi vợ chồng Đằng Giao, cả Tô Thuỳ Yên, tác giả Trường Sa Hành, bạn văn bạn tù của Như Phong cũng là khách thường tới thăm. Một sự kiện khó quên do Phan Nhật Nam kể lại: Nam đã vô tình phá hại cả vườn lan của Ông Gió / Như Phong khi giúp ông tưới lan nhưng lại bằng nước phèn lấy từ dưới một con rạch. Rồi Phan Nhật Nam đi Mỹ năm 1993, trước Như Phong một năm.

NHƯ PHONG ĐẾN VỚI NHÓM BẠN CỬU LONG 1995

Năm 1993, khi ấy Như Phong còn ở Việt Nam, tổ chức Human Rights Watch/ Asia đã ra thông cáo trao tặng nhà báo Như Phong giải thưởng Tự Do Phát Biểu Tư Tưởng / Free Expression Award là một giải thưởng danh giá về báo chí và Như Phong đã được ca ngợi là ông đã dùng ngòi bút bênh vực Quyền Con Người. Sự thực khi một tên tuổi Như Phong được chọn, chính cuộc sống của Như Phong đã làm danh giá thêm cho giải thưởng nhân quyền này.

Cho dù đã có những vận động từ rất nhiều phía, nhưng rồi cuối cùng tới năm 1994, với rất nhiều toan tính, Cộng sản đã thả cho người tù chính trị 14 năm Như Phong ra đi, nhưng ông tới Mỹ không phải như một tù nhân chính trị mà lại theo “diện đoàn tụ gia đình/ ODP” do bảo lãnh của người em cùng cha khác mẹ là Nguyễn Ngọc Ẩn, cũng trong giới truyền thông / TV Cameraman ở Sacramento và của cả gia đình người bạn Đổ Hoàng/ Đường Thiện Đồng lúc đó đang sống ở Irvine.

Như Phong có biết bao nhiêu là bạn trong cuộc đời hoạt động sôi nổi của anh, nhưng sau này trên đất Mỹ anh vẫn có thêm nhiều bạn mới, với đặc điểm là họ rất trẻ, tuổi tác thì cách anh khoảng hai ba thế hệ. Họ trân quý và mau chóng thân thiết với anh. Như Phong đã cấy những giấc mơ vào đầu óc họ, anh bao giờ cũng là “người gieo mộng”. Riêng tôi thì đã quen anh Như Phong từ những năm trước 1975 với những chặng đường sinh hoạt.

Gặp lại anh ở Nam California, vẫn một Như Phong sắc bén và ý nhị của ngày nào. Ở tuổi 71, sau ngót 14 năm tù đầy, trông anh vẫn rắn rỏi và khỏe mạnh, nhưng anh vẫn không bỏ được tật hút thuốc lá. Điều ấy khiến tôi quan tâm và có nhắc anh. Như Phong mang hình ảnh của một Cây Tùng Trước Bão / như tên một cuốn sách của Hoàng Khởi Phong. Anh còn có đức tính của một trí tuệ rộng mở / open-minded, sẵn sàng đón nhận và học hỏi điều mới: xử dụng computer, email, máy fax. Được các bạn trẻ tặng một laptop, anh bắt đầu viết các bài báo, gửi bài qua eMail và chiếc laptop như vật bất ly thân của anh về sau này.

Năm 1995 tôi đã có kỷ niệm về một ngày rất khó quên với anh Như Phong nơi thủ đô tỵ nạn Little Saigon. Đó vào sáng thứ Bảy của một ngày tiết Thu nắng đẹp miền Nam California. Anh Như Phong hôm ấy rủ tôi tới gặp mấy người bạn trẻ thuộc Nhóm Bạn Cửu Long mà tôi chưa hề quen biết nhân có buổi mạn đàm đầu tiên tại Phòng Sinh Hoạt báo Người Việt. Trên bàn thuyết trình hôm đó có KS Phạm Phan Long, TS Phạm Văn Hải và nhà báo Đỗ Quý Toàn. KS Phạm Phan Long là người đầu tiên lên tiếng báo động về những hiểm hoạ sắp xảy đến cho dòng Sông Mekong khi Trung Quốc có kế hoạch xây một chuỗi những con đập Bậc thềm Vân Nam. Lúc đó chỉ mới có một con đập dòng chính đầu tiên trên sông Lancang-Mekong Manwan/ Mạn Loan 1,500 MW vừa được xây xong (1993).

Ngày hôm ấy với tôi quả thật là mối “duyên khởi” bởi vì đây cũng là lần đầu tiên tôi tiếp cận với một vấn nạn mới mẻ của đất nước: đó là những bước phát triển “không bền vững / non-sustainable development” của con sông Mekong. Cũng từ đó tôi được làm quen với những người bạn mới như KS Phạm Phan Long, KS Ngô Minh Triết, KS Nguyễn Hữu Chung và rồi thêm những người bạn khác của Mekong Forum, tiền thân của Viet Ecology Foundation về sau này.

Rồi phải kể tới một bài báo đăng trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật (03-11-1996): Khai thác sông Mekong: nhìn từ góc độ Việt Nam tuy đứng tên KS Phạm Phan Long nhưng do 4 người viết, họ đều là những chuyên gia từ hải ngoại: TS Phạm Văn Hải (Mỹ), KS Nguyễn Hữu Chung (Canada), TS Bình An Sơn (Úc). Nội dung bài viết ấy cho tới nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

Năm 1999, một Hội nghị Mekong mở rộng do Mekong Forum và Vietnamese American Science & Technology Society đồng tổ chức tại Nam California với chủ đề: “Hội thảo về Sông Mekong trước Nguy cơ, Ảnh hưởng Phát triển trên Dòng sông, ĐBSCL và Cư dân” với sự tham dự của liên hội Tiền Giang và Hậu Giang, TS Sin Meng Srun Hội người Cam Bốt tại Mỹ, và Aviva Imhof thuộc tổ chức Mạng lưới Sông ngòi Quốc tế/ International Rivers Network. Kết thúc hội nghị là một bản Tuyên Cáo “The 1999 Mekong River Declaration” được gửi tới MRC / Mekong River Commission và nhiều tổ chức liên hệ khác.

Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây, chính anh Như Phong đã chấp bút giúp Mekong Forum viết “Bản Tuyên ngôn Sông Mekong 1999″ tiếng Việt, mà KS Phạm Phan Long còn ghi lại cảm tưởng: “bản tiếng Việt ông viết khác hẳn bản dịch khô khan của chúng tôi, ông mang hồn dân tộc vào để nói lên nỗi thống khổ của đồng bào miền châu thổ trước vấn nạn thượng nguồn sắp giáng xuống họ.”

Như Phong, cho đến ngày anh mất, anh vẫn cùng chúng tôi tham gia sinh hoạt của Nhóm Bạn Cửu Long với tầm nhìn “địa dư chính trị / geopolitics” rộng mở trước những nan đề của Sông Mekong gắn liền với vận mệnh của đất nước.

Và cho tới nay 1995-2016, cũng đã 21 trôi năm qua, tôi vẫn là người bạn đồng hành bền bỉ với Nhóm Bạn Cửu Long, vẫn cứ là một con chim “báo bão” từ những đám mây đen độc hại ngày càng dầy đặc hơn không ngừng đổ xuống từ Phương Bắc.

GIẤC MỘNG LỚN NHƯ PHONG

Mới tới Mỹ, anh Như Phong đã có sẵn trong đầu bao nhiêu là dự án, có lẽ được anh phác thảo từ những năm dài bị giam cầm. Trong đó phải kể tới một dự án Truyền Thông Báo chí cho Việt Nam mang tầm vóc toàn cầu, anh Như Phong không chỉ nói tới mà còn say sưa viết về dự án ấy. Anh Như Phong quan niệm: phải chuẩn bị từ bây giờ cho một thời kỳ hậu cộng sản. Anh mơ ước sẽ trở thành một ” mogul / tài phiệt” trong ngành truyền thông tại Việt Nam với trong tay một hệ thống báo chí, truyền thanh, truyền hình… rộng khắp lãnh thổ.

Anh nói trước 1975, nếu đã có con tàu Hope ghé cảng Sài Gòn như một Bệnh viện nổi, thì nay tại sao không thể một con tàu Truyền Thông, của cộng đồng Việt Nam hải ngoại sẵn sàng cập bến thả neo trên bến cảng Sài Gòn, như một tòa báo nổi với cả đài phát thanh và truyền hình. Trong đời làm báo, chưa bao giờ anh thấy hào hứng đến như vậy, theo anh dự án Truyền Thông ấy sẽ như một áp ứng kịp thời cho một Việt Nam đổi mới sau Cộng sản. Trên con tàu ấy, có toà soạn nhà in để có thể ra báo, có hệ thống đài phát thanh và truyền hình phủ sóng trên toàn lãnh thổ, tạo một mạng lưới kết nối local-global-connect với trong nước và những cộng đồng di dân Việt Nam trên khắp thế giới.

Giấc mộng lớn của một Như Phong rất đơn độc, trên vùng đất mới, với không tiền bạc và cả rất giới hạn quỹ thời gian vì anh cũng đã bước qua ngưỡng tuổi cổ lai hy. Những bạn trẻ rất trân trọng và quý anh Như Phong, nhưng họ nhìn anh như một “người đi trên mây” — chữ của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. Anh là hình ảnh lãng mạn của một Don Quichotte thời hiện đại, phải chăng cũng vì thế mà anh Như Phong cứ luôn mãi trẻ trung. Rồi tôi chợt nhớ tới dòng chữ đầy cảm khái trong bức thư tay của Dương Nghiễm Mậu do Nguyên Khai mang qua: “Ngựa đã mỏi, đường còn xa, biết tính sao đây.”

Và bảy năm sau ngày đặt chân trên đất Mỹ, Như Phong đã quỵ ngã trên giấc mộng lớn của mình ở tuổi mới 78 vì bệnh ung thư phổi.

CHÂN DUNG VĂN HỌC NHƯ PHONG

Không cần hư cấu, Như Phong đã là một nhận vật tiểu thuyết. Nhà báo Mỹ Sol Sanders, một “cố tri” của Như Phong của hơn nửa thế kỷ đã viết: “Tiến đã sống sót sau ngót 14 năm trong trại cải tạo Cộng sản. Bảo rằng tôi ngạc nhiên thì chưa đúng mức: Tiến là hiện thân của một chân dung văn học, một người đàn ông mảnh mai với cặp kính cận dày. Không ai có thể tưởng tượng anh đã sống sót qua vài tuần hay ít hơn vài năm trong những điều kiện đã giết chết bao nhiệu tù nhân khác / Tien had survived some 14 years in the Communist “re-education camps” and that he had been released. To say that I was surprised would be a great understatement: Tien was a personification of the literary figure, a slight man, with his big spectacles. One coud not imagine him having survived a few weeks, much less years under conditions which killed so many of his fellow prisoners.” [My "Coup Broker" Friend

Với tôi, anh Như Phong đã nhập vai ông Khắc nhà báo, trong cuốn tiểu thuyết dữ kiện "Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng" xuất bản năm 2000, một năm trước khi Như Phong mất. Trích dẫn từ CLCD BĐDS:

"Người đàn ông mái tóc điểm sương với cặp kính cận thật dầy bước đi nhẹ và thanh thoát dọc theo hai bên hàng cây Jaracanda hoa tím nở đầy, báo hiệu những ngày thật nắng ấm của miền nam Cali. Ông có dáng của một cây tùng trước bão đứng vững qua bao nhiêu thăng trầm của thời thế cho dù ông mang đủ thứ bệnh do những năm tháng dài tù đầy. Với bệnh phổi đang thời gian điều trị thì khí hậu ở đây cũng là lý do khiến ông không chọn Miền Đông với Trái Táo Lớn Nữu Ước như một vùng đất lành. Với ông cũng như các nghệ sĩ lưu vong chọn cuộc hành trình tới Mỹ Quốc thì Nữu Ước vẫn có sức mạnh hấp dẫn của một thứ lò luyện kim, để hoặc chỉ còn là tro than hoặc trở thành chất thép tinh ròng. Đã có một khoảng thời gian dài không biết đã mấy năm rồi, hàng ngày ông bước xuống những toa xe điện ngầm, chạy rầm rập như mắc cửi dưới lòng đất dưới cả lòng sông, như một thành phố mênh mông dưới một thành phố khác. Làm sao sức người có thể làm nên chuyện kỳ vĩ ấy khi chưa bước vào giai đọan kỹ thuật cao. Lúc đó với ông Nữu Ước mới thực sự là nước Mỹ của những bước khai phá với các thế hệ tiên phong. Nhưng rồi phải sống giữa cảnh bon chen tranh giật nhỏ nhen của Nữu Ước sau này, ông tự hỏi phải chăng đã qua rồi những thế hệ di dân lớn lao lẫm liệt, khi mà họ đã phải băng qua những sóng gió đại dương đặt chân tới tân lục địa này.

Hôm ấy từ Nữu Ước trước khi bay về Cali, ông Khắc ghé qua Hoa Thịnh Đốn đúng vào mùa anh đào. Chưa thấy niềm vui hoa nở, ông đã khựng lại trước Bức Tường Thương Tiếc. Nhìn sang ngay phía bên kia công viên là tòa Nhà Trắng với Clinton đã trải qua hai nhiệm kỳ trong đó. Clinton thì ai cũng biết về một quá khứ trốn quân dịch. Ông ấy cũng không kém nổi tiếng về thành tích hút cần sa mà không hít vào phổi trong sân trường Đại Học Oxford giữa giai đoạn nóng nhất của cuộc Chiến Tranh Việt Nam khi mà Hà Nội đang có những nỗ lực cao nhất để nâng cao con số những thanh niên Mỹ thơ ngây can đảm và vô tội đi vào trong những nấm mồ. Ông Khắc lúc ấy là phóng viên chiến tranh lại đang gian lao cùng với những người lính của Miền Nam lặn lội trong những cuộc hành quân trên đồng lầy hay rừng rú cao nguyên. Để rồi hai mươi lăm năm sau, lần thứ hai trở lại Mỹ đứng bên bức tường đá đen, với ông đâu phải chỉ sáu mươi ngàn tên thanh niên Mỹ mà chồng chất lên đó là hàng hàng lớp lớp xác chết của hàng triệu những người Việt Nam vô danh phải chăng đã chết vô ích do nỗi mê lầm của con người...

Bao giờ cũng vậy mỗi lần tới đây ông đã không cầm được xúc cảm. Một nhà báo Mỹ bạn ông đã phát biểu rằng cho dù trong quá khứ anh chọn cuộc chiến đấu chống Cộng sản trên đồng lầy ở Việt Nam hay đã chống lại cuộc chiến tranh ấy ngay trên các đường phố ở Mỹ Quốc, thì sự hiện diện của bức tường ấy vẫn khiến anh đau xé lòng. Huống chi chính ông đã có những người bạn trong số sáu chục ngàn tên tuổi ấy trước khi chết vẫn còn vật vã với ý nghĩa của cuôc chiến tranh và chưa hề bao giờ được thực sự an nghỉ. Bỗng chốc ông Khắc có cái cảm giác mang mang giữa một thực tại thì như là hư ảo – virtual reality, trong khi quá khứ thì có thật. Đến bao giờ ông mới nhận ra được rằng chính quá khứ ấy mới là hư ảo, lẽ ra ông phải sớm biết mà thoát ra để rũ đi những gánh nặng cho bước chân thênh thang đi tới.. 

Sau những tháng dài đơn độc làm việc trong một thư viện miền nam nước Pháp Aix-en-Provence, ông Khắc có dịp trở lại Little Saigon lại đúng vào dịp 30 tháng 4 nhưng đã ở một phần tư thế kỷ sau. Giữa một rừng cờ ấy, vẫn là những khẩu hiệu kêu đòi và ép buộc. Như từ bao giờ, chiến thắng thì lúc nào cũng có vô số những cha mẹ trong khi thất bại thì luôn luôn là con những bà Phước – nghĩa là mồ côi. Nhưng rồi ông Khắc tự hỏi người Việt bên này hay bên kia đã học được gì sau cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn ấy. Vẫn có đó một “nhân cách lịch sử – historic dignity” cho phe chiến bại, tại sao không?" [CLCD BĐDS, Chương XXIII, Nxb Văn Nghệ 2000]

Cuốn sách ấy anh Như Phong cũng đã đọc, anh có viết một bài điểm sách nhưng cho đến nay chưa tìm lại được. Trong bản tiếng Anh “The Nine Dragons Drained Dry, The East Sea in Turmoil”, Viet Ecology xuất bản 2016, tên nhân vật ông Khắc nay là nhà báo Như Phong.

VĨNH BIỆT NHƯ PHONG

Nhà báo Như Phong mất ngày 18 tháng 12, 2001 lúc 9:40 tối tại Thành phố Fairfax, Virginia thọ 78 tuổi với một tang lễ đơn giản, và ước nguyện của Như Phong là tro than của ông một ngày nào đó sẽ được rải xuống trên mảnh đất quê nhà.

Ước mong rồi ra có những bạn trẻ thuộc thế hệ thứ hai sẽ chọn Như Phong cho một đề tài luận án Tiến sĩ, đó cũng chính là luận án về lịch sử báo chí Việt Nam của hậu bán thế kỷ 20 mà Như Phong là sợi chỉ đỏ nối kết những giai đoạn của một thời kỳ giông bão nhất của đất nước.

Cuối cùng, cũng ước mong rằng tiếp sau thời điểm ra mắt Tuyển Tập Như Phong, như một tưởng niệm giỗ thứ 15 của anh, các bạn anh sẽ có một dự án phục hồi bộ trường thiên tiểu thuyết “Khói Sóng” là ước nguyện cuối đời của nhà văn Như Phong.

Little Saigon, 10.07.2016

© Ngô Thế Vinh

© Đàn Chim Việt

Nga đối diện với một tương lai đen tối. Có cách nào để thoát ra không?

$
0
0

9780300211429

Đây là một đoạn trích ra từ cuốn sách mới của nhà nghiên cứu David Satter, “The Less You Know, the Better You Sleep: Russia’s Road to Terrorism and Dictatorship Under Yeltsin and Putin” (Bạn biết càng ít, bạn ngủ càng ngon: Con đường đưa nước Nga đến khủng bố và độc tài dưới thời Yeltsin và Putin):

Tương lai tốt nhất cho nước Nga là loại bỏ chế độ Putin bằng một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Nhưng gần như việc này sẽ không thể xảy ra. Chỉ khi nào có một cuộc nổi dậy rất lớn từ bên dưới, đội ngũ an ninh và quân đội trở nên thờ ơ với việc bảo vệ chế độ, nhóm lãnh đạo đương thời bị phân chia để ít nhất một phần trong số họ đứng về phía quần chúng thì mới lật đổ được chế độ Putin.

[LMN: Do hệ thống chính trị được designed từ ban đầu là không thể thay đổi trừ khi bị sụp đổ, Cộng Sản Việt Nam cũng tương tự, không muốn và không có khả năng thay đổi qua dân chủ pháp trị. Sự thay đổi thực sự nếu có ở VN là do dân chúng đứng lên mà ra, với sự trung lập của lực lượng đàn áp và một mảng của Đảng tách ra đứng cùng quần chúng].

Trong những trường hợp này, điều quan trọng cần được nhấn mạnh đến là những lời hiệu triệu (the banners) mà từ đó một cuộc cách mạng dân chủ sẽ xảy ra. Cái mà nước Nga cần là một ý thức (consciousness) có khả năng hướng dẫn một phong trào quần chúng để tiến đến sự cam kết cho các giá trị phổ quát.

Khuynh hướng của Nga sử dụng con nguời (individual) như vật liệu sổi (raw material) để thực hiện những tham vọng của nhà nước đã ăn sâu bắt rễ vào tâm lý quốc gia, nó đã giúp cho sự chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản và sau đó nó định vị cho chủ nghĩa tư bản không luật pháp, để rồi ngày nay dẫn đến một quốc gia tội phạm.

Để xây dựng việc tôn trọng con người như nền tảng cho một sự bắt đầu mới, nước Nga cần phải có một cái nhìn chân thật vào quá khứ của chính mình. Nga đã thất bại trong việc đối diện với sự thật về các tội ác của chế độ cộng sản, nhưng có lẽ càng cấp bách hơn nữa cho nước Nga là sự đối mặt với những tội ác xảy ra sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Điển hình là thảm sát tại tháp truyền hình Ostankino vào năm 1993, pháo kích vào Nhà Trắng Nga, tình trạng đạo tặc trong quá trình tư nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh, các cuộc đánh bom những chung cư năm 1999, việc bao vây tấn công Nhà hát Moscow năm 2002, bao vây tấn công trường học Beslan năm 2004, dùng phóng xạ đầu độc Alexander Litvinenko ở London, những vụ ám sát Anna Polikovskaya, Sergei Yuschenkov, Yuri Shchekochikhin, Paul Klebnikov, Natalya Estemirova và Boris Nemtsov.

[LMN: CSVN cũng như Nga, sử dụng con người như đồ vật thí nghiệm cho sự nắm quyền bằng mọi giá của Đảng. Những vụ giết dân tập thể Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968, Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, đầu độc phóng xạ Nguyễn Bá Thanh, ám hại Nguyễn Hữu Thắng (Cục trưởng Cục đường sắt VN), Dương Văn Đầy, ĐS Đinh Bá Thi, tướng Thi Văn Tám, thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên... Hiện nay, tuy giữ Mác-Lê làm bình phong để nắm quyền, CSVN đang theo chủ nghĩa tư bản không luật pháp, cướp ngày là quan của chế độ đạo tặc].

Trong số những tội ác này, quan trọng nhất là những vụ đánh bom các chung cư năm 1999. Những vụ đánh bom ở Moscow, Buinaksk và Volgodonsk là hậu quả của nước Nga tội phạm dưới thời Boris Yeltsin và là chìa khóa để Putin nổi lên nắm quyền. Người ta có thể lập luận rằng không có chứng cớ về tội lỗi của Yeltsin và Putin trong các vụ đánh bom này. Điều này đúng, nhưng chỉ đúng trong ý nghĩa là khi có một toà án công lý (độc lập) xử và công bố ra như vậy cho kẻ bị truy tố phạm tội. Chế độ Putin đã không bao giờ đối mặt với một tòa án của luật pháp như thế, do bởi chính họ kiểm soát tiến trình pháp lý và ở trong vị trí thu thập rồi giấu diếm các bằng chứng. Toàn bộ các chứng cớ của hoạt cảnh (circumstantial evidence) – nó không giống như chứng cớ trực tiếp (direct evidence) vì không thể nào giả tạo ra được – cho ra một bức tranh tội lỗi của chế độ một cách hết sức thuyết phục, mà nếu đây là một vụ án hình sự cá nhân, kết quả tội lỗi sẽ rất rõ ràng và không thể chối cãi.

Cho đến nay, chế độ đã ngăn chận ba nỗ lực để tiến hành cuộc điều tra độc lập về các vụ đánh bom những chung cư, cũng như ngăn chận điều tra các vụ ám sát những cá nhân đã cố gắng điều tra độc lập các vụ đánh bom trên, điều này cho thấy sự nghi can chạy tội của chế độ. Nếu chính quyền muốn bác bỏ những cáo buộc về việc họ tham gia vào các vụ đánh bom chung cư, họ lẽ ra nên công bố các bằng chứng quan trọng cho các cuộc điều tra độc lập, đặc biệt là những quả bom đã được đặt dưới hầm của tòa nhà Ryazan và bị cơ quan an ninh FSB tịch thu và giấu kín (sequestered), (không cho điều tra) vi phạm trực tiếp pháp luật về bí mật nhà nước.

Nga hiện nay đối mặt với một tương lai đen tối. Ðiều cấp thiết nhất cho nước Nga là một ủy ban điều tra sự thật, giống như Ủy ban về Sự thật và Hòa giải của Nam Phi, ngõ hầu có thể điều tra một cách khách quan những tội ác thời hậu cộng sản và công bố kết quả với nhân dân Nga. Nhiều tội ác thật là khủng khiếp, nên sự nhận thức về bản chất thật sự của chúng sẽ rất quan trọng trong việc xây dựng một xã hội dân chủ mới.

[LMN: VN hiện nay cũng đang đối mặt với một tương lai đen tối, nhiều tội ác thật là khủng khiếp đã xảy ra, chính quyền càng ngày càng có hiện tượng biến VN trở thành một quốc gia tội phạm, văn hoá lành mạnh đã bị phá nát, mua quan bán chức để đạo tặc tài nguyên quốc gia và hút máu đồng bào. Đảng đang đi con đường tội phạm của Nga và dân muốn đi con đường dân chủ của Ukraine].

Trong trường hợp Nga có thể bắt chước được các kinh nghiệm của Ukraine trong việc lật đổ một chế độ tội phạm, thì việc triệu tập một Quốc Hội Lập Hiến mới, có khả năng soạn ra một hiến pháp, cao cả đặc định (enshrining) việc phân chia quyền lực, sẽ là một điều hết sức cần thiết. Nga chưa bao giờ phục hồi lại được từ sự dẹp bỏ Quốc Hội Lập Hiến hồi Tháng Giêng năm 1918; do vậy mà cấu trúc chính trị ở Nga đã luôn luôn được sử dụng như những công cụ cho sự chuyên quyền (arbitrary power).

Người dân Nga có tư tưởng dân chủ có lẽ chiếm không quá 10-15 phần trăm dân số, nhưng kinh nghiệm của thời kỳ Đổi Mới và Tái Cấu Trúc (perestroika) cho thấy rằng họ có thể hướng dẫn hàng triệu người khác theo cùng. Tuy nhiên, để làm được điều này, họ sẽ cần phải đối mặt với sự thật về kinh nghiệm “dân chủ” hậu Xô Viết tại Nga (dân chủ giả). Có làm như thế thì mới giúp cho đất nước được thực sự trong sáng. Các lực lượng dân chủ mới có thể phá vỡ được lịch sử bi thảm của nước Nga và tạo nền tảng cho tương lai của đất nước. Họ chỉ cần tập trung vào giá trị của con người và để cho sự thật dẫn dắt họ.

Tác giả:

Ông David Satter là nhà báo Mỹ và là chuyên gia về Nga, Liên Xô, Đông Âu. Ông là tác giả các cuốn sách và các bài báo về sự suy tàn và sụp đổ của Liên Xô và sự nổi lên của nước Nga tội phạm hậu Xô viết. Ông Satter bị chính quyền Putin trục xuất khỏi Nga tháng 12/2013. Ông là thành viên cao cấp của Viện Nghiên Cứu Hudson và là thành viên của Viện Chính sách đối ngoại, Trường Nghiên cứu quốc tế cao cấp, Đại học Johns Hopkins (SAIS).

Dịch bởi Phạm Đức Duy & Lê Minh Nguyên

Nguyên bản: Atlantic Counil

© Đàn Chim Việt

Tiểu thuyết ‘Quỷ Vương’ của nhà văn Vũ Ngọc Tiến

$
0
0

 

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến (bên trái)

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến (bên trái)

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến vốn là đồng nghiệp của tôi, được tôi đánh giá là một trong những nhà Địa Vật lý hậu sinh khả úy và bị tôi cằn nhằn chê trách là dại dột, nông nổi khi có ý định bỏ cái nghề vinh quang thiết thực làm giầu tổ quốc tấp tểnh cầm bút đi làm báo, làm văn mà tôi đã từng cảnh cáo anh “lập thân tối hạ thị văn chương”.

Như chột dạ, bẵng đi rất lâu anh không hề thăm thú hỏi han gì tôi. Cho đến khi đọc được hàng loạt bài viết của tôi trên các trang mạng anh mới cho rằng tôi đã “nói vậy mà không phải vậy”. Anh mời tôi đến nhà đàm đạo, rủ tôi đi cà phê và liên tục gửi tặng tôi không chỉ hàng tập bài báo mà nhiều tập sách của anh. Trên giá sách của tôi hầu như đầy đủ cả: “Cố nhân”. “Mười hai con giáp”, “Tội ác và sám hối”, “Khói mây Yên tử” … Vì đinh ninh rằng đây chẳng qua cũng chỉ là thứ văn chương phải đạo nên do quá bận bịu với nghị luận, chính luận, tôi đành tạm thời đắp chiếu sách của Vũ Ngọc Tiến. Nhận được thư mời dự lễ ra mắt tiểu thuyết “Quỷ vương” tôi cũng không rạo rực ưu tiên sắp xếp thời giờ đến dự. Tuy nhiên, khi biết tin buổi lễ này bị Đảng cấm đoán thì tôi đành gác lại mấy việc cần cho việc kỷ niệm Mười năm ra đời tập san “Tổ Quốc” của tôi vào ngày 15 tháng Chín tới để dọc cuốn tiểu thuyết long trọng này, xem ví sao Đảng sợ nó.

“Quỷ vương” do Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn xuất bản năm 2016 là tiểu thuyết lịch sử đồng hiện, trong đó các nhân vật lịch sử, các vấn đề chính trị, xã hội, thời sự … trong thời Lê mạt và trong “Vương quốc Bill-Kell” ở tỉnh K thời nay hiện hình đồng thời, đan quyện vào nhau, hóa thân vào nhau, chứng giám cho nhau.

Thông qua nhân vật một thiền sư, Vũ Ngọc Tiến muốn hướng người đọc tới kiếp luân hồi theo luật nhân quả: “Thiền sư Kiến Phúc trụ trì chùa Sùng Miên trong một lần tọa thiền khai mở luân xa đã nhìn thấy nàng Lệ Thanh (thời Lê mạt) có khuôn mặt giống hệt Thùy Dung (ở vương quốc Bil-Kell); còn chàng nho sinh Bùi Trụ giống Hiếu Dân như đúc. Thầy Kiến Phúc quả quyết rằng đã nghe rõ thông điệp từ quá vãng mách bảo, hai người là kiếp luân sinh của họ” (trang 17- 18). Chu kỳ luân hồi xuất hiện vào 30 năm cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 (1497- 1527): “Cuối thời Lê sơ đạo đức xã hội suy vi, kỷ cương triều đình mục nát đến thối rữa nên ngồi trên ngai vàng là một thứ “Quỷ Vương”, quan chức trong triều nhung nhúc loại quỷ”. “Quỷ Vương (Uy Mục) – kẻ đã bắt giam tra tấn cực hình đến chết toàn bộ gia quyến chú ruột, đánh anh đập em, thậm chí giết cả bà nội bằng thuốc độc, đốt cung Trường Lạc…; kẻ mắc chứng bạo dâm, mỗi lần phá trinh một phi tần hay cung nữ vua đều nghĩ ra những trò quỷ quái để hành hạ người đẹp trước khi ân ái… (trang 43). Rồi Trư Vương (Tương Dực), kẻ dâm loạn với hết lượt phi tần của các đời vua trước; kẻ giết hại 15 vị vương công không cần xử án; kẻ nghĩ ra nhiều trò tiêu khiển điên rồ quái ác; kẻ sai Vũ Như Tô xây cung điện 100 nóc, xây cửu trùng đài nguy nga tráng lệ… trong lúc ngân khố nước nhà cạn kiệt, dân chúng đói khổ, lầm than”… Phải chăng “Vương quốc Bil-Kell” là từ Lê mạt hồi sinh?,và, nhung nhúc những “Quỷ vương” xưa cũng đang tái sinh?. Đủ loại: “quỷ vương”, “ trư vương”, “thử vương” … đã từng xuất hiện, và vẫn đang hoành hành. Nhưng sao chưa thấy tác giả điểm danh “Lú vương” trong khi hắn đang lù lù chễm chệ đấy kia.

Hắn lú đến mức giặc đã xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải, quần thần đã xôn xao nhăc nhở vẫn gạt đi “Biển Đông không có gì mới”.

Lú và khốn nạn đến mức ký tuyên bố chung chính thức với vua giặc mời cảnh sát giặc sang chuẩn bị tắm máu đồng bào mình, để “ổn định xã hội”; chuẩn bị diệt “phe X”, để giữ vững ngai vàng.

Lú đến mức bay sang tận trời Tây để tụng ca một thứ chủ nghĩa đã bị nhân loại vứt vào sọt rác. Bị xua đuổi không xấu hổ, không biết nhục, vẫn khoác lác, hợm hĩnh “Mình có thế nào thì người ta mới mời chứ!”.

Vũ Ngọc Tiến thì dị ứng với cái thứ chủ nghĩa mà “Lú vương” tụng ca đến mức dày công nghiền ngẫm truy tìm tông tích nó để rồi thấy oán trách cả người anh hùng dân tộc Lê Lợi. “Năm xưa vua Trần Nhân Tông sau khi đánh thắng giặc Nguyên – Mông, bỗng day dứt trong lòng về một thế giới bất an, Ngài đã vứt bỏ ngai vàng, lên núi Yên Tử sáng lập ra Đạo Phật đặc sắc riêng của Việt Nam trên nền tảng tư tưởng tam giáo đồng nguyên. Hệ tư tưởng ấy là quốc bảo, là di sản văn hóa phi vật thể vô giá, nhưng nhà Lê, khởi đầu là vua Lê Thái Tổ, đặc biệt là Lê Thánh Tông đã phũ phàng vứt bỏ” (Trang 226). ”Xét cho cùng mọi sự suy đồi tuột dốc không phanh của các triều đại vua trong ba mươi năm kể từ khi vua Lê Thanh Tông chết (1497 – 1527) … có thể gói gọn trong mấy chữ: “mất đạo trước, mất nước sau, ngai vàng quyền lực còn đâu”. Tuy nhiên muốn truy tìm tận gốc của sự mất đạo ta lại phải xét trong tổng thể 100 năm thời Lê sơ, bắt đầu từ Lê Lợi, vị anh hùng dân tộc có công đánh đuổi giặc Minh, cứu đất nước khỏi nạn đồng hóa và nguy cơ Bắc thuộc lần thứ hai. Con người vĩ đại ấy khi lên ngôi vua đã phạm phải nhiều sai lầm… ông đã thẳng tay vứt bỏ hệ tư tưởng tam giáo đồng nguyên của thời Lý – Trần, rước về một thứ Đạo Nho làm hệ tư tưởng độc tôn trong xã hội ….Điều tệ hại nữa, đó là thứ Đạo Nho không còn giữ được những nét tinh túy khởi thủy thời Tiên Tần” (Trang 210 -211). Đạo Nho chính là môi trường sinh thái thích hợp cho chủ nghĩa Cộng sản ươm mầm và phát triển. Trớ trêu sao, xưa vua quan thời Lê mạt hành đạo một thứ Đạo Nho không còn giữ được những nét tinh túy khởi thủy thời Tiên Tần thì về sau những người Cộng sản Việt Nam cũng không quán triệt Mác mà chủ yếu làm đồ đệ trung thành của Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông.

Từ Khổng giáo suy vi đến Macxit biến tướng, Việt Nam ngày càng chìm sâu trong dộc tài, độc tôn, toàn trị. Chính vì thế “Lú vương” ngày nay trở nên nguy hại, kinh tởm hơn “Quỷ vương”. Trong bài viết “Kẻ trói tay nạp mạng dân tộc mình cho Đại Hán” tôi đã chứng minh tên “Lú vương” ngày nay còn tệ hại hơn, đáng khinh ghét hơn Lê Chiêu Thống: “Lê Chiêu Thống đã từng bị nguyền rủa trong lịch sử Việt Nam vì tội rước voi dày mả tổ, nhưng sau những năm tháng lưu lạc xứ người, khi chết, ông vua này vẫn có nguyện vọng thi thể mình được trở về cố quốc, bọn Lê Chiêu Thống hiện đại hình như đang khẩn trương đưa Việt Nam vào lãnh địa Trung Quốc để dẫu chết vẫn được cùng mẫu quốc tôn thờ “đại cục”, vẫn được “Định hướng Xã hội chủ nghĩa” !”.

Nhà văn Lê Mai đồng ý với nhà văn Nhật Tuấn nhận xét: “Trên bãi cứt của nghệ thuật đương đại tiểu thuyết “Quỷ vương” của nhà văn Vũ Ngọc Tiến mọc lên như một loài kỳ hoa dị thảo”.

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo coi đây là kính chiếu yêu giúp ta soi thấy bóng dáng lũ vua quỷ, quan quỷ thời hiện đại mà vẫn sống động, hấp dẫn, có tính tư tưởng. Nó là một tác phẩm đậm chất chính trị- thời sự có tính phúng dụ cao.

Nhà văn Nguyễn Khôi, nguyên Chuyên viên cao cấp, Phó Vụ trưởng VPQH thì bình luận:”Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam xưa nay chưa có tác phẩm nào sánh với “Tứ đại danh tác” của Trung Quốc. (Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký, Hồng lâu mộng). Trước năm 1945 có 2 cuốn đáng đọc: “Hoàng Lê nhất thống chí” viết theo lối tiểu thuyết chương hồi (Kiểu tiểu thuyết “Chí” của Trung Hoa). Gọi là thứ “cây nhà lá vườn” thì phải đọc chứ đọc hẳn “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn có khi còn thích hơn!… Cuốn “Tiêu sơn tráng sĩ” của Khái Hưng viết theo lối tiểu thuyết hiện đại đầu thế kỷ 20 lãng mạn, thi vị hóa mối tình Phạm Thái với nàng Trương Quỳnh đọc khá cuốn hút. Có thể nói sau hai tác phẩm nói trên, cuốn “Quỷ Vương” của Vũ Ngọc Tiến được tạm xếp sánh ngang tầm bởi có đậm chất sử, lóng lánh chất văn chương, có tính thời sự cấp báo”.

