Quantcast
Channel: Đàn Chim Việt »ĐIỂM SÁCH
Viewing all articles
Browse latest Browse all 82

30/04: Ân hận một thời Trường Sơn

$
0
0
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn

Tới nay, sau 40 năm, vẫn còn không ít người Việt Nam, cả ở hải ngoại, dân HO nữa, khi nhắc lại một cái mốc thời gian, không thấy ngại dùng tiếng ” giải phóng ” hay gọi nhà cầm quyền cộng sản ở Việt Nam là  “cách mạng” . Thậm chí có khi tự nhận mình là “ngụy” không hề mặc cảm. Thế mới thấy tác dụng ghê gớm của sức mạnh ngôn ngữ và ảnh hưởng của tuyên truyền chánh trị.

Nhưng “giải phớng” và ” cách mạng”, chỉ ít lâu sau ngày 30/04, bị ngay thực tế xã hội định nghĩa lại chính xác, đúng nghĩa thật của nó.

Hơn ai hết, chính lớp tuổi trẻ ở Miền Bắc bị đảng cộng sản lùa vượt Trường Sơn vào Nam làm chiến tranh giải phóng định nghĩa lại “giải phóng” và “cách mạng” bằng thực tề cuộc sống của bản thân mình sau ngày 30/04. Chị Trung Sĩ, tựa và nhơn vật trong truyện ngắn của nhà văn Bùi Ngọc Tấn là điển hình để phơi bày bản chất cộng sản khi nắm quyền.

Vài hàng về nhà văn Bùi Ngọc Tấn

Cỏ May viết vài hàng về tác giả truyện Trung Sĩ để tưởng niệm nhà văn mới qua đời ngày 18/12/2014, sau những năm tháng chống chọi với bệnh ung thư  đã ghé qua thăm thành phố nhỏ Roissy en Brie ở ngoại ô Paris cùng với bà Hoàng Minh Chính nhân chuyến hai người đi một vòng ngắn Âu châu, trước khi Ông Hoàng Minh Chính đi qua Mỹ chữa bịnh.

Hôm ấy, Bùi Ngọc Tấn ít nói. Người rất khiêm tốn và dễ gây thiện cảm.

Ông vào làng báo khi theo đội Thanh niên Xung phong tiếp quản Hà Nội tháng 10/0954 với vai trò phóng viên cho tờ Tiền Phong. Ông viết văn dưới tên khác để tránh cái lệnh cấm nhà báo không được viết truyện.

Cái dễ thương ở ông là viết, muốn được viết phải né tránh nhưng vẫn giữ khoảng cách với hàng ngũ “nhà văn cung đình”.

Ông xin chuyển về quê quán Hải phòng, với “ước mong thâm nhập công nông để viết được tác phẩm của đời mình”.

Tháng 11/1968, Bùi Ngọc Tấn bị ở tù về tội “tuyên truyền phản cách mạng” trong vụ án “nhóm xét lại chống đảng, làm tay sai cho nước ngoài”. Và tác phẩm dự định viết chưa viết được. Bùi Ngọc Tấn chưa bao giờ là đảng viên đảng cộng sản ở Hà Nội. Ông cũng chưa hề biết cái tội mà ông bị tù.

Đến khi Hiệp định Paris kết thúc chiến tranh ở Việt Nam ký kết, ông được nhà cầm quyền ở Hà Nội trả tự do. Nhưng ra tù, ông lại rùng mình ghê sợ hơn lúc ở tù:

“Ông làm nghề bốc vác, kéo xe bò để sống qua ngày . …Ông phát hiện một điều: tất cả những người trên đường không một ai cười. Giống nhau . Xam xám . Đăm chìêu. Đồng phục quần áo. Đồng phục mặt người ….

Các ông ấy bần cùng hóa nhân dân ghê quá” . Người bạn của ông bảo “Cuộc sống này gần với cuộc sống loài vật . Đâu phải cuộc sống con người”.

Bùi Ngọc Tấn vất vả tận cùng để kiếm cơm áo nhưng không khổ bằng bị công an theo dõi, cách ly, dọa nạt, tra hỏi dưới nhiều hình thức mọi lúc khi cần, làm cho ông bị ám ảnh như có một người vô hình bám sát ông, cả khi ngủ.