Tôi viết bài này để xin lỗi Vũ Ngọc Tiến. Suýt nữa thì tôi đã vô tình vùi dập một tài năng. Nếu Vũ Ngọc Tiến nghe lời tôi ở lại làm Địa Vật lý thì dẫu anh có thực sự góp phần tìm được một vùng mỏ lớn nào đó thì cũng không sánh bằng sự nghiệp văn chương của anh. Riêng tiểu thuyết “Quỷ vương” cũng đã là một sản phẩm tinh thần mang tầm tư tưởng cao trong kho tàng văn học nước nhà.

Hà Nội 10 tháng 8 năm 2016

© Nguyễn Thanh Giang

© Đàn Chim Việt

 

Vết thương lòng của một thế hệ

$
0
0

Nowy obraz
Tuyên tập Thơ Lính Chiến Miền Nam (ARVN Soldiers Poetry) tập hợp 125 bài thơ của hơn 50 tác gỉa là tuyển tập có nhiều hình ảnh sống động của thuở tao loan trườc 1975, được vẽ lên bằng chữ về người đi đánh trận với balô, nón sắt, súng dài, súng ngắn, bản đồ, địa bàn; ở một tiền đồn xa xôi, hay trong một cuộc hành quân trên kinh rạch vào một đêm đen kịt, hoặc đang nằm kích ở một khu rừng vào một buỏi chiều tà lúc trăng vừa ló lên ở bên kia đồi. Tuyển tập còn vang vang tiếng bom, tiếng đạn, tiếng ca, tiếng khóc, tiếng gió, tiếng lá khô xào xạc, cùng tiếng chửi thề và cả tiếng sóng trong lòng của những người trong cuộc; và dường như có phảng phất cả mùi tử khí của nhiều xác chết đủ kiểu.

Hầu hết các bài thơ đều có âm điệu và màu sắc đáng nhớ vọng lên nỗi niềm của người chiến binh. Các bài thơ chẳng những đã thể hiện những chấn thương trong tâm hồn của tác giả; mà còn ghi dấu một đia danh, một nẽo đường nào đó trên khắp bốn vùng chiến thuật. Tuyển tạp “đầy chất lính trận”. Người sưu tập và chuyển ngữ tuyển tập là cưu sinh viên sĩ quan khóa 3/73 Trường Bộ Binh Thủ Đức Nguyễn Hữu Thời (NHT), sinh năm 1953, hiên sống ở Saigon. Trong lời giới thiệu, tác giả cho biết, các bài thơ này là của lính tác chiến thứ thiệt. Một số đã chết trận, nhiều người mất đi một phần thân thể; sau chiến tranh họ phải ở tù, bị hành hạ, bị giết hại. Một số khác, may mắn hơn thì lưu lạc xứ người trong lứa tuổi về chiều.

Tôi không phải là người sính thơ nhưng khi đọc tuyển tập tôi thấy nó hay vì nó chân thật. Trong những câu thơ bàng bạc nỗi ”thống hận” không đối với địch quân mà chỉ đối với chiến tranh và vận rủi của đất nước. Đúng như tác gỉa NHT nhận xét, chữ nghĩa trong thơ không cường điệu, không làm dáng. Họ không nói thành, nói tướng mà đầy vẻ hào hiệp. Họ ngang tàng mà không ngang ngược, phách lối; không bi thảm hóa hoàn cảnh sống và chết của mình và đồng đội. Hồn thơ toát ra một phong cách khai phóng và còn cho thấy họ đã sống trong một không khí tự do, cởi mở. Câu thơ rất đơn giản, khi thì mạnh mẽ, cứng cõi; khi thì đầy tình cảm, đầy những ham muốn rất người.

Ôi năm năm dài ta tới lui cuồng nhiệt
Ta được ngủ bờ ngủ bụi giữa sình lầy
Ta được chuyện trò cùng muỗi mòng điã vắt
Ta được ăn gạo hẩm cơm thiu
Ta được uống nước đià un rửa
Ta được trực thăng vận kích đêm
Ta được thủ dâm từng đêm ham muốn
Ta được ngửi xác thối máu tanh
Ta được nhớ em tận cùng nổi nhớ

Hà Nghiêu Bích ( Thơ Viết Từ Một KBC)
Tôi cũng có nhận xét như tác gỉa tuyển tập NHT là những dòng thơ sẽ “cho ta cảm thấy dường như những người lính này đã linh cảm – mặc dù đã nhập cuộc , đã góp phần vào công cuộc chung nhằm giúp mau kết thúc thời kỳ đen tối – niềm mơ ước chung của họ về một quê hương thanh bình, tưoi sáng… có lẽ rồi cũng sẽ không thành! Họ không chủ bại nhưng quả thật khá bi quan. Nó như một dự cảm cho thân phận của họ, của đất nước”. Tuy vậy, không thấy có dòng thơ nào nói lên lòng căm thù người lính bên kia chiến tuyến “Chúng ta đều bình đẳng trước thương đau” (Ý Yên). Dù rằng họ phải “xếp bút, treo nghiên, bỏ mái trường”(Phạm Quang Ngọc) để “Rừng thưa dạt gió Hạ Lào; đêm nằm phục kích nhìn sao nhớ nhà”.( Trần Vạn Gỉa)

Tác gỉa các bài thơ gốc gác từ đâu và là ai? Theo lời giới thiệu trong tuyển tập, họ đã đáp lời sông núi, “đi chiến đấu để đổ máu và chết”. Họ có thể là một sinh viên đã tốt nghiệp đại học hay dở dang đại học, một thầy gíao, một kỹ sư hay một giáo sư khoa bảng, một học sinh vừa xong trung học..”Dù độc thân hay đã lập gia đình, họ đều rất trẻ, đang tuổi thanh xuân với nhiều mộng tưởng”. Họ cùng được đào tạo ở Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức hay Trường Bộ Binh hoặc trường Ha Sĩ Quan Đồng Đế. Họ chỉ mơ ước thanh bình, để có thể trở về và sống lại lối sống của họ. Nhập ngũ, họ không phải lính thành phố. họ đều có những trải nghiệm phong phú và tàn bạo vì hoàn cảnh sống chết của họ quá đạc biệt.

Hãy ngủ ngon đừng kinh hoàng nghe con
Dù đêm nay thật nhiều súng nổ
Hãy ngủ ngon đừng đợi chờ nghe em
Dù đêm nay anh đi ra trận
Dù đêm nay anh đi không về

Tô Nhược Châu (Lời Cho Vợ Con Trước Giờ Hành Quân)

 

Vẫn theo lời của tác gỉa tuyển tập NHT, nếu không được hấp thụ một nền giáo dục đề cao nhân bản, họ khó lòng viết ra được những dòng thơ của đời lính trận hay như vầy.Tác gỉa NHT cho biết tuyển tập không gom đủ thơ chiến đấu của những tác gỉa nổi tiếng hoặc vô danh trong quân đồi miền Nam. Đây chỉ là một sưu tầm nhỏ của một độc gỉa bình thường, môt người lính đọc thơ của lính. Sự chọn lựa những tác gỉa đưa vào tập thơ hoàn toàn chủ quan và không chuyên nghiệp; nhiều nhà thơ quân đội nổi tiếng ở miền Nam đã không có mặt. Lý do? Người sưu tầm không có cơ hội đọc thơ của các vị đó hoặc có khi chỉ vì vài tác gỉa nào đó, dù là quân nhân, nhưng không phải lính chiến, nên những bài thơ của họ không được đưa vào.

Mưa đổ quanh mặt trận đầy thây người chết
Xác vắt trên kẽm gai, xác vắt cạnh hào
Xác cúi khom khô cứng, xác gầy như bệnh
Mưa trên xác chết trời chẳng chút nghẹn ngào
Có mẹ già bỏ nhà chạy mang cháu nhỏ
Những đoàn người ngơ ngác chạy trốn chiến tranh
Đạn vẫn rơi và thêm nhiều người ngã xuống
Còn nỗi chết nào hơn nỗi chết quanh đây

Nguyễn Tiến Cung (Mưa Và Nõi Chết ở An Lộc)

Mấy tháng rồi tao chưa thấy Saigon
Mấy tháng rồi tao không được hôn em
Tao thèm làm tình như tao thèm sống
Tao thèm hôn em hôn liên miên

Lê Công Sinh ( Người Về)

Trong lời mở đầu tuyển tập, tác gỉa NHT cho biết, ông thực hiện tuyển tập với bản dịch các bài thơ sang tiếng Anh, nhằm hướng đến độc gỉa mà tiếng Anh là bản ngữ, nhất là các độc gỉa từ những nước ít nhiều đã dính líu đến cuộc chiến, để phần nào giúp họ hiểu đuợc tâm tình cũng như xúc cảm của người lính miền Nam. Theo tác gỉa tuyên tập, ông tự thấy có trách nhiệm ghi lại, giữ lại những gì đã là tim óc, máu huyết của những đồng đội đàn anh, nhũng người đã dùng thơ nói lên thay cho mình và cả thế hệ của mình những điều mình đã trải qua và cảm nhận nhưng đã không thể nói. Vẫn theo tác gỉa NHT, “nếu không được gìn giữ, biết đâu rồi sẽ mai một, sẽ bị quên lãng, sẽ biến mất.. thì quả là đáng tiếc cho cho tất cả chúng ta, nhất là với những nhà nghiên cưú và phê bình văn học Việt Nam” về “Người lính miền Nam đi đánh giặc ; ba lô mang theo hồn thơ văn (Nguyện Phúc Sông Hương)”

Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, người hiệu đính tuyẻn tập, trong lời Bạt viết, “những binh sĩ nhà thơ naỳ không những đã đền ơn xã hôi sinh thành ra họ mà còn lưu lại một di sản không xóa nhòa được cho các thế hệ mai hậu để con em chúng ta có thể chiêm ngưỡng bất kẻ họ ở đâu trên khắp điạ cầu”. Cố Gíao sư còn tỏ ý mong tập thơ sẽ giúp độc gỉa có khái niệm tốt về người lính VNCH, những người suốt 20 năm đã xã thân bảo vệ hoà bình và an ninh cho miền Nam. Cố Gíao sư trong lời dẫn nhập còn viết, tuyển tập là sản phẩm của lính chiến đấu trong một cuộc chiến cam go. đứng trước một kẻ thù đày mưu mẹo, nhưng lòng họ vẫn có chỗ cho người yêu, cho tình đồng đội, không trừ cả tình lân mẫn dành cho đối phương. Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương cho biết cố Giáo sư ngoài viết Anh-Việt lời dẫn nhập và lời bạt cũng đã giúp layout cuốn sách.

Ba làm sao quên được
Rồi ngày mai ngày mốt và những ngày sau đó
Ba sẽ ở một tiền đồn xa xôi nào đó
Thật ngòai tầm nhìn của con , của mẹ, của nội ngoại
Con không bao giờ biết
Không ai có thể biết được
Một đời làm lính thú như ba

Cho t6i ngủ nhà một đêm
Để nghe hơi thở của vợ, của con mùi nước tiểu
thương yêu đã từ lâu tôi thèm muốn
Âu yếm nào trên môi
Hãy cho tôi lời xin thật nhỏ
Một lần rồi thôi
Đã từ lâu ba hằng nhớ các con
Như đã khóc một mình

Trần Yên Hòa (Lời Xin)

Trong tuyển tập có bài thơ Kỹ Vật. Bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Ông đã chắp cánh cho nó bay xa cùng khắp đất nước từ năm 1970; khiến bản nhạc trở thành một hiện tượng.. Tuyên tập in bài thơ là của Chuẩn Nghị với ghi chú: Chuẩn Nghị.tên thật là Nguyễn Đức Nghị, người Phan Rang, nhập ngũ khóa 26 SQTB Thủ Đức,về tiểu đoàn 7 Nhảy Dù, hy sinh tại mật khu Bời Lời, Tây Ninh tháng 4/1969; đã viêt nhiều thơ đăng trên Văn Nghệ Tiền Phong, Chiến Sĩ Cộng Hòa. Bản nhạc của Phạm Duy thì ghi lời là của Linh Phương. Nhà văn Uyên Thao, chủ trương Tủ sách Tiếng Quê Hương (TQH), nơi phát hành tuyển tập cho biết, tác gỉa tuyển tập NHT đã khẳng định, bài thơ là của Chuẩn Nghị vì Chuẩn Nghị là bạn của ông làm từ đầu năm 1969..

Tựa bản nhạc của Phạm Duy là Kỹ Vật Cho Em. Tựa của Linh Phương: Để Trả Lời Một Câu Hỏi. Bản gốc của hai bài thơ Linh Phương, Chuẩn Nghị đều có hai câu đầu:” Em hỏi anh bao giờ trở lại; Xin trả lời mai mốt anh về”. Bài của Chuẩn Nghị làm bằng thể thơ tự do còn của Linh Phương bằng thể thơ thất ngôn. Cả hai bài cùng viết về sự mất mát của chiến tranh và có nhiều ý tưởng trùng nhau nên khiến gây ra nghi vấn. Tủ sách TQH là nhà xuất bản hay giới thiệu các tác phẩm giá trị của các tác gỉa đang sống tại quê nhà và các tác gỉa trẻ. Mọi giao dịch qua địa chỉ: P.O Box 4653- Fall Church, VA 22044 – USA hay qua điện thư: uyenthao174@yahoo.com.

Kỷ Vật. – Chuẩn Nghị
Em hỏi anh bao giờ trở lại ?
Xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về không bằng Mũ Đỏ Áo Hoa,
Anh trở về không bằng huy- chương chiến-thắng.
Anh trở về trong chiều hoang chiếu nắng,
Trong hòm gỗ hoặc trên chiếc băng -ca.
Anh trở về nằm giữa vòng hoa,
Những vòng hoa tang chan-hòa nước mắt. 
Anh gởi về cho em vài kỷ-vật,
Đây chiếc nón sắt xuyên mấy lỗ đạn thù.
Nó đã từng che nắng che mưa,
Đã từng hứng cho anh giọt nước.
Chiều dừng quân nơi địa-đầu lạnh buốt,
Nấu vội-vàng trong đó nắm cơm khô.
Anh gởi cho em một tấm poncho,
Đã rách nát theo hình-hài năm tháng.
Lều dã-chiến trên đồi hoang cháy nắng,
Che cơn mưa gió lạnh buổi giao mùa.
Làm chiếc võng nằm nhìn đời lính đong-đưa,
Và….khi anh chết cũng poncho tẫn-liệm.
Nay anh gửi cho em làm kỷ-niệm,
Nhận không em chút tình lính này đây ?
Tình lính đơn-sơ vì chinh-chiến kéo dài,
Nhưng tình lính chỉ lạt phai
Khi hình-hài và con tim biến-thể.

Saint Paul, 8/16.

© Phan Thanh Tâm

© Đàn Chim Việt


Tưởng niệm ngày giỗ đầu nhà văn Mặc Đỗ 1917-2015

$
0
0

Tưởng niệm ngày giỗ đầu nhà văn Mặc Đỗ 1917-2015 và bài thơ Haiku cuối cùng

Nhà văn Mặc Đỗ ký hoạ của Tạ Tỵ

Nhà văn Mặc Đỗ ký hoạ của Tạ Tỵ

Bài viết “Con Đường Mặc Đỗ Từ Hà Nội – Sài Gòn Tới Trưa Trên Đảo San Hô” hoàn tất ngày 20.06.2015, biết nhà văn Mặc Đỗ không dùng internet, qua Priority Mail tôi đã gửi ngay tới Anh một bản in, tôi nghĩ Anh cũng đã nhận được và đọc bài viết ấy. Thỉnh thoảng tôi vẫn có dịp nói chuyện điện thoại với anh, vẫn một Mặc Đỗ giọng nói còn sang sảng và tinh thần thì rất ư là minh mẫn.

Riêng các con Anh Mặc Đỗ tất cả các chị – trong gia đình thì đọc bài viết qua links cùng với email tôi gửi.

Anh Vinh,
Vì quá bận rộn nên đến hôm nay mới có thì giờ hồi âm thư anh. Tôi có được đọc một vài bài trong số bài anh gửi cho. Nay có được nguyên bộ để lưu lại, thật thích, cám ơn anh rất nhiều.
Thuý-Nhi
P.S. Tôi đã chuyển email anh đến tất cả các chị em trong gia đình.

 

Chị Thuý-Nhi, là con gái thứ của nhà văn Mặc Đỗ, cũng là người con gần gũi chung sống và chăm sóc thân phụ cho những năm tháng cuối đời.

Đúng 3 tháng sau 20.09.2015 thì được tin Anh Mặc Đỗ mất. Khi đã bước qua tuổi 98, Anh đã như một cây cổ thụ khô và tự héo dần. Sự ra đi của anh theo quan điểm y khoa truyền thống được coi như một cái chết tự nhiên/ natural death. Nhưng với nền y khoa Mỹ bao giờ cũng phải tìm cho ra một nguyên nhân “bệnh” để ghi trên Death Certificate của người đã khuất cho dù ở bất cứ ngưỡng tuổi nào.

Qua điện thoại, tôi gửi lới phân ưu tới chị Thuý-Nhi và toàn gia đình. Cũng được chị cho biết, theo ý nguyện của cụ, tang lễ sẽ chỉ được tổ chức rất đơn giản trong phạm vi gia đình, không có phần thăm viếng và phúng điếu. Chị cũng cho biết ông cụ đã ra đi rất thanh thản, trong sự đoàn tụ của toàn gia đình với các con và rất đông các cháu ở Mỹ và từ Pháp về. Chị Thuý-Nhi cho biết, nhà văn Mặc Đỗ có đọc cho các con ghi lại một bài thơ Haiku chỉ ít giờ trước khi Anh mất. Và sau đó thì tôi nhận được một email từ gia đình Anh Mặc Đỗ.

Anh Vinh,
Tôi xin gởi đến anh bài thơ Haiku cuối cùng Bố tôi sáng tác lúc 4 giờ 30 sáng ngày 19 tháng 9 năm 2015.

Nhớ sống muốn tìm thơ
Khi nào thơ đến bắt đầu sống
Sống cuộc đời như xưa
Mặc Đỗ

Các cháu [từ Mỹ từ Pháp] đã dịch thơ ông như sau:

Longing for life I seek poetry
With poetry life begins anew 
Back to the life I knew

Nostalgie de vie, recherche de poésie
Avec la poésie recommence la vie
La vie tout comme avant

Tang lễ đã cử hành...

Thuy-Nhi D. Morel
Attorney-at-Law
Austin, Texas 78731

Bài thơ thể Haiku (俳句) của Nhật Bản được nhà văn Mặc Đỗ thanh thản đọc cho các con Anh ghi lại chỉ ít giờ trước khi Anh nhắm mắt lâm chung. Thật cảm động và thanh thoát. Chỉ vỏn vẹn có 17 âm tiết cô đọng trong 3 dòng thơ, với 5 âm tiết cho dòng thứ nhất và thứ ba, và 7 âm tiết cho dòng thứ hai. Không thừa, không thiếu, lão giả Mặc Đỗ đã diễn tả được cảm nghĩ về điểm chấm dứt và cũng chính là điểm khởi đầu, hay đúng hơn là cảm nhận được “cái vô thuỷ vô chung” trong dòng chảy miên viễn của sự sống. Kẻ hành giả Mặc Đỗ không chết nhưng là đang bước vào một cảnh sống khác. Mặc Đỗ sống quy ẩn từ bao năm như một hành giả không ngừng đi tìm một chữ AN trong đạo Phật và nay thì bậc lão giả ấy đã tìm được chữ AN khi bước qua ngưỡng cửa của tử sinh.

Buổi chiều cùng ngày, tôi phone tới chị Thuý-Nhi, và ngỏ ý muốn được phổ biến bài thơ ấy. Một ngày sau tôi nhận được một eMail thứ hai cũng từ chị Thuý-Nhi.

Anh Vinh,
Đây là đoạn cuối thơ đang viết cho anh. Lễ hoả táng cụ cử hành lúc 1 giờ trưa hôm nay. Tôi đã bàn chuyện với gia đình về đề nghị viết bài của anh và mọi người đều tán thành. Tôi nghĩ Bố tôi sẽ hài lòng việc phổ biến bài thơ Haiku cuối cùng của cụ,
Chào anh.
Thuý-Nhi

Tin Buồn Trong Làng Báo Làng Văn

Nhà văn, nhà báo, dịch giả Mặc Đỗ (Đỗ Quang Bình) đã thanh thản quy tiên vào ngày 20-09-2015 tại Austin, Texas (USA), hưởng đại thọ 98 tuổi. Theo ý nguyện của anh, tang lễ chỉ được tổ chức trong phạm vi gia đình, và miễn phần thăm viếng hoặc phúng điếu.

 

Một bức hình rất quý hiếm chụp từ 36 năm trước [10.04.1980] tại Houston, Texas; từ phải: Mặc Đỗ, Bs Trần Văn Tính, Hoàng Ngọc Ẩn, Võ Phiến, Trần Ngọc Bích, Huy Lực [bút tích ghi sau hình của Võ Phiến, tư liệu Viễn Phố]

Một bức hình rất quý hiếm chụp từ 36 năm trước [10.04.1980] tại Houston, Texas; từ phải: Mặc Đỗ, Bs Trần Văn Tính, Hoàng Ngọc Ẩn, Võ Phiến, Trần Ngọc Bích, Huy Lực [bút tích ghi sau hình của Võ Phiến, tư liệu Viễn Phố]

 

Đây là một bài viết muộn màng một năm sau, thay cho một nén nhang tưởng nhớ nhà văn Mặc Đỗ nhân ngày giỗ đầu tiên của Anh [20.09.2015 - 20.09.2016]

California 18.09.2016

Đọc bài cùng chủ đề: Con đường Mặc Đỗ

© Ngô Thế Vinh

© Đàn Chim Việt

 

 

Vài suy nghĩ về tập truyện Sợi Khói Bay vòng của Phạm Ngọc Lư

$
0
0

Cũng như âm nhạc, văn học miền Nam sau 1975 chính quyền càng cố tình hủy diệt, thì dường như sức sống của nó càng dẻo dai và lan tỏa. Bởi, đó là thứ âm nhạc và văn chương đích thực đi vào lòng người. Nó được sống, nuôi dưỡng không chỉ trong lòng độc giả, dân chúng miền Nam, mà còn quay ngược về nơi đất Bắc, rồi cùng dòng người vượt sang bên kia bờ đại dương.

Nói dại, nếu chúng ta không có những Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Trần Thiện Thanh…hay chẳng còn những Võ Phiến, Túy Hồng, Nguyễn Thụy Long, Du Tử Lê, Luân Hoán…mà chỉ có những “Cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh, chị Hai năm tấn quê ở Thái bình…“ và “ Đường ra trận mùa này đẹp lắm…“ thì phần hồn như đã mất và cuộc sống chẳng tẻ nhạt, khô cứng lắm sao.

Chỉ với hình ảnh nhà văn người lính Trần Hoài Thư ngồi khâu từng trang sách nơi xứ người, gìn giữ những giá trị ấy, đã cho ta hiểu rõ sức sống, và sự trường tồn của nó.

Khi đọc và nghiền ngẫm văn học miền Nam trước 1975, tôi thường chia, khoanh vùng các tác giả. Điều đó, giúp cho người đọc thấy được, tuy cách hành văn khác nhau, nhưng các nhà văn gốc gác cùng một vùng miền thường có sự biểu cảm, từ ngữ phảng phất với những nét đặc trưng giống nhau. Cho nên, tuần vừa rồi, tôi nhận được tập truyện Sợi Khói Bay Vòng, viết trước 1975 của nhà thơ Phạm Ngọc Lư, do Thư Ấn Quán (Hoa Kỳ) in ấn và gửi tặng. Đọc nó, tự nhiên tôi nghĩ đến Túy Hồng, một nữ sĩ tài năng của văn học miền Nam. Dù văn của Túy Hồng phóng khoáng (dữ dội nhưng chiều sâu thăm thẳm) khác hẳn văn phong Phạm Ngọc Lư. Nhưng dường như, đọc họ, tôi vẫn nhận ra diễn biến tâm lý nhân vật có một cái gì đó… rất gần nhau, khi miêu tả. Bởi có lẽ, họ cùng sinh trưởng ở Thừa Thiên- Huế chăng?

Phạm Ngọc Lư

Phạm Ngọc Lư

Cũng như thơ, văn Phạm Ngọc Lư viết không nhiều, nhưng truyện ngắn nào của ông cũng hay, lời văn sáng và đẹp. Cùng với bút pháp khi hiện thực, lúc siêu hình, nỗi buồn của chiến tranh và tình yêu, đã được Phạm Ngọc Lư dàn trải, xuyên suốt tập truyện này.

*Thân phận tình yêu và con người trong chiến tranh.

Khi bút ký Phan Nhật Nam đang rực lửa chiến trường, Nguyễn Thụy Long, Duyên Anh trở lại đề tài giang hồ nơi phố thị, Nguyễn Thị Hoàng mải mê với Vòng tay học trò… thì Phạm Ngọc Lư tìm tòi, khám phá viết về đất và con người miền Trung, Cao Nguyên. Có thể nói, đây là đề tài ít được các nhà văn quan tâm trong thời gian đó. Nếu có, chỉ là nhật ký chiến trường, hay truyện về những người lính. Còn viết những người dân bình dị nơi đây, dường như rất hiếm?

Thực vậy, cũng là người chịu khó tìm đọc văn thơ miền Nam trước 1975, nhưng tôi chỉ được biết đến sinh hoạt, tình yêu cuộc sống của con người trên mảnh đất miền Trung, Cao Nguyên trong thời chiến lần đầu tiên từ tác phẩm Sợi Khói Bay Vòng của Phạm Ngọc Lư… Và với tôi, không có Loan Mắt Nhung của Nguyễn Thụy Long, thì Văn học miền Nam đã có Dũng Đakao của Duyên Anh, và ngược lại. Nhưng nếu không có Sợi Khói Bay Vòng của Phạm Ngọc Lư thì Văn học miền Nam sẽ để lại một lỗ thủng, một khoảng trống.

Tuy gói trọn trong mười lăm truyện ngắn, với 223 trang viết, vậy mà Phạm Ngọc Lư đã đưa người đọc trở về với mọi khía cạnh cuộc sống miền Trung, Cao Nguyên, từ ngày đầu cho đến hết cuộc nội chiến tang thương nhất của dân tộc. Và trong cái mịt mù không lối thoát của chiến tranh ấy, dường như tình yêu, cuộc sống xuyên suốt Sợi Khói Bay Vòng cũng cùng đường và tịt lối.

Có lẽ, không có cái đau nào bằng nỗi đau, phải cầu nguyện cái chết cho chính người mình yêu. Và quả pháo kích ấy, không chỉ giết chết tình yêu, giết chết con người, mà còn đeo bám ám ảnh cả linh hồn người còn sống. Cái Sao Chổi, tuy không phải là truyện hay nhất của Phạm Ngọc Lư, nhưng làm cho người đọc không khỏi bùi ngùi xúc động:
“…Đã gần hết tháng 5 âm lịch, máu đã xối xả chảy, lênh láng dờn dợn, ở đâu tôi cũng nhìn ra màu đỏ sẫm hung hãn đau nhức cảm giác. Cả thị trấn bị nung chín sốt nhiệt với các câu sấm truyền đồn đãi. Vết thương bỏng rát mưng nước đâu dưới da, sắp lở loét thối rữa, lắm lúc tôi cầu nguyện cho Nhan chết đi còn hơn sống tật nguyền….Cả đêm tôi không bình thản ngủ được ngon giấc dù đã uống nhiều thuốc an thần. Tôi ngước lên, trí nhớ khựng lại, đồng thời một đỗi ghê sợ đến nhanh khiến hai bàn tay lạnh cóng trong thau nước: sao chổi! Cái đuôi xòe dài lấp lánh gần hết khung trời, nó đang múa lượn rồi lao vọt bắn xẹt đi như mũi tên lửa. Tôi bỏ chạy vào phòng ngã sấp xuống giường, mồ hôi vã ra dọc sống lưng ớn lạnh. Phút chốc tôi nghe tiếng cười ken két của lão lính điên gằn lên trong đầu, hàm răng lão nhe ra nhọn hoắt cắm phập vào trí óc tôi như cắn một miếng dưa hấu.“

Nếu Một Chuyện Tình Phải Quên Đi là câu chuyện tình trớ trêu, cấm cản giữa một văn nhân với một tiểu thư tỉnh lẻ, không đi đến hồi kết, thì truyện ngắn Sợi Khói Bay Vòng hằn đậm thêm nỗi buồn đổ vỡ của tình yêu, như một vòng tròn luẩn quẩn của tuổi trẻ buộc phải đi qua thời chiến loạn. Có thể nói, Sợi Khói Bay Vòng là một trong những truyện ngắn hay, sâu sắc nhất của Phạm Ngọc Lư. Sự sâu sắc ấy, không phải chỉ có đắng cay dày vò, mất mát trong tình yêu, mà người đọc còn thấy được, tác giả không hề che đậy hành động, tâm lý của tuổi trẻ đối với chiến tranh và thời cuộc. Cuộc trốn chạy ấy, tuy không đại diện cho tuổi trẻ miền Nam, nhưng nó đã nói lên nỗi sợ hãi, chán chường ở một bộ phận không nhỏ trong dân chúng lúc đó:

“Tao đang bị quân cảnh truy tầm… Thế nầy chứ. Thằng con bác lớn tồng ngồng mà sửa khai sanh còn mười bốn tuổi. Tụi lính tóm được, lột quần nó lắc đầu chửi thề, đ.m.14 tuổi gì mà… khó coi quá. Nhưng tụi chúng không bắt nó đi quân dịch lại nghịch ngợm bảo nó phải nhổ sạch lông mới được tha về. Thằng nhỏ cắn răng khóc ngất... “ (trang 117-118)

Nếu ta đã từng đọc Tháng Ba Gãy Súng của Cao Xuân Huy, Truyện Từ Văn của Trần Hoài Thư, hay Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam, hoặc nhìn sang: Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, thì chắc chắn không bị bất ngờ, ngạc nhiên về nỗi đau, thân phận người lính, khi đọc Cái Đuôi Sao Chổi của Phạm Ngọc Lư. Cái sự mất mát, nỗi ám ảnh thường trực dày vò trong những cơn điên loạn ấy, không chỉ hủy hoại thể xác, mà còn xé nát tâm hồn người lính trận. Một ước mơ nhỏ, một tiếng kêu vô vọng lọt thỏm giữa không gian vắng lặng, sau tiếng bom, tiếng súng. Ta hãy đọc lại đoạn trích dưới đây, để thấy rõ hơn về nỗi đau của người lính già có con chết trận:

“…Tôi ngồi chờ người lính già xuất hiện. Chiều nay sao lão đến muộn. Mọi khi lão đã bi bô khật khưỡng nghiêng ngả trên bãi đất, sau lưng là cái đuôi con nít vỗ tay cười rộ, khuyến khích lão đang cố bò lên cái bệ xi-măng, leo qua những tầng cấp cao cố níu cho được bốn tấm bia đá gắn quanh bốn mặt thép. Lão la hét vùng vẫy: “Tên con tao đâu, con ơi! Đồ sát nhân dã man. Trời ơi!” Khi tôi đứng dậy định rời quán, bỗng lão từ phía hông chợ từ từ bước ra, dáng đi xiêu vẹo lạng quạng muốn ngã. Lão đội mũ vành án vằn vện, quần ka-ki vàng và mang một đôi giày bố xộc xệch đứng lại ngó quanh láo liên, đôi mắt đỏ ké nhìn chòng chọc như con thú sắp vồ mồi. Rồi lão chạy vụt lên bệ đài tử sĩ quỳ gối

chắp tay rên ư ử. Người chủ quán đứng cạnh nói chõ ra:

- Khổ quá, cảnh sát mới tóm chiều qua đó, giờ lại xổ chuồng …“ (Cái Đuôi Sao Chổi)

Khi tiếng gào thét của người lính già vẫn còn vọng lại, thì Phạm Ngọc Lư cho ta thấy, đằng sau nó còn có một nỗi đau thầm lặng khác, với những tiếng nấc lặn vào trong đêm. Vâng! Cuối Ngày Cuối Đường là một truyện ngắn như vậy. Xuyên suốt câu chuyện là hành trình người cha già đưa trộm hài cốt người con tử trận trở về quê. Chúng ta không nghe thấy tiếng súng, tiếng bom và cả tiếng thét gào, nhưng đọc lên, ai cũng quặn thắt trong lòng:

“- Tui có thằng con đầu đi Sư đoàn 22.
- Chắc bác đi thăm về?
Đôi mắt người đàn ông bỗng mờ đi, xa vắng:
- Nó vô phúc chết hồi Tết Mậu Thân rồi. Tui vô viếng mộ.
- Bác chôn anh ấy trong nầy?
Người đàn ông rơm rớm nước mắt :
- Chôn với cất chi. Hồi đó cả nhà tui chạy giặc bán sống bán chết có biết chi mô. Một tháng sau mới có tin con tử trận. Khi tui vô tới nơi, người ta chỉ cho nắm đất xanh cỏ và miếng bia trơ trụi. Thảm lắm anh…Cô gái khẽ thúc vào hông cha như ra dấu giữ im lặng. Chấn cúi đầu. Giọng người đàn ông còn mếu máo gì đó nghe không rõ…

Chấn trở về phòng ngủ với chai Napoleon mới mua. Bỗng, anh đứng khựng lại ở cầu thang, đôi mắt rướn cong lên như một cặp dấu hỏi. Cô gái bỡ ngỡ nhìntrân trối:

- Anh…
- Đường đèo Hải Vân bị kẹt, xe quay lui hết. Không biết sáng mai đi được chưa?
- Bác đâu?
Cô gái bước lại mở hé cửa và bối rối xô Chấn lui. Nhưng anh cũng vừa kịp thấy cảnh tượng trước mắt: người đàn ông đang gục đầu trên cái rương gỗ khóc tức tưởi, bên cạnh bó nhang đang tỏa khói và mấy ngọn đèn cầy cháy leo lét, buồn thảm. Cô gái chảy dài nước mắt, nói mếu máo:

- Tội nghiệp anh tui phải nằm lại dọc đường đêm nay… Cái rương gỗ ấy đựng hài cốt anh tui!“
Là nhà giáo, do vậy Phạm Ngọc Lư thường viết về thân phận những người thày, người bạn gần gũi quanh mình. Đi sâu vào đọc, nghiền ngẫm Phạm Ngọc Lư, tôi nhận ra, ông chỉ viết những gì đã, đang xảy ra quanh mình, khi thật hiểu sâu về nó. Có thể nói, Phạm Ngọc Lư là người cẩn trọng, và với ông không có đề tài lớn, nhỏ. Đó là nguyên nhân chính trả lời thắc mắc của một số độc giả, tại sao cây bút tài hoa Phạm Ngọc Lư viết rất ít.

Với tôi, Tàn Đông là truyện ngắn đặc sắc nhất của Phạm Ngọc Lư. Bởi, ông đã xây dựng thành công diễn biến tâm lý nhân vật, (ở đây là cô y tá và người thày giáo tên Kiền) cũng như giải quyết tình huống một cách hợp lý, nhân văn. Hơn thế nữa, thông qua nhân vật người thày tên Kiền, ta tìm thấy cuộc đời, thân phận của chính tác giả (nhà thơ, thày giáo Phạm Ngọc Lư). Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã phê phán thái độ dửng dưng trước cái chết của người học trò đi theo nẫu (VC) của thày giáo Kiền. Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Khi đi sâu vào nghiên cứu, ta có thể thấy, phải sống trong vùng núi rừng chiến sự, ngày Quốc gia, đêm Cộng sản, sự chối bỏ không nhận (ra) người học trò của thày giáo Kiền, là thái độ chính trị cũng như tư tưởng yêu ghét rõ ràng của tác giả. Và thông qua hình ảnh cái chết của người học sinh ấy, tác giả còn muốn gửi thông điệp đến người đọc, sự tàn nhẫn của những kẻ dụ dỗ, mua chuộc trẻ em, phụ nữ làm bia đỡ đạn, trong cuộc nội chiến thảm khốc này. Ta hãy đọc lại đoạn trích trong truyện Một Dòng Sông Miệng Ngậm để chứng minh thêm cho điều đó:

“…Không đâu, hai thằng còn nhỏ lắm, cỡ bằng đứa con út của tôi thôi. Đâu như chúng ở làng ngoài bị đuổi rát nên trốn qua đây, cùng đường rồi, lúc ấy lính mình đã bao vây cả hai phía, dưới đánh lên trên ập xuống kiểu bủa lưới ví cá đó thì một sợi tóc còn chưa chun lọt, huống gì cả cái đầu bờm xờm lớn rành rành hai đứa đang rúc vào nách nhau. Tôi nài nỉ chúng ra đầu hàng nhưng cái thằng có vết sẹo bên khóe miệng nhăn mặt (thật đau đớn khó ngó) nói tui sợ họ giết mất. Vẫn giọng van lơn thuyết phục, tôi bảo không đâu, chú xin chiêu hồi
đàng hoàng không ai làm gì đâu….

… tôi hoảng lên, tức giận và lo sợ nữa, rồi tôi nghĩ tới việc đi tìm lính kêu tới bắt chúng cho xong. Nhưng, có lẽ hắn đoán trước được chuyện đó nên đưa ra trước mặt một trái lựu đạn chày (không biết cất giấu chỗ nào) dọa dẫm, nhất định tui nằm đây với bác, chết thì chết chung…

Xóm Ven Rừng cũng là một truyện ngắn hay của Phạm Ngọc Lư. Câu chuyện đơn giản, mộc mạc kể về những sinh hoạt thường nhật ở một làng thuộc miền Trung Cao Nguyên. Tuy chỉ là những chuyện vặt, không có mâu thuẫn, kịch tính cao độ, nhưng đằng sau nó để lại nhiều điều phải suy ngẫm về thế thái và tình người.

Có thể nói, đọc tập truyện Sợi Khói Bay Vòng của Phạm Ngọc Lư đã cho thế hệ sinh sau đẻ muộn như chúng tôi hiểu sâu hơn về chiến tranh, về tình yêu, và con người miền Trung Cao Nguyên của trên, dưới nửa thế kỷ đã qua. Và hơn thế nữa, người đọc cũng được hiểu thêm về nhân cách, cũng như tài năng sáng tạo của thi sĩ Phạm Ngọc Lư.

*Nghệ thuật viết truyện ngắn của Phạm Ngọc Lư.

Gần đây, tôi đã đọc khá nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, văn xuôi do các nhà thơ viết. Để lại nhiều ấn tượng nhất trong tôi, có lẽ là truyện ngắn và những bài tản văn, chính luận của nhà thơ Trần Trung Đạo. Văn Trần Trung Đạo giầu chất thơ, chất trữ tình. Và có một điều thú vị, khi đọc văn Phạm Ngọc Lư, tôi gặp lại chất thơ, chất chữ tình ấy, dù Sợi Khói Bay Vòng đã được ông viết cách nay cả nửa thế kỷ.

Với bút pháp khi hiện thực, lúc siêu hình, kỹ thuật bố cục giầu kịch tính, đậm chất điện ảnh, mở đầu đến kết thúc một cách bất ngờ, Phạm Ngọc Lư luôn bỏ ngỏ câu chuyện, buộc người đọc phải suy nghĩ. Do vậy, truyện ông đem đến cho người đọc có suy nghĩ khác nhau, và thường gây ra những tranh luận. Nếu Tàn Đông với kết thúc bằng thày Kiền bỏ đi, trước cái chết của người học trò, thì truyện Tình Hoài cũng được kết thúc cũng bằng sự ra đi, và để rơi chiếc hộp, lại là một ẩn số, làm người đọc phải ngơ ngác. Ta hãy đọc lại đoạn kết đậm chất điện ảnh ấy, của truyện Một Chuyện Tình Phải Quên Đi, để suy ngẫm: Đó là tên truyện, hay mối tình buộc phải chấm dứt, phải quên đi của người đàn bà góa bụa?:

“Mươi hôm sau tôi tìm lại được những trang bản thảo viết về mối tình của tôi và Xuyên ba năm trước, ngậm ngùi đọc. Xong, tôi gởi đến Xuyên kèm một cái thư rất ngắn :

“Xuyên, anh vẫn yêu em như ngày nào. Ngày nào, tình ta thơ ngây tuyệt vời quá, em nhớ? Cònnhững dòng chữ nầy làm chứng. Em hãy đọc để hiểu lòng anh, cái tốt cái xấu của anh. Câu chuyện chỉ tạm thời kết thúc, anh nghĩ mình còn viết tiếp được bởi vì Trời đã cho hai nhân vật trong truyện tái ngộ và họ có lý do để gần nhau, sống hạnh phúc bên nhau. Em đồng ý?”

Ít hôm sau, Xuyên gởi trả lại tôi xấp bản thảo, không bày tỏ ý kiến gì ngoài ba chữ ngắn ngủn nàng viết thêm vào sau cái tựa đề của truyện. Thành ra: MỘT CHUYỆN TÌNH PHẢI QUÊN ĐI!“

Có thể nói, xuyên suốt Sợi Khói Bay Vòng, Phạm Ngọc Lư đã sử dụng ngôn ngữ sống, ngôn ngữ điện ảnh, làm cho lời văn sinh động. Ông luôn tạo ra tình huống, mâu thuẫn, tuy nhẹ nhàng, nhưng hành động nhân vật luôn đẩy tới kịch tính, và những thắt nút ấy, được cởi mở một cách đột ngột, bất ngờ. Trích đoạn trong truyện Tình Hoài đưới đây, là một trong những đoạn văn hay nhất, mà tôi đã được đọc trong thời gian gần đây. Ngoài lời văn đẹp, trong sáng, ta còn thấy được tài năng sáng tạo và xử lý những tình huống của Phạm Ngọc Lư:

“Tố Nương bước ra ngồi bên cạnh hồi nào không hay, mãi khi dứt “khúc sáo xuất thần”, tôi mới nghe tiếng thở dài và giọng chị nói:
- Buồn quá!
- Ừ, buồn nhỉ!
- Tiếng sáo kia.
– Sao?
- Não nề thống thiết nghe… rụng tim!
- Xạo.
Tố Nương cười lên một tiếng nhỏ. Tôi nhìn sững chị, mắt chạm mắt, như thôi miên hớp hồn, như soi bóng mình trong lòng đồng tử của nhau. Im lặng. Ánh
trăng vụt lu mờ rồi tắt câm. Hồ như đêm ngưng thở, thời gian khẽ đứng sững lại. Lặng thinh. Bỗng, cái ống sáo rơi xuống nền gạch vang lên một tiếng khô khan, hoảng hốt…“

Đã hơn một lần tôi viết, nếu văn chương không đi thẳng vào cuộc sống, xã hội đương thời một cách trung thực nhất, thì những trang viết đó chỉ những trang sách chết. Thật vậy, đọc Phạm Ngọc Lư, không chỉ thấy những mặt phải, mà ta còn thấy được cả mặt trái của xã hội đương thời, trên từng trang viết của ông. Một thiếu phụ có chồng là lính chiến chơi đêm, một làng ven rừng với hỉ, nộ, ái, ố, hay những thanh niên trốn lính…tất cả hiện lên một cách trung thực dưới ngòi bút của Phạm Ngọc Lư. Cái tính hiện thực đó làm cho văn của ông sinh động, giá trị và chân thật hơn. Đoạn trích trong Xóm Ven Rừng dưới đây, sẽ chứng minh cho điều đó:

“…Nhưng chị để dành nước mắt đợi ba bốn tháng sau mới khóc ào một trận, khóc ré như trẻ thơ bị giật ra khỏi vú mẹ: anh Trợ đi dân vệ ở luôn dưới quận và đã lấy một chị hàng xén giàu tiền giàu tuổi hơn anh. Chị Bòng đập vỡ ly chén, đá tung nồi xoong vẫn chưa hả giận cái “thằng phụ bạc, đểu giả”. Chị đóng cửa quán mấy ngày liền nằm tủi thân ấm ức. Tính ra anh Trợ ba-xị-đế đã ăn lường non hai chục kí lô bánh bèo, uống gạt cả mười lít rượu, nuốt luôn năm mươi gói
Ruby…“

Để tránh được sự kiểm duyệt và đạt được hiệu quả chuyển tải cao nhất, một số nhà văn ở trong nước đã buộc phải sử dụng bút pháp siêu thực, khi dựng truyện. Lấy những chất liệu có thật nhất ngoài xã hội đưa vào đằng sau của sự sống, tạo nên “bức tranh“ siêu thực. Gần đây, ta có thế thấy như: Dạ Tiệc Qủi của Võ Thị Hảo, hay Cò Hồn Xã Nghĩa của Phạm Thành…Đọc Phạm Ngọc Lư, ta có thể thấy gần nửa thế kỷ trước ông đã sử dụng thủ pháp này. Và ông đã dựng lại cái chết và sự hủy diệt Huế vào tết Mậu Thân 1968. Tuy nhiên, cũng như những trang viết hiện thực, lời kể của bức tranh siêu thực Phạm Ngọc Lư vẫn mộc mạc, trình tự và mạch lạc. Sự hình tượng hóa, không chỉ trong thơ, mà trong văn của ông một cách sâu sắc. Đoạn trích trong truyện Mộng Thấy Mình Đã Chết dưới đây, là một trong những đoạn văn đẹp và giầu hình tượng của Phạm Ngọc Lư:

“Tôi đã chết? Con đò đưa linh hồn thả về bên kia bờ quá khứ cháy bùng lên, chìm xuống mặt biển sóng gió trùng trùng nô giỡn nhẫn tâm giữa nỗi quên lãng mông mênh ngút ngàn thiên địa tận. Đêm nay, trí nhớ chết đuối, cõi sống rã rời như những mảnh ván còn lại trong một vụ đắm tàu còn nổi lêu bêu dập dềnh. Nhưng tôi là con chim đen bay hoài trên mặt nước động không tìm ra khúc gỗ trôi nổi nào sà xuống trú chân.“Anh đã chết vào sáng sớm ngày mồng 7 Tết dưới gốc cây nêu trước ngõ. Em còn về ngoài đó, nhớ hôm giỗ anh ghé lại thắp giùm một nén nhang và hạ luôn cây nêu xuống.“

Để lý giải, tại sao Phạm Ngọc Lư đã phải mượn cõi ảo, để nói về cõi thực như vậy? Ta có thể thấy, dù chứng kiến sự dã man và hãi hùng đó, nhưng ông vẫn không tin đó là sự thật. Bởi nó chỉ có thể xảy ra ở một thế giới vô hình, ở bên kia cuộc sống của con người. Và chỉ có thể lấy cõi âm để viết về cái chết, thì mới chuyển tải hết sự dã man và nỗi đau tột cùng của con người. Tôi nghĩ, khi viết những truyện này, Phạm Ngọc Lư trong trạng thái bị tổn thương, xúc động mạnh, và bị kích động tâm lý. Và đã đứng trước cái hố chôn sống ba, bốn chục người, một sự thật rõ ràng, nhưng không một ai (dám tin) có thể tin. Vâng! Có lẽ, chỉ người có thần kinh thép mới chấp nhận được sự thật kinh khủng đó:
“…Bọn cán bộ biết thế nào cũng thất trận nên đã vội giết tụi chúng (thành phần đắc lực) trước khi rút lui… Anh hỏi vì sao hả? Dã man thật, làm vậy cốt phòng ngừa việc mấy thằng ấy hồi chánh khai toạc những bí mật cơ sở, chính mấy tên bị bắt nói trắng trợn như thế. Cũng đáng đời. Những người trong làng bị chôn sống đều do tay thằng Mộc cả, bây giờ hắn chết rồi còn ai biết chỗ lấp xác mà đi tìm. Ghê quá anh à, hồi kháng chiến cũng có chôn tươi tụi Tây bắt được (chính mắt tôi chứng kiến) nhưng đâu có tàn nhẫn ba bốn chục người một hầm bằng thời nầy…” (Một dòng sông trong miệng ngậm)

Điều tất nhiên, cuốn sách nào cũng vậy, có hay chắc chắn sẽ phải có dở. Tuy lời văn sáng và đẹp, nhưng có khá nhiều câu dài, làm cho người đọc như bị hụt hơi. Những đoạn văn này, có thể ngắt làm hai, ba câu hoàn chỉnh, chắc chắn làm cho câu văn, đoạn văn rõ ràng và mạch lạc hơn. Không rõ, những nhược điểm này, của tác giả hay thuộc về những người sưu tầm đánh máy? Nhưng với tôi, dù thế nào đi chăng nữa, lỗi chính này vẫn thuộc về khâu biên tập cuối cùng. Ta đọc đoạn trích dưới đây, để thấy rõ điều đó:

“…Chuồi chiếc xe vào gốc trứng cá, Dành ngả lưng nằm phịch xuống võng, kẹp chân tuột đôi giày, kéo bựt cặp vớ đầy dăm cát, những mạch máu nơi chân vụt bò lên cồn cộn, tê buốt, Dành nhăn mặt duỗi ra từ từ cho đến khi xuôi hẳn thoải mái…”

Hoặc có thể thấy, ngay dòng đầu tiên của truyện ngắn Sợi Khói Bay Vòng, cũng là tựa đề của tập truyện, cho ta cảm giác gờn gợn khi đọc:

“Buổi sáng Bồng đi trời âm u đổ bụi mưa lay bay, nàng bâng quơ ngước nhìn màu mây trộn lỏng hơi nước đục mù nền trời và bước lững thững ra ngõ…” (trang 110). Và có lẽ, người biên tập kỹ tính, đoạn văn trên sẽ phải chấm, ngắt phảy như sau: “Buổi sáng Bồng đi, trời âm u đổ bụi mưa lay bay. Nàng bâng quơ ngước nhìn màu mây trộn lỏng hơi nước, đục mù nền trời và bước lững thững ra ngõ…”

Có thể nói, Sợi Khói Bay Vòng là tập truyện viết về tình yêu, con người thời chiến ở nông thôn miền Trung Cao Nguyên hay nhất mà tôi đã được đọc. Thường đọc những truyện viết trước đây vài, ba chục năm đã cho người đọc cảm giác có một khoảng cách. Nhưng đọc truyện Phạm Ngọc Lư viết cách nay đã nửa thế kỷ, vẫn thấy mới, và có những nét riêng biệt, kể cả văn phong đến từ ngữ sử dụng. Thật vậy, với ngòi bút hiện thực tài hoa, ông đã đóng dấu vào lòng người đọc bằng tác phẩm của mình.

Rồi đây, chế độ xã hội, con người sẽ phải trở về với cát bụi, nhưng tôi tin, cùng với văn học miền Nam, tên tuổi và những tác phẩm của thi sĩ Phạm Ngọc Lư vẫn sống mãi trong lòng người đọc.

Leipzig ngày 24-9-2016

© Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

Nhà đạo diễn nổi tiếng Akira Kurosawa

$
0
0

Những ngày gần đây, cuốn phim Cao bồi miền Tây của Mỹ The Magnificent Seven, Bẩy Chàng Dũng Sĩ quay năm 2016 được truyền thông nhắc tới rất nhiều. Phim mới chiếu và được phát hành khắp nơi trên thế giới do đạo diễn Antoine Fuqua thực hiện, dài hơn 2 tiếng tốn kém108 triệu, đã thu được 41 triệu, là phim ăn khách và có doanh thu cao nhất trong tuần. The Magnificent Seven 2016 bắt đầu được quay tại Baton Rouge , tiểu bang Louisiana ngày 18-5-2015, chiếu lần đầu tiên khai mạc Đại Hội điện ảnh Quốc tế tại Toronto , Canada ngày 8 tháng 9-2016. Nó đã quay lại (remake) cuốn phim miền Tây cùng tên năm 1960 của đạo diễn nổi tiếng John Sturges, nhà dàn cảnh này cũng quay lại từ một cuốn phim Nhật nổi tiếng Seven Samurai, Bẩy Người Hiệp Sĩ (1954) của đạo diễn Akira Kurosawa. Nội dung đề cao tinh thần diệt gian trừ bạo và sự hy sinh cao cả của bẩy chàng dũng sĩ cứu giúp người dân lương thiện đã được khán giả hoan nghênh khắp nơi.

Ảnh creenrant.com

Ảnh creenrant.com

Sự thực phim mang tên The Magnificent Seven đã được quay ba lần, lần đầu 1960 như trên, lần thứ hai vào năm 1998 (đạo diễn Geoff Murphy) và nay lần thứ ba (2016) cũng là cảnh Cao bồi miền Tây, cũng bắn súng cưỡi ngựa nhưng lối dàn cảnh mới mẻ hoàn toàn có phần sống động hơn. Bẩy Người Hiệp Sĩ của Akira Kurosawa đã được quay lại vào khoảng mười lần, đa số của Mỹ, lần gần đây nhất là Thất Kiếm (Bẩy Người Kiếm Khách) năm 2005 của Hồng Kông và Hoa Lục, đạo diễn Từ Khắc (Tsui Hark), đã được chọn chiếu khai mạc Đại hội điện ảnh Venice lần thứ 62 và cũng là phim quay lại của Seven Samurai.

Thất Kiếm là bộ phim dàn cảnh vĩ đại thu hút nhiều người xem, một trong những phim nổi đình đám nhất tại Hoa Lục, sau hai tuần chiếu đầu tiên đã thu được 61 triệu nhân dân tệ. Năm sau, 2006 họ thực hiện Thất Kiếm Hạ Thiên Sơn (Bẩy Tay Kiếm Khách Xuống Núi Thiên), đạo diễn Clarence Fok, Từ Khắc sản xuất gồm 39 tập dành cho truyền hình, dàn cảnh vĩ đại, đề tài võ sĩ đạo của Nhật đã được chuyển thành phim kiếm hiệp của Tầu.

Mặc dù giới phê bình điện ảnh Mỹ nhận định những phim quay lại của Seven Samurai không sôi nổi sống động và giá trị bằng phim chính, nhưng trên thực tế các phim quay lại rất ăn khách, nổi đình đám, doanh thu cao… trong khi phim gốc lại ít được biết tới.

Sự nghiệp điện ảnh

Akira Kurosawa được giới phê bình điện ảnh và giới làm phim Mỹ đánh giá là nhà đạo diễn lớn nhất, người có nhiều ảnh hưởng nhất tới nền điện ảnh thế giới (1), có vào khoảng hai mươi phim quay lại các tác phẩm của ông, phần nhiều của Mỹ.

Akira Kurosawa. Ảnh www.openculture.com

Akira Kurosawa. Ảnh www.openculture.com

Kurosawa sinh ngày 23-3-1910 tại Đông Kinh mất ngày 6-9-1998. Trong số các nhà đạo diễn nổi tiếng của Nhật thập niên 50 như Kinugasa, Mizoguchi, Kon Ichikawa.. chỉ có Akira Kurosawa được Tây phương ngưỡng mộ. Sự nghiệp làm phim của ông bắt đầu từ 1942 tới năm 2000 đã hoàn thành gần 30 cuốn xếp theo vần a, b, c như sau:

Bad sleep well (1960), Dersu (1975), Do Des Kadess (1970), Akira’s Dream (1990), Drunken Angel (1948), Hidden Fortress (1958), High and Low (1962), Live in Fear (1967) Idiot (1951), Ikiru (1952), Kagemusha (1980), Kurosawa noir (1942-62), Lower Depth (1957), Madayo (2000), Men Who Tread on Tiger Tail (1945), No Regret for Your Youth (1946), One Wonderful Sunday (1947), Quiet Duel (1949), Ran (1985), Rare Kurosawa (1948-55), Rashomon (1951), Rhapsody in August (1993), Sanjuro (1962), Sanjuro Sugata (1943), Scandal (1950), Seven Samurai (1954), Stray Dog (1949), Throne of Blood (1957), Yojimbo (1962).

Số phim của Akira được chọn chiếu tại ngoại quốc chỉ vào khoảng trên mười cuốn, phần nhiều được giải thưởng quốc tế hoặc giải Oscar, tôi đã được xem một số đầu thập niên 60 tại Việt Nam còn lại xem tại hải ngoại. Trong mười phim được coi là hay nhất mọi thời đại, Nhật đã có 3 hoặc 4 cuốn, riêng Kurosawa đã có hai cuốn Rashomon và Seven Saurai (2)

Xin sơ lược

-Rashomon, quay năm 1951, tài tử Toshiro Mifune, Machiki Kyo. Hồi ấy hãng Daiei miễn cưỡng nhận thực hiện cuốn phim này, họ cho là câu chuyện lẩm cẩm, khó hiểu, nhưng khi đi dự Đại hội điện ảnh Venice đã đoạt Sư tử vàng và sau đó được giải Oscar của Hàn lâm Viện Mỹ. Phim thành công vẻ vang, người Tây phương bắt đầu chú ý tới điện ảnh Nhật sau Rashomon. Mặc dù Akira Kurosawa được ca ngợi tại ngoại quốc, nhưng trong nước ông lại bị người Nhật chê bai (theo Allan Hunter trong cuốn Movie classics), họ nói là ông đưa những cảnh nghèo nàn lạc hậu của Nhật khiến người ta hiểu lầm về đất nước mình.

…Chuyện một vụ án mang không tìm ra sự thật, một võ sĩ đạo cùng cô vợ trẻ đẹp đi ngang qua khu rừng, vợ bị tên đạo tặc hãm hiếp, người chồng bị đâm chết .. lời khai của các nhân chứng trước công quyền khác nhau, không tìm ra sự thật. Một đề tài mới lạ, lối làm phim độc đáo khác thường sâu sắc mang nhiều ý nghĩa về tâm, lý bản chất ích kỷ của con người. Ai cũng che giấu một phần nào sự thật chỉ thể hiện những điều có lợi cho mình.

Một cái nhìn bi quan về sự thực trên cõi đời. Phim ảnh nghệ thuật để giải trí cũng vừa để chúng ta học hỏi vì nó phản ảnh trung thực cuộc sống, nó cũng chính là cuộc đời.

Truyện hay, diễn xuất điêu luyện, được đánh giá là kiệt tác phẩm hoàn chỉnh và được xếp trong số mười phim hay nhất mọi thời đại theo ý kiến các nhà đạo diễn quốc tế năm 1992 (Sight and Sound international film director poll 1992) (3) cuốn phim được ca ngợi khắp mọi nơi từ xưa tới nay, một thành công rực rỡ của nghệ thuật thứ bẩy, nó thể hiện nhiều bản chất của con người: ích kỷ, tàn bạo, phản bội, tình thương…

-Bẩy Người Hiệp Sĩ (Seven Samurai), Hãng Toho, quay năm 1954, tài tử Takashi Shimura, Toshiro Mifune. Đây là cuốn phim được người Mỹ quí trọng và ca ngợi nhiều nhất, cũng đã được xếp trong số mười phim hay nhất mọi thời đại. Akira Kurosawa được Tây phương coi như nhà đạo diễn hàng đầu về dàn cảnh chiến trận sinh động như tại đây.

….Nước Nhật thế kỷ thứ 16, giặc giã cướp bóc nổi lên như ong. Tại một thôn làng nghèo, hẻo lánh, bọn thảo khấu gồm bốn mươi tên bắt dân làng phải cống nạp cho chúng hết lúa gạo vào cuối vụ mùa. Bô lão và dân làng không chịu khuất phục, họ cử người đi thuê võ sĩ đạo giúp làng chống giặc.

Bẩy người hiệp sĩ đến tham gia, họ được bao cơm ăn cho tới khi hết chiến dịch, giúp dân làng đào hào, đắp lũy chống bọn thảo khấu, thắng trận vẻ vang, bọn chúng bị tiêu diệt, phía bẩy chàng hiệp sĩ chỉ có vài người sống sót.
Cuốn phim đề cao tinh thần bất khuất không chịu đầu hàng bạo lực, ca ngợi sự hy sinh của những anh hùng diệt gian trừ bạo.

-Ngai Vàng Đẫm Máu (The Throne of Blood), quay năm 1957. Akira dựa theo vở kịch Macbeth của Shakespeare để làm phim này qua khung cảnh nước Nhật. Mặc dù lấy đề tài bên Tây phương nhưng ông dựng lại rất khéo, y hệt như một giai đoạn chinh chiến trong lịch sử Nhật mà không thấy vết tích ngoại lai. Akira làm hay hơn phim Macbeth của Mỹ nhiều, tôi xem nửa chừng phải bỏ dở vì nó cổ lỗ sĩ và vì quay sát vở kịch.

…Một vị tướng quân nhiều tham vọng, bị bà phu nhân xúi dục lại tin vào tiên tri, ông đã sát hại Lãnh chúa để hy vọng đoạt ngôi. Vì tin vào thầy bói và bà vợ nên ngày càng sa lầy trong vũng máu của tội ác, ông đã chém giết các Tướng lĩnh khác và giết cả bạn bè .. để lên ngôi lãnh chúa. Cuối cùng Tướng quân phải đền tội, chính quân lính của ông quay lại xử ông, Tướng quân chết với tên cắm đầy mình như lông nhím.

Phim hay, giới phê bình cho rằng Đông Tây cũng giống nhau, cảnh đẹp, nhuốm màu tàn bạo. Toshiro Mifune diễn xuất điêu luyện.

-Thành Trì Ẩn Khuất (Hidden Fortress), quay 1958, rạp xi nê Sài Gòn hồi xưa dịch là Gái Thời Loạn (La Forteress Cachee). Các tài tử chính Toshiro Mifune, Misa Uehara, đoạt giải Sư tử bạc tại Đại hội Venice .

…Một viên Tướng soái trung thành với triều đại suy vong, ông phò một cô công chúa băng qua khu rừng hoang phế đến chốn bình an. Toshiro Mifune dũng mãnh, oai phong trong vai một Tướng soái võ nghệ cao cường, một mình trên lưng ngựa đối chọi cả bầy địch thủ. Misa Uehara trong vai cô công chúa dễ thương, lưng ong tha thướt. Nghệ thuật vững vàng, bố cục gọn, một cuốn phim giá trị nhưng ít được nhắc đến.

-Yojimbo. Quay năm 1962, được giải thưởng nam diễn viên xuất sắc tại Venice . Tài tử Toshiro Mifune

Toshiro Mifune. Ảnh www.pinterest.com

Toshiro Mifune. Ảnh www.pinterest.com

…. Năm 1860 chế độ phong kiến Nhật sụp đổ, xuất hiện một giai cấp mới: trung lưu. Một hiệp sĩ Samurai thất nghiệp lang thang đến một tỉnh nhỏ tìm việc làm cận vệ, đánh thuê. Hai gia đình băng đảng Ushi-Tora và Seibei kình địch nhau, họ nuôi nhiều lâu la chờ giết hại nhau.

Họ muốn thuê chàng nhưng chàng ta chỉ muốn đâm thọc cho hai bên giết nhau, chàng ta nhận tiền của nhà Ushi-Tora rồi giải thoát cho một thiếu phụ bị giam giữ, giết sáu tên lâu la. Họ biết âm mưu này bèn bắt trói đánh đập chàng tàn nhẫn. Chàng võ sĩ trốn thoát tới nhà ông chủ quán được ông giúp đưa ra một nơi hoang vắng tĩnh dưỡng. Trong khi ấy nhà Ushi-Tora mắc mưu chàng đem quân qua giết hại tàn phá nhà Seibei.

Chàng hiệp sĩ đã bình phục lại ra tay rửa hận, trận đọ sức cuối cùng giữa chàng và bọn ác ôn nhà Ushi-Tora diễn ra. Chàng vung gươm loang loáng, hàng chục tên ngã quị

Toshiro Mifune oai phong lẫm liệt, diễn xuất tuyệt vời. cảnh so gươm cuối phim thật sôi nổi hào hùng.

-Kagemusha. Quay năm 1980, tài tử Tatsuya Nakadai, Tsutomu Yamazaki, đoạt giải Nhành dương liễu vàng Đại hội điện ảnh Cannes , Pháp.

… Nước Nhật thế kỷ thứ 16. Lãnh chúa Shingen với đạo quân 25,000 người, trên cờ thêu khẩu hiệu: Nhanh như gió, Lặng như rừng, Dữ như lửa, Chắc như núi. Ông bị thương nặng, khi sắp chết sai quần thần tìm người giống y như mình giả làm Lãnh chúa để kẻ địch tưởng còn sống sẽ không tấn công, kế hoạch ấy lừa địch được mấy năm. Một trận đọ sức cuối cùng quyết liệt diễn ra, sứ quân bị tiêu diệt.

Dàn cảnh vĩ đại, mầu sắc lộng lẫy, chiến trận sống động vang dội tiếng đạn bay súng nổ trong làn khói xanh mù mịt, các đợt tấn công của kỵ mã, bộ binh… ồ ạt bị thảm bại trước mũi súng đối phương, điều không ngờ là hồi đó họ đã có nhiều súng hỏa mai như vậy.

Phim được Tây phương khen ngợi nhiều song nhạc đệm rất non kém với tiếng kèn vụng về không cân xứng với một siêu phẩm được ca ngợi.

-Ran. Quay năm 1985, tài tử Tatsuya Nakadai, Akira Teras, được giải thưởng của Hàn lâm viện Mỹ. Akira Kurosawa dựng lại vở King Lear của Shakespear trong khung cảnh lịch sử nước Nhật, cuốn phim được ca ngợi khắp nơi.

….Quốc vương Hidetora đã già, ngài muốn chia đều giang san cho ba vị hoàng tử, nhưng các cậu quí tử này tranh dành quyền lợi gây nên cuộc chiến cốt nhục tương tàn, phản lại phụ vương khiến ngài điên loạn. Gia đình giang sơn tan nát trong cơn khói lửa.

Akira Kurosawa đã tiến những bước dài về dàn cảnh chiến trận dã sử, cũng giống như trong Ngai Vàng Đẫm Máu, khán giả không hề thấy dấu tích của vở kịch ngoại lai, họ tưởng như sống trong khung cảnh phong kiến xa xưa của nước Nhật
-Giác Mơ Của Akira Kurosawa (Akia Kurosawa’s Dream). Quay năm 1990, gồm tám giấc mơ của nhà đạo diễn từ thuở thơ ấu tới nay giống như tập truyện ngắn dễ thương. Trong Núi Phú Sĩ Đỏ ông mơ thấy các lò nguyên tử bị nổ làm cháy núi Phú sĩ, bụi phóng xạ bay đầy không trung khiến người ta sợ hãi nhẩy xuống biển. Trong Con Quỷ Khóc, ông mơ thấy chiến tranh hỏa tiễn, bom nguyên tử tàn phá thế giới, con người biến thành quỉ, đau đớn khóc than. Trong Làng Với Nhà Máy Xay Nước, ông mơ một thôn làng xinh đẹp có các nhà máy xay lúa chạy bằng nước, cuộc sống trở về thiên nhiên, từ bỏ văn minh cơ khí…

Những phim quay lại của Akira

Ông đã được các nhà đạo diễn lớn của Hollywood cũng như giới phê bình phim Mỹ nhìn nhận là người có ảnh hưởng hàng đầu với điện ảnh Mỹ cũng như trên thế giới (inspired a generation of filmmaker)

Có vào khoảng 20 phim quay lại, bắt chước phim của nhà đạo diễn tài danh này gồm Mỹ, Ý, Nhật, Hồng Kông, Đài Loan (không kể những phim Nhật). Ngoài ra có nhiều phim chịu ảnh hưởng của Kurosawa phần nhiều của Mỹ. Nay người ta vẫn tiếp tục quay lại (remake) phim của ông nên không biết chính xác là bao nhiêu.

Rashomon có 3 phim remake

-Outrage, Mỹ 1964, quay lại, đạo diễn Marin Ritt, tài tử Paul Newman, Claire Bloom trong khung cảnh cao bồi miền tây
-L’année Dernìere à Marienbad (Năm Ngoái Tại Marienbad) phim Pháp, quay 1961, đoạt giải Sư tử vàng tại Venice, đạo diễn Alain Resnais nhìn nhận ông đã chịu ảnh hưởng của Rashomon.

…Một ông X gặp bà A tại một tòa lâu đài ở Marienbad bên Tiệp Khắc, nơi các nhà giầu hay lui tới. Ông nói năm ngoái có gặp bà này tại Marienbad đi với một ông nào ấy. Bà A nói ngược lại, hai người tranh cãi nhau để tìm ra sự thật qua nhiều hình ảnh quá khứ, hiện tại (dựa theo A History of Narrative Film của David A Cook)

-Năm 1960 đạo diễn Mỹ Sidney Lumet cũng quay lại phim Rashomon dành cho truyền hình.

Xin kể thêm 2 cuốn phim Ấn Độ quay 1954 Tamil film, Andha-Naal, và Viru Maandi năm 2004 cũng chịu ảnh hưởng của Rashomon, nó cũng ảnh hưởng nhiều phim ảnh Mỹ như Courage under fire, The Usual Suspect, One Night At Mc Cool’s , Basic; Hoodwinked, Television series Boom town.. Star Trek: The Next Generation, A Different World, My Name is Earl, Veronica Mars, Good Times, The X Files, Happy Days….

Phim Seven Samurai, Bẩy Người Hiệp Sĩ quay 1954 đã được quay lại khoảng 10 lần.

-The Mangificent Seven, Bẩy Chàng Dũng Sĩ quay 1960, phim Mỹ đạo diễn tài danh John Sturges, người đã thực hiện phim miền tây nổi tiếng Gunfight At OK Corral 1957. Các tài tử nổi tiếng Yul Brynner, Horst Bucholz, Charles Bronson, Jame Coburn. Phim remake nhưng không xin phép tác giả Akira (unauthorized). Phim không thành công mấy.

…Một làng Mễ Tây Cơ sát biên giới Mỹ, bọn cướp về hà hiếp trấn lột nhân dân. Chức sắc làng hội thảo rồi đi thuê các tay súng anh hùng về giúp làng. Hiệp sĩ trưởng Christ tuyển được bẩy tay thiện xạ về dậy dân làng tập bắn, đào hào chống giặc. Bọn cướp trở lại bị bẩy dũng dĩ và dân làng đánh một trận tơi bời.. ít lâu sau, dân làng âm mưu với bọn cướp, tước vũ khí bẩy chàng và yêu cầu họ ra đi. Các chàng ra đi, được trả lại súng. Rồi bẩy người lại trở về giết sạch bọn cướp
Truyện phim có đổi khác một chút, diễn xuất trung bình, dàn cảnh sơ sài không hiện thực lắm.

-The Return of The Magnificent (Bẩy Dũng Sĩ Trở Về). Quay 1966, đạo diễn Burt Kennedy, cũng tài tử trọc đầu Yul Brynner. Truyện cũng gần giống như phim trên.

… Bọn cướp rât đông về làng bắt hết đàn ông đi làm phu phen, các bà bèn đi tìm mấy tay súng hào hiệp thuê họ về giêt giặc. Hiệp sĩ trưởng Christ (Yul Brynner) mộ được bẩy tay súng giải thoát cho những người bị bắt được về .Tướng cướp lại kéo binh đến áp lực bị dân làng và bẩy chàng dũng sĩ giáng cho chúng những đòn chí tử, cả bọn chạy như vịt, nhiều tên bị giết.

Tướng cướp căm giận quyết phục thù, trở về bản doanh bắt hết thanh niên cầm súng, lực lượng lên tới hai trăm người, hắn kéo binh trở lại tính làm cỏ làng này.

Các dũng sĩ xuất quân vờ thua chạy nhử cho cướp vào làng, trên nóc nhà thờ, một dũng sĩ dùng chất nổ châm ngòi liệng xuống, bọn cướp chết như rạ, tướng cướp bị giết, số còn lại lui binh. Phía dũng sĩ chỉ còn hai người sống sót. Phim lôi cuốn ác liệt hơn phim trên.

-Gun of the Magnificent (Súng Của Bẩy Chàng Dũng Sĩ). quay 1969, đạo diễn Paul Wendkos, tài tử George Kennedy, Jame Whitmore.

…Tại môt địa phương Mễ Tây Cơ gần biên giới Mỹ, nhân dân bị chính quyền áp bức cai trị hà khắc, âm mưu chống đối bị đàn áp, tàn sát dã man. Lực lượng cách mạng nổi dậy cho người qua biên giới thuê các tay cao bồi Mỹ giúp dân. Người hùng Christ tuyển được bẩy tay thiện xạ đến giúp họ. Chính quyền Mễ rất mạnh, đồn cảnh sát có tới hai trăm lính, trên tháp canh có súng máy.

Christ bèn cho phục kích một đoàn cảnh sát áp tải xe tù đi làm về, địch bị đánh bất ngờ chết như rạ, chàng giải thoát bọn tù rối lấy súng cảnh sát trang bị cho họ. Sau đó đánh giải thoát một đám tù nữa lấy súng trang bị cho tù chuẩn bị đánh.
Lực lượng Christ đã đông, mở trận tấn công đồn, chiếm tháp canh lấy súng máy, dùng mìn phá sập cổng trại ùa vào sân, địch bị đánh bật ngờ hốt hoảng chạy, địch yếu thế bị tiêu diệt nhiều, các dũng sĩ cũng hy sinh.

Cuối cùng Christ kết liễu đời tên trưởng đồn tàn ác, ngoài anh ra chỉ còn một dũng sĩ sống sót. Christ chào dân làng ra đi, chàng để lại túi tiền, chỉ giúp nhân dân vô vụ lợi. Phim lôi cuốn, thực hơn hơn các phim trên, George Kennedy đóng nổi hơn Yul Brynner.

-Seven Warriors (Bẩy Người Chiến Sĩ). Quay 1989, phim Hồng Kông, đạo diễn Terry Tong, các tài tử Adam Cheng, Jacky Cheung, Max Mok. Phim cũng quay lại của Seven Samurai.

Truyện sẩy ra dưới thời sứ quân bên Trung Hoa, nhiều quân lính đi ăn cướp nhũng nhiễu nông dân. Tại một làng nhỏ thường hay bị cướp bóc, dân làng mướn bẩy chàng chiến sĩ gan dạ để bảo vệ thôn xóm chống bọn thảo khấu.
Các chiến sĩ lãnh đạo dân làng chiến đấu cùng họ, cuối cùng đánh bại bọn giặc cướp. Phim rất ăn khách từ 26-8 tới 13-9-1989 thu được 6 triệu 646 ngàn Đô la Hồng Kông.