Năm 2012, tại Paris, truyện “Biển và Chim bói cá” của Bùi Ngọc Tấn được Festival Livre et Mer phát giải thưởng. Nhân dịp này, Ông François Bourgeon, kịch sĩ và nhà văn, người sáng lập giải thưởng, nói về Bùi Ngọc Tấn:
“ Từ khi lập ra giải thưởng này, tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn đã làm chúng tôi thỏa mãn . Tác giả là người Việt nam . Ông tặng cho chúng ta một tác phẩm nhân văn …Bùi Ngọc Tấn biết cái giá của tự do …” (Bùi Ngọc Tấn, Hậu Chuyện Kể Năm 2000 , NXB Tiếng Quê Hương , Virginia , USA 2004) .

Trung Sĩ Lan Anh

Trong truyện này, Bùi Ngọc Tấn viết về cuộc đời của Trung Sĩ Lan Anh, một phụ nữ trẻ đẹp ở Hà Nội, theo lệnh đảng cộng sản, vượt Trường Sơn vào Miền Nam làm chiến tranh cách mạng để giải phóng đồng bào Miền Nam thoát khỏi Mỹ Ngụy kìm kẹp, không đủ cơm ăn, áo mặc . Sau ngày 30/04, hết chiến tranh, đất nước thống nhứt dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Lan Anh tìm được việc làm “ bốc dỡ cá” . Vìệc làm vất vả vì phải làm việc trong hầm lạnh và nặng nhọc. Nhưng có việc làm vẫn hơn thất nghiệp như bao nhiêu người khác.

Làm việc được hơn bảy năm, cơ sở đánh cá dẹp tiệm vì tàu hư, biển hết cá. Cơ quan giải tán. Mọi người từ sếp tới công nhân đều được vứt hết ra vỉa hè, tự do đi tìm việc làm khác.

Lan Anh tìm được vìệc làm trong một nhà hàng ăn sang trọng. Làm tiếp viên (làm điếm trá hình).

Một hôm, Lan Anh gặp lại người bạn thân củ lúc ở Trường Sơn. Anh này làm tài xế đưa sếp và khách của sếp tới đây để đãi đằng theo tập quán làm ăn kinh doanh của thời mở cửa. Hai người bạn cũ xa cách nhau lâu ngày, nay tình cờ gặp lại nên mừng rỡ vô cùng. Lan Anh tự nhiên nắm tay người bạn. Và cũng một phần do phản ứng tự nhiên của nghề nghiệp khi tiếp khách. Nhưng, Lan Anh vội buông tay bạn ra, thụt lùi lại và biến mất khi bạn kêu “Trung Sĩ”, tên gọi thân mật lúc ở Trường Sơn và cũng là cấp bực trong quân đội nhân dân của Lan Anh.

Vài phút sau, Lan Anh trở ra với áo đầm mỏng, không tay, tiến tới người bạn cũ:
“Khi nảy, anh gọi em Trung Sĩ làm cho em xấu hổ quá. Em phải đi thay đồ, bỏ chiếc quần bò đi để trông cho hết ngố”.

Từ lâu lắm rồi, không có ai gọi Lan Anh theo cấp bực trong quân đội. Nay bạn cũ gọi làm cho nàng giựt mình, nghĩ cách ăn mặc giống như bộ đội cách mạng của mình trước đây là ngố, là nhà quê thô kệch. Xấu hổ lắm.

Cũng chính anh bạn này, ngày Sài gòn được “giải phóng”, đã chở Lan Anh và các cô bạn của Lan Anh từ Trường Sơn ra trên một đoạn đường dài ra quốc lộ.

Ngồi trên xe, mọi người trố mặt nhìn nhà cửa, xe cộ ngược xuôi, …Các cô y tá, hộ lý ấy như bay lên. Không phải họ đang ngồi trên xe nữa, mà bay lên tận trời xanh kia kìa. Ai mà không thấy ngay trước mắt mình, cả một thiên đàng đang mở cửa đón chào.

Các cô xúm lại, ùa vào một “cửa hàng mỹ phẩm”, thật ra chỉ là một quán tạp hóa bên đường, bày bán đủ thứ từ bánh kẹo, quần áo may sẵn, ít son phấn, nước hoa rẻ tiền, xà bông thơm của Mỹ như Cadum, Camay, Dove, quần áo lót phụ nữ, … Mắt các cô sáng lên. Lần đầu tiên từ ngày rời Hà Nội, nay mọi người mới trông thấy những thứ lộng lẫy, sang trọng đó. Trước đây, những thứ này, trong mơ, cũng không thể hình dung ra được nữa.