-The Magnificent Seven (Bẩy Chàng Dũng Sĩ). Quay 1998, đạo diễn Geoff Murphy, tài tử Micheal Bien, Eric Close.
… Tại một làng dân tộc thiểu số gốc da đỏ, da đen. Một ông Đại tá già gian ác kéo bốn chục tên lính và khẩu đại bác về làng bắt gà vịt, cướp bóc lương dân, hẹn sẽ trở lại lấy vàng. Dân làng cử người lên tỉnh thuê các tay súng anh hùng về chống cướp. Khi Đại tá kéo binh về, trương cờ chính phủ thì bị bẩy dũng dĩ hiệp lực với dân làng đẩy lui.

Các dũng dĩ huấn luyện dân làng tập trận chờ giặc tới, ít lâu sau, tên Đại tá lại kéo quân tới với lực lượng hùng hậu hơn bắt dân nạp vàng nhưng bị sỉ nhục, hắn cho nã đại bác vào làng cho tới khi mọi người phải đầu hàng. Bọn giặc cướp kéo vào làng nhưng bị các dũng sĩ cướp khẩu pháo bắn địch rồi xung phong đánh hỗn chiến, tên Đại tá bị giết, tàn quân rút lui, các dũng sĩ từ giã dân làng ra đi.

Diễn biến nhanh, dồn dập

Những phim quay lại Seven Samurai từ năm 2000 gồm hai cuốn phim Tầu: Thất Kiềm, Thất Kiếm Hạ Thiên Sơn (2005) và cuốn mới quay The Magnificent Seven 2016 kể trên.

Ngoài ra phim Wild Bunch (Bọn Hoang dã). Quay 1969, đạo diễn Sam Peckinpah chịu ảnh hưởng của Seven Samurai, có nhiều tài tử nổi tiếng William Holden, Ernest Borgine, Edmond … O’Brien

…Năm 1914 tại Texas , một bọn ngoài vòng pháp luật đánh cướp nhà băng rồi vượt biên giới sang Mễ Tây Cơ.
Nhóm này chống lại bạo lực, đứng về phía những người dân nổi dậy, bọn này phá rối trị an nhưng cũng là các tay anh hùng của nhân dân, cách mạng.

Phim chịu ảnh hưởng của Seven Samurai tương đối giá trị hơn các phim miền Tây khác, mang tính chất tàn bạo.
Về mặt nghệ thuật, các phim Magnificent Seven kể trên đều không bằng Seven Samurai của Akira Kurosawa. Phim gốc hiện thực hơn, Akira đã dựng cảnh một thôn làng có cổng ra vào, nhiều cây cổ thụ, tiểu lộ quanh co. Cảnh chiến tranh trong phim Nhật có chiến thuật hơn, hiệp sĩ trưởng cho đào hào, làm hàng rào rất kỹ chỉ để một con đường độc đạo để dụ giặc cướp vào. Ngược lại các pha chiến trận trong các phim quay lại phóng đại chỉ có tính thương mại. Mặc dù nội dung phim remake có thay đổi nhưng vẫn giữ tinh thần bản chính, nêu tinh thần bất khuất không đầu hàng bạo lực.
Phim Yojimbo cũng đã được quay lại hai lần .

-A Fisful of Dollars (Một Nắm Đô La), 1964, phim Ý-Tây Ban Nha-Đức, đạo diễn Ý nổi tiếng Sergio Leone, tài tử Clint Eastwood, Mariannae Koch.

Đây là cuốn phim cao bồi kiểu Ý nổi tiếng, được coi như một cuộc cách mạng trong đề tài cao bồi miền Tây. A Fisful of Dollars bắt chước Yojimbo gần như hoàn toàn nhưng không xin phép tác giả Akira. Phim này rất ăn khách khiến Akira Kurosawa viết thư cho Sergio Leone khen hay và nói đã bắt chước theo phim của ông và đòi chia tiền bản quyền. Cuối cùng thưa ra pháp đình, tòa xử Akira được 15% tiến doanh thu phim này trên thế giới. Tôi sẽ viết riêng bài về phim này
-Last Man Standing, 1996, phim Mỹ, đạo diễn Walter Hill, tài tử nổi tiếng Bruce Willis, đề tài băng đảng Mafia Texas, có xin phép tác giả. Phim chính thức nhìn nhận quay lại của Seven Samurai, trừ vài chi tiết nhỏ, nội dung thực hiện giống hệt như Yojimbo.

… Chàng ganster Mỹ Smith lái xe qua Mễ, dừng chân tại một tỉnh nhỏ nơi không luật pháp, anh đâm thọc hai băng đảng mafia địa phương, giải thoát một người đàn bà….cuối cùng chàng tiêu diệt bọn băng đảng này.

Nghệ thuật trung bình, phim ít được chú ý, về diễn xuất nếu so sánh phim chính và phim quay lại Toshiro Mifune trông vẫn oai vệ hảo hán hơn Clint Eastwood và Bruce Willis.

Thành Trì Ẩn Khuất (The Hiden Fortress) có một phim quay lại.

-The Last Day of Hsianyanga. Quay 1968, Phim Hồng Kông- Đài Loan đạo diễn Fu Di Lin, tài tử Tien Yeh, Tinny Ng Sau-Fong, Chang Hsiao-yen.

Năm 2000 và 2007 họ cũng làm lại đề tài này, nội dung giống như The Hiden Fortress nhưng bối cảnh Trung Hoa.
Phim Kagemusha, 1980 có một phim quay lại.

-Masquerade. Quay 2012, Hàn Quốc, đạo diễn Choo Chang Min, Tài tử Lee Byung-Hun, Ryu Seung-Ryong, Han Hyo-joo.Thu được hơn 12 triệu vé, hiện là cuốn phim đông khán gỉa vào hàng thứ sáu của Đại Hàn. Phim đã được một số giải thưởng: năm 2013, Đại hội điện ảnh phim Á châu tại Dallas (Mỹ) và 2013 tại Đại hội điển ảnh Hàn quốc tại Úc về phim hay, đạo diễn, truyện phim, diễn xuất…

Nhìn chung có vào khoảng 20 phim quay lại của Kurosawa chưa kể nhiều phim chịu ảnh hưởng của ông như cuốn phim nổi tiếng Star Wars.

Theo nhà phê bình điện ảnh Mỹ Kevin Thomas, phim Star wars trilogy (Tam đoạn kịch) coi như chịu ảnh hưởng của Kurosawa. Phim gồm ba cuốn:

1- New Hope , George Lucas viết truyện và đạo diễn quay 1977
2- The Empire Strikes Back, quay 1980, Lucas viết truyện và đạo diễn.
3- Return of The Jedi, quay 1983, Lucas viết truyện, Richard Marquand đạo diễn.

Đây là bộ phim giả tưởng với nhiều ảo thuật cao cấp, một cuộc chiến giữa các vì sao ở giải Ngân Hà, trong đó cuốn thứ hai hay nhất, George có tinh thần hài hước rất cao, toàn bộ cho thấy sức tưởng tượng của con người đã tiến những bước rất xa.

Bộ phim xuất hiện những chàng Võ sĩ đạo không gian trong bộ Kimono, tóc búi ngược, cầm kiếm tia sáng La de (Laser beam). Những màn chiến đấu ác liệt chống xâm lược, một cuộc chiến giữa thiện và ác và cuối cùng chính nghĩa tất thắng. Phim chịu ảnh hưởng một chút tinh thần hiệp sĩ của Kurosawa.

Trong số các phim quay lại và chịu ảnh hưởng của Akira như trên chỉ riêng cuốn L’année Dernìere à Marienbad của nhà đạo diễn Pháp Alain Resnais được giải Sư tử vàng Đại hội điện ảnh Venice năm 1962, còn lại hầu hết giá trị trung bình.
Các nhà đạo diễn danh tiếng Á châu như Kinugasa, Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca, Lý An….chưa ai có địa vị như Akira Kurosawa, người đã được giới làm phim Tây phương vô cùng ngưỡng mộ coi như bậc sư hàng đầu của nghệ thuật thứ bẩy.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

————————————–
Cước chú

(1) Các nhà phê bình điện ảnh như Pauline Kael, báo New Yorker viết “có lẽ Kurosawa là nhà làm phim hiện đại lớn nhất (Kurosawa is perhaps the greatest of all contemporary film craftmen…). Kevin Thomas nói Kurosawa được nhiều người coi như nhà đạo diễn lớn nhất thề giới (báo Los Angeles times), cũng theo Kevin Thomas các nhà đạo diễn lớn của Mỹ như Steven Spielberg, George Lucas, Francis Cappole, Martin Scorses…đều nhìn nhận Kurosawa là người có nhiều ảnh hưởng nhất với điện ảnh Mỹ cũng như điện ảnh thế giới (primal influence)
(2) Rashomon (1951), Bẩy Người Hiệp Sĩ (1954), và Tokyo Story (1953) đã được Sight and Sound international film director poll 2002 xếp trong số mười phim hay nhất mọi thời đại (best film of all time) trên thế giới qua thăm dò giới phê bình và đạo diễn
Rashomon, Bẩy Người Hiệp Sĩ và Ugetsu (1953) cũng đã đươc xếp trong số mười phim hay nhất mọi thời đại theo ý kiến các nhà đạo diễn quốc tế 1992 (Sight and Sound 1992).
(3) Sight and Sound, nguyệt san điện ảnh của Hàn lâm viện điện ảnh Anh Quốc

Donald Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc

$
0
0

9956

“Trung tâm trọng trường của thế giới đang ngày càng dịch chuyển sang châu Á” – Barack Obama.

Nói thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi.

Có nhiều điều về sức mạnh Trung Quốc mà Obama và các đồng sự ủng hộ thuyết toàn cầu của ông ấy không muốn bạn biết. Nhưng, không một ai biết sự thật lại có thể ngồi yên và làm ngơ việc cường quốc kinh tế này [Mỹ – ND] sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm đến thế nào nếu các vị mà ta gọi là lãnh đạo ở Washington không cùng xắn tay hành động, bắt đầu đứng lên bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ và ngừng chuyển chúng ra thuê ngoài ở Trung Quốc.

Người ta dự đoán rằng đến năm 2027, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới – và điều này sẽ xảy ra nhanh hơn nữa nếu các xu hướng thảm họa trong nền kinh tế của Obama vẫn còn tiếp diễn. Nghĩa là trong vài năm tới, Mỹ sẽ bị nhấn chìm bởi cơn sóng thần kinh Trung Quốc – tôi đoán là đến năm 2016, nếu ta không hành động nhanh.

Điều này không xảy ra trong một đêm hay bất thần từ chân không. Chúng ta cứ ngần ngừ và làm ngơ trước những dấu hiệu cảnh báo suốt nhiều năm. Sự thật là, chúng ta đã thất bại nặng nề về công ăn việc làm trước Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W. Bush, thậm chí trước khi rơi vào thảm họa việc làm do Tổng thống Obama gây ra, thì từ năm 2001 đến năm 2008, Mỹ đã mất 2,4 triệu việc làm vào tay Trung Quốc.

Hơn 30 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng trung bình 9-10% một năm. Nhưng dưới thời Tổng thống Barack Obama, Trung Quốc đã phát đạt nhanh một cách bất thường và Mỹ cũng thua lỗ nhanh một cách bất thường. Chỉ riêng quý I năm 2011, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ vũ bão 9,7%. Còn tỷ lệ tăng trưởng quý I của Mỹ thì sao? Một con số đáng xấu hổ: 1,9%. Chúng ta có 14,4 triệu người mất việc. Chúng ta cần hành động.

Quan hệ của Mỹ với Trung Quốc đang đến bước quyết định. Chúng ta chỉ có rất ít thời gian để đưa ra những quyết định cứng rắn cần thiết nhằm giữ vững vị thế của ta trên thế giới. Cứ khoảng 7 năm, nền kinh tế Trung Quốc lại tăng trưởng gấp đôi. Đó là một thành tựu kinh tế khủng khiếp, và đó cũng là lý do tại sao hết năm này đến năm khác họ đánh bại ta về thương mại.

Ngay lúc này, ta đang có một khoản thâm hụt thương mại khổng lồ là 300 tỷ đô-la với Trung Quốc. Nghĩa là mỗi năm Trung Quốc kiếm được từ Mỹ khoảng 300 tỷ đô-la. Khi tôi tham gia các buổi nói chuyện trên truyền hình và các chương trình tin tức, tôi nói ra con số đó, và mọi người thậm chí còn không thể hình dung nổi trong đầu một con số lớn như thế, song đó là sự thật. Chỉ tính riêng sự mất cân bằng thương mại thôi, thì cứ ba năm Trung Quốc lại gửi ngân hàng gần một nghìn tỷ đô-la của ta.

Và đáng buồn thay, trong khi công nghiệp chế tạo của Mỹ từng là vô địch, thì giờ đây, vì chuyện Trung Quốc lừa ta bằng đồng tiền của họ, nên các công ty Mỹ không thể cạnh tranh về giá, dù ta làm ra những sản phẩm tốt hơn nhiều. Bởi vậy, bây giờ Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới. Nhân đây cũng xin nói thêm là họ cũng có hơn ba ngàn tỷ đô-la ở ngân hàng dự trữ nước ngoài. Đó là số tiền đủ để Trung Quốc mua cổ phần chi phối mọi công ty lớn nằm trong danh sách chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones – các công ty như Alcoa, Caterpillar, Exxon Mobil, hay Walmart – và vẫn dư hàng tỷ đô-la trong ngân hàng.

Cứ 6 người trên hành tinh này thì có một người là người Trung Quốc. Dân số 1,3 tỷ người của họ vượt ta với tỷ lệ khoảng 4 trên 1. Đó là một nguồn nhân tài khổng lồ để xây dựng các doanh nghiệp, cung cấp nhân lực cho các khu chế xuất, đáp ứng đủ nhân sự cho các tổ chức giáo dục ưu tú, và xây dựng một lực lượng quân sự khổng lồ.

Một mối quan ngại lớn khác nữa là việc hàng năm Trung Quốc có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học. Cho đến nay, Mỹ vẫn vượt Trung Quốc về tỷ lệ tốt nghiệp đại học xét trên toàn bộ dân số, nhưng bạn phải hỏi liệu các trường đại học của ta có cho ra đời những sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng cần thiết để cạnh tranh không.

Tôi đọc thấy quá nhiều câu chuyện về các tập đoàn phải tổ chức các lớp giáo dục bổ túc cho nhân viên. Và khi bạn nhìn vào điểm thi ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, thì thật đáng báo động. Trong một nghiên cứu quốc tế có uy tín năm 2010 về trẻ em trong độ tuổi 15, Mỹ xếp thứ 25 trên 34 quốc gia về toán học. Còn Trung Quốc xếp thứ mấy? Thứ nhất.

Thực tế là, học sinh Thượng Hải không những đứng nhất ở môn toán mà còn đứng nhất về môn đọc và khoa học. Họ hoàn toàn hạ gục ta – và tất cả những người khác. Chắc chắn, nghiên cứu này hơi thiên lệch vì họ chỉ lấy mẫu học sinh ở Thượng Hải vốn là nơi có nhiều học sinh thông minh nhất Trung Quốc theo học. Nhưng, ngay cả tờ tạp chí có tinh thần tự do TIME cũng chỉ ra rằng, khi bạn xem xét những thay đổi nhân khẩu cực lớn đang diễn ra ở Mỹ, thì nguy cơ về giáo dục đã bắt đầu lấp ló phía trước. Chỉ trong một thế hệ nữa thôi, chúng ta sẽ là một quốc gia thiểu số trở thành đa số, và hiện thời có một con số đáng sợ là 40% trẻ em Mỹ Phi và Mỹ Latinh thậm chí không tốt nghiệp trung học phổ thông (chứ chưa nói đến đại học).

Trong tư thế là mục tiêu tấn công của Trung Quốc theo bạn thì Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có kế hoạch đưa hầu hết các lợi thế kinh tế và giáo dục của Trung Quốc nhắm vào đâu? Chính xác rồi đấy, vào các ngành công nghiệp quân sự và vũ khí. theo tiết lộ của một thông báo mới từ Lầu Năm Góc, Trung Quốc đang nhanh chóng tăng cường lục quân, thủy quân và rót hàng triệu đô-la vào việc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ I, tàu ngầm tấn công tiên tiến, các hệ thống phòng không tinh vi, các hệ thống chiến tranh không gian công nghệ cao và bổ sung cho kho tên lửa đạn đạo.

Phản ứng trước sự tăng cường vũ trang quân sự của Trung Quốc, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Michael Mullen đã nói: “Người Trung Quốc có mọi quyền phát triển quân sự họ muốn. Chỉ là tôi không thể hiểu nổi tại sao một số năng lực này, dù là [máy bay tàng hình J-20], hay thiết bị chống vệ tinh, hay vũ khí chống tàu chiến, thì phần nhiều lại có vẻ nhắm thẳng vào Mỹ.”

Những gì Trung Quốc đang làm trên mặt trận chiến tranh mạng cũng đáng báo động. Khi điều trần trước Ủy ban Quốc hội, Phó Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, Tướng James Cartwright, nói rằng Trung Quốc có liên quan rất sâu đến việc do thám thông tin máy tính của các mạng lưới thuộc cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ. Tướng Cartwright giải thích rằng gián điệp mạng có thể cô lập các điểm yếu của mạng vi tính và cho phép người Trung Quốc ăn cắp tin tức tình báo quý giá.

Vậy ta phải làm gì đây?

Trung Quốc đưa đến ba mối đe dọa lớn đối với Mỹ khi thao túng tiền tệ quá đáng, nỗ lực phá hủy nền tảng sản xuất của ta một cách có hệ thống; gián điệp công nghiệp và chiến tranh mạng chống lại Mỹ. Người Trung Quốc đã hà hiếp ta nhiều năm rồi. Nhưng, chính quyền Obamacó vẻ gần như đồng lõa trong việc muốn giúp người Trung Quốc giẫm đạp lên ta. Obama tuyên bố ta không thể làm những việc có lợi cho ta, bởi nó có thể sẽ châm ngòi cho một “cuộc chiến thương mại” – làm như thể lúc này ta không ở trong một cuộc chiến như thế vậy. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta có thể vượt qua các mối đe dọa của Trung Quốc bằng một một chiến thuật khôn ngoan và một nhà thương thuyết cứng rắn.

Việc Trung Quốc thao túng trên quy mô lớn đồng tiền của nước này có mục đích là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của nó và hủy hoại các ngành công nghiệp nội địa của ta. Khi chính quyền Trung Quốc thao túng đồng Nguyên [yuan] (đơn vị tiền Trung Quốc, có lúc còn được gọi là Nhân dân tệ) và định giá thấp nó, họ có thể bán hàng cho các nước khác với giá thấp hơn rất, rất nhiều so với một công ty Mỹ, vì đồng tiền của ta được định giá ở mức giá thị trường chính xác hơn. Nghĩa là, hàng hóa của ta được định giá cao hơn, và việc này khiến chúng kém cạnh tranh hơn.

Nhiều nhà phân tích đã cố xác định giá trị thực của đồng tiền Trung Quốc, nhưng thật khó có thể nói chắc vì giá trị luôn thay đổi. Tuy nhiên, quả thật dường như cũng có một sự nhất trí là đồng nhân dân tệ có vẻ bị định giá thấp đâu đó trong khoảng 40- 50% so với giá trị thực của nó. Nghĩa là người Trung Quốc có thể định ra mức giá chỉ bằng nửa giá của một nhà sản xuất Mỹ cho một hàng hóa hay dịch vụ tương tự. Điều này báo hiệu nguy cơ người lao động Mỹ mất công ăn việc làm, và đó chính xác là chuyện đang xảy ra ngay lúc này.

Hãy nhìn vào những gì mà hành động thao túng tiền tệ của Trung Quốc đã gây ra cho ngành công nghiệp thép của ta. Là một nhà thầu xây dựng nhiều tòa nhà xa hoa khổng lồ, tôi có thể cho bạn biết rằng công nghiệp thép có ý nghĩa sống còn đối với sức mạnh kinh tế của ta, và là một khoản chi phí quan trọng trong bất cứ công trình xây dựng nào. Theo Hiệp hội Sắt Thép Hoa Kỳ (AISI), hành động định giá thấp tiền tệ của Trung Quốc là hình thức “trợ giá lớn nhất” cho các nhà sản xuất Trung Quốc, là “chìa khóa” cho sự bùng nổ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc, và là “một nguyên nhân chính” cho sự mất cân bằng cấu trúc toàn cầu đang góp phần dẫn đến sự sụp đổ tài chính gần đây của Mỹ.

Sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc và các hoạt động thương mại không công bằng khác đã giúp ngành sản xuất thép thô của Trung Quốc nhảy vọt từ 15% tổng sản lượng toàn cầu năm 2002 lên một con số cao đến không ngờ là 47% năm 2008. Năm 2002, Mỹ chỉ nhập khẩu 600.000 tấn thép (3% trên toàn bộ số thép nhập) từ Trung Quốc. Đến năm 2008, Trung Quốc đã khiến chúng ta phải mua 5 triệu tấn thép. Và một lần nữa, họ làm được điều này chủ yếu là nhờ việc định giá thấp đồng nhân dân tệ.

Kinh tế gia Alan Tonelson đã rất đúng khi viết:

Trong tám năm dài, nhóm vận động hành lang cho Trung Quốc ở Washington – được cấp cho nguồn kinh phí thừa mứa bởi chính các công ty đa quốc gia có cơ sở ở Trung Quốc được hưởng lợi từ khoản trợ giá 50% này [nhờ đồng nhân dân tệ được định giá thấp] – đã phô ra những lý lẽ hợp lý hóa việc không làm gì. Cái giá thảm khốc giáng xuống ta khi làm theo lời khuyên của nhóm vận động hành lang cho Trung Quốc cũng đủ để chứng minh cho việc làm ngơ mánh khóe gần đây nhất của nó… Các nhà máy Mỹ buộc phải tiếp tục đóng cửa, lợi nhuận của những nhà máy sống sót được thì tiếp tục sụt giảm và thậm chí biến mất, số việc làm mất đi ngày càng tăng và tiền lương tiếp tục bị cắt giảm. Tệ hơn nữa, sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu lấy Mỹ làm trung tâm lại tiếp tục gia tăng cho đến khi chúng gây ra sự sụp đổ lớn nhất ở Mỹ và trên khắp thế giới kể từ sau cuộc Đại Suy thoái.

Những nhà quan sát khác, như thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa bang Alabama Richard Shelby, cũng thấy rõ. “Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đang thao túng đồng tiền của nước này để trợ giá cho hàng xuất khẩu,” Shelby nói. Về việc Trung Quốc mua trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ, Shelby nói: “Có lẽ đã đến lúc cần có điều luật mới để đảm bảo Bộ Tài chính chăm lo cho người lao động Mỹ, chứ không phải mấy gã chủ nợ Trung Quốc.”

Là nền kinh tế dẫn đầu thế giới, chúng ta là người bị thương tổn nặng nề nhất bởi các hoạt động thương mại dối trá của Trung Quốc – và bất kỳ có chút hiểu biết về kinh tế học đều biết là tôi đúng. Như CNN Money đã nói: “Hầu hết các nhà kinh tế học sẽ đồng ý với logic của Trump rằng Trung Quốc đang giữ giá trị đồng tiền của nước này ở mức thấp để giúp các nhà sản xuất của họ có lợi thế khi bán hàng sang Mỹ.”

Dĩ nhiên, trở lại năm 2008 trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, Barack Obama đã rất hưng phấn khi lớn tiếng phát biểu về những tác động tiêu cực của hành động thao túng tiền tệ. Khi còn là ứng cử viên, ông ấy thậm chí còn tán thành một dự luật sẽ thay đổi luật hiện hành để “định nghĩa thao túng tiền tệ như một hành động trợ giá cần áp thuế đối kháng (thuế chống phá giá)”. Giờ thì hãy tua nhanh đến năm 2012. Hiện nay, Obama lại nói những lời ngon ngọt về chủ đề này và thực hiện thuật ngoại giao “khẩn khoản” thường thấy của ông ấy với người Trung Quốc. thử nghe những gì vị tổng thống này nói về việc Trung Quốc định giá thấp đồng tiền của mình: “Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục mong giá trị đồng tiền của Trung Quốc ngày càng được định hướng theo thị trường, việc này sẽ giúp đảm bảo rằng không quốc gia nào có lợi thế kinh tế thái quá.”

Phát biểu này sũng sượt sự yếu đuối. “Chúng ta sẽ tiếp tục mong” bằng một phép màu nào đó người Trung Quốc từ bỏ những cách làm nguy hại của họ? Có đùa không thế? Cứ như thể nhờ phép màu nào đó, Trung Quốc đang cướp của chúng ta 300 tỉ đô-la mỗi năm nhưng ngày mai sẽ thức dậy và quyết định: “Các bạn biết gì không, chúng tôi thực sự cần chơi công bằng hơn với người Mỹ và thôi không cướp của họ tất cả công ăn việc làm, các công ty và hàng tỷ đô-la nữa.”

Có lẽ nhiều người sẽ cho là tôi đang nói quá tệ về Trung Quốc và những người đại diện của đất nước này. Sự thật là tôi rất nể trọng người dân Trung Quốc. Tôi cũng rất nể trọng những người đại diện Trung Quốc. Điều tôi không nể trọng là cách chúng ta thương lượng và đàm phán với Trung Quốc. Nhiều năm qua, tôi đã thực hiện nhiều thỏa thuận và giao dịch với người Trung Quốc. Tôi đã kiếm được một khoản tiền khổng lồ. Tôi đã bán các căn hộ với giá 53 triệu đô-la, 33 triệu đô-la và nhiều mức giá thấp hơn. Tôi đã tạo ra một trong những việc làm lớn nhất ở Manhattan với các đối tác người Trung Quốc và đã kiếm được rất nhiều tiền. Vì vậy, tôi biết rõ người Trung Quốc, tôi hiểu và tôn trọng họ.

Bất kỳ khi nào tôi nói một cách tồi tệ về những gì họ đang làm với ta, tôi không có ý chỉ trích họ – tôi chỉ trách các lãnh đạo và các đại diện của ta mà thôi. Nếu ta có thể quay lưng lại với họ là xong, hẳn tôi sẽ hết lòng khuyến khích ta làm vậy. Song rủi thay, họ quá thông minh và các lãnh đạo của ta lại không đủ khôn ngoan.

Tôi có nhiều bạn ở Trung Quốc và những người bạn này không thể tin rằng lãnh đạo của họ lại có thể ký được những thỏa thuận ưu đãi không thể tin nổi ấy. Điều đáng ngạc nhiên là, bất chấp mọi ngôn từ hùng hồn và gay gắt mà tôi dùng để chống Trung Quốc, tờ Bloomberg Businessweek gần đây đã đăng tải một bài báo về thứ mà người Trung Quốc muốn nhất. Đáng chú ý nhất là một đoạn trích dẫn lời của chủ tịch công ty bất động sản Asher Alcobi về những gì mà các khách hàng người Trung Quốc của ông ưa thích hơn cả: “Cái gì dính đến tên Trump thì đều tốt”.

Vậy nên, tôi nói xấu Trung Quốc, song tôi nói sự thật và các khách hàng ở Trung Quốc muốn gì? Họ muốn Trump. Bạn biết thế nghĩa là gì không? Đó nghĩa là họ tôn trọng những ai nói đúng thực tế và nói lên sự thật, cho dù sự thật ấy có thể không hay gì với họ. thực tế là, chính sự tôn trọng tôi dành cho người Trung Quốc đã dẫn tôi đến chỗ nói các lãnh tạo của ta phải cẩn thận. Người Trung Quốc sẽ lấy, lấy và lấy cho đến khi ta không còn gì cả – và ai lại đi trách họ khi họ có thể phủi tay?

Trung Quốc là đối thủ của ta. Đã đến lúc ta phải hành động giống đất nước này… và nếu ta làm đúng việc của mình, Trung Quốc sẽ đi tới sự tôn trọng hoàn toàn mới đối với nước Mỹ, và khi đó ta có thể hạnh phúc du hành trên đường cao tốc đến tương lai cùng Trung Quốc như một người bạn.

Bài viết được trích từ cuốn sách “Donald Trump – Đã đến lúc phải cứng rắn” được Alpha Books và NXB Thế giới phát hành toàn quốc vào ngày 18/7/2016.

(Theo Nghiencuuquocte.org)

Nhà văn Salman Rushdie tiên tri: “Nhà Nước Hồi giáo sẽ biến mất”

$
0
0

pobrane (3)
Hồi giáo cực đoan Iran vừa hâm nóng lại lệnh tử hình tác giả «Versets sataniques » (Những mảng văn của quỉ), nhà văn Salman Rushdie, gốc ấn-độ và còn gia tăng giải thưởng lên tới 4 triệu us$ cho ai thi hành đươc lệnh này . Nhưng theo ông Rushdie, người bị án tử hình, thì bản án và giải thưởng năm nay nhắc lại, long trọng hơn, thật ra không có ý nghĩa gì khác hơn là thêm hương vị cho ngày kỷ niệm lệnh ấy nếu không nó sẽ rơi vào quên lãng vì cả thề giới văn minh không ai có thể ngửi được.

Thật ra Hồi giáo Iran vừa cập nhựt lệnh tử hình Salman Rushdie vì ông vừa cho phát hành quyền tiểu thuyết mới của ông ở New York «Hai năm tám tháng và hai mươi tám đêm»? . Phải chăng ý muốn nói nếu đếm ra thì sẽ là «Một ngàn lẽ một đêm»? Theo báo chí giới thiệu, quyển sách mới của ông rất hấp dẫn, dễ làm say mê người đọc, theo thể khoa học giả tưởng, trong đó ông kể chuyện những ác quỉ trở thành cực đoan và cuồng tín tấn công thành phố NewYork .

Nhà văn Salman Rushdie bị án tử hình

Truyện «Versets sataniques » của Salman Rushdie gây sự tức giận dân Hồi giáo trên khắp các nước Hồi giáo và cả người hồi giáo ở các nơi khác trên thế giới. Theo nhận xét của chức sắc Hồi giáo thì truyện «Versets sataniques » xúc phạm tới nhà Tiên tri Mohamed của họ . Tội phạm thượng ! Hồi giáo cấm nghiêm ngặc mọi xúc phạm tới giáo chủ của họ bằng «hình vẻ, tượng ảnh» . Nhưng tác phẩm «Versets sataniques» không có hình vẻ Mohamed . Thí dụ như một nhà báo hí họa Thụy điển vẻ Mohamed đội trên đầu trái bom, tác giả lập tức bị Hồi giáo tuyên án tử hình . Có tin của tờ «Le Courrier d’Algérie», tác giả bức hí họa này bị một nhóm người lạ thiêu sống ở Canada?.

Ngày 14 tháng 2 năm 1989, nhằm ngày lễ Tình Yêu (Saint Valentin), tác giả «Versets sataniques » bị nhà lãnh đạo Cách mạng Hồi giáo Khomeyni của Iran tuyên án tử hình . Cơ quan Hồi giáo 15 Khordad ( La Fondation du 15 Khordad), tiếp theo, treo giải thưởng cho ai thi hành bản án của giáo chủ .

Nhà cách mạng thường trực Khomeyni chết, bỏ dở cuộc cách mạng, mà còn bỏ dở luôn bản án của Salman Rushdie vì ngoài ông, không ai khác hơn có quyền hủy bỏ. Vì vậy khi ông chết, Rushdie là kẻ buồn thiệt tình và nhớ ông nhiều nhứt! Người kế nhiệm dỉ nhiên chấp hành những qui định của vị tiền nhiệm . Nên mới có chuyện tháng 2/2016 vừa rồi, báo chí ở Iran rùm beng trở lại vụ giải thưởng và tăng thêm tiền thưởng thành 4 triệu us$ .

Salman Rushdie là tiểu thuyết gia Anh gốc Ấn độ . Ông sanh ở Bombay năm 1947 trong một gia đình hồi giáo .

Năm 1981, ông nhận được giải thưởng danh tiếng « Booker Prize với tập truyện «Những Đứa Trẻ của nửa đêm » (Les Enfants de minuit) nói về xứ Ấn độ hiện đại dưới cái nhìn của một cậu trẻ . Chính quyển truyện này và giải thưởng Book Prize đã chánh thức đưa ông lên địa vị một nhà văn . Tiếp theo đó, ông cho xuất bản quyển « Sự xấu hổ » (La Honte) . Và cuối năm 1988, ông tung ra quyển sách gây sôi nổi người hồi giáo «Versets sataniques » . Nhưng những người hồi giáo phản ứng giận dử và ban hành bản án tử hình cho ông chỉ là những người hồi giáo cực đoan cánh chiites . Và sách bị cấm lưu hành ở nhiều nước, cả Ấn độ, quê hương của tác giả .

Lúc bấy giờ Salman Rushdie sanh sống ở Anh được cảnh sát đặc biệc Scotland Yard bảo vệ . Ngày 14 tháng 2 / 1989, có 1500 người hồi giáo tụ tập trước Thị xã Bradford, thành phố kỹ nghệ phía Bắc nước Anh, biểu tình, đem hằng đống sách cao ngấc của Salman Rushdie chất ra đốt . Một tháng sau, nhà lãnh đạo cách mạng Hồi giáo Khomeyni ở Iran chánh thức ban hành Fatwa (thánh lệnh) kêu gọi người hồi giáo hảy tìm giết cho bằng được tên phản giáo Salman Rushdie .

Khi biết rõ mình bị án tử hình,nhà văn Salman Rushdie tự hỏi«Ai có thể nghĩ rằng vào cuối thế kỷ XX lại có một người có thể bị án tử hình chỉ vì đã viết một quyển tiểu thuyết? ».Và ông nói thêm « Đó lại là một quyển truyện cười . Thế mới là điều tồi tệ nhứt . Làm cho người ta cười về tôn giáo là điều không thể tha thứ được chăng ? » .

Trước lệnh tử hình Salman Rushdie của giáo chủ Khomeyni, ở Âu châu, Huê kỳ, ai cũng lấy làm bất mãn . Ở Pháp, có người nghĩ như vậy có cần phải rút lại bản dịch quyển «Versets sataniques » hay không ? Tây thường phùng xòe lớn tiếng nhưng lại nhác . Vật tổ của Tây là con gà trống mà !

Thật ra trong vụ này họ lo sợ cũng phải vì ở Nhựt bổn và Ý, dịch giả sách «Versets sataniques » bị đâm . Nhà xuất bản na-uy bị khủng bố hồi giáo gây trọng thương . Thế mà trong lúc đó ai cũng thấy nhà văn Salman Rushdie vẩn sống phây phây, tỉnh bơ như ăng-lê, không mấy quan tâm tới Fatwa của giáo chủ Khomeyni chút nào hết . Nhứt là trong tình hình hiện nay, ở khắp nơi, quyền tự do phát biểu lại không còn được tôn trọng .

Salman Rushdie trước thời cuộc

Một trong những chủ đề của tập truyện mới của Salman Rushdie « Hai năm, tám tháng và hai mươi tám đêm » là sự xung đột giửa lẽ phải và tôn giáo . Lẽ phải chống lại tôn giáo và sau cùng, lẽ phải thắng tôn giáo . Nhưng con người ta chỉ sống với lẽ phải, thiếu đi đức tin tôn giáo, thì vẫn cảm thấy như đời sống mất quân bình . Sự thắng thế của lẽ phải vì vậy cũng chỉ là thứ mới thành công có phân nửa mà thôi . Sự tưởng tượng của con người vì đó sẽ không còn phong phú . Suy nghĩ xa hơn chút nữa thì sẽ thấy trong đời sống, khi được điều này thì thường sẽ mất điều kia .

Ở tại New York, trước cuộc chạy đua của hai ứng cử viên vào Nhà Trắng, báo chí hỏi ông « Tại sao dư luận cử tri nghiêng về phía ông Trump ? », ông trả lời không chút do dự :

« Đó là câu hỏi đáng lẽ đã phải đặt ra trên qui mô lớn hơn . Thật là đáng lo ngại, đáng báo động lắm . Theo ý của tôi (Rushdie), đây là một hiện tượng mới đang ồn ào và lan rộng cùng khắp . Chúng ta sẽ thấy điều gì đem lại thắng lợi cho bà Marine Le Pen (Đảng « Phong trào Dân tộc – Front national ») ở Pháp thì điều đó cũng sẽ đem lại thắng lợi cho ông Trump ở Huê kỳ . Nay là lúc dân chúng ở nhiều nơi đang có xu hướng chối bỏ hệ thống chánh trị dân chủ áp dụng từ trước giờ, sự chối bỏ lại có pha thêm một chút hương vị khá đậm đà của thứ chủ nghĩa « Dân túy » (Le populisme), mà thật ra đó chỉ là thứ «dân chủ nửa vời » mị dân mà thôi » (xem Nguyễn văn Trần, Một hiện tượng mới đáng chú ý: Dân chủ nửa vời) .

Ông Trump là người ăn nói lôi thôi, tùy hứng, chưa từng có một quá trình điều hành công quyền, nay sẽ làm Tổng thống nước Mỹ . Điều đó không thật sự quan trọng bằng hiện tượng Trump . Nay trước mắt, hiện tượng Trump đã làm đảo lộn cánh hữu – nói theo văn hóa chánh trị của Pháp – hay cánh Cộng Hòa và phân hóa sâu xa cử tri cộng hòa Mỹ . Theo ký giả Sasha Polakow-Suransky của New York Times, người đi khắp nước Mỹ và cả Âu châu để điều tra phản ứng dân chúng về chánh trị của chánh phủ đang cầm quyền, ghi nhận hai điểm nổi bật là « bài ngoại và chống lại hệ thống chánh trị hiện hành » . Riêng trường hợp nước Mỹ, qua bầu cử, dầu ông Trump có thắng cử hay không thì « tinh thần trump », tạm gọi theo Pháp, tức là « trumpisme » sẽ ngự trị nước Mỹ lâu dài .

Nhà báo Sasha Polakow-Suransky quả quyết như vậy có lẽ đã dựa trên thực tế cuộc vận động tranh cử của ông Trump đã phát động một làn sóng mà trước giờ chưa từng xảy ra trong chánh trị nước Mỹ? Ứng cử viên Trump công khai hóa những ý nghĩ ở từng lớp người Mỹ da trắng đối với đất nước của họ mà trước giờ họ không dám nói ra . Nhứt là những nhóm da trắng quá khích nay cảm thấy mình có lẽ phải . Ý nghĩ của mình là đúng . Họ là những người dân Mỹ hoài niệm về một nước Mỹ da trắng của họ từ lâu nay đã mất . Mà không mất sao được khi 40% dân số nước Mỹ hiện nay không phải là người Mỹ con cháu của những thế hệ di dân từ Âu châu qua lập nghiệp và dựng lên nước Mỹ giàu mạnh . Công ăn việc làm không còn dư thừa nữa . Tất cả chỉ vì hệ thống chánh trị chủ trương toàn cầu hóa, quốc tế hóa, tự do trao đổi làm cho nước Mỹ đã không thật sự còn là của người Mỹ nữa . Cụ thể, vị Tổng thống cai trị nước Mỹ rõ ràng không phải là người Mỹ như họ mong đợi .

Cái khác nhau lớn với các đảng « dân túy » ở Âu châu là Trump có cả chánh phủ cai trị nước Mỹ còn các đảng ở Âu châu như ở Pháp, Đức, Áo, …hãy còn giữ thế đối lập với chánh quyền theo hệ thống truyền thống .

Phản ứng về Hồi giáo khủng bố, người ta chưa hẳn quên khi Pháp bị Hồi giáo khủng bố dã man tuần báo Charlie Heb, và tiếp theo những vụ sau đó, ông Salman Rushdie đang ở New Yord, với tư cách là Chủ tịch Văn Bút Huê kỳ, đã lên tiếng bày tỏ sự nhiệt tình ủng hộ nước Pháp . Ông bị vài nhà văn ở Huê kỳ phê bình quan điểm của ông .

Nhà báo Didier Jacob của tuần báo Le Nouvel Observateur (31/08/2016 – Người Quan sát Mới) hỏi ông về tương lai của Nhà Nước Hồi giáo, ông quả quyết « Trước đà mất đất ở Syrie và cả ở Irak, Nhà Nước Hồi giáo chắc chắc sẽ không tồn tại được nữa . Chỉ trong một tương lai gần đây mà thôi » . Ông còn nhấn mạnh « Tội tin chắc như vậy, chớ không phải có thể » .

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

 

Đinh Hùng, con đường thơ độc đạo

$
0
0
Đinh Hùng. Ảnh Wikipedia

Đinh Hùng. Ảnh Wikipedia

Khi quan điểm triết học, mỹ học thay đổi vào cuối thế kỷ mười chín, đầu thế kỷ hai mươi ở phương Tây, kể từ đó xuất hiện một trào lưu văn học nghệ thuật mới. Tuy thời gian không dài, nhưng chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực ấy đã ảnh hưởng khá sâu sắc đến khuynh hướng, nghệ thuật sáng tạo của các nhà thơ nói riêng, và văn nghệ sĩ nói chung ở Việt Nam lúc đó. Sau 1954, khuynh hướng sáng tác này bị bài bác ở miền Bắc, nhưng nó vẫn được nuôi dưỡng, như một dòng chảy tiếp nối của văn học miền Nam. Và gần đây, một số nhà thơ có xu hướng quay trở lại thi pháp đó. Tuy nhiên, nó đã bị bóp méo và biến tấu thành những thứ thơ đọc không thể hiểu, tối thui về tư tưởng cũng như hình thức và ngữ nghĩa.

Khi đi sâu vào nghiền ngẫm thi ca tiền chiến, với bút pháp tượng trưng, siêu thực để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tôi là hai thi sĩ Bích Khê, và Đinh Hùng. Có thể nói, với lứa tuổi năm, sáu mươi hiện nay, nếu sinh trưởng ở miền Bắc Việt Nam, ngoài giới nghiên cứu chuyên môn, chắc chắn có rất ít người được đọc và biết đến nhà thơ Đinh Hùng. Bởi, cùng với văn học lãng mạn tiền chiến, thơ ông bị chọc tiết, cấm đọc, phát tán, lưu hành trên toàn đất Bắc. Cho đến mãi những năm gần đây, người ta mới hồi sức cấp cứu cho ông sống lại. Vậy là, Đinh Hùng được nhắc đến, và thơ ông mới được tái bản lưu hành. Rồi như một thứ bùa ngải, nó được chọn in trong thi tập một trăm bài thơ hay (?) của thế kỷ hai mươi. Vâng! Thơ văn vốn dĩ đã bèo bọt, lại phải mang thêm số phận lận đận đến như vậy.

Đinh Hùng người Hà Đông, sinh năm 1920 tại Hà Nội, trong gia đình dòng dõi khoa bảng. Cha ông đã từng giữ chức Hàn lâm viện thị độc. Nhưng gần kỳ thi tú tài, ông rẽ ngang, bỏ dở học hành, để đến với tình ái và thi ca. Đời ông gắn liền với những tấn bi kịch. Do vậy, cái bi thương ấy, luôn ám ảnh cuộc sống, và quằn quại, sương khói trên từng trang viết của ông. Năm 1954, Đinh Hùng cùng gia đình di cư vào Nam. Ngay sau đó, ông giữ chuyên mục Tao Đàn cho Đài phát thanh Sài Gòn. Đang ở độ chín, sung sức nhất, ông bị bệnh ung thư, và mất vào mùa thu năm 1967 tại Sài Gòn.

Có thể khẳng định, Đinh Hùng không chỉ là nhà thơ lớn của dân tộc, mà còn là một nghệ sĩ đa tài đích thực, trên cả các lãnh vực âm nhạc và hội họa. Bốn bảy năm của cuộc đời, trên hai chục tác phẩm, với nhiều thể loại, từ thơ ca đến văn xuôi, tiểu thuyết, ký và phê bình văn học, ta có thể thấy, sức viết của Đinh Hùng rất mạnh mẽ, dồi dào. Đám Ma Tôi là tập thơ đầu tay của ông, được nhà xuất bản Tân Việt ấn hành vào năm 1943. Và thi tập cuối Tiếng Ca Bộ Lạc được in vào thời điểm ngay sau khi ông mất. Nhưng hai thi tập Mê Hồn Ca được in vào năm 1954 và Đường Vào Tình Sử ấn hành năm 1961 mới làm nên tên tuổi, chân dung người nghệ sĩ tài năng Đinh Hùng. Và từ Mê Hồn Ca đến Đường Vào Tình sử, dường như thơ Đinh Hùng đã đổi mới thi pháp sáng tác, dù vẫn là những câu chuyện tình. Khi nhắc đến Đinh Hùng, người ta chỉ nghĩ đến những bài thơ tình ám ảnh, rờn rợn khói sương, mà thường quên đi những bài thơ về xã hội con người sâu sắc và sảng khoái của ông. Cho đến nay, thơ Đinh Hùng vẫn còn bí ẩn, có những đánh giá tranh cãi khác nhau. Thơ cũng như con người ông bị nhiều oan trái, bởi những định kiến một cách khắt khe, sai lệch, kể cả trong giới nghiên cứu, phê bình.

*Đọc Kiều Truyện, có lẽ chúng ta không thể, không ngạc nhiên và thú vị, khi Nguyễn Du để cho Thúy Kiều: “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình“ tìm đến Kim Trọng. Hành động táo bạo ấy của Kiều đã phá vỡ sự hà khắc của lễ giáo phong kiến đương thời. Và nó cũng là tư tưởng, khát vọng của chính thi hào Nguyễn Du. Khi đi sâu vào đọc Đinh Hùng, ta bắt gặp lại cái tư tưởng tự do ấy, nhưng mạnh mẽ và dứt khoát hơn. Nó không chỉ trong thơ văn mà còn thể hiện trong hành động phá bỏ những ràng buộc, đạo đức dối trá ngoài xã hội, cũng như cuộc sống thường nhật của nhà thơ. Tuổi Mới Nhớn, là một bài thơ hay, lạ xuyên suốt cuộc đời và tính cách Đinh Hùng, đã cho ta thấy rõ điều đó:

“… Ta ngồi nghe những tiếng thị thành xa
Hồn lơ đãng mộng ra ngoài cửa lớp
Nắng thuở đó khiến lòng ta hồi hộp
Ta nhìn cao mới rõ bị giam cầm
Ôi tiếng nào vang bốn bức tường câm?
Không khí nặng mơ hồ thầy với bạn…
Ta ném bút dẫm lên sầu một buổi
Xa vở bài, mở rộng sách ham mê
Đã từng phen trèo cổng, bỏ trường về
Xếp đạo đức dưới bàn chân ngạo mạn …“
Bi kịch của tình yêu, bi kịch của gia đình với những ràng buộc khắt khe của xã hội như những nhát dao chém vào tâm hồn người thi sĩ. Với những vết thương luôn rỉ máu ấy, làm Đinh Hùng ám ảnh, lạc lõng giữa cái xã hội xô bồ giả dối. Đi sâu vào nghiên cứu, ta thấy, có giai đoạn, tư tưởng cũng như trong thi ca ông luôn chối bỏ cái thế giới hiện hình. Với ông, thế giới hiện hữu chỉ là hình ảnh, cái bóng của một thế giới khác không nhìn thấy, mà người thi sĩ luôn phải đi tìm, xây mới nó. Và chỉ có trực giác, với trái tim đa cảm, người thi sĩ mới nắm bắt, khám phá được những gì còn chìm khuất. Bởi vậy, ông tin sẽ có một ngày:
“…Anh sẽ tìm em chiều nào tận thế
Khi những sầu thương cất cánh xa bay
Khi những giận hờn, khi những mê say
Khi tất cả hiện nguyên hình ảo mộng…“

Những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, cùng với Đinh Hùng có nhiều thi sĩ như: Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên, Xuân Diệu… chịu ảnh hưởng sâu sắc trường phái tượng trưng, siêu thực từ Baudeleire, Rimbaud …Tuy nhiên, thơ Đinh Hùng có đường nét riêng biệt, với ngôn ngữ kỳ dị, quái quỷ đi vào một thế giới địa phủ hồn ma. Có thể nói, thơ Đinh Hùng không thể lẫn lộn bất kỳ một nhà thơ nào cùng thời, hoặc trước và sau ông. Bởi, con đường độc đạo ấy, chỉ có ông mới dám mở và đi đến tận cùng. Thật vậy, đọc thi tập Mê Hồn Ca, không chỉ còn dừng lại mức ám ảnh nữa, mà làm ta phải rợn người đến kinh dị. Nhìn lại văn học sử, có lẽ, không có nhân vật, con người, nhà văn nào (có kiểu cách) yêu cuồng nhiệt như Đinh Hùng. Điều đó, không chỉ bắt gặp trong thơ văn, mà trong cuộc sống tình yêu đời thường ông cũng luôn có những hành động bất ngờ như vậy. Có một câu chuyện, nếu không phải nhà thơ Hồ Dzếnh là bạn thân của Đinh Hùng kể cho nhà văn Thanh Nam, thì chắc chắn không ai dám tin: Đinh Hùng yêu một cô gái tên Liên, mắc bệnh lao, không thể chữa trị. Khi người yêu chết, Đinh Hùng tới thẳng nhà nàng, tìm gặp thân nhân và trình bày rõ mối tình của mình, rồi xin phép được vào nhìn mặt lấn cuối. Đứng trước xác người yêu, Đinh Hùng đã làm một cử chỉ khiến tất cả mọi người ở đó phải kinh hoàng. Bởi, ông điềm nhiên lật tấm vải liệm phủ mặt cô gái ra, rồi cúi xuống hôn một cách say đắm.

Từ đó, ta có thể thấy, Đinh Hùng đi vào mộ huyệt, tìm người mình yêu, làm tình với nắm xương khô, âu cũng là chuyện bình thường, và dễ hiểu. Nói là thế, nhưng với trí tưởng tượng đó, và được trải trên trang thơ, thì quả thực, sự dũng cảm, cũng như tình yêu của Đinh Hùng mãnh liệt biết nhường nào. Và cũng như Bùi Giáng, nếu Đinh Hùng không có những hành động mà người đời cho là điên điên, khùng khùng ấy, thì làm sao có được những câu thơ để đời, hay đến rợn cả người như vậy:

“Trời cuối thu rồi – Em ở đâu?
Nằm bên đất lạnh chắc em sầu?
Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy
Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu

Em mộng về đâu?
Em mất về đâu?
Từng đêm tôi nguyện, tôi cầu
Đấy màu hương khói là màu mắt xưa
——-
Ta gởi bài thơ anh linh
Hỏi người trong mộ có rùng mình?
Nắm xương khô lạnh còn ân ái?
Bộ ngực bi thương vẫn rợn tình?

Hỡi hồn tuyết trinh!
Hỡi người tuyết trinh!
Mê em, ta thoát thân hình
Nhập hồn cây cỏ, đa tình mỗi đêm …“ (Gửi người dưới mộ)
Đọc Mê Hồn Ca ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy, sự ám ảnh với những nỗi đau và cái chết. Cái si mê tình ái trong thơ ông nó vượt quá giới hạn, vượt quá sự tưởng tượng của con người. Với ông cái chết và sự cuồng si ấy cũng là cái đẹp. Nó không chỉ đẹp trong thơ, mà còn trong tiềm thức của người thi sĩ.

Mỗi khi nói đến Đinh Hùng, nhắc đến nỗi đau, và sự rung động si mê tình ái, thường làm tôi liên tưởng đến nữ thi sĩ cùng họ Đinh- Đinh Thị Thu Vân (Long An) tác giả của những câu thơ ám ảnh, hay đến “vãi“ cả linh hồn: “những câu thơ em viết mất linh hồn“. Tuy thi pháp khác nhau, nhưng cả hai đi đến tận cùng của tình yêu, của nỗi đau, và dám hy sinh, tôn thờ nó. Nếu được phép chọn hậu duệ cho nhà thơ Đinh Hùng, người nhắc đến, với tôi chắc chắn phải là nữ thi sĩ họ Đinh này.

Có một điều khó giải thích rạch ròi, khi đọc, so sánh cho tôi một cảm giác, hình ảnh tượng trưng: Nếu thơ Xuân Diệu là cái vỏ, thì thơ Đinh Hùng được xem là cái lõi của tình yêu. Bởi, thơ Xuân Diệu dường như là những khái quát, với định nghĩa bản chất của tình yêu, dành cho đại chúng, nơi đông người. Với Đinh Hùng tình yêu, cái đẹp được nâng lên, tôn thờ như một thứ tôn giáo. Đứng trước nó, ông như một con chiên ngoan đạo:

“Ta đặt em lên ngai thờ Nữ Sắc
Trong âm thầm chiêm ngưỡng một làn da
Buổi em về, xác thịt tẩm hương hoa
Ta sống mãi thở lấy hồn trinh tiết…
Em đài các, lòng cũng thoa son phấn
Hai bàn chân kiêu ngạo dẫm lên thơ
Ôi vô lương! Trong một phút không ngờ
Ta đã muốn trở nên người vô đạo…
Hỡi Kỳ Nữ! Em có lòng tàn ác
Ta vẫn gần – ôi sắc đẹp yêu ma!
Lúc cuồng si, nguyền rủa cả đàn bà
Ta ôm ngực nghe trái tim trào huyết
Ta sẽ chết, sẽ vì em mà chết!
Một chiều nào tắt thở giữa môi hôn..“ (Kỳ Nữ)
Những biến cố của cuộc đời là nguyên nhân tâm lý, dẫn đến mâu thuẫn nội tâm của người thi sĩ. Do vậy, tính không nhất quán thể hiện rõ trong thơ Đinh Hùng. Nhưng tôi không hoàn toàn tán đồng nhận định: Ðinh Hùng đã trốn vào bàn đèn khói thuốc, vui ca hưởng thụ để quên đi những đau thương đổ vỡ của cuộc đời, như một số nhà phê bình viết gần đây. Bởi, để có những bài, nhưng câu thơ để lại cho đời, Đinh Hùng phải đi đến tận cùng yêu, tận cùng sống. Nếu ông không dám lột trần truồng cả thể xác lẫn linh hồn, và như một người địa chất, lội ngược dòng thời gian, lật lên những mảnh hồn dưới tầng tầng, lớp lớp trong vũ trụ hồng hoang kia, thì không thể có “Những hướng sao rơi“ một bài thơ thất ngôn làm rung động bao thế hệ:

“Khi miếu đường kia phá bỏ rồi
ta đi tìm những hướng sao rơi
lạc loài theo dấu chân cầm thú
từng vệt dương sa mọc khắc người
————-
rồi những đêm sâu bỗng hiện về
vượn lâm tuyền khóc rợn trăng khuya
đâu đây u uất hồn sơ cổ
từng bóng ma rừng theo bước đi
————-
từng buổi hoàng hôn xuống lạ kỳ
ta nằm trên cỏ lắng tai nghe…
thèm ăn một chút hoa man dại
rồi ngủ như loài muông thú kia“

Tuy nhiên, một vòng, từ “đi về hướng sao rơi“, nơi vũ trụ hồng hoang, chờ đến “chiều nào tận thế“, để đi vào huyệt mộ vẫn chưa làm người thi sĩ hài lòng, mãn nguyện. Rồi cũng như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng theo kháng chiến, tưởng chừng đã tìm được nơi trú ngụ cho linh hồn. Nhưng ông và Vũ Hoàng Chương đã lầm. Ở đó không phải nơi giải thoát cho thi ca với những linh hồn như ông, như Vũ Hoàng Chương. Thời gian sau, cùng với Vũ Hoàng Chương, ông trở về thành. Có điều đặc biệt, thời gian đó, khác hẳn với Vũ Hoàng Chương, hoặc những thi sĩ cùng theo kháng chiến viết những bài, những câu tụng ca lãnh tụ, con người, riêng thơ Đinh Hùng vẫn chỉ tụng ca cái đẹp, với hồn khí lãng mạn:

“Lòng gái rung theo bước lữ đoàn
Lâu rồi chinh chiến lạnh dung nhan
Chiều dương bừng lửa trên g̣ò má
Gợn sắc hồng pha mây hợp tan“ (Người nữ du kích Hải Kiến)

*Hiệp định Geneve 1954 như một nhát dao cắt đôi đất nước. Nó làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của mấy chục triệu người dân đất Việt. Cùng với Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng theo dòng người xuôi Nam. Dù đã có nguy cơ khởi nguồn cho một cuộc nội chiến, nhưng có lẽ, do tình người ấm đất phương Nam chăng? Nên đọc thơ ông trong giai đoạn này, đều cho chúng ta một cảm nhận chung: Cùng với thi tập “Đường Vào Tình Sử“, dường như Đinh Hùng đã có chiều hướng thay đổi tư tưởng cũng như thi pháp. Thật vậy, nếu “Mê Hồn Ca” là câu chuyện thơ mộng mị, ma quái không tưởng, thì đến với “Đường Vào Tình Sử” ông đã quay trở về tình yêu, thiên nhiên con người, xã hội một cách hiện thực hơn. Lời thơ Đinh Hùng trong giai đoạn này đẹp và trong sáng. Nói theo ngôn ngữ của các nhà phê bình, thơ ông đã có lối thoát.

Và có thể nói, Đinh Hùng có sở trường về thơ thất ngôn. Ông có nhiều bài thơ hay ở thể thơ này. Có một điều thú vị, mỗi khổ thơ trong bài đều có thể đứng độc lập. Nếu tách ra, chúng sẽ trở thành những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hoàn chỉnh. Liên Tưởng là một bài thơ thất ngôn như vậy. Cả bài thơ là một bức tranh mang đậm nét u hoài, hương xưa. Người thi sĩ tưởng nhớ, để rồi vẽ lên dáng hình người con gái tên Liên. Hoặc một thoáng buồn chiều thu chợt làm người thi sĩ liên tưởng đến người xưa? Phải nói, đây là một trong những bài thơ hay nhất của Đinh Hùng. Và khi tách ra, ta có thể thấy mỗi khổ thơ là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay. Nó như những bức tranh nhỏ, nằm trong bức tranh thiên nhiên và con người rộng mở, được vẽ bằng ngôn ngữ vậy:

“Ý chiều ngây ngất màu hoàng cúc
Sao mắt thu buồn dáng hạ xa
Ta nhớ mà thương người sử nữ
Áo mùa thu đọng sắc kiều hoa.

Nước cũ rưng rưng màu ngọc trắng
Mây ngày xưa tỏ, nguyệt xưa trong
Người xưa lẫn dáng tình sương tuyết
Riêng cặp môi kia ánh nét hồng…“

Nếu (mùa thu) ở Liên Tưởng là mùa thu đi, để lại dáng hình, và niềm nhớ thương vời vợi, thì mùa thu đến trong Hờn Giận lại là những đắng cay và tàn nhẫn cứa vào lòng người thi sĩ. Có thể nói, Hờn Giận không phải là bài thơ hay nhất trong thi tập Đường Vào Tình Sử, nhưng là bài thơ đặc biệt, tôi thích. Bởi, cái hình tượng so sánh ẩn dụ xuyên suốt cả bài thơ, tuy dân dã, nhưng đọc lên vẫn cho ta cảm giác nhẹ nhàng. Và mỗi khổ thơ ấy, như những điệp khúc trong cùng bài hát vậy:

“Em đến hôm nào như hoa bay
Tình không độc dược mà đắng cay
Mùa thu tàn nhẫn từ đôi mắt
Mùi hương sát nhân từng ngón tay

Em đến hôm nào như mây bay
Gió mưa triền miên từ nét mày
Đường vào lòng nhau toàn sạn đạo
Bước chân tha hương từ dấu giầy…“

Càng về sau này, dường như thơ Đinh Hùng càng gần với âm nhạc. Với tôi, Đường Vào Tình Sử là một trong những tập thơ giàu nhạc tính nhất trong văn học sử Việt Nam. Ngoài nhạc tính, ta còn thấy lời thơ của ông sáng, đẹp và trau chuốt. Nhưng có điều đặc biệt, thơ Đinh Hùng thường viết bằng cảm xúc, trong lúc thăng hoa, ít chú trọng phần trí, do vậy, bố cục thơ ông thường không chặt chẽ. Cho nên, vị trí câu thơ, hay khổ thơ có thể hoán chuyển, nhưng nghĩa thường không thay đổi nhiều so với bản gốc. Thậm chí, ba khổ thơ trong hai bài Tự Tình Dưới Hoa và Xuôi Dòng Ảo Mộng được nhạc sỹ Phạm Đình Chương gộp lại, phổ thành nhạc phẩm Mộng Dưới Hoa hay đến nghẹn ngào. Có lẽ, thế hệ tôi và trước tôi không ai, không biết bài hát này. Và nếu không đọc, không nghiên cứu Đinh Hùng, chắc chắn không ai nghĩ đến điều đó:

Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng:
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng
Mắt xanh là bóng dừa hoang dại
Thăm thẳm nhìn tôi, không nói năng…
Em đến như mây, chẳng đợi kỳ
Hương ngàn gió núi động hàng mi
Tâm tư khép mở đôi tà áo
Hò hẹn lâu rồi – Em nói đi…” (Tự tình dưới Hoa)
“…Nếu bước chân ngà có mỏi
Xin em dựa sát lòng anh
Ta đi vào tận rừng xanh
Vớt cánh rong vàng bên suối…“ (Xuôi dòng ảo mộng)

*Nhiều người, trong đó có một số văn nghệ sĩ cho rằng, đề tài xã hội không được Đinh Hùng quan tâm đến. Nhưng đọc và nghiên cứu ông, tôi không nghĩ như vậy. Bởi, những ngày đầu đến với thi ca, và trước khi làm thơ châm biếm, trào phúng, Đinh Hùng đã viết về đề tài xã hội, con người. Bài Ca Man Rợ và Hương Phấn Mê Linh… là những bài thơ chứng minh cho điều đó.

Tôi không rõ, cái tiêu chí tuyển chọn một trăm bài thơ hay nhất của thế kỷ hai mươi của Bộ Giáo Dục và Trung tâm doanh nhân Việt Nam như thế nào? Và khả năng thẩm thơ của những người trực tiếp tuyển chọn ra sao? Bởi, Đường Khuya Trở Bước của Đinh Hùng được tuyển chọn, chưa phải là bài thơ hay đặc sắc nhất của ông. Nếu xét về mặt tư tưởng, đạo đức xã hội, con người cũng như hình tượng nghệ thuật với màu sắc sử thi, thì phải là Bài Ca Man Rợ. Nó là một trong số rất ít bài thơ hay, tiêu biểu về xã hội, con người, kể từ một trăm năm nay. Và cũng là một trong số những bài thơ mà Đinh Hùng đã nhập đồng vào từng câu chữ:

“… Người và vật nhìn ta không dám nói,
Chân lảng xa, từng cặp mắt e dè.
Ta ngẩn ngơ nhìn theo bóng ngựa xe,
Nhìn theo mãi đến khi đời lánh cả
———
Ta ghì người tắt thở ở trong tay,
Miệng quát hỏi: có phải ngươi là bạn?
Ôi ngơ ngác một lũ người vong bản
Mất tinh thần từ những thuở xa xôi!
Ta về đây lạ hết các ngươi rồi
Lạ tình cảm, lạ đời chung cách sống
—–
Lạc thiên nhiên đến cả bọn đàn bà,
Với những vẻ dung nhan kiều diễm nhất.
Ta lảo đảo vùng đứng lên cười ngất
Ghì chặt nàng cho chết giữa mê ly.
Rồi dày xéo lên sông núi đô kỳ,
Bên thành quách ta ra tay tàn phá.
Giữa hoang loạn của lâu đài, đình tạ,
Ta thản nhiên, đi trở lại núi rừng.
Một mặt trời đẫm máu xuống sau lưng.“
Vẫn thể thơ thất ngôn, nhưng khi viết về lịch sử, xã hội con người, Đinh Hùng đã đổi bút pháp một cách linh hoạt, tài tình. Cái hồn khí dân tộc, thần thái oai hùng Hai Bà trong Hương Phấn Mê Linh như kéo người đọc trở ngược thời gian về với cuộc chiến chống giặc ngoại xâm hàng ngàn năm trước. Đây là một bài thơ sảng khoái, hay nhất về đề tài lịch sử, xã hội mà tôi đã được đọc. Nếu với những cảm xúc thăng hoa để Đinh Hùng viết lên những bài thơ tình nghiệt ngã, thì đến với đề tài xã hội, ông đã dùng trí để viết lên những vần thơ bất hủ về tinh thần dân tộc. Đến Hương Phấn Mê Linh, ngoài chuyển biến về tư tưởng, ta còn thấy được tài năng nghệ thuật so sánh ẩn dụ của Đinh Hùng: “Quần hồng Giao Chỉ nghiêng Đông Hán/Dồn ngược mây thành xuống Bắc Phương“ Hai câu thơ hình tượng, có thể nói, tôi thích nhất trong bài.

Khổ kết bài thơ, tác giả bất ngờ đổi thủ pháp nghệ thuật, từ thất ngôn chuyển sang thể lục bát. Làm cho câu thơ trở nên mềm mại, ngân nga, như những lời ru, lời tình tự của dân tộc đưa Nữ Vương vào giấc ngủ ngàn thu chăng?
Đây là sự sáng tạo độc đáo của tác giả. Và với thủ pháp này, ta còn bắt gặp ở Tìm Bóng Tử Thần, và một số bài thơ khác của ông…

“…Trăng sáng nhập thần đôi mắt ngọc
Vàng hai mái tóc một vầng dương.
Quần hồng Giao Chỉ nghiêng Đông Hán
Dồn ngược mây thành xuống Bắc Phương
——–
Ôi dáng lệ kiều lưng chiến tượng
Long Biên thẳng trỏ mũi gươm vàng
Tiếng hô diệt tặc, sông truyền núi
Cuộn thủy triều theo lệnh Nữ Vương
—–
Ngàn năm, ôi bóng Trưng Vương!
Cánh chim huyền diệu đưa đường về xưa
Nước non còn đẹp dáng thơ :
Bàn tay Nương Tử ,ngọn cờ Châu Phong

Hỡi non cao! Biển muôn trùng

Còn say hương phấn má hồng Mê Linh“
Bốn bảy năm trên cõi tạm cũng là ngần ấy năm, người thi sĩ đã xẻ đôi thể xác lẫn linh hồn: “Chia đôi thân xác tiên liền tục“ để tạo ra một lối đi, một con đường thi ca độc đáo của mình. Và khép lại mấy mươi năm ngắn ngủi nơi trần tục ấy, bằng bốn câu thơ tuyệt mệnh, dường như Đinh Hùng đã tự đóng cho mình chiếc đinh cuối cùng vào mùa thu 1967, để thực sự quay về với vũ trụ hồng hoang, và thế giới vĩnh hằng:

“Ngát một vườn thơm nhạc cảm hoài
Lâng lâng hồn tưởng thoát trần ai
Chia đôi thân xác tiên liền tục
Nghe lắng tiền thân trở gót hài“

Leipzig ngày 26-11-2016

© Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

Việt Nam, mãnh hổ hay mèo rừng?

$
0
0

pobrane (1)

Phạm Văn Thuyết có thể là cái tên xa lạ với nhiều người Việt Nam ngay lúc này. Nhưng cái tên Phạm Văn Thuyết chắc chắn rất gần gũi với nhiều thế hệ sinh viên Luật Khoa tại Sài Gòn từ thập niên 1960 và cũng quen thuộc với không ít người ngoại quốc tại nhiều quốc gia trên thế giới từ Nam Mỹ qua Đông Âu tới Phi Châu và Á Châu từ sau năm 1975.

Lý do là từ thập niên 1960, Phạm Văn Thuyết là một giảng sư tại Đại Học Luật Khoa Sài Gòn và từ 1975 tới 2007, Phạm Văn Thuyết là một chuyên gia của Ngân Hàng Thế Giới – World Bank, từng nhận lãnh công tác tại 25 quốc gia Âu – Á – Phi – Mỹ.

Phạm Văn Thuyết sinh năm 1934 tại Nam Định, đầu thập niên 1950 là học sinh trung học đệ nhị cấp tại trường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Năm 1954 di cư vào Nam, Phạm Văn Thuyết làm việc tại đài phát thanh Sài Gòn đồng thời tiếp tục học tại Đại Học Luật Khoa, tốt nghiệp Cử Nhân Luật và Cao Học Kinh Tế năm 1959. Đầu thập niên 1960, Phạm Văn Thuyết trở thành giảng sư Đại Học Luật Khoa tới 1964 được học bổng du học Hoa Kỳ. Tại đại học Wharton, University of Pennsylvania, Hoa Kỳ, Phạm Văn Thuyết theo học Kinh Tế, chuyên ngành Kinh Toán Học — Econometrics, một ngành tương đối mới vào thời đó và tốt nghiệp Master Degree rồi Ph.D năm 1967.

Về nước ở độ tuổi 33, theo quy định của luật tổng động viên, Phạm Văn Thuyết đã có mặt trong khóa 26 sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Đây là một khóa khá đặc biệt của trường võ bị Thủ Đức, vì các sinh viên sĩ quan phải tham gia cuộc chiến ngay khi vừa làm quen với súng đạn do cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968 của Cộng Sản Bắc Việt. Khi lực lượng Cộng Sản xâm nhập Sài Gòn, Phạm Văn Thuyết đã gánh chung nhiệm vụ tác chiến với các chiến binh bảo vệ trụ sở Bộ Quốc Phòng.

Tuy nhiên, do chủ trương ưu tiên cho ngành giáo dục nên sau khi mãn khóa, Phạm Văn Thuyết được biệt phái về lại Đại Học Luật Khoa Sài Gòn để tiếp tục vai trò giáo sư trường này cho đến ngày phải di tản qua Hoa Kỳ tháng Tư 1975.

Tại Hoa Kỳ, Phạm Văn Thuyết trở thành chuyên viên phát triển kinh tế — industrial economist của Ngân Hàng Thế Giới — World Bank từ 1975 tới 1996. Sau đó, dù về hưu, Phạm Văn Thuyết vẫn tiếp tục nhận lãnh vai trò tư vấn — consultant cho các dự án công tác tại nhiều quốc gia trên thế giới. Là chuyên viên World Bank, Phạm Văn Thuyết đã có nhiều dịp về Việt Nam công tác trong các lãnh vực thương mại quốc tế, WTO, ngân hàng và khung luật pháp kể từ đầu thập niên 1990 tới năm 2007.

Kinh nghiệm lãnh hội do phần hành trách nhiệm bản thân cùng những tình huống thực tế trực tiếp ghi nhận ngay tại chỗ đã giúp Phạm Văn Thuyết hình thành một căn bản vững chắc cho ý hướng xây dựng và phát triển đời sống kinh tế Việt Nam là chủ điểm của tác phẩm Việt Nam, Mãnh Hổ Hay Mèo Rừng. Tác phẩm được nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính, thương mại…đón nhận và đánh giá cao về tác động hữu hiệu cho tiến trình nâng cao mức độ phát triển đời sống kinh tế Việt Nam như phản ảnh sau:

“Cuốn sách của giáo sư Phạm Văn Thuyết… đã nêu ra nhiều vấn đề của nền kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới. Tác giả cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng hiện thời nền kinh tế thị trường của Việt Nam chưa hoàn chỉnh. Ông chỉ ra một số hạn chế, đó là khung luật pháp cần hoàn chỉnh nhiều để phù hợp với kinh tế thị trường, tham nhũng cần được đẩy lùi, bất công về thu nhập trong xã hội cần được thu hẹp, tư duy phát triển cần thay đổi…”

Giáo sư Nguyễn Ngọc Linh từng một thời thành đạt trong lãnh vực kinh doanh trước 1975 tại Sài Gòn diễn tả bao quát về tác phẩm qua nhận định:

“Tác phẩm này không những phân tích tình trạng kinh tế Việt Nam mà còn chẩn bệnh hiểm nghèo rồi lại biên toa thuốc để chữa cái ung thư đang hoành hành trong cơ thể con bệnh.”

Trong khi đó, chuyên viên dầu khí và điện lực Phạm Lương Tấn, một Việt kiều New Zealand đang làm việc tại Sài Gòn phát biểu:

“Cuốn sách dựa trên kinh nghiệm dày dạn của một người đã hoạt động và chứng kiến, không những là sách vở mà thực tế của các quốc gia đang phát triển. Cuốn sách này sẽ đóng góp rất nhiều vào những tranh luận về phát triển kinh tế và tương lai của Việt Nam trong giới trí thức cũng như người dân bình thường…”

Bạn đọc Hạ Long Lưu Văn Vịnh viết một bài dài về các chủ điểm trong nội dung Việt Nam, Mãnh Hổ Hay Mèo Rừng dẫn đến kết luận:

“Tác giả — giáo sư Phạm Văn Thuyết Ph.D.— trong cuốn sách loại kinh tế xã hội hiếm hoi này, đã vạch ra những nét chính yếu trong hành trình phát triển kinh tế Việt Nam, từ thập kỷ 1960, qua 70, 80 cho tới hiện tại, với những nhận xét chuyên môn, khách quan, điềm tĩnh, chỉ lối ra, lối thoát, cho một nước chậm tiến, đưa kế sách xây dựng…khiến người đọc thấy được tổng thể và chi tiết, thấy được VN trong bối cảnh Đông Á …

Cuốn sách quý hiếm của giáo sư Phạm Văn Thuyết giúp người trong nước nhìn ra vị trí và mức độ của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh Đông Á, giúp người Việt hải ngoại nhìn ra mấu chốt vấn đề thực tế của Việt Nam, tránh được những diễn giải hàm hồ. Trong và ngoài đều hiểu Việt Nam với 90 triệu dân thông minh, trí thức sắc sảo, có thể trở thành mãnh hổ chứ không phải mèo rừng, nếu không bị xích sắt kìm hãm…”

Gần như chia sẻ hoàn toàn với nhận thức kể trên từ Lưu Văn Vịnh là ý kiến của Trần Quỳnh:

“Theo nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới, đặc điểm nhận biết một quốc gia rơi vào bẫy thu nhập trung bình thường là mức đầu tư sẽ giảm, tăng trưởng công nghiệp giảm, công nghiệp không đa dạng và thị trường lao động không năng động. Thật không may đây chính là kịch bản mà Việt Nam có thể sẽ đối mặt trong thời gian tới.Với Việt Nam, sách lược thích hợp để có thể vượt lên mức tăng trưởng trung bình là tăng năng suất, tiến sâu vào “chuỗi giá trị” sản xuất công nghiệp. Để thực hiện sách lược này cần làm tốt ít nhất ba việc đó là tăng cường chính sách giáo dục và nhân lực chuyên môn, điều chỉnh gấp chính sách đầu tư nước ngoài và đồng thời xây dựng công nghiệp phụ trợ.