Giờ đây, các cô có ai còn đủ can đảm, còn đủ phẩm chất cách mạng để nhớ lại những ngày ở Trường Sơn, săn sóc thương binh, chôn cất bao nhiêu đồng chí hi sinh cho chiến tranh giải phóng đồng bào Miền Nam?

Làm nghề hoàn toàn lương thiện, trong sạch

Lan Anh làm tiếp viên trong một nhà hàng sang. Cùng với một nhóm trẻ mười tám hai mươi. Lan Anh lớn tuổi, đáng má của nhóm đồng nghiệp nhưng cô nàng vẫn kiếm tiền được. Ngoài khách hàng là cán bộ cao cấp nhiều tiền tới chọn tìếp viên trẻ, còn có ít khách hàng lớn tuổi. Những người này chọn Lan Anh vì các cô trẻ đáng tuổi cháu, có gọi “ anh ” ngọt xớt, có âu yếm, cũng chỉ gượng ép, không thể tự nhiên được. Vả lại, tuổi ngoài bốn mươi nhưng Lan Anh còn giữ được gương mặt dễ coi và thân mình khá quyến rũ. Cô vẫn thường ân hận phải chi còn được cái tuổi hai mươi như lúc ở Trường Sơn!

Biết người bạn cũ nghĩ xa xôi về mình, Lan Anh nắm tay bạn và nói, giọng chắc nịch:

“Anh muốn nghĩ về em thế nào thì nghĩ . Em không làm việc gì xấu . Em không ăn cắp, không tham nhũng, không lấy tiền của nhân dân về xây biệt thự . Em chỉ đem bản thân của em ra kiếm sống. Nếu em chết đi ở Trường Sơn như bao nhiêu người khác thì cũng chẳng còn cái thân này để nay đem ra bán kiếm sống và nuôi con ăn học …” .

Như nhau cả

Lan Anh hỏi người bạn tuần tới có đi về Hà nội không để xin quá giang cùng xe . Anh bạn của Lan Anh cho biết có đi, chở ông Giám đốc đi Hà Nội nhưng ông này rất kỵ xe chở phụ nữ và ông đi cùng xe với phụ nữ . Lan Anh không tin có người làm Giám đốc mà lại như vậy. Bạn của cô phải giải thích thêm. Ông này người gầy gò, khắc khổ. Nói sa sả. Mắng chửi cán bộ vuốt mặt không kịp. Không bia rượu, không thuốc lá, không nhà hàng. Nhứt là không gái, không biết tiếp viên là gì. Tiếp khách, là chỉ cử sếp phó đi. Lúc nào cũng nói đến công việc, nói đến xí nghiệp. Bạn của Lan Anh cố giải thích để Lan Anh hiểu mà đừng nài nỉ xin đi theo xe về Hà Nội. Nhưng Lan Anh, với kinh nghiệm sống dày dặn, không nghe và còn lớn tiếng trả lời:
“Chúng nó như nhau cả . Như nhau …. . Những thứ bề ngoài như vậy mới là cực gian, cực ác!” .

Lan Anh nói với bạn là cô ta ly dị vì chồng nghiện ngập, …Nhưng thật ra, Lan Anh đã thôi chồng vì chọn nghề này mà chồng không đồng ý.

Sau khi xí nghiệp cá dẹp tiệm vì biển hết cá, Lan Anh phải xoay sở nuôi gia đình 4 miệng ăn, con trai đi học khá tốn kém.

Với người mẹ, đứa con là tài sản vô giá. Không có thứ gì có giá trị vượt qua đứa con được. Lan Anh làm tiếp viên nuôi bà mẹ già, đứa con trai đi học. Ai bảo là xấu?
Lan Anh là tiếp viên, xã hội thừa nhận. Nhưng những cán bộ đảng viên không phải là thứ “tiếp viên” theo một ý nghĩa nào đó  sao?

Người đọc truyện Trung Sĩ của Bùi Ngọc Tấn (Truyện ngắn, NXB Hải Phòng 2003,  các trang 227-246), ai có thể không suy nghĩ thêm lời nhận xét: “Trong mỗi chúng ta ít nhiều đều mang chất tiếp viên”.

Chúng ta ở đây, tức cán bộ và đảng viên ở Vìệt Nam, những người làm cách mạng giải phóng thân phận con người thoát khỏi đời sống bị giai cấp cường hào ác bá, tư sản bóc lột, có thừa tiền cần hưởng thụ, đều mang ít nhiều chất “tiếp viên”?

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt


Viewing all articles
Browse latest Browse all 82

Trending Articles