Cần thấy việc ưu tiên cấp bách nhất là phải đổi mới tư duy, đổi mới nền giáo dục đã bị trì trệ mấy chục năm. Ông Thuyết lý luận, nền kinh tế Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng nhờ đầu tư nước ngoài nhưng sẽ mãi là nước có thu nhập trung bình như phần lớn các nước Đông Nam Á khác. Và nếu không triệt để thay đổi và áp dụng các biện pháp cần thiết thì lộ trình mà kinh tế Việt Nam đề ra và muốn thực hiện được là điều xa vời…”

Ngoài các nhận định tích cực kể trên của một số chuyên gia đương thời, Việt Nam Mãnh Hổ Hay Mèo Rừng đã được chuyên gia lão thành Vũ Quốc Thúc coi như một biểu tượng đặc biệt với giá trị tinh thần rất cao. Giáo sư thạc sĩ Vũ Quốc Thúc là chuyên gia Luật Pháp và Kinh Tế Tài Chánh lỗi lạc của Việt Nam từ giữa thập niên 1940, giám đốc Trường Luật Hà Nội trước 1954, khoa trưởng Đại Học Luật Khoa Sài Gòn sau 1954, từng lãnh nhiều vai trò như bộ trưởng Quốc Gia Giáo Dục, thống đốc Ngân Hàng Quốc Gia, phó chủ tịch Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia, quốc vụ khanh đặc trách Tái Thiết Và Phát Triển …

Trong thư riêng gửi tác giả Phạm Văn Thuyết, giáo sư Vũ Quốc Thúc đặt tác phẩm Việt Nam, Mãnh Hổ Hay Mèo Rừng vào vị thế một sách lược cứu nguy có thể đưa Việt Nam thoát khỏi ngõ bí lạc hậu nghèo đói kéo dài từ giữa thế kỷ 20 cho tới nay:

“…. Cuốn sách của Anh đối với tôi, có một giá trị tinh thần rất cao và đặc biệt biểu tượng. Anh đã làm một việc khiến cho tôi thành thực hãnh diện vì chúng ta cùng xuất thân từ Trường Luật Hà Nội và cùng là giáo sư Trường Luật Sài Gòn. Hơn thế nữa lại cùng một ngành chuyên môn Kinh Tế Tài Chánh.

Tôi thành khẩn cầu nguyện là những nhận định cũng như đề nghị của Anh sẽ được kẻ hữu trách, hữu quyền, hữu thế ở nước ta chấp nhận rồi thực thi; có như vậy thì tổ quốc thân yêu của chúng ta mới ra thoát ngõ bí “THU NHẬP TRUNG BÌNH” hiện thời và sẽ biến thể như dụ ngôn CÁ CHÉP HÓA RỒNG.

Tôi không mong nước ta thành mãnh hổ thay vì mãi mãi là mèo hoang … chỉ mong biến thành con Rồng phương Nam mà thôi!” 

Ước vọng của giáo sư Vũ Quốc Thúc chính là ước vọng chung của mọi người Việt Nam, nhưng chắc chắn sẽ mãi mãi là ảo vọng nếu chỉ trông chờ sự tự nguyện tự giác đáp ứng từ riêng những “kẻ hữu trách, hữu quyền, hữu thế” tức tập thể thủ đắc quyền lực hiện nay tại Việt Nam. Bởi như Phạm Văn Thuyết phân tích, 4 trở lực đang vây hãm mọi ý hướng phát triển và tăng trưởng đời sống Việt Nam là :

1- Hạ tầng cơ sở quá tồi tệ.
2- Chính sách bất cập từ vi mô tới vĩ mô do đặt nặng vai trò chỉ đạo của Nhà Nước.
3- Cơ cấu tổ chức và định chế pháp luật thiếu minh bạch, bị khai thác dễ dàng cho các mưu đồ bất chính.
4- Vấn đề phát triển nhân lực hoàn toàn bị bỏ rơi do chủ trương độc tôn ý thức hệ.

Để vượt khỏi các trở lực này, không thể chỉ bằng những biện pháp cải cách thu gọn riêng trong phạm vi một lãnh vực hoạt động nào mà đòi hỏi nỗ lực thực hiện cải cách đồng loạt trên mọi lãnh vực từ xã hội, giáo dục, kinh tế, pháp luật tới chính trị. Phạm Văn Thuyết nêu ra hàng loạt trở lực mà trong đó chỉ riêng tính luật pháp mập mờ về quyền tư hữu đất đai của người dân theo các khẩu hiệu là thuộc “quyền làm chủ tập thể của nhân dân” đã là một trở lực đáng kể:

“Hiện nay “nhân dân được quyền xử dụng đất đai” và trong một vài trường hợp có thể chuyển nhượng quyền này cho người khác. Đối với đất dành cho ngành nông nghiệp thì các nhà nông có “quyền xử dụng” đất trong 15 năm, và quyền có thể chuyển nhượng cho các người thừa kế. Trong thành phố, người ta có quyền sở hữu căn nhà chứ không có quyền sở hữu miếng đất.

Thật là một hệ thống rất mập mờ phản ánh thái độ chưa dứt khoát của chính phủ hãy còn vương vấn với ý thức hệ. Các tài liệu chính thức như hiến pháp vẫn còn tuyên bố rằng tất cả đất đai, đều thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước.”

Theo Phạm Văn Thuyết, “phạm vi rộng lớn của quốc doanh áp đảo và sự không công nhận quyền tư hữu bất động sản đã thu hẹp tính cách thị trường của kinh tế Việt Nam.

Hơn 200 trang sách nêu bật đủ loại tệ nạn trong đời sống Việt Nam từ tham nhũng, áp bức, bất công… tới vây hãm bóp nghẹt nhu cầu khai triển dân trí… đẩy mọi lãnh vực sinh hoạt chung vào ngõ cụt tối tăm vì không thể hội đủ điều kiện định hướng đối đầu hữu hiệu với những thách thức ngày một thêm chồng chất. Trước thực trạng này, từ thế đứng của một chuyên gia kinh tế, Phạm Văn Thuyết khẳng định đòi hỏi cấp thiết để cứu nguy cho Việt Nam là phải thực hiện cải cách toàn diện về chính trị, vì “Không thể có một chính sách kinh tế tốt nếu không có một khuôn khổ chính sách cai trị hay quản lý đất nước tốt. Nói cách khác, nếu tổ chức chính trị không tốt thì kinh tế không tốt.”

Bởi:

“Xưa nay kinh tế bao giờ cũng chịu ảnh hưởng của thể chế chính trị. Những thể chế có “tính dung hợp — inclusive institution” như thể chế dân chủ là tốt cho sự phát triển vì nó có khả năng tạo nên sự thay đổi chính sách khi chính sách không thích hợp.”

Nhận xét trên về nhu cầu cứu nguy cho đất nước Việt Nam đang lao dốc rõ ràng đơn sơ và thiết thực. Nhưng thực tế Việt Nam mà Phạm Văn Thuyết trực tiếp đối diện hơn mười năm trong vai trò tư vấn Work Bank cho nhiều chính sách phát triển kinh tế đã giúp tác giả ý thức đó là một tiếng bom kinh hoàng đối với những “kẻ hữu trách, hữu quyền, hữu thế” mà giáo sư Vũ Quốc Thúc hy vọng sẽ tự nguyện tự giác đổi thay. Cho nên Phạm Văn Thuyết không có ý trông chờ như giáo sư Vũ Quốc Thúc mà chỉ mong truyền đạt suy tư tới mọi giới quần chúng Việt Nam như đã biểu lộ qua lời mở đầu sách:

“Tác giả muốn hướng tập sách này tới độc giả mọi giới nên cố gắng viết giản dị với hy vọng ai đọc cũng thấy dễ hiểu và vì thế người viết đã tránh tối đa việc trình bày các con số khô khan hay những điểm lý thuyết kinh điển.
Cùng trong Lời Nói Đầu, Phạm Văn Thuyết còn ghi một lời nhắn hàm chứa nhiều ẩn ý: “Những ý kiến trong sách không nhất thiết là khả thi trong thời gian gần vì những trói buộc của thực tế chính trị và cơ chế, nhưng hy vọng có thể có ích cho sự suy ngẫm để làm chính sách trong trách nhiệm của những người trẻ sẽ kế thừa đất nước và lãnh đạo mai sau.”

Chắc chắn đây là lời nhắn thiết tha gửi tới mọi người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ để gợi nhắc và thúc đẩy một suy ngẫm cần thiết về trách nhiệm công dân trước “những trói buộc của thực tế chính trị và cơ chế” đang đẩy đất nước xuống hố thẳm.

Ngày 15/1/2015, Phạm Văn Thuyết đã vĩnh viễn giã từ cuộc sống.

Nhưng lời nhắn thiết tha trên vẫn đang vang vọng và chắc chắn sẽ còn vang vọng cho đến ngày những xích xiềng chính trị đang trói buộc đất nước Việt Nam thực sự bị đập tan.

© Uyên Thao

© Đàn Chim Việt

 


Điểm phim: The Vietnam War

$
0
0

The VNwarBộ phim tài liệu lịch sử mang tên The Vietnam War (Chiến tranh Việt Nam), vừa hoàn thành, gồm mười tập, dài 18 tiếng đồng hồ, của hai đạo diễn lừng danh người Mỹ Ken Burns và Lynn Novick, sẽ được công bố vào tháng Chín năm 2017 trên kênh truyền hình PBS.

Bằng ngôn ngữ điện ảnh hoành tráng và sinh động, với khối sử liệu đồ sộ và đầy sức thuyết phục, hai tác giả đã đưa người coi trở về với thời kỳ thương đau nhất trong lịch sử nước Mỹ đương đại.

Trên 25 năm kinh nghiệm làm phim, với sáu năm ròng rã, vác máy rong ruổi trên mọi nẻo đường, hai tác giả đã đưa người coi: Vào thư viện quốc gia. Đến những văn khố lưu trữ. Đọc lại từng trang nhật ký. Nghe lại băng ghi âm tại văn phòng tổng thống. Gặp các tác giả làm phim chiến tranh. Coi lại những tấm hình. Nghe lại các bản nhạc. Nhớ lại những tiếng hô phản chiến trên đường phố. Trò chuyện với nhân chứng. Lắng nghe lời chia xẻ của nạn nhân. Về lại chiến hào xưa. Nghiên cứu lại những bản đồ tác chiến. Nghe lại tiếng pháo, tiếng bom, tiếng súng trường, tiếng xe tăng, tiếng trực thăng, tiếng máy bay tiêm kích như xé rách bầu trời và cả tiếng người rên rỉ, tuyệt vọng trong một góc rừng nhiệt đới như muốn vò xé lương tâm.

Khoảng 100 nhân chứng của các bên tham chiến được phỏng vấn. Nhiều câu chuyện và những huyền thoại chưa từng công bố được khai quật và giám định. Những tài liệu mật tại phòng tác chiến, tham mưu, ở mọi cấp được đào bới, mổ xẻ. Tất cả được trình bày rõ ràng mạch lạc dưới ánh sáng nhân văn.

Đạo diễn Ken Burns tâm sự: Cuộc chiến Việt Nam là một thập kỷ đau thương của nước Mỹ với hơn 58, 000 thanh niên tử trận. Kể từ khi cuộc Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc, chưa bao giờ đất nước bị chia rẽ sâu sắc đến thế. Hơn 40 năm đã trôi đi, nhưng chúng ta không thể quên nó được. Chúng ta vẫn đang cãi nhau gay gắt: Điều gì đã dẫn đến kết thúc bi thảm? Ai phải chịu trách nhiệm? Có đáng để chúng ta phải hy sinh to lớn như vậy không?

Còn Lynn Novick, nữ đồng đạo diễn thì nói: Ken và tôi cố đốt lên chút ánh sáng để đi tìm kiếm câu trả lời. Chúng tôi leo lên thượng tầng kiến trúc và chui xuống tận đáy cùng của xã hội của các bên tham chiến. Bao nhiêu những câu chuyện của lính Mỹ, của lính Việt, của thường dân, của người Bắc, của người Nam, bao nhiêu những giằng xé đớn đau, bao nhiêu những mất mát của người Việt Nam, nhưng cũng chính là của chúng ta.

The Vietnam War là một trong ba bộ phim tài liệu lịch sử đồ sộ nhất trong cuộc đời làm phim của Ken Burns, hai cuốn kia là Nội chiến Hoa Kỳ (1990) và Thế chiến II (2007).

Bộ phim sẽ được trình chiếu trên kênh truyền hình PBS với 100 triệu lượt người coi, và 33 triệu lượt người truy cập online mỗi tháng. Hẳn rằng, The Vietnam War sẽ thu hút được lượng khán giả lớn.

Chúng ta chưa biết thiên sử truyền hình khổng lồ này tốn kém bao nhiêu. Nhìn danh sách những nhà tài trợ, có thể đoán rằng số tiền không nhỏ. Với kỹ thuật điện ảnh công phu, tân kỳ về âm thanh, ánh sáng và không gian đa chiều, khán giả sẽ được nhìn lại cuộc chiến trên nhiều góc độ khác nhau, sẽ được ôn lại một giai đoạn bi thương của hai dân tộc Việt – Mỹ.

Sunday, December 11, 2016
Calgary, Alberta, Canada

Trần Gia Huấn

Hành trình đến với tự do của nhà văn thuyền nhân Mai Thảo

$
0
0

h9

“Có lẽ một ngày nào đó Việt Nam sẽ tự do và tôi có thể trở về. Tôi đang hạnh phúc ở đây nhưng nội tâm thì rất buồn bã. Buồn cho dân tộc tôi. Tôi không biết liệu chúng tôi có còn một tương lai. Xa rời quê hương, thật khó mà duy trì truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy như bị đánh mất phần hồn.” Đã 36 năm kể từ ngày Mai Thảo trả lời cuộc phỏng vấn của Jane Katz 7.10.1980, hai năm sau ngày anh đặt chân tới Mỹ và cũng đã 18 năm kể từ ngày anh mất: Việt Nam vẫn chưa có tự do và thân xác anh thì nay đã vùi nông trên một lục địa mới rất xa với một nơi được gọi là quê nhà.

 

 
BÀN VIẾT LỮ THỨ MAI THẢO

Khó có thể tưởng tượng cảnh sống đạm bạc của nhà văn Mai Thảo trên đất nước Mỹ. Chỉ là một căn phòng 209 rất nhỏ trên lầu 2 của một chung cư dành cho người cao niên ngay phía sau hẻm nhà hàng Song Long. Chỉ có một bàn viết, chiếc giường đơn với nơi đầu giường là một chân đèn chụp rạn nứt và dưới gậm giường mấy chai rượu mạnh; trên vách là mấy tấm hình Mai Thảo; đặc biệt là tấm ảnh phóng lớn có lẽ chụp trước 1975, Mai Thảo cao gầy ngồi trên bậc thềm nhà cùng với nhà thơ Vũ Hoàng Chương mảnh mai trong áo dài the, phía dưới là một kệ sách. Mai Thảo có nhiều bạn nhưng đây có lẽ là tấm hình “đôi bạn” mà anh rất thích. Về tuổi tác, Vũ Hoàng Chương hơn Mai Thảo một con giáp, cũng vì vậy mà Nguyễn Xuân Hoàng hết đỗi ngạc nhiên khi thấy Mai Thảo gọi Vũ Hoàng Chương là “mày”.

Qua lời thuật của Nguyễn Hưng Quốc, hãy nghe Mai Thảo nói về Vũ Hoàng Chương bạn mình ra sao: “Con người anh ấy lạ lắm. Đúng là một thi sĩ. Mặt mũi lúc nào cũng ngơ ngơ ngác ngác như trẻ con. Mà nói chuyện về thơ thì hay vô cùng. Ai cũng là thằng hết. Lý Bạch là thằng. Nguyễn Du là thằng. Một người yêu thơ, thuộc thơ nhiều vô cùng tận.”

Mai Thảo và ký họa của Tạ Tỵ. Nguồn: E.E – Emprunct Empreinte

Mai Thảo và ký họa của Tạ Tỵ. Nguồn: E.E – Emprunct Empreinte

Nguyễn Đình Toàn sinh năm 1936, nhỏ hơn Mai Thảo 9 tuổi, cũng vẫn cứ mày tao với Mai Thảo. Để thấy trong sinh hoạt văn học, cùng một lứa bên trời lận đận, họ đã là những bạn văn không biết đếm tuổi.

Căn phòng nhỏ hẹp ngày nóng đêm lạnh ấy là không gian sống và cũng là toà soạn báo Văn của Mai Thảo. Mỗi lần tới thăm anh, tôi vẫn để ý tới chiếc bàn viết lữ thứ của Mai Thảo kê sát khung cửa sổ thấp nhìn thoáng ra bên ngoài. Rồi tới kệ sách, không có nhiều sách Mai Thảo, chỉ có ít cuốn sách tiếng Pháp, mấy số báo Văn, đôi ba cuốn sách mới bạn văn gửi tặng anh. Mai Thảo giỏi tiếng Pháp, đọc nhiều sách Pháp; anh cũng tiếp cận với nền văn học Mỹ và rất thích các tác giả Mỹ như Henry Miller, Hemingway, John Steinbeck nhưng là qua những bản dịch Pháp ngữ.

Tôi chú ý tới một cuốn sách tiếng Anh khá nổi bật với bìa đỏ trên kệ sách: Artists in Exile, American Odyssey của Jane Katz. Trong cuốn sách ấy, nữ ký giả Jane Katz, đã phỏng vấn các văn nghệ sĩ thế giới tới tỵ nạn trên đất Mỹ. Họ đến từ nhiều quốc gia như Nga, Trung Quốc, Afghanistan, Nam Phi, Á Căn Đình, Việt Nam… Nhà văn Mai Thảo được Jane Katz phỏng vấn và giới thiệu như một “thuyền nhân”, tác giả của 42 cuốn sách tiếng Việt, tất cả đều lưu trữ trong thư viện Đại học Cornell. Cuộc phỏng vấn Mai Thảo, được thực hiện ngày 10 tháng 07, 1980, hai năm sau ngày anh đặt chân tới Mỹ qua thông dịch của anh Nguyễn Thanh Trang, tới từ San Diego, bạn nhà văn Mai Thảo. Tuy là một bài phỏng vấn nhưng không có xen kẽ vào những câu hỏi, nên nội dung như một “tự sự”của Mai Thảo. Jane Katz đã ghi lại cảm tưởng sau cuộc phỏng vấn nhà văn Mai Thảo: “ Ông phát biểu với một nhân cách trầm tĩnh, và với cả sự kiềm chế sau những năm sống cách biệt – He speaks with quiet dignity, and with the restraint which years of privation have taught him.” (6)

Tôi đã lấy xuống từ kệ sách và mượn anh Mai Thảo cuốn sách với thủ bút của Jane Katz. Tôi lược dịch bài phỏng vấn Mai Thảo và cho phổ biến trên các tạp chí Văn học, và sau này kể cả trên Văn số đặc biệt Tưởng Mộ Mai Thảo (1) với tên người dịch Tâm Bình. Sau đó, tôi đã đem cuốn sách trả lại trên kệ sách của anh.

Bài phỏng vấn của Jane Katz cũng sẽ đi cùng với bài viết này để tưởng niệm ngày Giỗ thứ 18 của Mai Thảo.

Khi giao tờ Văn cho Nguyễn Xuân Hoàng năm 1996, cũng là năm đánh dấu sức khoẻ của Mai Thảo bắt đầu suy yếu, anh đi lại khó khăn; tới mức, theo Khánh Trường kể lại, thì một buổi tối khuya về, anh không còn đủ sức leo lên một tầng thang lầu để trở về căn gác trọ thân thuộc trong bấy nhiêu năm. Sau đó Mai Thảo phải dọn xuống một căn phòng khác dưới tầng trệt. Ngay phía lầu trên là căn phòng của hoạ sĩ Khánh Trường. Sức khoẻ Khánh Trường thì cũng không khá gì nhưng đủ sức để chăm sóc anh Mai Thảo khi cần đến. Tín hiệu Mai Thảo gọi Khánh Trường không phải là điện thoại mà thường là một cây gậy gõ gõ lên trần nhà.

Một Khánh Trường giang hồ với Hợp Lưu, một Mai Thảo chính phái với Văn, rất khác nhau cả về tuổi tác và nếp sống nhưng họ lại là một đôi bạn chân tình. Hoạ sĩ Vỉa Hè New York là biệt danh Mai Thảo gọi Khánh Trường. Cũng như một Cao Xuân Huy lính tráng ban đầu rất “kình” với Mai Thảo nhưng sau đó gần anh, trở nên rất thân quý và thương anh Mai Thảo vô cùng. Trong cuốn sách Chân Dung 15 Nhà Văn Nhà Thơ Việt Nam, do nhà sách Văn Khoa xuất bản ở hải ngoại [1985], Mai Thảo đã có những nét cực tả về các bạn văn của mình: một Nhật Tiến vẫn đứng ở ngoài nắng, một nhân cách Bình Nguyên Lộc, một Mặc Đỗ quy ẩn, con đường Dương Nghiễm Mậu, đường gươm Lê Tất Điều, Nhã Ca giữa cơn hồng thuỷ… (5)

TẠP CHÍ VĂN TRÊN ĐẤT MỸ

Tên tuổi Mai Thảo gắn liền với Tạp chí Sáng Tạo, cho dù Sáng Tạo có một đời sống tương đối ngắn ngủi.
Nhưng báo Văn thì đeo đuổi Mai Thảo lâu dài hơn, từ trong nước trước 1975, ra tới hải ngoại tới 1996.
Báo Văn khởi đầu từ 1964 với thư ký toà soạn Trần Phong Giao kéo dài được 8 năm. Năm 1972, Văn chuyển qua Nguyễn Xuân Hoàng thay Trần Phong Giao. Năm 1973, Mai Thảo về Văn cùng với Nguyễn Xuân Hoàng trông coi Văn. Năm 1974, Nguyễn Xuân Hoàng rời báo Văn, còn lại Mai Thảo làm tiếp đến 30.4.1975.

Sau hai năm đặt chân tới Mỹ, năm 1982 Mai Thảo cho tục bản tạp chí Văn và kéo dài được 14 năm. Khó có thể tưởng tượng được rằng một mình Mai Thảo trông tờ Văn, anh không lái xe, anh vẫn thuộc trường phái “viết tay” chỉ dùng cây viết chứ không hề đụng tới chiếc máy chữ hay máy điện toán. Kể cả trên mỗi chiếc phong bì gửi báo cho hàng trăm độc giả dài hạn, anh cũng vẫn cặm cụi viết tay. Có người bạn trẻ muốn giúp anh dùng computer in nhãn để không phí thời gian nhưng anh chối từ. Mai Thảo rất tình cảm, anh muốn có mối tương quan gần gũi với từng độc giả qua nét chữ của chính anh trên từng số báo. Mười bốn năm sống với và sống bằng tờ Văn, anh hào hứng mỗi khi khám phá ra một cây viết tài năng mới. Văn cũng là nơi quy tụ lại những cây viết cựu của miền Nam lưu vong ra hải ngoại. Như một Thảo Trường từng viết cho Sáng Tạo, sau 17 năm tù cộng sản rồi qua Mỹ, các sáng tác đầu tay của Thảo Trường viết ở Mỹ, đều gửi cho Mai Thảo đăng trên tạp chí Văn.

Khi nói tới tờ Văn, Mai Thảo tâm sự: “từ mấy năm nay làm lại tờ Văn ở Hoa Kỳ, đời sống lữ thứ hàng ngày thấy đỡ thất lạc, bởi lại được thả trôi trở lại với một không khí toà soạn không khí trị sự, tuy đã khác biệt nhưng vẫn còn phảng phất đâu đó, trên một góc bàn viết, dưới một ánh đèn sáng, cái không khí đã bao năm tôi sống ở quê nhà, tâm trí tôi thường có nhiều hơn những hồi tưởng về báo quán cũ, là 38 Phạm Ngũ Lão Sài Gòn, ngày trước.” (5)

Đến năm 1996, sau số báo số 158 &159, do sức khoẻ sa sút, Mai Thảo ban đầu trao tạp chí Văn lại cho Du Tử Lê, sau một số báo 160, tờ Văn được Mai Thảo chính thức trao lại cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. Nguyễn Xuân Hoàng tiếp tục ra tờ Văn từ số 161 cho đến số 163.

Đầu năm 1997, Nguyễn Xuân Hoàng ra tờ báo Văn số 1, bộ mới. Kéo dài được 12 năm. Tới năm 2008, tờ Văn số cuối cùng 125-129 cho ba tháng Giêng, Hai và Ba là số đặc biệt về hoạ sĩ Thái Tuấn với bài vở đã layout xong chuẩn bị đưa nhà in, nhưng rồi vì lý do tài chánh Nguyễn Xuân Hoàng đành cho đình bản tờ Văn, cho dù báo Văn vẫn bán được, tuy không đem lại lợi nhuận nhưng không thể để một món nợ lớn đến như vậy với nhà in Kim Select Graphics & Printing trên đường Euclid, mà sau này vợ chồng Nguyễn Xuân Hoàng phải gồng mình gánh trả.

Lý do sâu xa mà không ai muốn nói ra, khi tờ Văn của Nguyễn Xuân Hoàng đình bản, cũng như nhà xuất bản Văn Nghệ của anh Từ Mẫn Võ Thắng Tiết phải ngưng hoạt động vì sách báo thì vẫn bán được nhưng lại không được các nhà sách sốt sắng thánh toán tiền bạc.

TẤM LÒNG TỪ BI MAI THẢO

Mai Thảo được mọi người biết tới như một nhà văn, một cây viết tuỳ bút nổi tiếng và sau này là một nhà thơ. Quen biết anh, người ta càng thấy mến con người Mai Thảo hơn. Tấm lòng của Mai Thảo với tha nhân thật đẹp. Anh tốt với mọi người và rất trực tính, nói thẳng trước mặt với người trái ý anh, kể cả lớn tiếng và giận dữ nhưng sau đó thì quên đi, anh không bao giờ để tâm. Trong suốt cuộc đời viết văn, chưa bao giờ Mai Thảo dùng ngòi bút để nói xấu hay chửi bới ai, cho dù không thiếu những bài viết chỉ trích anh nặng nề, có lẽ anh không đọc và cũng không bao giờ trả lời.

Nguyễn Đăng Khánh, người em ruột Mai Thảo viết về anh mình: “nhiều lần đọc báo thấy người ta mạt sát anh thậm tệ, tôi nóng ruột tới hỏi anh: Tại sao người ta chỉ trích anh nặng nề như thế mà anh không lên tiếng? Anh nói: Sống với người, với đời, phải có lòng. Tấm lòng ở đây là la bonté. Con người không có la bonté là vứt đi. Phải sống thành thật với người, với đời. Vì thế nên tôi không bao giờ dùng ngòi bút của tôi để phê phán, chỉ trích hay nói một điều xấu về ai hoặc để trả lời lại những kẻ mạt sát tôi. Người ta muốn chỉ trích, muốn nói xấu tôi, cứ nói. Khánh thấy người ta chỉ trích tôi trên báo chí vì họ muốn độc giả thấy tên họ đứng trên cùng một trang báo với Mai Thảo. Họ thích như vậy, cứ để cho họ làm, tôi sẽ không bao giờ viết lại.” (3)

Trước đó khá lâu, năm 1989 Mai Thảo cũng có một phát biểu tương tự khi gặp Nguyễn Hưng Quốc ở Paris: “Đời tôi có một nguyên tắc: không bao giờ dùng văn chương để làm bất cứ điều gì xấu xa. Đâu phải tôi không biết người nào tốt người nào xấu với mình, nhưng tốt hay xấu mặc họ. Người nào tốt, đến gần, uống rượu chơi. Người nào xấu, lánh ra thật xa, đừng thèm đụng tới. Nhưng đừng bao giờ mang những điều đó lên trang giấy để bôi bẩn nhau. Văn chương là cái đẹp, là thế giới của cái đẹp, ở thế giới ấy có thứ tiền tệ riêng của nó: anh phải dùng thứ tiền ấy, anh phải đàng hoàng, phải lương thiện. Thứ tiền tệ ấy chính là cái đẹp.” (4)

Trong bài báo đăng trên Saigon Times “Một Vài Kỷ Niệm với Nhà Văn Mai Thảo” viết vào khoảng cuối năm 1997, khi nhà thơ Thái Tú Hạp vào thăm Mai Thảo tại bệnh viện Fountain Valley. Thái Tú Hạp đã xúc động nhớ lại một câu nói tâm tình của Mai Thảo khi anh còn khoẻ và thường tới quán Doanh Doanh ở cuối con đường Sunset, một quán ăn gia đình rất văn nghệ của vợ chồng Thái Tú Hạp-Ái Cầm có nhạc cổ điển có treo cả một bức tranh sơn dầu lớn của Nguyên Khai: “Tôi bảo với Hạp một điều, trong đời sống có thể chúng ta không yêu người này, không thích người kia, xỉ vả nhau thẳng thừng trực diện một trận rồi thôi.  Bỏ! Đừng lôi nhau lên báo, kỳ lắm. Cõi văn chương hãy để cho nó trong sáng.  Hãy xử dụng ngòi bút mình một cách ngay thẳng, tử tế đối với mọi người…”

Trong cuộc phỏng vấn ngày 5 tháng 6 năm 2008, mười năm sau khi Mai Thảo mất, câu hỏi cuối cùng của Thuỵ Khuê với Trần Vũ, “Anh muốn nói điều gì nữa về Mai Thảo? Trần Vũ nhớ lại: lúc sinh tiền, Mai Thảo thường nhắc: «Em không dụng chữ cho mục đích phi văn chương. Không chửi ai cả. Văn chương không phải là chỗ cho em bựa. Em không được quyền.» Những khi cáu, ông gắt um. Không phải một lần, mà nhiều lần, lời khuyên, mệnh lệnh. Bây giờ Mai Thảo mất rồi, tôi cũng không còn trẻ nữa, nhưng những khi nghĩ đến ông, tôi lại nhớ đến lời dặn này. Hôm qua, bây giờ, tôi vẫn giữ tròn lời hứa với trưởng thượng của mình.”

Cả một đời sống với chữ nghĩa, vẫn cứ mãi là một Mai Thảo nhất quán, luôn luôn là người bảo vệ sự trong sáng và thanh thoát của cõi văn chương. Không tu hành nhưng Mai Thảo sẵn có một tâm Phật.

Rồi chợt nhớ tới hai câu trong bài thơ Em Đã Hoang Đường Từ Cổ Đại trong tập thơ Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền của Mai Thảo:

Tâm em là Bụt tâm anh Phật
trên mỗi tâm ngồi một nhánh hương

NHỮNG NGÀY THÁNG NẰM VIỆN

Trao lại tờ Văn cho Nguyễn Xuân Hoàng rồi, chẳng bao lâu sau đó, sức khỏe Mai Thảo mau chóng suy kiệt, có lúc anh đã không còn đủ sức ra khỏi căn buồng trong khu chung cư cho dù anh đã dọn xuống tầng trệt. Nỗi cô đơn và dấu hiệu bệnh tật thật sự đã có từ mấy năm trước khiến Mai Thảo đã làm bài thơ “Dỗ bệnh”:

Mỗi lần cơ thể gây thành chuyện
Ta lại cùng cơ thể chuyện trò
Dỗ nó chớ gây thành chuyện lớn
Nó nghĩ sao rồi nó lại cho

Bệnh ở trong người thành bệnh bạn
Bệnh ở lâu dài thành bệnh thân
Gối tay lên bệnh nằm thanh thản
Thành một đôi ta rất đá vàng

Khi không còn “dỗ bệnh” được nữa, là tới lúc Mai Thảo phải rời chiếc bàn viết lữ thứ, rời căn phòng phía sau nhà hàng Song Long để luân phiên vào các bệnh viện Fountain Valley Orange County, Good Samaritan Los Angeles và rồi Barlow Hospital và anh đã chẳng có dịp trở lại chốn cũ.

Good Samaritan là bệnh viện tôi tới thăm anh. Nơi đây tôi gặp Nguyễn Phúc Vĩnh Khiêm, người bác sĩ trẻ chuyên khoa tim mạch đang trực tiếp chăm sóc anh. Khiêm từ bé học trường Pháp rồi lớn lên học y khoa ở Mỹ nên không biết gì về văn chương Mai Thảo, nhưng qua thân phụ, Khiêm được biết mình đang được chăm sóc một người bệnh tên Nguyễn Đăng Quý, là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng với bút danh Mai Thảo.

Cũng tại bệnh viện Good Samaritan này, Khiêm đã thông tim cho Thượng toạ Thích Mãn Giác tức thi sĩ Huyền Không, Khiêm cũng là thành viên trong toán mổ tim lần thứ hai cho nhà văn Võ Phiến. Vì cùng trong lãnh vực chuyên môn, tôi có nhiều dịp trao đổi với Khiêm về tình trạng sức khoẻ anh Mai Thảo. Về hô hấp anh cần dưỡng khí qua ống thở, về dinh dưỡng do không ăn được anh được nuôi bằng chất thực phẩm lỏng bơm qua một G-tube vào dạ dày. Thời gian này sự sống của anh phụ thuộc vào máy móc và toán chăm sóc đặc biệt. Sau một thời gian nằm qua các bệnh viện, sức khỏe Mai Thảo ổn định nhưng hồi phục thì rất chậm do tổng trạng quá yếu, hậu quả của nhiều năm uống rượu mà không ăn và hút thuốc nên bị suy dinh dưỡng trầm trọng và cả suy hô hấp.

Nguyễn Mộng Giác khi cùng với hai chị Bùi Bích Hà và Trần thị Lai Hồng khi vào thăm Mai Thảo tại bệnh viện Barlow Los Angeles, bằng trực giác của một nhà văn anh đã có ý nghĩ: “dù không có kiến thức y khoa, chúng tôi đều cảm thấy anh Mai Thảo đang đi trên con đường một chiều, không có cơ may nào quay trở lại đời sống bình thường như trước.” (1)

Sau khi ra khỏi được ống thở, không còn cần thiết phải nằm trong một bệnh viện “acute care” Mai Thảo được chuyển về một khu chăm sóc Phục Hồi Quận Cam. Anh không mắc một căn bệnh nan y nào, dù uống rượu bấy nhiêu năm anh vẫn có một lá gan bằng sắt nhưng Mai Thảo thì cứ như một thân cây khô héo dần cho tới ngày 10 tháng Giêng năm 1998 thì anh mất.

Nhớ lại khi Mai Thảo vừa mất, Đỗ Ngọc Yến có ý tưởng lập ngay một giải văn chương Mai Thảo. Tôi nói với Yến, trước khi nói tới một giải văn chương mang tên Mai Thảo, việc nên làm ngay là giữ lại chiếc bàn viết lữ thứ của anh ấy, như một nét văn hoá của Little Saigon.

Sau khi anh mất, cả không gian sống của Mai Thảo, cuối cùng được người em trai là anh Nguyễn Đăng Khánh đến thu dọn, tất cả chỉ đủ xếp vào mấy chiếc thùng giấy. Và đã không còn đâu dấu vết chiếc bàn viết lữ thứ của một nhà văn “thuyền nhân” lưu vong có tên Mai Thảo.

Người Việt phiêu bạt từ khắp năm châu, khi hành hương tới thủ đô tỵ nạn không lẽ chỉ để thấy một khu Phước Lộc Thọ, chỉ có một tiệm sách Văn Khoa thì nay cũng không còn nữa. Một người bạn cùng gia đình và đàn con thế hệ thứ hai đến từ xứ tuyết Toronto, nhận định là tới Little Saigon không lẽ chỉ để dẫn chúng nó vào những tiệm phở, ngắm bảng hiệu mấy văn phòng bác sĩ hay luật sư. Anh ấy muốn nói tới một Công Viên Văn Hoá Việt Nam.

JANE KATZ PHỎNG VẤN MAI THẢO

Và sau đây là bản lược dịch của người viết từ nguyên bản tiếng Anh, “Những Nghệ sĩ Lưu vong, Hành trình tới Mỹ Quốc” trích từ cuốn sách Artists in Exile, American Odyssey của Jane Katz do Stein & Day Publishers, New York xuất bản 1983. (6)

Tôi sinh năm 1930* tại tỉnh Nam Định, Bắc Việt Nam. Cha tôi là một điền chủ thành đạt, ông được dân làng kính trọng. Ông là chủ gia đình, mẹ tôi thì ở nhà với những người giúp việc. Tôi và các anh em tôi đều rất tuân phục cha tôi.

Sau khi có người Tây phương xâm nhập, đã có tình trạng bất hòa giữa thế hệ trẻ và già. Nhưng những người ngoại quốc ấy đã không thể phá vỡ nền tảng gia đình của đất nước chúng tôi. Đó là một trật tự lâu đời không ai có thể hủy hoại.

Cha tôi quản lý các trang trại. Ông giàu có nên không để chúng tôi làm công việc đồng áng. Tôi phải tới trường đi học, nhưng sau lớp học thì tôi lại rong chơi ngoài đồng ruộng. Với những con trâu kéo cày trên những thửa ruộng nơi châu thổ sông Hồng. Đồng cỏ thì phì nhiêu và xanh tươi. Một số người trong làng thì làm công cho cha tôi, một số khác có ruộng đất riêng của họ.

Dân tộc tôi yêu đất đai, họ tin rằng có hương hồn tổ tiên trong đó. Mọi gia đình đều làm việc ngoài đồng áng, không có ai phải đói kém.

Khi tôi được 10 tuổi thì cha tôi bị mất hết ruộng vườn. Gia đình tôi phải rời về Hà Nội. Thật là khó khăn cho cha tôi phải rời bỏ đất đai của tổ tiên và làng mạc. Trong làng ông quen biết mọi người. Ông đã có một căn cước ở đó mà ông không thể tìm thấy lại nơi thành phố.

Ở Hà Nội, tôi được thấy thành quách và những ngôi chùa cổ qua các triều đại từ những thế kỷ thứ 8 và thứ 10. Một ngôi chùa có tên Ngọc Sơn, một ngôi đền khác có tên là Quan Thánh. Trung tâm thành phố là một hồ lớn, nơi mọi người gặp nhau sau một ngày dài làm việc. Vào mùa hè thì chúng tôi đi biển.
Cho dù sống ở đô thị, chúng tôi vẫn giữ các tập tục cổ truyền như kính trọng người già, tưởng niệm các ngày lễ theo truyền thống.

Tinh thần quốc gia là một phần của truyền thống Việt Nam. Trong một ngàn năm, người Việt bị người Tàu đô hộ, với ảnh hưởng trên nền giáo dục và tư tưởng nhưng người Việt chưa bao giờ bị hoàn toàn khuất phục. Rồi tới thế kỷ 19, khi người Pháp đánh chiếm nhiều tỉnh của Việt Nam, thiết lập nền hành chính đô hộ, mở trường học và các cơ sở dân sự điạ phương.

Năm 16 tuổi, tôi gia nhập phong trào kháng chiến chống Pháp. Chúng tôi tổ chức những chương trình ca nhạc kịch trong các làng xóm để khích động lòng yêu nước. Chúng tôi viết những câu chuyện về lịch sử và khát vọng tự do. Tôi đã từ bỏ kháng chiến 4 năm sau đó khi biết được Cộng sản đã xử dụng phong trào kháng chiến để phá vỡ trật tự xã hội cổ truyền và cổ võ cho đấu tranh giai cấp.

Chiến tranh Việt Pháp chấm dứt năm 1954 và đất nước bị phân đôi. Gia đình chúng tôi di cư vào Sài Gòn. Đó là một hình thức phản kháng những người Cộng sản. Cha tôi không tin họ và họ cũng không tin cha tôi. Dưới thống trị của Cộng sản, dân chúng hết quan tâm về nghệ thuật. Làm sao có thể vẽ tranh khi mà thường ngày phải lo từng miếng ăn? Trí thức thì bị khống chế và thường bị cưỡng bức vào quân đội.

Từ năm 1958, khởi sự có đối đầu công khai giữa hai miền Việt Nam: miền Bắc là chế độ Cộng sản hậu thuẫn bởi Trung Cộng và Liên Xô và miền Nam không Cộng sản hậu thuẫn bởi Hoa Kỳ và các nước đồng minh.

Thường xuyên có chiến dịch tuyên truyền của cả đôi bên. Miền Bắc thì rêu rao là đang giải phóng miền Nam chống lại đế quốc Mỹ, còn chính phủ miền Nam thì đang chống lại sự thống trị của Trung Cộng và Liên Xô. Cộng sản thực hiện cuộc chiến du kích ẩn náu trong rừng sâu. Máy bay Mỹ thì rải chất độc khai quang để bắt địch quân phải lộ diện. Họ cũng đã gây nhiễm độc cho rừng núi, cây cối, xúc vật và nguồn thực phẩm.

Trí nhớ của tôi về những năm chiến tranh còn rất sống động. Tôi vẫn còn thấy được những căn nhà bị đánh bom, cây cối thì cháy lá và trơ cành, một ngôi đền cổ bị bốc cháy, những trẻ con bụng ỏng, mất mắt hay cụt chân, bà cụ già không nhà cửa thì đi lang thang như người mất hồn…

Tôi viết văn từ năm 1950. Ở xứ sở tôi, nhà văn nhà giáo rất được kính trọng. Sách của tôi được các công ty nhỏ tư nhân xuất bản ở miền nam Việt Nam, rất phổ biến, một số sách đã trở thành “best-sellers” nhưng để sống bằng nghề cầm bút rất khó. Tôi viết rất nhiều truyện và tiểu thuyết. Chúng tôi không có nhiều dịch giả, các sách của tôi không được dịch ra ngoại ngữ. Tôi cũng làm chủ bút một vài tờ báo và tập san văn chương.

Tôi có đọc các nhà văn Mỹ mà tôi rất thích như: Henry Miller, Hemingway, John Steinbeck – qua những bản dịch tiếng Pháp. Các tác giả này không ảnh hưởng tới văn phong của tôi. Nền văn học của chúng tôi rất khác. Chúng tôi có truyền thống văn học riêng từ ngàn năm. Nền văn học của chúng tôi rất quy cách, với mục đích: thăng tiến xã hội.

Có một truyện ngắn tôi đã viết và ưa thích có tựa đề là “Bản Chúc Thư Trên Ngọn Đỉnh Trời”. Một người đàn ông và một người đàn bà chung sống trong một căn nhà nhỏ bên suối. Người đàn bà thì không hiểu tại sao người đàn ông đã bỏ đi. Hành trình của người đàn ông là leo lên tới đỉnh cao nhất của một ngọn núi Phương Đông. Ông muốn biết ngọn núi ấy cao bao nhiêu; ông đi tìm kiếm một chân lý tuyệt đối và hạnh phúc. Khi tới được đỉnh cao nhất của ngọn núi thì ông ta tuyệt vọng vì ý thức được rằng chân lý tuyệt đối thì không bao giờ có thể đạt được. Người đàn bà đi tìm kiếm và thấy xác người đàn ông nằm bên bờ suối. Không ai biết người đàn ông đã chết như thế nào. Người đàn bà đưa xác người đàn ông về làng và tự hỏi tại sao người đàn ông chết. Và cuối cùng người đàn bà nghiệm ra rằng trên đường đi tìm chân lý, người đàn ông đã chọn cái chết.

Như một nhà văn, tôi đề cập tới vấn đề nhân sinh; tôi không có ý đi tìm một giải pháp. Đa số các sách và truyện của tôi dựa trên kinh nghiệm bản thân hay của những người mà tôi quen biết. Sự kiện ghi nhớ trộn lẫn với hư cấu. Văn phong – style, là điều quan trọng.

Người Mỹ rút khỏi Sài Gòn năm 1975. Do các bài viết chống cộng trước đó, tôi bị liệt kê trong sổ đen những nhà văn có nguy hại cho chế độ. Hầu hết các nhà văn có tên trong danh sách ấy đều bị bắt đi tù, nhiều người bị chết trong tù vì thiếu ăn, thiếu thuốc men.

Tôi thì may mắn hơn, được dân chúng chăm sóc và che chở. Không có tình thương yêu của họ tôi đã không thể sống còn ở Việt Nam.

Cộng sản ra thông báo là bất cứ ai tán trợ những nhà văn có tên trong sổ đen sẽ bị bắt giữ. Hệ thống an ninh của họ rất chu đáo. Họ chỉ định những người hàng xóm canh chừng nhau và báo cáo lên chính quyền địa phương. Nhưng vẫn có nhiều người liều mạng để che chở cho tôi. Họ che dấu tôi trong 8 căn nhà khác nhau trong vòng hai năm trời. Tôi sống trong hầm tối vì bất cứ ánh sáng hay sinh hoạt nào bị hàng xóm phát hiện sẽ gây hiểm nguy cho gia chủ. Phải là những căn nhà không có trẻ em vì các gia đình luôn luôn dạy con em không được nói dối. Cộng sản đã lục soát một số nhà nhưng không hiệu quả, và họ đã không tìm ra tôi.

Tôi sống như một con vật trong bóng tối, ẩn mình trong suốt hai năm. Có những đêm hoàn toàn mất ngủ, những ngày giống nhau buồn chán. Một người bạn đem đến cho tôi cỗ mạt chược và tôi chơi cùng một lúc ở cả hai phe. Đôi khi quá tuyệt vọng, tôi phải tìm cách ra ngoài, một cách bí mật trong bóng đêm. Đôi khi tôi không thể tưởng tượng rằng mình đã phải sống trong những điều kiện như vậy. Có lúc tôi cảm thấy tuyệt vọng, và tưởng tượng rằng sẽ có một giấc ngủ dài và không trở dậy nữa. Nhưng người Việt có thói quen chịu đựng và vượt qua. Tôi sâu sắc cảm thấy nhà văn là thuộc xã hội và quần chúng mà họ đang sống với. Với những người đã cùng nhau hợp tác cứu sống tôi, tôi thấy mình phải can đảm để xứng đáng với sự trợ giúp mà tôi đã nhận.

Tôi không phải là Phật tử cho dù gia đình tôi theo Phật giáo. Nhưng là một nhà văn và là một người suy tưởng, tôi phải nhìn lại đời sống mình và cố gắng tìm ra những ý nghĩa. Trong nhiều giờ mỗi ngày tôi đã tịnh tâm và suy niệm. Đặc biệt trong hoàn cảnh như vậy, người ta phải đi tìm sự thật và ý nghĩa của cuộc sống. Tôi đã có cơ hội đó. Tôi tin rằng mỗi chúng ta có một thượng đế trong chính mình. Một người có thể tự cứu rỗi đời sống chính mình qua những hành động và suy nghĩ. Sự tỉnh thức này luôn luôn có ở trong tôi.

Vào cuối năm 1977, có các tổ chức tư nhân giúp người vượt biên. Họ liên lạc với tôi và bảo tôi cứ chờ ở nơi đang ẩn lánh. Tôi hiểu rằng đào thoát là một dịch vụ tốn kém mà tôi thì không có một xu. Tôi không có cách nào liên lạc với gia đình mà không gây nguy hiểm cho họ. Tôi chờ đợi. Vào một đêm tối trời, một người mặc áo đen đi xe Honda, đậu dưới một gốc cây sau căn nhà, hướng dẫn tôi ngồi lên xe gắn máy và lặng lẽ chạy ra hướng bờ sông Sài Gòn, nơi có một chiếc thuyền đánh cá nhỏ đang chờ. Tôi được bảo nên chèo ghe, giả bộ như một ngư dân. Sau 2 hoặc 3 giờ đồng hồ, tôi lại được chuyển sang một thuyền máy trên biển. Bây giờ thì người đàn bà chủ tàu bảo tôi có thể hút thuốc. Tôi nhìn một lần chót thành phố Sài Gòn và bật khóc vì hiểu rằng tôi chẳng còn bao giờ thấy lại nữa. Người dân miền Nam, hết sức gắn bó với một thành phố mang tên Sài Gòn. Tôi có cảm tưởng đã quay lưng lại với di sản của chính mình.

Trên biển cả, tôi có cảm giác được phóng thả. Tôi đã là một con người tự do.

Đó là một đêm tối đen không trăng. Chúng tôi ra được biển khơi nhưng nhưng lại có một cơn bão thổi tới từ Phi Luật Tân, vật vã con tàu nhỏ, bắt buộc chúng tôi phải trở lại bờ. Tôi trở lại nơi ẩn náu. Vài ngày sau đó, tôi được tin cha tôi chết ở tuổi 82. Đối với tập tục Á Đông, một đứa con phải về chịu tang lễ của bố mẹ hoặc mang trong tội bất hiếu. Nhưng các anh tôi khuyên tôi không nên về nhà vì đang bị theo dõi và tôi có thể bị bắt. May mắn là tôi đã bí mật tới thăm được mộ cha tôi, đọc lời cầu nguyện tỏ lòng tưởng nhớ và điều ấy đã làm dịu nỗi đau.

Rồi có chiếc xe gắn máy khác tới trong đêm tối. Chuyến đào thoát thứ hai nguy hiểm hơn lần trước. Chiếc thuyền đánh cá nhỏ đưa tôi tới một chiếc chòi, tôi phải núp ở đó suốt 2 ngày trong vùng xình lầy có cây che khuất. Cuối cùng thì một chiếc ghe tới đưa tôi ra khơi và trong đêm tối, tôi được chuyển qua một chiếc tàu đánh cá lớn hơn. Bất chợt, có một tín hiệu đèn và không tiếng động. Một toan tính kỹ lưỡng và cả nhiều may mắn. Tôi bước lên một con tàu sức chứa 20 người nhưng số người lên tàu là 58. Chúng tôi phải rất tiết kiệm nước và gạo vì không có chỗ chứa. Mọi người ăn uống rất ít và không có ai chết.

Trên tàu gồm những người tỵ nạn chính trị, sinh viên học sinh, người già, các gia đình với trẻ thơ. Chúng tôi trải qua 6 ngày đêm. Mọi người đều đói và khát, một số ngã bệnh. Khi chúng tôi tới gần Mã Lai, biển lặng, trời trong, và mọi người bắt đầu cất tiếng hát. Họ yêu cầu tôi ngâm một bài thơ. Tôi đọc bài thơ của một người bạn nói về một người đàn ông rời nhà ra đi mà không có một ai tới nói lời giã từ.

Tới Mã Lai nhưng họ không muốn tiếp nhận chúng tôi. Các giới chức tỏ vẻ không thân thiện, do đã có quá nhiều tàu tỵ nạn tới đây. Là một quốc gia nghèo, họ không thể cưu mang tất cả. Mỗi lần chúng tôi cố cập bến, họ đẩy chúng tôi ra xa. Cuối cùng, một ngư phủ Mã Lai ra dấu cho chúng tôi; họ bảo cứ ủi tàu vào bãi, nếu tàu bị vỡ hư hại thì họ phải nhận chúng tôi. Chúng tôi đã làm như vậy và có hiệu quả. Con tàu chở chúng tôi bị vỡ. Chúng tôi giúp trẻ em, người già bệnh hoạn lên bờ. Viên chức cứu trợ Liên Hiệp Quốc tới gặp chúng tôi, tặng tiền để chúng tôi mua thực phẩm. Món hàng đầu tiên mà tôi mua là một bao thuốc lá. Họ đưa chúng tôi tới trại tỵ nạn. Trại rất đông nhưng có đủ thực phẩm và lều trú và chúng tôi thì tự do. Chúng tôi không bị giam hãm trong trại. Tôi bắt đầu yêu mến người dân Mã Lai. Trong trại có đài phát thanh và tôi được yêu cầu viết bài và đọc cho chương trình. Tôi cũng giữ chức chủ tịch trại.

Tôi tới Mỹ vì đã có hai em tôi ở đó, và tôi cũng có quen biết với số nhà văn Việt Nam tới trước. Bây giờ tôi đang viết về kinh nghiệm của chính mình. Tôi hy vọng các tiểu thuyết của tôi được dịch sang tiếng Anh. Tôi cũng đang vận động trả tự do cho các văn nghệ sĩ còn bị cầm tù ở Việt Nam. Tôi e rằng nền văn học nghệ thuật của chúng tôi sẽ bị tiêu vong.

Tôi gửi tiền về cho mẹ tôi. Tôi mong bà sẽ sang đây nhưng bà thì không muốn là gánh nặng cho các con ở Mỹ. Và bà cũng không muốn chết ở một nơi xa quê nhà.

Tôi muốn nói với với thế giới rằng hai mươi năm chiến tranh đã tàn phá đất nước tôi. Nhà cửa đường xá có thể xây dựng lại, nhưng vẻ đẹp của đất đai và tâm hồn dân chúng thì không. Khi chúng ta đang nói chuyện nơi đây, sự hủy hoại vẫn tiếp diễn dưới chế độ Cộng sản.

Có lẽ một ngày nào đó Việt Nam sẽ tự do và tôi có thể trở về. Tôi đang hạnh phúc ở đây nhưng nội tâm thì rất buồn bã. Buồn cho dân tộc tôi. Tôi không biết liệu chúng tôi có còn một tương lai. Xa rời quê hương, thật khó mà duy trì truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy như bị đánh mất phần hồn.
Jane Katz, Artists in Exile, American Odyssey (6)

* Ghi chú của người viết: Mai Thảo sinh ngày 8 tháng 6 năm 1927, chi tiết Mai Thảo sinh năm 1930 trong bài phỏng vấn của Jane Katz có lẽ không chính xác.

TIỂU SỬ MAI THẢO VÀ TÁC PHẨM

Mai Thảo tên thật là Nguyễn Đăng Quý, bút hiệu khác: Nguyễn Đăng, sinh ngày 8/6/1927 tại chợ Cồn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thuở nhỏ học trường làng, trung học lên Nam định rồi Hà nội (học các trường Đỗ Hữu Vị, Chu Văn An). Năm 1945, theo trường sơ tán lên Hưng Yên. Khi chiến tranh bùng nổ năm 1946, gia đình từ Hà Nội tản cư về quê chợ Cồn, sau đó Mai Thảo vào Thanh óa theo kháng chiến, viết báo, tham gia các đoàn văn nghệ đi khắp nơiH từ Liên khu III, IV đến chiến khu Việt bắc. 1951, Mai Thảo bỏ kháng chiến về thành. 1954, di cư vào Nam. Viết truyện ngắn trên các báo Dân Chủ, Lửa Việt, Người Việt. Chủ trương tạp chí Sáng Tạo (1956), Nghệ Thuật (1965) và từ 1974, trông báo Văn. Ngày 4/12/1977, Mai Thảo vượt biển tới Pulau Besar, Mã lai. Đầu năm 1978, sang định cư tại Hoa-kỳ. Ban đầu cộng tác với tờ Đất Mới của Thanh Nam trên Seattle và một số báo khác tại hải ngoại. Tháng 7/1982 anh cho tục bản tạp chí Văn, làm chủ biên đến 1996, vì tình trạng sức khỏe trao lại cho Nguyễn Xuân Hoàng; hai năm sau ngày 10/1/1998 Mai Thảo mất tại Santa Ana, California, thọ 71 tuổi.

TÁC PHẨM

Nhà nghiên cứu và thư viện học Phạm Trọng Lệ, trên báo Văn số Tưởng mộ Mai Thảo tháng 2/1998 đã sưu tầm một thư mục Mai Thảo, trong đó có ghi số trương mục những tác phẩm được lưu trữ tại các thư viện ở Hoa Kỳ, và được Thuỵ Khuê bổ xung phân loại sau đó. (2)

Đoản thiên:

Đêm giã từ Hà-nội (Người Việt, 1955) Tháng giêng cỏ non (1956), Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời (Sáng Tạo, 1963), Bày thỏ ngày sinh nhật (Nguyễn Đình Vượng, 1965), Căn nhà vùng nước mặn (An Tiêm, 1966), Đêm lạc đường (Khai Trí, 1967), Dòng sông rực rỡ (Văn Uyển, 1968), Người thầy học cũ (Văn Uyển, 1969), Chuyến tàu trên sông Hồng (Tuổi Ngọc, 1969), Tùy bút (1970), Mưa núi (tập hợp những truyện tuyển trong Đêm giã từ Hà-nội và Tháng giêng cỏ non, Tân Văn, 1970), Ngọn hải đăng mù (Làng Văn, Toronto, 1987), Một đêm thứ bẩy (Tổ hợp xuất bản miền Đông Hoa Kỳ, 1988) Hồng Kông ở dưới chân (Xuân Thu, 1989), Chân bài thứ năm (Nam Á, Paris, 1990), Chuyến métro đi từ Belleville (Nam Á, 1990).

Truyện dài:

Mái tóc dĩ vãng (Tiểu thuyết tuần san, 1963), Cô thích nhạc Brahms? (phóng tác), Khi mùa thu tới (Thái Lai, 1964). Viên đạn đồng chữ nổi (Văn, 1966). Đêm kỳ diệu. Cùng đi một đường (1967). Sau khi bão tới (Màn Ảnh, 1968), Tới một tuổi nào (Miền Nam, 1968), Cũng đủ lãng quên đời (Hồng Đức, 1969), Lối đi dưới lá (1969), Mười đêm ngà ngọc (Hoàng Đông Phương, 1969), Thời thượng (Côi Sơn, 1970), Sống chỉ một lần (Nguyễn Đình Vượng, 1970), Hết một tuần trăng (Tủ sách Văn Nghệ Khai Phóng, 1970), Sau giờ giới nghiêm (Tủ sách Văn Nghệ Khai phóng, 1970), Trong như hồ thu (Tủ sách văn Nghệ Hiện Đại, 1971), Mang xuống tuyền đài (Tủ sách Văn Nghệ Khai Phóng, 1971), Một ngày của Nhã (1971), Để tưởng nhớ mùi hương (Nguyễn Đình Vượng, 1971), Sóng ngầm (Hoa biển, 1971), Sống như hình bóng (Tiếng Phương Đông, 1972), Hạnh phúc đến về đêm (Nguyễn đình Vượng, 1972), Một đời còn tưởng nhớ (Hải Vân, 1972), Gần mười bẩy tuổi (Nguyễn Đình Vượng, 1972), Chỉ là ảo tưởng (Sống Mới, 1972), Suối độc (Nguyễn Đình Vượng, 1973), Tình yêu mầu khói nhạt (Nguyễn Đình Vượng, 1973), Bên lề giấc mộng (Ngày Mới, 1973), Chìm dần vào quên lãng (Tiếng phương Đông, 1973), Cửa trường phía bên ngoài (Đồng Nai, 1973), Ánh lửa cuối đường hầm (Anh Lộc, 1974), Ôm đàn tới giữa đời (Gìn Vàng Giữ Ngọc, 1974), Những người tình tuổi song ngư (Xuân Thu, 1992)…

Nhận định, hồi ức: Chân dung mười lăm nhà văn, nhà thơ Việt Nam (Văn Khoa, 1985)
Thơ: Ta thấy hình ta những miếu đền (Văn Khoa, California, 1989).

ĐI THĂM MAI THẢO

Buổi sáng ngày lập đông, nam California vẫn là một ngày nắng đẹp tuy hơi se lạnh. Chúng tôi, anh Từ Mẫn nguyên giám đốc Nxb Lá Bối rồi Văn Nghệ, anh Phạm Phú Minh nguyên chủ bút Thế Kỷ 21 rồi Diễn ĐànThế Kỷ, cùng hẹn nhau đi thăm mộ anh Mai Thảo. Riêng nhà thơ Thành Tôn, người có đầy đủ nhất các tư liệu về Mai Thảo vì bận bất ngờ không đi được.

Mộ Mai Thảo trong khu vườn Vĩnh Cửu, gần nhà Thuỷ Tạ. Cô nhân viên của Peek Family nhận biết ngay tên nhà văn Mai Thảo, và cho biết thường chỉ có khách phương xa tới thăm. Quanh mộ Mai Thảo cỏ mọc xanh non, riêng tấm bia mộ bằng đá đen trải qua 18 năm vẫn nguyên vẹn với chân dung Mai Thảo và phía dưới có trạm khắc 4 câu thơ từ tập Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền:

Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi

Đặt mấy nhánh hồng trên mộ chí anh Mai Thảo, cùng với số báo Văn đặc biệt Tưởng Mộ anh, thắp mấy nén nhang với khói hương trầm toả khắp. Thăm anh Mai Thảo và nhớ tới anh với câu thơ Nguyễn Du: Thác là thể phách còn là tinh anh.

NGÔ THẾ VINH
California, 12.2016

© Đàn Chim Việt

——————————————
Tham Khảo:
1/ Nguyễn Xuân Hoàng, Nhớ Mai Thảo; Văn số đặc biệt Tưởng mộ Mai Thảo, tháng 2/1998
2/ Phạm Trọng Lệ, Bảng Thư Mục Tác Phẩm của Mai Thảo; Văn số đặc biệt Tưởng mộ Mai Thảo, tháng 2/1998
3/ Nguyễn Đăng Khánh, Mai Thảo Anh Tôi; Văn số đặc biệt Tưởng mộ Mai Thảo, tháng 2/1998
4/ Nguyễn Hưng Quốc, Vài ghi nhận về Mai Thảo; VOA 12.01.2011 http://www.voatiengviet.com/a/ghi-nhan-ve-mai-thao-2-01-12-2011-113379499/892744.html
5/ Mai Thảo, Chân dung mười lăm nhà văn nhà thơ Việt Nam,
Nxb Văn Khoa 1985
6/ Jane Katz, Artists in Exile, American Odyssey; Stein & Day Publishers, NY 1983

Nhà địa chất Nguyễn Thanh Giang – Một tâm hồn nghệ sĩ

$
0
0
Ông Nguyễn Thanh Giang

Ông Nguyễn Thanh Giang

Những thập niên gần đây, dường như hình ảnh, tên tuổi nhà khoa học Nguyễn Thanh Giang được nhiều người mến mộ và nhắc đến. Nó là hình tượng tự do, khơi dậy, tranh đấu nơi quê nhà. Lòng can đảm ấy, như một sự tiếp nối hùng khí của sĩ phu năm nào. Không chỉ dừng lại như vậy, ông còn làm thơ, viết văn và là một nhà lý luận chính trị xã hội sâu sắc. Những bài viết của ông gây tiếng vang, vượt ra khỏi nơi tối tăm tù đày.

Tuy rất ngại đọc văn chính luận, nhưng những bài của ông hoặc của Tiến sĩ Hà Sỹ Phu, tôi đọc khá nhiều. Bởi, ngoài hấp dẫn đề tài, cái sinh động của câu văn, ta còn thấy, sự thẳng thắn đầy trách nhiệm với xã hội, con người ở trong đó. Cũng như mọi độc giả, đọc văn, rồi cũng mong có ngày gặp được tác giả mà mình mến mộ.

Và có lẽ, may mắn chăng? Trước đây mấy năm, nhà văn Tưởng Năng Tiến (Hoa Kỳ) điện bảo: Anh Nguyễn Thanh Giang ở quốc nội, hỏi anh, muốn có địa chỉ e-mail và điện thoại của Đỗ Trường. Giời ạ! Một gã viết văn tép riu, tuổi tác vào dạng con cháu như tôi, được bác Nguyễn Thanh Giang quan tâm như thế này, còn gì bằng.

Thế rồi, điện đàm, thư lại, được biết Nguyễn Thanh Giang là bạn cùng quê, cùng cơ quan với ông anh Tiến sĩ địa chất của tôi. Khi tôi xưng hô chú cháu, ông bảo, Đỗ Trường cứ gọi bằng anh cho dễ trao đổi, tranh luận, nhất là văn thơ. Tuy chưa một lần gặp gỡ, nhưng tôi nghĩ, Nguyễn Thanh Giang là người cởi mở, thẳng thắn và tự tin. Bởi, có lần đọc một bài thơ của ông, tôi chê hơi gay gắt, cứ tưởng ông giận. Hôm sau, tôi viết thư xin lỗi, nhưng ông có vẻ ngạc nhiên và hỏi lại: Sao lại phải xin lỗi? Mình thích thẳng thắn như vậy. Cái Đỗ Trường chê, không có nghĩa là người khác không thích.

Vâng! Trong một xã hội cái “Tôi“ đang trùm lên tất cả, cùng với cái khoản: Văn mình vợ người này, được một người thấu hiểu như Nguyễn Thanh Giang, quả thật, hiếm lắm thay.

Nguyễn Thanh Giang sinh năm 1936 tại Thanh Hóa, trong một gia đình trí thức. Và là con rể của nhà thơ Thôi Hữu. Lễ giáo của gia đình, sự ràng buộc của xã hội đã quật nát tuổi thơ ông. Lớn lên thiếu dòng sữa mẹ, do vậy cả cuộc đời ông luôn phải kiếm tìm. Tham gia kháng chiến, và hòa bình ông trở lại trường học. Tốt nghiệp trường Đại học tổng hợp Hà Nội, sau đó ông trở thành một trong những chuyên gia đầu ngành địa chất Việt Nam. Tuy nhiên, ngay từ những năm đầu 1980, Nguyễn Thanh Giang đã nhận ra con đường cụt, không lối thoát mà Đảng cộng sản đang áp đặt trên toàn đất Việt. Nhưng chỉ đến khi ở châu Âu chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn sụp đổ, Nguyễn Thanh Giang cùng nhiều trí thức, văn nhân mới thực sự dấn thân, lên tiếng. Và ta có thể thấy, từ đó, tư tưởng cũng như hành động của ông đã thay đổi một cách rõ rệt, từ tin yêu đi đến thất vọng, phản bác chế độ. Do vậy, hàng loạt bài viết của ông chỉ ra những sai lầm, bế tắc của chế độ xã hội trong thời kỳ này. Vậy là, cánh cửa nhà tù rộng mở, chờ đón ông.

Đầu năm 2015, tôi về Hà Nội, định đến thăm ông, nhưng lúc nào cũng cảm thấy có một nữ an ninh theo bảo vệ, nên lại thôi. Hôm bia rượu với khá đông bạn học cùng lớp, thời cấp ba, trong đó có một thằng nghịch nhất nhì lớp, hiện đang là cấp tướng trong ngành an ninh. Có lẽ, đồng chí nữ an ninh không nhận ra cấp trên của mình, hoặc khác ngạch chăng, nên cứ quanh quẩn, thoắt ẩn, thoắt hiện. Nếu bình thường, kể cũng hơi bực mình, nhưng ở Việt Nam độ cồn trong máu lúc nào cũng vượt ngưỡng, nên cứ thấy là lạ, hài hài. Nghĩ lại, thấy cảm phục sức chịu đựng của bác Nguyễn Thanh Giang và các bác nhà văn, trí thức có tư tưởng tự do còn ở trong nước. Mấy ngày sau, tôi bị trục xuất về Đức. Biết tin, ông viết thư an ủi, và có một chút buồn không gặp được nhau.

Rồi thông qua một nhà xuất bản ở Hoa Kỳ, Nguyễn Thanh Giang gửi tặng tôi mấy tập sách. Đọc xong, muốn viết một chút về ông, nhưng nghĩ và tìm mãi chưa biết bắt đầu từ đâu. Bởi, ông thiên về nghị luận chính trị (chính luận), những cái tôi hiểu mù mờ nhất. Mấy nay, đọc bài viết của nhà văn Phạm Đình Trọng, biết Nguyễn Thanh Giang đang phải nằm viện, bệnh tình khá nặng với sức lực cạn kiệt của tuổi già, nên tôi lại tìm đọc và nghiền ngẫm về ông.

Cho đến nay, Nguyễn Thanh Giang đã in ấn, xuất bản trên, dưới chục đầu sách, chủ yếu về khoa học chuyên ngành, và chính luận. Mảng văn chính luận này, đã tô đậm thêm chân dung người trí thức Nguyễn Thanh Giang. Và đã có một số người viết cảm nhận, phê bình về nó. Tuy nhiên, với tôi, tự truyện Người Đội Số Phận và thi tập Những Mẩu Quặng Dọc Đường là hai tác phẩm có vị trị quan trọng trong sự nghiệp viết lách của Nguyễn Thanh Giang. Bởi, nếu Người Đội Số Phận là cuốn tự truyện bằng văn xuôi, thì Những Mẩu Quặng Dọc Đường như một trang nhật ký, không chỉ về thân phận tác giả trước cuộc sống, xã hội, mà còn chuyển tải nhận thức, biến chuyển tư tưởng của ông bằng thơ đến với người đọc.

Với một xã hội thối nát, cùng những lễ giáo hủ lậu, đã kéo ông vuột ra khỏi vòng tay của mẹ, một người ả đào, ca kỹ. Thiếu dòng sữa mẹ, do vậy không chỉ suốt dọc tuổi thơ Nguyễn Thanh Giang ngơ ngác, mà dường như cả cuộc đời ông phải đi tìm. Hình ảnh, và tiếng kêu bi thương ấy, luôn làm ông ám ảnh. Để rồi, nơi một góc rừng Bố Hạ, Nguyễn Thanh Giang gặp, vẽ lại hình ảnh về chiều tàn tạ của mẹ, của những người đàn bà mà xã hội không thừa nhận. Bài thơ ngũ ngôn nhẹ nhàng, với những hình ảnh so sánh ẩn dụ, làm cho người đọc không khỏi xót xa, ngậm ngùi:

“…Cung đàn từng rỏ máu
Dãi dầu đêm thanh lâu

Mầu da vẫn nhờn nhợt
Vết tích những canh tàn
Hồn tan trong chầu hát
Thân mòn buổi truy hoan

Ôi Hồng Hồng, Tuyết Tuyết
Thời hứa giá qua rồi
Bạch phát giờ ái ngại
Chồng con mượn cửa người

Một góc rừng Bố Hạ
Mấy nhành cam khẳng khiu
Bướm chim chia trăm ngả
Hoa rơi trắng cả chiều

Tuy đắng cay là thế, nhưng những ngày đầu đến và làm việc dưới chế độ mới, Nguyễn Thanh Giang tràn đầy sinh khí. Lòng tin tưởng phơi phới vào tương lai ấy, đã giúp cho ông vẽ lên bức tranh rộng mở, với cái nhìn trong vắt của con trẻ. Và có lẽ, nếu bây giờ phải vẽ lại bức tranh này, tôi tin, cái bầu trời cao lồng lồng và trong vắt kia, chỉ còn lại một vệt xám ngoét trong thơ ông:

…Bập bênh bập bênh
Ngọn cây vút lên
Mặt trời tụt xuống
Cả hồ rau muống
Dập dà dập dềnh
Bên này vừa bập
Bên kia đã bênh
Chân đạp càng nhanh
Tay nắm càng chặt
Nhìn trời trong vắt
Càng muốn lên cao…

Nguyễn Thanh Giang viết khá nhiều thơ tình. Nhưng có thể nói, những bài thơ ông viết cho vợ, cho người yêu đích thực không phải là những bài thơ hay. Mà những cái nhìn vụng dại, hay lửa tình bất chợt, hoặc thoảng qua trên nẻo đường tìm tòi, khai quật quặng mỏ, mới là nguồn cảm hứng cho ông những bài thơ tình đặc sắc. Tôi nghĩ, (nhưng điều này chưa chắc đã đúng) dường như như các nhà khoa học, nhất là khoa học địa chất có nhiều người viết thơ tình hay hơn các ngành khác? Có lẽ, ngành thăm dò, khai quật trong lòng đất có sợi dây liên hệ gì đó với sự khám phá, tìm tòi trong sâu thẳm tâm hồn con người chăng? Nên rất nhiều người, trong đó có tôi, không phải là thi sĩ, nhưng bất chợt vuột ra những câu với sự tưởng tượng quan hệ bền chặt với nghề địa chất này: “…Nếu là người địa chất/ đi vào sâu lòng đất/ Để khai thác tài nguyên/ Anh đi vào mắt em/ Tìm bao điều chưa nói/ Ôi! Đôi mắt của em/ là cả bầu trời xanh của vũ trụ…”(Đỗ Trường)

Thật vậy, đọc bài thơ Bản Mèo Nóng Rực của Nguyễn Thanh Giang, thoạt tưởng đó là độ nóng của mặt trời, sự cằn cỗi nơi bản mường, nhưng đến đoạn kết, ta chợt nhận ra cái nóng trong lòng người địa chất, cái nóng của những cơn khát tình. Cũng chính đoạn kết này đã bật ra cái tứ bài thơ. Và nó chợt làm tôi nhớ đến câu kết, trong Bài Thơ Trên Váy rất hay của Trần Mạnh Hảo: “Chỉ còn chiếc váy tốc trời thi ca.” Vâng! Chiếc váy, hồn thơ của Hồ Xuân Hương, của Trần Mạnh Hảo như vậy. Còn chiếc váy kia của Nguyễn Thanh Giang có làm nguội đi nỗi nhớ, hay quạt bùng lên nỗi khát vọng? Có thể nói, đây là bài thơ hay tình hay trong thi tập Những Mẩu Quặng Dọc Đường. Nhưng rất tiếc, ở đó lọt vào một câu thơ dở: “Và sáng sáng chiếc váy tròn đung đưa đung đưa”. Vâng! Âu đó cũng là điều bình thường trong thơ ca vậy:

“Sàng Thần cao hơn mặt biển trên ngàn mét
Nắng trưa như áp sát mặt trời
Hoa lau nở bung ra hết
Ve rang đổ lá tơi bời
Chú ngựa tải lương đêm qua đã chết
Da bọc xương như chiếc khăn vắt kiệt
Máng nước đầu nhà chỉ tý tách rơi
Tiếng hoẵng dội về khô khốc
Nhưng sao cứ phừng phừng hoa anh túc
Để đêm đêm vẫn nghe kẽo kẹt
Và sáng sáng chiếc váy tròn đung đưa đung đưa
Phe phẩy vào nỗi khát!”

Đọc Nguyễn Thanh Giang, ta có thể thấy, cùng với bước chân lên rừng, xuống biển của người địa chất, sự kiếm tìm dòng sữa mẹ, dòng sữa quê hương luôn thường trực trong ông. Chuỗi ngày dài dằng dặc đó, dù còn thơ dại, hay khi đã trưởng thành, tình thương nhớ trong ông không hề đổi thay. Nhớ Về Xóm Cũ là một bài thơ mang tâm trạng ray rứt và hoài hương như vậy của ông:

“ Anh muốn về thăm nơi nặng tình nặng nghĩa
Nơi mẹ già cho bát cháo hành dăm
Nơi các em dựng trường bằng tiền mót khoai xúc tép
Vào lớp ngồi bùn còn bết đầy chân”

Nếu thấm đẫm tình yêu thương khi viết về mẹ già, và những em nhỏ, đã xuyên suốt những trang thơ của Nguyễn Thanh Giang, thì sự đồng cảm, kính trọng trước chí khí của thi nhân, trí thức bị xã hội vùi dập, thể hiện rõ trong mảng thơ chân dung của ông. Có thể nói, đây là đề tài tâm huyết của Nguyễn Thanh Giang. Nhưng thành thật mà nói, thơ vẽ hình tượng chân dung các văn nghệ sĩ của ông mới dừng lại ở cái vỏ, còn cái lõi, cái hồn cốt của họ thực sự chưa tóm được. Nhớ Hữu Loan là một trong nhiều bài thơ viết về đề tài này, chúng ta đọc lại để thấy rõ điều đó:

“Vẫn thấy ông thồ đá qua những đồi sim
Lầm lụi xám những chiều hoang biền biệt
Kẽo kẹt bên trời dáng ông lẫm liệt
Sắc tím đời ông bầm dập những con tim”

Có nhiều các nhà khoa học trong nước sáng tác và làm thơ, nhưng trụ được và đứng vững với thời gian không nhiều. Có lẽ, để lại ấn tượng trong tôi sâu đậm là cố GS Vũ Tuyên Hoàng, và Khánh Nguyên. Bởi, ngoài tài năng khoa học, thi ca, họ còn có trái tim của người nghệ sĩ đích thực. Dù không có ý so sánh, nhưng đọc thơ Nguyễn Thanh Giang, tôi thấy cái chất thơ trong con người ông cũng mãnh liệt lắm. Tuy không làm trắc nghiệm, thống kê, nhưng dường như, có nhiều người thích đọc thơ của các nhà khoa học tự nhiên hơn là thơ của mấy bác bên khoa học xã hội. Bởi, thơ của họ, thường ngắn ngọn, với những liên tưởng so sánh logic hơn chăng? Cho nên, khi đọc thơ, nếu để ý một chút, ta có thể đoán nhận ra công việc cũng như nghề nghiệp của tác giả. Thật vậy, đọc đoạn thơ Núi lửa phun của Nguyễn Thanh Giang, cho ta thấy rõ điều đó. Và nếu không phải là nhà địa chất học, cùng với sự quan sát tỉ mỉ, trí tưởng tượng phong phú, thì khó có thể viết được những câu thơ sinh động như vậy:

Sấm gầm từ lòng đất
Hắt lên
Va vào sét tự trên cao phóng xuống
Dòng sông lửa đổ dài lênh láng
Như đĩa đèn dầu
Rót từ Vũ trụ
Xuống mặt hành tinh

Tóc nàng Pê-lê (2)
Dệt bằng sợi dung nham
Phất phơ bay trên lưng chừng cao nghìn mét
Tựa pháo hoa của đêm hội Thiên Hà”

Mỗi bước đi là một lần khám phá, người địa chất như được trả về với thiên nhiên, với vũ trụ hồng hoang. Gian nan là đấy, nhưng cái hào phóng, vô tư đầy ắp trong tâm hồn. Và con người ấy, sự hoang dã ấy, làm cho lời thơ của Nguyễn Thanh Giang ở thời gian đó rất hồn nhiên và trong trẻo. Chính vì thế, thơ ông luôn để lại cho người đọc một sự sảng khoái, và tự tin. Thật vậy, có lẽ không riêng tôi, mà còn nhiều người muốn đọc những câu thơ dân dã như vậy:

“… Sáu trăm mét
nắng lùa phanh áo ngực
Rừng già phơi đỉnh trọc cắt vào mây
Tám trăm mét
Toàn đá vôi trắng xám
Xin chớ buồn. Đây không gian thu
————
Mỗi bước lên nghe nhịp tim càng rõ
Da căng như đầy ắp khí trời
Tưởng chỉ còn kia sắc xanh thôi
Chợt ngoảnh lại từ vắng im vũ trụ”

Khi đất nước đi vào ngõ cụt, biển và rừng bị giặc Tàu xâm chiếm, đe dọa, bộ mặt ươn hèn của những thủ lĩnh tối cao hết đát cũng bị bóc trần, thì tư tưởng, hành động Nguyễn Thanh Giang đã biến chuyển. Từ đó, không chỉ trong văn chính luận, mà trong thơ, bút pháp của ông hoàn toàn đổi khác. Hồn khí, lời thơ ông sắc như mũi dao chích vào những ung nhọt của xã hội, và đập thẳng vào mặt giặc phương Bắc cũng như bọn cường quyền nhu nhược.
Nếu thơ tình yêu, tự sự của ông nhẹ nhàng bao nhiêu, thì thơ thời sự lại mạnh mẽ, hùng khí bấy nhiêu. Tuy dân dã, mộc mạc như câu nói thường nhật, nhưng khi đọc dường như có hồn khí dân tộc tụ lại nơi đầu bút:

“Đấy là cái lưỡi của con rắn độc
Ngo ngoe dọa người
Nhân dân tôi sẽ cắt lưỡi nó
Bẻ răng nó
Vắt lấy nọc
Tọng vào mồm đứa nào chiếm Hoàng Sa”

Con đường dẫn đến nhà tù là cái đích, một vòng tròn nghiệt ngã mở ra, khép lại, không chỉ riêng cho Nguyễn Thanh Giang, mà cho nhiều văn nhân, trí thức đích thực khác. Tuy đắng cay, nhưng chí khí ông vẫn hừng hực. Từ trong lao tù thơ ông vẫn bắn thẳng, vạch trần sự lưu manh, đểu cáng của chế độ đương thời. Con đường cụt, con đường bán nước được ngụy trang dưới mỹ từ “định hướng” của những giáo sư giả, tiến sĩ đểu là điều tất yếu. Diễn Biến Hòa Bình, là một trong những bài thơ thời sự hay, được viết ở trong tù của Nguyễn Thanh Giang. Hay về cả nội dung lẫn nghệ thuật sử dụng từ ngữ. Nó mộc mạc, giản đơn như những câu thoại ngoài đời, nhưng quả thực rung động lòng người:

Học hành chưa được vài mủng chữ.

Không hơn Chí Phèo, Thị Nở
Vỗ ngực xưng giai cấp tiền phong
Chễm chệ ngồi lên đầu nhân dân.
——
Các ngài giỏi hơn phù thủy
Biến những nông dân chất phác hiền lành
Thành đồ tể
Nặn ra mấy ông giáo sư, tiến sỹ
Bỏ mặc đất nước khổ nghèo
Hì hục xây “Kinh tế thị trường định huớng xã hội chủ nghĩa”
Định hướng vào cái rọ
Bắc Triều!”

Vào cái tuổi tám mươi, Nguyễn Thanh Giang trở về nơi bắt đầu. Nơi triền đá địa tầng xưa đã đi hết tuổi trẻ, và những ước vọng của ông. Có lẽ nào, đứng trước sự thối nát của chế độ, sự lưu manh hóa của con người đã làm cho ông bi quan và bất lực? Bắt chước tiền nhân, ông gửi nỗi buồn, uất hận vào những câu thơ rêu phong hoài cổ. Giờ này chắc rằng, ông đang gồng mình chiến đấu với những căn bệnh tuổi già. Và dù sức đã cùng, tâm đã tận, nhưng tôi tin “Tâm Tư Chiều” không phải là bài thơ cuối, trận chiến cuối cùng của ông:

“Mây đã bạc đầu
Chiều đã rêu phong
Thầm thĩ mãi tiếng rì rầm suối nhỏ
Thao thức mãi tiếng ào ào thác đổ
Trán đá phơi trắng cả hoàng hôn
Gió quét, sương sa, mưa rỉ rả mòn
Trăng đã xoãi một bình nguyên yên ả
Buồn lởm chởm lại xô lên triền đá
Ngổn ngang trời
Nắng lóa
Núi xanh tuôn”

Do đặc điểm lịch sử, cũng nhận thức tư tưởng, do vậy, những bài thơ được Nguyễn Thanh Giang viết ở những thập niên sáu, bảy mươi của thế kỷ trước, trong thi tập Những Mẩu Quặng Dọc Đường, còn khá nhiều câu, bài mang tính minh họa. Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Đức, đó là thứ thơ mậu dịch, quốc doanh. Những hạn chế này, không phải của riêng Nguyễn Thanh Giang, mà là đặc điểm chung của cả thế hệ cầm cầm bút đã qua.

Có lẽ, không có gì ngán và chán bằng phải đọc những cuốn hồi ký, tự truyện do thuê mướn người khác chắp bút. Ta có thể thấy trước đây là cuốn Bất Khuất, Trần Đĩnh đã làm khổ bao thế hệ học trò ở miền Bắc bằng cái thứ văn giả tạo… Rồi đến Hữu Mai với hồi ký Tướng Giáp, chán như cơm nếp nát. Và giờ đây có khá nhiều ca sĩ, kịch sĩ, ứ sĩ…cho ra đời những cuốn tự truyện không hồn vía, được xuất xưởng từ những lò viết thuê. Đọc chẳng khác gì, phải xem tranh của mấy ông họa sĩ mù màu, nghe nhạc của mấy ông nhạc sĩ mù nhạc, sản xuất bằng máy vi tính, Computer.

Và đến với cuốn tự truyện Người Đội Số Phận của Nguyễn Thanh Giang, do chính ông viết. Dù văn hay, hoặc dở, nhưng trước nhất gây cảm hứng và cho người đọc cảm giác chân thực. Thật vậy, tuy là tự truyện cá nhân, nhưng đọc Người Đội Số Phận cho ta thấy được thân phận con người, gắn liền với những biến cố của xã hội đương thời, cũng như xã hội đã qua. Với tôi, cuốn tự truyện này, tôi thích văn của chương Đi Tìm Mẹ, và một chút tò mò về chương Trần Đức Lương nguyên Chủ tịch nước, nguyên ủy viên Bộ chính trị Đảng CS, bạn của ông.

Vâng! Một người cùng một lúc làm nhiều công việc, với tuổi tác bệnh tật như vậy, quả thật xưa nay cũng hiếm rồi. Và đọc Nguyễn Thanh Giang, nhưng chưa khi nào tôi nghĩ, ông là nhà thơ, nhà văn. Với tôi, danh từ nhà địa chất học Nguyễn Thanh Giang là đủ rồi.

Leipzig ngày 16-12- 20

© Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

Andrzej Wajda – người nghệ sĩ luôn đồng hành cùng dân tộc

$
0
0

 

 

Andrzej Wajda giờ phút nhận Oscar. Ảnh Reuters

Andrzej Wajda giờ phút nhận Oscar. Ảnh Reuters

Đạo diễn điện ảnh nổi tiếng của Ba Lan Andrzej Wajda từ giã điện ảnh, từ giã cuộc đời để đi vào thế giới vĩnh hằng ngày 9 tháng 10 năm 2016.

Chín mươi năm của cuộc đời , sáu mươi ba năm cống hiến cho điện ảnh, ông đã để lại cho kho tàng của nghệ thuật thứ bẩy 40 bộ phim với các giải thưởng Cannes, Oscar, Venice …. Jean-Luc Godard, đạo diễn đồng thời là nhà phê bình điện ảnh nổi tiếng của Pháp gọi những bộ phim của Wajda là những điển hình điện ảnh của một dân tộc. Đó là dân tộc Ba Lan của Wajda, một dân tộc đã trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, những đau thương mất mát cùng những niềm vui tranh đấu để chiến thắng, để tồn tại và phát triển. Nó chính là nguồn cảm hứng, là tình yêu mãnh liệt để ông sáng tạo, thể hiện trong suốt cuộc đời nghệ thuật của mình.

Tuổi trẻ, chiến tranh và nghệ thuật

Andrzej Wajda sinh ngày 06-03-1926 tại Suwalki, một thành phố nhỏ ở phía đông bắc Ba Lan. Bố ông là sỹ quan chuyên nghiệp của quân đội Ba Lan, mẹ ông là giáo viên. Năm 1934, gia đình chuyển đến nơi đóng quân của bố ông, thành phố Radom, một thành phố nhỏ cách thủ đô Warszawa khoảng 100 km. Wajda bắt đầu những năm tháng trong trường tiểu học.

Ngày 01- 09-1939 chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, cũng là ngày quân đội Hitler tấn công Ba Lan, bố ông phải ra mặt trận. Tám ngày sau quân Đức tiến chiếm Radom, chúng ban hành lệnh cấm các trường phổ thông trung học hoạt động. Công dân Ba Lan chỉ được phép học hết cấp 2 (hết lớp 7).

Năm 1940 Wajda học hết cấp 2, bố ông cùng nhiều sỹ quan quân đội Ba Lan bị Hồng quân Liên Xô bắt. Sau chiến tranh, người ta đã điều tra và xác định, 21.768 sỹ quan quân đội (trong đó có bố của Wajda) và các viên chức chính quyền của Ba Lan đã bị an ninh Xô Viết thủ tiêu tại khu rừng Katyn của Nga theo lệnh của Stalin, nhưng lại đổ tội ác cho quân Đức.

Wajda tiếp tục theo học trong trường trung học bí mật, nhưng ông đã phải bỏ học để đi làm thủ kho do khó khăn kinh tế của gia đình. Trong thời gian này ông bắt đầu chú ý đến hội họa, tham gia lớp học ngoại khóa của Trường Mỹ Thuật Krakow. Giữa năm 1942 ông gia nhập Quân Đội Quốc Gia bí mật, làm liên lạc trong đơn vị. Mùa thu 1942 đơn vị bị Gestapo truy lùng, ông phải chạy trốn đến Krakow. Mùa xuân năm 1944, quân Đức đã bắt đầu tháo chạy, Wajda trở về Radom và ghi danh theo học trường trung học dành cho người lớn tuổi.

Sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1946 ông vào học hội họa tại Học Viện Mỹ Thuật Krakow. Những bức tranh ông đã vẽ trong thời gian chiến tranh đã nhận được nhận xét tốt. Trong thời gian học tập ông đã có những tranh vẽ được đánh giá cao như : Bộ Óc Người Thợ, Rừng Trong Núi, Thành Phố Phía Đông và Chim Trời.

Nhưng mỹ thuật chưa phải là bến đỗ nghệ thuật của ông, Wajda muốn dùng nghệ thuật để phản ảnh một cách đầy đủ hơn những sự kiện lịch sử, những vấn đề của xã hội của Ba Lan.

Tháng 07-1949 Wajda từ biệt Học Viện Mỹ Thuật Krakow để vào học đạo diễn tại Trường Điện Ảnh thành phố Lodz, ông tốt nghiệp đạo diễn năm 1953.

Giải thưởng quốc tế đầu tiên

Tháng 4-1956, trước sức ép của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, chính quyền cộng sản Ba Lan buộc phải thả hàng ngàn tù nhân- những người lính thuộc Quân đội Ba Lan cũ (AK). Đây là các đơn vị quân đội được thành lập bí mật bởi chính phủ lưu vong của Ba Lan tại London để chống laị sự chiếm đóng của quân đội Hitler, sau chiến tranh, chính quyền cộng sản coi họ là kẻ thù của chế độ.

Cùng với sự kiện trên, lần đầu tiên sau 10 năm kết thúc chiến tranh, kỷ niệm lần thứ 12 ngày Khởỉ Nghĩa Warszawa (từ 01- 08 đến 03-10-1944) được công khai tổ chức, những người lính và những người dân đã chiến đấu, hy sinh để giải phóng Warszawa được tôn vinh, cho dù cuộc khởi nghĩa đã bị thất bại.

Đối với Wajda, người đã trực tiếp chứng kiến cuộc chiền tranh tàn bạo do quân đội Quốc Xã gây ra, thất bại của cuộc khởi nghĩa Warszawa là nỗi đau tận cùng của dân tộc ông. 216.000 bi giết hoặc mất tích, 20.000 bị thương, 15.000 người bị bắt làm tù binh, Warszawa bị tàn phá nặng nề, trong đó có rất nhiều công trình kiến trúc có giá trị. Cũng như thế hệ cha anh, Wajda đã thấm trải nỗi thống khổ đầy máu và nước mắt của một dân tộc, của một nước nhỏ nằm kẹt giữa hai đế quốc tàn bạo là Đức và Nga.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, chế độ cộng sản được áp đặt tại Ba Lan, đề tài về cuộc khởi nghĩa Warszawa bị cấm kỵ trong điện ảnh , vì cuộc khởi nghĩa không do Đảng Cộng Sản Ba Lan tổ chức và lãnh đạo. Nay trước sức ép của nhân dân và các tổ chức quốc tế, chính quyền cộng sản Ba Lan buộc phải công nhận cuộc Khởi Nghĩa Warszawa là cuộc nổi dậy của những người yêu nước, họ đã chiến đấu hy sinh vì độc lập và tự do của tổ quốc.

Andrzej Wajda bắt tay vào làm phim CỐNG NGẦM trong tình hình như đã mô tả ở trên. Đây là bộ phim đầu tiên về cuộc khởi nghĩa Warszawa kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Kịch bản phim đã qua kiểm duyệt khắt khe, nhưng trong thời gian quay phim Wajda và người viết kịch bản vẫn tiếp tục phải bảo vệ nội dung phim trước sự can thiệp trực tiếp của lãnh đạo điện ảnh. Phim kể về số phận bi thảm của những người tham gia khởi nghĩa, một đơn vị chiến đấu trong vòng vây của quân Đức. Không còn lương thực và vũ khí, họ buộc phải rút quân theo đường cống ngầm lầy lội, tối tăm của hệ thống cống thoát nước thành phố Warszawa. Bẩy mươi con người đói khát, rét mướt, thương tích, tuyệt vọng lần mò trong bóng tối để tìm đường thoát lên mặt đất. Họ ở trong một tình thế không có lối thoát, không thể đầu hàng quân Đức, nhưng họ cũng không có một tia hy vọng nào để chiến thắng. Có vài nhóm tìm ra nắp cống, họ ngoi lên mặt đất, gặp ngay quân Đức, người thì bị bắt, người thì bị bắn ngay tại chỗ. Có nhóm tìm được đường cống thoát ra sông Wisla nhưng miệng cống đã bị bịt chắn bằng lưới thép chắc chắn, chôn vào thành bê tông của cưả cống. Qua màn lưới sắt, họ phóng tầm mắt sang bờ bên kia sông, đau đớn và thất vọng. Họ cũng không hề biết rằng, bên đó Hồng Quân Liên Xô với xe tăng, pháo binh, bộ binh được không quân yểm trợ, được lệnh của Stalin án binh bất động, chờ cho quân Đức dìm Khởi Nghĩa Warszawa trong biển máu. Đạo diễn cùng ê kíp làm phim đã được nhắc nhở không được đưa cảnh Hồng Quân ở bên kia sông Wisla vào trong phim, vì người xem phim sẽ hỏi tại sao Hồng Quân đã không giúp đỡ những người khởi nghĩa, họ làm gì ở bên đó?

Phim được công chiếu vào mùa xuân năm 1957, nó đã gây xúc động rất mạnh trong giới điện ảnh và khán giả. Bộ phim đã tái hiện một cách chân thật, sống động cuộc khởi nghĩa. Wajda thổ lộ, ông có nghĩa vụ phải nói thay những người đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa, rằng bọn phát xít có thể chiến thắng họ, nhưng không thể khuất phục được họ.

Sau khi công chiếu trong nước, tháng 5-1957, phim được gửi đi dự Liên Hoan Phim Cannes tại Pháp. Wajda và ê kíp làm phim lần đầu tiên đến Cannes từ một đất nước nghèo, còn đầy những thương tích chiến tranh, nhưng họ đã giành chiến thắng. Phim đã được hội đồng giám khảo do đạo diễn, nhà thơ, nhà viết kịch, họa sỹ nổi tiếng Pháp Jeana Cocteau làm chủ tịch trao giải Cành Cọ Bạc, (đồng giải với phim CON DẤU THỨ BẨY của đạo diễn Ingmar Berman của Thụy Điển). Khi đó, các nhà phê bình điện ảnh Pháp đã viết, CỐNG NGẦM đã chứng minh sự tồn tại của nền điện ảnh Ba Lan.

Sau khi được trao giải Cành Cọ Bạc, CỐNG NGẦM trở nên nổi tiếng, 21 nước trong đó có Pháp, Nhật, Anh,Thụy Điển, Canada, Israel, Tây Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ, Braxin, Ấn Độ, Thổ, Argentyna, Na Uy, Dan Mạch…..và ngay cả Liên Xô đặt mua và phát hành. Tại Ba Lan, phim đã thu hút một lượng khán giả kỷ lục 4,2 triệu người.

Những bộ phim không làm vừa lòng Đảng

Wajda là một đạo diễn luôn giữ tính độc lập trong nghệ thuật, ông không làm những bộ phim để ca ngợi Đảng Cộng Sản, ca ngợi chế độ XHCN để làm vừa lòng đảng cầm quyền.

Tiếp sau phim „CỐNG NGẦM”, Năm 1958 Wajda cho ra mắt phim TRO TÀN VÀ KIM CƯƠNG. Nhân vật anh hùng của phim Maciek Chelmicki, chàng thanh niên đã tham gia đội quân du kích bí mật chống quân Đức, một đơn vị độc lập không thuộc Đảng Cộng Sản Ba Lan . Chiến tranh kết thúc, Chelmicki tham gia một tổ chức bí mật chống lại Đảng Cộng Sản Ba Lan. Anh và 2 người bạn nhận lệnh đi ám sát bí thư đảng cộng sản địa phương…

Wajda viết về bộ phim TRO TÀN VÀ KIM CƯƠNG của mình:

”Trong âm thanh của điệu Tango và Fox, người anh hùng của phim, Maciek Chelmicki đi tìm câu trả lời. Sẽ tiếp tục sống như thế nào đây? Vất bỏ hành trang của quá khứ, giải tỏa tình trạng khó xử muôn đời của người lính? Buông xuôi hay tiếp tục suy nghĩ? Nhưng Maciek đã thực hiện mệnh lệnh….Anh thà giết người, ngay cả hành động này ngược với bản tính con người của anh, còn hơn anh bỏ vũ khí đầu hàng. Maciek đại diện cho một thế hệ chỉ tin vào cá nhân mình, tin vào khẩu súng lục được cất dấu cẩn thận hoặc sơ sài.Tôi yêu những những chàng trai không chịu nhượng bộ và hiểu rõ về họ. Tôi mong muốn, với bộ phim khiêm tốn của mình, giới thiệu với khán giả điện ảnh cái thế giới phức tạp và khó khăn của một thế hệ, thế hệ mà trong đó có tôi.”

TRO TÀN VÀ KIM CƯƠNG được các nhà phê bình điện ảnh của Ba Lan và nước ngoài đánh giá cao, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tượng trưng đã được đạo diễn thể hiện rất hiệu quả trong phim. Trái lại, phim bị các nhà phê bình điện ảnh Macxit và các cơ quan văn hóa của Đảng phê phán rất nặng. Phim bị cấm tham gia Liên Hoan Phim Cannes. Sau đó phim được gửi đi Liên Hoan Phim Venice với tư cách phim không dự tranh giải thưởng chính. Phim đã được giải của Hiệp Hội Phê Bình Phim Quốc Tế (FIPRESCI).

Năm 1976 phim NGƯỜI THỢ NỀ của Wajda đã làm những người lãnh đạo Đảng nổi giận, họ định ra lệnh cấm chiếu trong toàn quốc. Phim bắt đầu bằng cảnh một nữ sinh viên trường điện ảnh đi thu thập tư liệu, cô đang thực hiện bộ phim đề tài tốt nghiệp, về một người đội trưởng sản xuất của một xí nghiệp. Trong suốt thời gian lấy tư liệu, cô phát hiện nhiều sự thật tồi tệ của xã hội Ba Lan trong những năm 50 của thế kỷ XX, những sự thật trái ngược với những gì cô được nghe, được học. Những người cộng sản đã dùng nhiều thủ đoạn để che đậy sự thật xấu xa do họ gây ra, nay bị một sinh viên phơi bầy ra trước xã hội, họ tuyên bố không thể chấp nhận một bộ phim như thế.

Năm 1981, lấy nguồn cảm hứng từ những công nhân đình công của Công Đoàn Đoàn Kết (CĐĐK – SOLIDARNOŚĆ), Wajda xây dựng bộ phim CON NGƯỜI SẮT ĐÁ. Phim mô tả hành trình của một phóng viên đài phát thanh nhà nước, người được cử đi để tường thuật cuộc thương lượng giữa chính quyền cộng sản và Ủy Ban Tổng Đình Công của CĐĐK . Tại nhà máy Đóng Tầu Mang Tên Lê Nin ở Gdansk, chứng kiến không khí đình công sôi động của công nhân, dẫn đầu là Lech Walesa và các trí thức đối lập, gặp gỡ trao đổi với những công nhân đình công, người phóng viên đứng hẳn về phía công nhân đình công, anh đã vứt bỏ nhiệm vụ tường thuật, hòa vào biển người đình công. Kết thúc phim, sự kiện lịch sử ngày 31-08-1980 được ghi nhận đúng như nó đã xẩy ra. Lần đầu tiên sau 35 năm cầm quyền, trước sức ép của cuộc tổng đình công do CĐĐK lãnh đạo, chính quyền cộng sản Ba Lan buộc phải ký kết thỏa thuận với CĐĐK, đáp ứng các yêu cầu của công nhân : Thả các tù nhân chính trị, công nhận quyền hoạt động hợp pháp và độc lập của CĐĐK, thừa nhận công nhân được tham gia trực tiếp cải cách kinh tế trong các cơ quan, xí nghiệp….

Wajda tự hào đã hoàn thành bộ phim trước ngày 13-12-1981, là ngày chính quyền cộng sản Ba Lan tuyên bố tình trạng chiến tranh để đàn áp phong trào CĐĐK. Phim được đề cử tranh giải Oscar cho phim không nói tiếng Anh và giành giải Cành Cọ Vàng trong Liên Hoan Phim Cannes năm 1981.

Nhà thơ của điện ảnh

Có nhà phê bình điện ảnh gọi đạo diễn Wajda là nhà thơ của điện ảnh. Tầm vóc lớn lao của Wajda thể hiện ở chỗ, ông đã đưa lên màn ảnh trong các phim của ông những nhân vật mang bản sắc con người Ba Lan trong nửa cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Ngay cả những phim mang chủ đề chính trị, nhưng ông đã đưa lên màn ảnh những cảnh sắc đầy chất thơ và hội họa, tính lãng mạn và hình ảnh biểu tượng. Wajda không sợ các đề tài khó khăn đối với chế độ độc tài cộng sản. Nhỉều bộ phim của ông như KATYN , CON NGƯỜI SẮT ĐÁ… đã bị chính quyền ngăn cản, nhưng ông không nhượng bộ. Đối với Wajda, điều quan trong nhất, phim của ông phải biểu thị được tính hiện thực, bản ngã của nhân vật qua tư duy và cảm nhận.

Trong 40 cuốn phim ông đạo diễn, 13 đã giành giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế.

Thống kê tóm tắt một số bộ phim được giải thưởng:

CỐNG NGẦM
- Cành Cọ Bạc LHP Cannes Pháp 1957
TRO TÀN VÀ KIM CƯƠNG
- Giải nhất FIPRESCI của Hội Các Nhà Phê Bình Điện Ảnh Thế Giới , LHP Venice Ý 1959
- Giải Cành Ô Liu Bạc LHP Tây Berline 1975
CÂY BẠCH DƯƠNG
-Huy chương vàng LHP Moskova 1970
MẢNH ĐẤT HỨA HẸN
- Huy Chương Vàng LHP Moskva 1975
- Đề cử tranh giải Oscar cho phim không nói tiếng Anh, 1976
NGƯỜI THỢ NỀ
- Gỉai FIPRESCI LHP Cannes 1978
NHẠC TRƯỞNG
- Gấu Bạc cho nam diễn viên LHP Berline 1980
CON NGƯỜI SẮT ĐÁ
- Cành Cọ Vàng LHP Cannes 1981
DANTON
-Giải „Ceza 83” Viện Nghệ Thuật và Kỹ Thuật Điện Ảnh Pháp 1982
- ……………
Ngoài các giải thưởng cho các phim, Wajda còn nhận được giải thưởng sau toàn bộ cống hiến cho điện ảnh của các liên hoan phim sau đây:

– Oscar Mỹ năm 2000
– Viện Điện Ảnh châu Âu 2016
– Gấu Vàng LHP Berline Đức 2006
– Cành Cọ Vàng LHP Cannes Pháp 1981
– Sư Tử Vàng LHP Venice Ý 1998
– Cezar của Viện Nghệ Thuật và Kỹ Thuật Điện Ảnh Pháp 1982
– Giải thưởng Kyoto Nhật Bản 1987

Hoạt động xã hội và chính trị

Từ năm 1976 Wajda đã công khai ủng hộ những tổ chức hoạt động đối lập với chế độ cộng sản, trong đó có cuộc tổng đình công năm 1981 do CĐĐK lãnh đạo. Ông là ủy viên của ủy ban tổ chức Hội Nghị Văn Hóa Ba Lan do CĐĐK tổ chức từ ngày 11 đến 13-12-1981, nhưng ngày 13 đã bị chính quyền cộng sản giải tán và tuyên bố tinh trạng chiến tranh để đàn áp CĐĐK.

Năm 1988 Wajda là một trong những người sáng lập Hội Các Gia Đình Katyn – gia đình của 21.768 người, trong đó 10.000 sỹ quan quân đội bị an ninh Xô Viết thủ tiêu năm 1940, trong khu rừng Katyn của Nga. Hội hoạt động lên án tội ác chiến tranh của chính quyền Stalin và tìm kiếm dấu tích của người thân.

Năm 1988, theo đề nghị của Lech Walesa, Wajda được CĐĐK giới thiệu ra ứng cử thượng nghị sỹ thuộc khu vực bầu cử tỉnh Suwal. Ngày 04-06-1989, sau 45 năm cầm quyền của cộng sản, lần đầu tiên người dân Ba Lan được bầu cử tự do, Wajda đã nhận được số phiếu cao nhất trong khu vực bầu cử, trở thành nghị sỹ thuộc nhóm Công Dân. Ông tham gia trong ủy ban văn hóa của quốc hội, đóng góp tích cực cho đường hướng phát triển văn hóa cho chính quyền dân chủ đầu tiên của Ba Lan.

Kết thúc nhiệm kỳ thựơng viện, Wajda không tái ứng cử, nhưng ông vẫn tham gia các hoạt đông chính trị, ông thường công khai, thẳng thắn ủng hộ các đảng chính trị có chương trình tranh cử rõ ràng, những ứng viên tổng thống mà ông có thiện cảm.

&
Andrzej Wajda là một đạo diễn lớn của Ba Lan và thế giới. Nhưng trước hết, ông là một người Ba Lan yêu nước. Ông mang hồn cốt Ba Lan sâu đậm, giống như những người con ưu tú của dân tộc Ba Lan : Adam Mickiewicz, Chopin, Giáo hoàng John Paul II …Ông đã kết hợp tài năng của thơ, hội họa vào điện ảnh, để thể hiện cái hồn cốt ấy trong các bộ phim của mình, giới thiệu nó với khán giả Ba Lan và thế giới.

Trong cuộc đời nghệ thuật của mình,Wajda luôn đứng về phía nhân dân trong những thời khắc khó khăn nhất của lịch sử dân tộc Ba Lan. Người dân Ba Lan sẽ nhớ mãi đến ông – một đạo diễn tài ba, một người yêu nước, đề cao những giá trị của tự do dân chủ.

Ông là một biểu tượng trong sáng của một nghệ sỹ chân chính.

Warszawa 11-2016

© Đinh Minh Đạo

© Đàn Chim Việt

Ngày xuân đọc thơ Nguyễn Văn Gia

$
0
0
Nguyễn Văn Gia- đứng giữa- ảnh Interne

Nguyễn Văn Gia- đứng giữa- ảnh Interne

Có lẽ, không chỉ riêng tôi, mà dường như còn nhiều người sống xa quê vào những ngày xuân, ngày tết này, thường tìm đọc những bài viết, câu thơ về quê hương, đất nước và gia đình. Và từ trong cái hương hoa đồng nội ấy, như mong tìm lại được một chút của hương xưa. Qui Y, và Mơ của Nguyễn Văn Gia là những bài thơ, tôi tìm thấy và được đọc trong hoàn cảnh, tâm trạng như vậy.

Tôi biết và đọc thơ của Nguyễn Văn Gia đã khá lâu. Có thể nói, ông viết, in ấn chưa thật nhiều, nhưng là một trong những cây bút tài năng, có nội lực ở Đà Nẵng, xứ Quảng miền Trung hiện nay. Xuất thân từ nhà giáo, do vậy thơ ông nhẹ nhàng, không đao to búa lớn, dù đó là những bài thơ thế sự xã hội bức xúc. Nguyễn Văn Gia viết đủ các đề tài, với nhiều thể thơ khác nhau. Nhưng, thơ Lục bát và Ngũ ngôn của ông để lại nhiều ấn tượng trong tôi. Bởi, nó gần với Đạo giáo, gắn liền với những triết lý nhân sinh.

Tuy thể loại chỉ là hình thức chuyển tải, nhưng có thể nói, không thể thơ nào được sử dụng nhiều và gần gũi khi viết về mẹ, về quê hương như thể thơ lục bát. Và thơ Nguyễn Văn Gia cũng không nằm ngoài cái lẽ thông thường ấy. Tuy chỉ vỏn vẹn có bốn câu lục bát, nhưng bài thơ Qui Y đã hàm chứa cái giáo lý rộng lớn của nhà Phật: Cha mẹ là Phật sống tại gia. Hay nói cách khác, ông đã mượn nơi cửa phật để răn mình, răn người vậy. Nội dung, cũng như thể loại thơ quả thật không mới, nhưng nó làm rung động người đọc bởi thủ pháp nghệ thuật ngắt nhịp, xuống dòng của những câu lục bát. Dụng công làm mới thể thơ lục bát, trước và sau Nguyễn Văn Gia đã có nhiều người thử nghiệm, nhưng không phải ai cũng thành công:

Lên chùa
Với nén tâm nhang
Tam quan mách bảo
Phật đang vắng nhà
Trở về
Phụng dưỡng mẹ cha
Dẫu không thờ Phật

cũng là quy y.”
Bài Mơ… đọc lên, tưởng như là những câu thơ tình tự về quê hương của Nguyễn Văn Gia. Nhưng lặng lại giây phút thôi, ta mới chợt nhận ra, đó là một bài thơ thế sự xã hội của ông. Cái sự tàn phá xóm làng, hồn quê được che đậy bởi những mỹ từ dự án, quy hoạch, không khỏi làm cho nhà thơ bùi ngùi xót xa. Để rồi, cái hương lúa, hồn quê ấy, chỉ còn tìm thấy ở trong những giấc mơ và dĩ vãng. Và nó buộc người thi sĩ phải dùng thủ pháp ngắt nhịp, xuống dòng, như dằn, như cắt tâm trạng của mình. Ta đọc lại bài thơ nhẹ nhàng này, để thấy nghệ thuật làm mới thơ lục bát của Nguyễn Văn Gia:

“Chẳng còn đâu
Bóng tre xanh
Quê nhà giờ đã trở thành cố hương
Ngậm ngùi ta
Giữa phố phường
Mơ…
Mùa trăng cũ
Ruộng
Vườn
Tiếng chim“

Đọc thơ ngũ ngôn thế sự Nguyễn Văn Gia, luôn làm tôi liên tưởng đến thơ thế sự của Thái Bá Tân. Dù thơ Nguyễn Văn Gia trau chuốt, đầy hình tượng, khác hẳn với khẩu ngữ xù xì, thẳng thắn của Thái Bá Tân. Nhưng mức độ lột trần, đả kích sự thối nát của xã hội đương thời một cách sâu sắc và mạnh mẽ, không hề khác nhau. Và nếu như nỗi đau, tiếng cười trong thơ Thái Bá Tân được bật ra, thì dường như nỗi đau, tiếng cười ấy trong thơ Nguyễn Văn Gia lại lặn vào trong lòng người đọc. Kịch Câm là một bài thơ điển hình như vậy của Nguyễn Văn Gia. Sự lưu manh, đểu cáng của những kẻ cầm quyền đã được Nguyễn Văn Gia hình tượng hóa trên sân khấu hề chèo, một cách sống động:

“Đạo diễn giỏi tay nghề
Diễn viên hóa kẻ câm
Rồi ai cũng có thể
Là diễn viên kịch câm
Người nghe: Một kẻ điếc
Người nói: Một gã câm
Nhưng cả hai đều biết
Đang bàn cái – trống – không“

Không chỉ dừng lại ở đó, thơ ngũ ngôn Nguyễn Văn Gia còn chỉ ra sự tham lam, ươn hè của tầng lớp thống trị, cũng như (lớp người) bị trị. Và cũng chính cái tham và cái sợ, ắt dẫn đến sinh tử không chỉ cho một con người, mà cho cả một dân tộc này. Vâng! Cái triết lý như một sự đúc kết những bài học trong cuộc sống ấy, được thể hiện rất rõ trong bài thơ Tham Và Sợ của ông:

“Cái tham và cái sợ
Cha đẻ của cái hèn
Có cái giá treo cổ
Giữa hai bờ tử sinh .“

Có thể nói, thơ Nguyễn Văn Gia luôn làm cho người đọc trăn trở, suy ngẫm về cuộc sống, cũng như thế thái nhân tình. Với tôi, thơ ông như một nét chấm đậm trên nền thơ ca đang èo uột và mờ nhạt ở trong nước.

Trên đây là vài suy nghĩ, nhân ngày xuân đọc thơ lục bát, và thơ ngũ ngôn Nguyễn Văn Gia của tôi. Nó chỉ là những nét khêu gợi nhỏ, trong cái cõi thơ mênh mông của Nguyễn Văn Gia. Và chắc chắn, khi có điều kiện, tôi sẽ trở lại với thơ ông sâu và rộng mở hơn.

Leipzig ngày 14-1- 2017

Đỗ Trường

Viewing all 82 articles
Browse latest View live